1. Trang chủ
  2. » Lịch sử lớp 11

Đề cương ôn tập môn Sinh học 9

9 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 185,54 KB

Nội dung

- Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của[r]

Trang 1

NỘI DUNG ÔN TẬP KỲ 1 và TUẦN 20, 21,22 - MÔN SINH 9

NĂM HỌC 2019 - 2020 PHẦN LÝ THUYẾT

1 Lai phân tích:

- KN: Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn

- Phương pháp: Cho cá thể mang tính trạng trội lai với cá thể mang tính trạng lặn:

+ Nếu kết quả phép lai đồng tính (100 trội) thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA)

+ Nếu kết quả phép lai phân tính (1 trội : 1 lặn) thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa)

- Mục đích của lai phân tích: Xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội (kiểm tra độ thuần chủng của sinh vật có ý nghĩa trong chọn giống)

CHƯƠNG : NHIỄM SẮC THỂ

1 Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể:

- Cặp NST tương đồng: trong tế bào sinh dưỡng, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình dạng và kích thước

- Bộ NST lưỡng bội: chứa các cặp NST tương đồng Kí hiệu 2n NST - Bộ NST đơn bội: trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng Kí hiệu: n NST

- Ở những loài đơn tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở một cặp NST giới tính, kí hiệu là XX và XY

- Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng

2 Cấu trúc của NST: NST có cấu trúc đặc trưng ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào:

- Gồm 2 sợi crômatít gắn với nhau ở tâm động

– Mỗi crômatít gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn

3 Chức năng của NST: NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, ADN có khả năng nhân đôi

NST nhân đôi

Các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể

4 Quan sát hình trong bảng 9.2 nhận biết các kì và trình bày những diễn biến cơ bản của NST ở các kì trong quá trình nguyên phân: Các kì của quá trình nguyên phân Những diễn

Trang 2

Kì đầu

- Các NST kép - Bắt đầu đóng xoắn - Bám vào sợi tơ của thoi phân bào tại tâm động

Kì giữa

- Các NST kép - Đóng xoắn cực đại - Xếp thành 1 hàng

Kì sau

- Các NST đơn - Bắt đầu duỗi xoắn - Các NST kép tách nhau tại tâm động thành 2 NST đơn

và di chuyển về 2 cực tế bào

Kì cuối

- Các NST đơn - Duỗi xoắn dạng sợi mảnh - Nằm trong 2 nhân mới của tế bào

CHƯƠNG : ADN VÀ GEN

5 ADN:

Cấu tạo hóa học của phân tử ADN:

- ADN là một loại nucleic, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P… - ADN thuộc đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn

- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân, đơn phân gồm 4 loại

Nucleotit: A, T, G, X Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?

- ADN của mỗi loài có tính đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit - Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của phân tử ADN

- Ý nghĩa: Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật

Quan sát hình 15/SGK và trả lời các câu hỏi sau:

Các loại nucleotit nào giữa 2 mạch liên kết với nhau tạo thành cặp?: A liên kết với T; G liên kết với X

Cấu trúc không gian của phân tử ADN:

- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải

- Mỗi chu kỳ xoắn dài 34 Ao, gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn 20 Ao

- Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn => khi biết trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn kia

Trang 3

- Theo nguyên tắc bổ sung, trong phân tử ADN: A = T, G = X A + G = T + X Tỉ số

A +T/ G +X đặc trưng cho từng loài

6 Quá trình tự nhân đôi của ADN: Hình 16/trang 48 - Phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau ra tạo thành 2 mạch khuôn

- Các nucleotit của môi trường nội bào đến liên kết với các nuclêôtit trên mạch khuôn để tạo thành mạch đơn mới theo nguyên tắc bổ sung ( A bổ sung với T ; G bổ sung với X )

- Nhờ đó 2 ADN con được tạo ra giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu

7 Nguyên tắc nhân đôi của AND (Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?): Vì ADN nhân đôi theo nguyên tắc:

- Nguyên tắc bổ sung: mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo NTBS: A bổ sung với T ; G bổ sung với X

- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): trong mỗi ADN con có 1 mạch đơn của ADN

mẹ và 1 mạch đơn mới được tổng hợp 8 Mối quan hệ giữa Gen và ARN:

a Cấu tạo ARN: - ARN cũng được cấu tạo từ các nguyên tố C , H , O , N , P - ARN thuộc loại đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại Nucleotit: A , U , G , X liên kết với nhau tạo thành 1 chuỗi xoắn đơn (ARN cấu trúc là 1 mạch đơn)

b ARN được tổng hợp theo nguyên tắc: - ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu làm một mạch đơn của gen và theo nguyên tắc bổ sung (A – U; T – A; G – X; X – G) - Do đó, trình

tự các Nucleotit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các Nucleotit trên mạch mARN

9 Mối quan hệ gen và tính trạng:

a Sự tổng hợp phân tử Protein: - Phân tử Protein được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là mạch mARN và theo Nguyên tắc bổ sung A – U, G – X - Tương quan cứ 3 Nucleotit tương ứng với một Axit amin

Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin - mARN là cấu trúc trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin, có vai trò truyền đạt thông tin di truyền từ gen đến prôtêin

- Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin Mối quan hệ giữa gen và tính trạng - Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện theo sơ đồ sau: Gen (1 đoạn ADN) 1 mARN 2 prôtêin 3 tính trạng

1: Gen là khuôn mẫu để tổng hợp nên mARN

2: mARN là khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin cấu tạo nên prôtêin

3: prôtêin biểu hiện thành tính trạng của cơ thể - Bản chất của mối liên hệ giữa gen và tính trạng: Trình tự các nuclêôtit trên ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN, thông qua

đó ADN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng

Trang 4

- Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong sơ đồ: 1: A – U ; T – A; G – X; X – G 2: A – U; G – X

và ngược lại

CHƯƠNG: BIẾN DỊ

10 Đột biến số lượng NST

Khái niệm: Đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số

cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST

a Thể dị bội:

- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về

số lượng

- Gồm các dạng: + Thêm 1 NST ở 1 cặp NST tương đồng ( 2n + 1) thể tam nhiễm (thể

ba) + Mất 1 NST ở 1 cặp NST tương đồng ( 2n – 1) thể một nhiễm (thể một) + Mất 1 cặp

NST tương đồng (2n – 2) thể không nhiễm (thể không)

4 Cơ chế phát sinh thể dị bội: Do một cặp NST tương đồng không phân li trong giảm phân

khi tạo thành giao tử có giao tử chứa cả 2 NST và có giao tử lại không chứa NST nào của

cặp NST tương đồng

- Ví dụ 1: Đột biến số lượng NST xảy ra ở NST thường: Ở người bệnh (hội chứng) Đao:

Cặp NST số 21 có 3 chiếc (2n = 47) – thể tam nhiễm: + Ở người mẹ hoặc bố (thường là mẹ):

trong quá trình phát sinh giao tử, cặp NST thứ 21 không phân li tạo giao tử mang 2 NST

tương đồng của cặp NST số 21 + Giao tử mang 2 NST số 21 thụ tinh với giao tử bình

thường sẽ tạo thành Hợp tử mang 3 NST thứ 21 ( 2n + 1 = 47 NST, gây bệnh Đao ) Bộ

NST của người mắc hội chứng Đao - Ví dụ 2: Đột biến số lượng NST xảy ra ở NST giới

tính: Ở người mẹ trong quá trình phát sinh giao tử, cặp NST giới tính không phân li, tạo giao

tử mang 2 NST giới tính (XX) và 1 giao tử không có NST giới tính nào (O): + Giao tử mang

2 NST XX thụ tinh với tinh trùng X tạo thành Hợp tử mang 3 NST giới tính XXX gây bệnh

Siêu nữ + Giao tử mang 2 NST XX thụ tinh với tinh trùng Y tạo thành Hợp tử mang 3 NST

giới tính XXY gây bệnh Claiphentơ + Giao tử không mang NST giới tính nào thụ tinh với

tinh trùng X tạo thành Hợp tử mang 1 NST giới tính (OX) gây bệnh Tớcnơ Sơ đồ phát sinh

bệnh: P: ♂ XY x ♀ XX (2n) (2n) G : (n) X Y (n) XX (n+1) O (n-1)

F: XXX XXY OX (2n+1) (2n+1) (2n-1) (bệnh siêu nữ) (bệnh Claiphentơ) (bệnh tớc nơ) Không tìm thấy cá thể có dạng

lệch OY, những cơ thể này bị chết ở giai đoạn hợp tử 11 Thường biến a Sự biến đổi kiểu

hình do tác động của môi trường: VD1: Hình 25 sự biến đổi kiểu hình lá cây rau mác VD2:

Cây lục bình (bèo tây) khi sống ở cạn có cuống lá thon dài, cứng và vươn cao, còn khi chúng

sống trôi nổi trên mặt nước lại có cuống lá phình to, mềm, xốp - Sự biểu hiện ra kiểu hình

của 1 kiểu gen phụ thuộc vào điều kiện môi trường và kiểu gen (yếu tố không biến đổi)

Kiểu hình thay đổi để thích nghi với điều kiện sống của môi trường - Khái niệm: Thường

Trang 5

biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường

(2n + 1) (2n - 1)

5 - Thường biến biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại

cảnh - Thường biến không di truyền b Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu

hình: Môi trường Kiểu gen Kiểu hình ( Kiểu hình là kết quả

sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường ) - Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào

kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường - Tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng

nhiều của môi trường c Mức phản ứng: - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một

kiểu gen trước môi trường khác nhau - Mức phản ứng do kiểu gen quy định

ĐỀ KIỂM TRA

MÔN SINH HỌC: LỚP – 9

I- Trắc nghiệm khách quan

Câu 1.(1,5 điểm) Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông

tin ở cột A

1 Kì đầu giảm phân I

2 Kì giữa giảm phân I

3 Kì sau giảm phân I

4 Kì giữa giảm phân II

5 Kì đầu giảm phân II

6 Kì sau giảm phân II

a Từng NST kép chỉ dọc ở tâm động thành 2NST đơn phân li

về 2 cực của tế bào

b NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân li

c NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội

d Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và

có thể bắt chéo với nhau, sau đó lại tách rời nhau

e Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

f Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào

Câu 2.(2,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái các câu trả lời đúng

1 Ở chó lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài

P- Chó lông dài x Chó lông ngắn không thuần chủng, kết quả ở F1 như thế nào?

