Kết luận trong các thí nghiệm về lai 1 cặp tính trạng và lai 2 cặp tính trạng của Men đen.. Diễn biến cơ bản của NST qua các kì của quá trình nguyên phân và giảm phân.. Khái niệm, nguyên
Trang 1Phòng GD&ĐT Hiệp Đức ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi NĂM HỌC: 2014 – 2015
MÔN SINH HỌC LỚP 9
I/ LÍ THUYẾT
Chương I Các TN của Men đen.
1 Nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai Một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền
2 Phân biệt: Tính trạng trội, tính trạng lặn; thể đồng hợp( đồng hợp trội, đồng hợp lặn), thể dị hợp
3 Các thí nghiệm của Menđen Nội dung quy luật phân li; quy luật phân li độc lập; biến dị
tổ hợp; phép lai phân tích Kết luận trong các thí nghiệm về lai 1 cặp tính trạng và lai 2 cặp tính trạng của Men đen
4 Sơ đồ lai lai 1 cặp, lai 2 cặp tính trạng của Men đen
5 Viết các sơ đồ lai từ P đến F2:
+ P: AA x AA + P: Aa x Aa
+ P: AA x Aa + P: Aa x aa
+ P: AA x aa + P: aa x aa
Chương II Nhiễm sắc thể.
1 Mức độ đóng, duỗi xoắn của NST qua các kì của chu kì tế bào
2 Diễn biến cơ bản của NST qua các kì của quá trình nguyên phân và giảm phân Kết quả của quá trình nguyên phân và giảm phân
3 Bản chất, ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
4 Tính đặc trưng và cấu trúc của NST
5 Quá trình phát sinh giao tử ở động vật
6 Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính So sánh NST giới tính với NST thường
7 Thí nghiệm của Moocgan Hiện tượng di truyền liên kết là gì? Ý nghĩa của di truyền liên kết
Chương III ADN và gen
1 Cấu tạo, cấu trúc, chức năng của ADN, ARN, prôtêin
2 Tính đa dạng và đặc thù của ADN, ARN và prôtêin
3 Cơ chế tự nhân đôi của ADN
4 Các nguyên tắc tổng hợp ADN, ARN, prôtêin
5 Mối quan hệ giữa gen và ARN; mối quan hệ giữa gen và tính trạng
6 Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong mối quan hệ:
Gen ( 1 đoạn ADN) 1 mARN 2 Prôtêin
Chương IV Biến dị
1 Khái niệm, nguyên nhân, các dạng: Đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST
2 Phân biệt thường biến với đột biến
3 Biện pháp hạn chế các bệnh tật do đột biến gen, đột biến cấu trúc NST gây ra cho người
và sinh vật
* Bài 40 SGK.
II/ BÀI TẬP
1 Bài tập vận dụng các quy luật di truyền của Men đen:
Trang 2Bài 1: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài:
P: Lông ngắn thuần chủng x Lông dài thuần chủng
Kết quả F1 như thế nào trong các trường hợp sau:
A) Toàn lông ngắn B) 1 lông ngắn : 1lông dài
C) Toàn lông dài D) 3 lông ngắn : 1 lông dài
Bài 2 Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục Theo dõi sự
di truyền màu sắc thân cây cà chua, người ta thu được kết quả sau:
P: Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm F1: 75% thân đỏ thẫm: 25% thân xanh lục
Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức sau:
A) P: AA x AA B) P: AA x Aa
C) P: Aa x AA D) P: Aa x Aa
Bài 3 Giả sử: A quy định hạt vàng, a: hạt xanh, B: hạt trơn, b: hạt nhăn A và B trội hoàn
toàn so với a và b, các gen phân li độc lập Bố mẹ có kiểu gen là: AaBb và aabb Tỉ lệ phân tính ở đời con sẽ như thế nào?
A) Có tỉ lệ phân li 1: 1 C) Có tỉ lệ phân li 3: 1
B) Có tỉ lệ phân li 1: 2: 1 D) Có tỉ lệ phân li 1: 1: 1: 1
Bài 4 Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng; B quy định quả tròn, b quy
định quả bầu dục Khi cho lai 2 giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục và quả vàng, dạng tròn với nhau F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn F1 giao phấn với nhau được F2 có 901 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu dục; 301 cây quả vàng, tròn; 103 cây quả vàng, bầu dục P
sẽ có kiểu gen nào trong các trường hợp sau:
A) P: AABB x aabb B) P: Aabb x aaBb
C) P: AAbb x aaBB D) P: AaBB x AABb
2 Bài tập về NST: Tính số lượng NST qua các kì của quá trình nguyên phân và giảm phân.
3 Bài tập về ADN và gen:
3.1 Xác định trình tự các nuclêôtit trên mạch đơn của phân tử ADN.
Bước 1 Viết lại trình tự các loại Nu trong mạch đơn (theo đề bài)
Bước 2 Áp dụng nguyên tắc bổ sung (A – T ; G – X) Trình tự các Nu trong mạch bổ sung
3.2 Tính số lượng các loại nuclêôtit trong phân tử ADN
Bước 1 Áp dụng nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T ; G liên kết với X
Số lượng A = T; G = X
Bước 2 Tổng số các loại nuclêôtit trong phân tử ADN:
A + T + G + X = 2A + 2G = 2T + 2X
3.3 Xác định trình tự các Nu trong đoạn gen đã được tổng hợp ra ARN
Bước 1 Viết trình tự các Nu trên mạch khuôn đã tổng hợp ra ARN theo nguyên tắc bổ sung: A – T; U – A; G – X; X – G;
Bước 2 Viết trình tự Nu trên mạch bổ sung với mạch khuôn, theo nguyên tắc: A – T; G – X;
3.4 Xác định trình tự các Nu trong mARN được tổng hợp từ mạch khuôn của gen
Bước 1 Viết trình tự các Nu trong mạch khuôn của gen theo đề bài
Bước 2 Áp dụng nguyên tắc bổ sung ( A – U ; G – X ) Trình tự các loại Nu trong mạch mARN
3.5 Xác định cấu trúc của 2 phân tử ADN con khi ADN mẹ kết thúc quá trình tự nhân đôi
Trang 3Bước 1 Viết trình tự các Nu trên 2 mạch khuôn (Áp dụng nguyên tắc khuôn mẫu: mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ)
Bước 2 Viết 2 mạch mới của 2 ADN con (Áp dụng nguyên tắc bổ sung A – T ; G – X) 3.5 Tính số a xít amin được tạo thành trong tổng hợp chuỗi axít amin(Prôtêin)
GVBM
Hoàng Thị Tâm