2 Ở người gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen

b quy định mắt xanh Các gen này phân li độc lập với nhau

Bố tóc thẳng, mắt xanh Hãy chọn người mẹ có kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để con sinh ra đều mắt đen, tóc xoăn?

Trang 6

3 Trong nguyên phân, NSTbắt đầu co ngắn đóng xoắn diễn ra ở?

4 Trong nguyên phân NST ở kì giữa?

5 Từ mỗi tinh bào bậc 1 ở Thỏ qua giảm phân cho ra?

6 Sự hình thành giới tính ở cá thể của nhiều loài được xác định chủ yếu bởi?

b Ảnh hưởng của các yếu tố môi

trường trong

d Cả b và c

7 Tính đặc thù của mỗi loại prôtein do yếu tố nào quy định?

8 Tính đặc thù của mỗi loại AND do yếu tố nào quy định?

9 Nguyên tắc bán bảo toàn được thể hiện trong cơ chế?

10 Chức năng không có ở Prôtêin là?

Câu 3:(2 điểm) Nêu những nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của

Menđen?

Câu 4:(2 điểm) Giải thích vì sao hai ADN con được tạo qua cơ chế nhân đôi lại giống AND

mẹ?

Trang 7

Câu 5:(2 điểm) Nêu các dạng cấu trúc của Prôtêin?cho ví dụ về chức năng của Protêin

trong cơ thể?

Làm thêm ĐỀ KIỂM TRA hoc ki I MÔN SINH HỌC: LỚP…9

I.Trắc nghiệm khách quan.(4đ)

Câu 1 Hãy chọn ý trả lời đúng cho các câu sau đây

1.ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gi?

A Sự phân chia đồng đều chất nhân của của tế bào mẹ cho 2 tế bào con

B Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con

C Sự phân ly đồng đều của các crôma tít về 2 tế bào con

D Sự phân chia đồng đều chất tế bào mẹ cho 2 tế bào con

2.Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì trong các sự kiện sau đây?

A Sự kết hợp theo nguyên tắc 1 giao tử đực và 1 giao tử cái

B Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái

C Sự tạo thành hợp tử

3 Trong lần phân bào II của giảm phân, NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở?

4 Trong phân bào lần I của giảm phân, các cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau về

2 cực của tế bào ở kì nào?

5 Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là?

A U liên kết với A, G liên kết với X

B A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G

C A liên kết với T, G liên kết với X, hay ngược lại

D A liên kết với X, G liên kết với T

6 Chất mang và truyền đạt thông tin di truyền là?

7 Dạng đột biến không làm thay đổi số lượng nucleôtít của gen là?

A Mất một cặp

nucleôtít

B Thay thế một cặp nucleôtít

C Thêm một cặp nucleôtít

D Cả A và C

8 Những dạng đột biến cấu trúc NST làm thay đổi số lượng gen trên một NST là?

Trang 8

B Lặp đoạn và đảo đoạn D Cả b và c

9 Trong các dạng đột biến NST, số lượng AND ở tế bào tăng nhiều nhất là?

10 Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?

11 Trong trường hợp trội hoàn toàn thì phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1 ?

12 Ở người mắt đen (A) là trội hoàn toàn so với mắt xanh (a) Sơ đồ lai nào sau đây để sinh

ra cả con có mắt đen và con có mắt xanh?

13 Bậc cấu trúc không gian nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù về cấu trúc hoá học của prôtêin?

14 Bệnh tóc tơ ở người là do?

15 Trẻ đồng sinh cùng trứng là những trẻ?

A Có kiểu gen giống nhau, kiểu hình

khác nhau

C Có kiểu gen và kiểu hình giống nhau

B Có kiểu gen khác nhau, kiểu hình

giống nhau

D Có kiểu gen và kiểu hình khác nhau

16 Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu di truyền ở người là ?

II Phần tự luận.(6đ)

Câu 2: 1 đ

Menđen đã giải thích sự phân li độc lập của các cặp tính trạng như thế nào? Nêu cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp?

Câu 3: 2 đ

Phân biệt thường biến với đột biến?

Câu 4:2đ

Trang 9

Nêu hậu quả của đột biến gen và cho ví dụ một số dạng đột biến gen?

Câu 5: 1 đ

Tính đa dạng và đặc thù của AND được biểu hiệnởđiểm nào?

Ngày đăng: 25/02/2021, 16:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w