Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
44,06 KB
Nội dung
Thực trạnghoạtđộng marketing kinhdoanhdichvụtindụngtiêudùngtại Techcombank. 2.1. Phân tích môi trường marketing của Techcombank 2.1. 1Phân tích tình hình vĩ mô Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các cam kết về mở cửa thị trường tài chính đã đem lại cho các ngân hàng Việt Nam rất nhiều cơ hội và không ít thách thức. Các ngân hàng thương mại nước ngoài được thành lập hứa hẹn sẽ có sự thay đổi lớn về công nghệ ngân hàng, sự phát triển của các loại sản phẩm dịchvụtài chính cũng như cách thứckinhdoanh mới. Kèm theo đó là sự cạnh tranh rất lớn giữa những ngân hàng với nhau. Mảng cho vay tiêudùng của các ngân hàng, từ đó cũng chịu ảnh hưởng không ít, nhất là khi các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam đang có xu hướng mở rộng các dịchvụ bán lẻ. Thông qua việc phân tích các nhân tố vĩ mô như : Pháp luật, Kinh tế, Công nghệ, Văn hóa trong mô hình phân tích PEST ta sẽ nhận biết được rõ hơn những tác động của môi trường kinhdoanh đến hoạtđộng cho vay tiêudùng của các ngân hàng thương mại nói chung và Techcombank nói riêng. • PHÁP LUẬT Các cam kết về mở cửa thị trường tài chính của Việt Nam đã được cụ thể hóa bởi những văn bản pháp luật như: Nghị định số 22/2006/NĐ-CP (ra ngày 28/2/2006) và thông tư 03/2007/TT-NHNN (ngày 5/6/2007) hướng dẫn thực hiện Nghị định trên cùng quy định về tổ chức hoạtđộng của Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Văn phòng đại diện của Ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, đến năm 2010, Chính phủ sẽ chính thức cho phép việc thành lập các ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Điều này tạo sức ép lên các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏ bởi các ngân hàng nước ngoài có vốn lớn, công nghệ cao, có thể cung cấp rất nhiều những dịchvụ mới cho khách hàng đặc biệt là trong lĩnh vực dịchvụ khách hàng cá nhân. Trước tình hình đó, một số các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước đã bán cổ phần cho những đối tác là tổ chức tài chính nước ngoài có uy tín lớn để tận dụng những hỗ trợ về mặt công nghệ như sự kết hợp giữa ACB và Standard Chartered Bank, Sacombank và ANZ, EAB và Citigroup. Trong năm 2007, HSBC cũng tăng tỷ lệ cổ phần tạiTechcombank lên 15% và có những hỗ trợ về mặt công nghệ đáng kể, một trong số đó là cách thức quản trị ngân hàng dựa trên công nghệ T24. Nghị định số 141/2007/NĐ-CP quy định về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. Trong đó, các ngân hàng thương mại cổ phần phải có vốn điều lệ tối thiểu là 3000 tỷ đồng đến năm 2010. Việc ra đời Nghị định này là để hạn chế những rủi ro không cần thiết cho các tổ chức tíndụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng trong điều kiện ngành ngân hàng đang có tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay. Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNvề quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạtđộng Ngân hàng thương mại cổ phần.Việc đề ra quy định về vốn pháp định cho thấy các ngân hàng thương mại buộc phải chuẩn bị vững vàng trước khi thị trường tài chính được mở cửa rộng rãi cho các tổ chức nước ngoài tham gia hoạt động. Sức ép phải tăng vốn ảnh hưởng rõ rệt và sâu sắc đến hoạtđộng huy động vốn của các ngân hàng trong năm 2007. Các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động vốn và hệ quả tất yếu là lãi suất cho vay tiêudùng cũng tăng lên theo. Không chỉ có những văn bản pháp luật quy định về việc thành lập và hoạtđộng của Ngân hàng thương mại, các quy định khác về việc trả lương qua tài khoản (Chỉ thị số 20/2007/CT-TTG ) và khống chế dư nợ cho vay chứng khoán (Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN) đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộng của Ngân hàng. Việc trả lương qua tài khoản sẽ thu hút một lượng lớn vốn về cho ngân hàng, tuy nhiên điều này cũng tạo sức ép khiến các ngân hàng phải nâng cao hạ tầng cơ sở thanh toán qua thẻ cũng như đẩy mạnh hoạtđộngMarketing để thu hút khách hàng. Với phản ứng ngược lại, từ khi Chỉ thị số 03 ra đời, rất nhiều ngân hàng đã ngừng luôn việc cho vay để đầu tư vào chứng khoán và tăng cường thu hồi các khoản nợ đã có từ trước. Qua đó, ta có thể thấy hoạtđộng ngân hàng nói chung và ngân hàng Techcombank nói riêng trong thời điểm này đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ những văn bản pháp luật nói trên. Đặc biệt hơn, trong hoàn cảnh của Việt Nam, những văn bản này thường ra đời trong thời gian ngắn và tác động mạnh tới hoạtđộng của ngân hàng. Hoạtđộng cho vay tiêudùng vì thế mà cũng phải chuyển hướng nhanh chóng và kịp thời hơn nữa • KINH TẾ Ngoài những tác động từ những yếu tố về pháp luật, môi trường kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến dịchvụ cho vay tiêudùng của các ngân hàng. Tốc độ tăng GDP đạt 7-8%/năm, riêng năm 2007 đạt mức 8.2-8.5%/ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao nhất (17.2%) , sau đó đến dịchvụ (8.7%) và nông nghiệp (3%) Sự phát triển của nền kinh tế có thể được thấy đầu tiên từ sự phát triển của ngành ngân hàng. Trong năm qua, quy mô hoạtđộng của các ngân hàng tăng trung bình là 70%. Đặc biệt, có những ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ tăng quy mô từ 200-700% ( như ngân hàng dầu khí toàn cầu G-bank, ngân hàng An Bình ABBank ).Vốn huy động qua ngân hàng đã tăng 39.64% so với cuối năm 2006 (trong đó vốn bằng VNĐ tăng 45.6% và vốn bằng 22.5%). Trên cơ sở vốn huy động tăng cao như vậy, các ngân hàng cũng tích cực cho vay ra, trung bình tăng trưởng dư nợ tíndụng là 37.84%. Trong đó, có gần 50 tổ chức tíndụng có tốc độ tăng trưởng trên 50% và gần 30 tổ chức tíndụng tăng trưởng trên 100%. Theo ước tính, tiền mặt trong dân cư hiện lên tới con số 8-10 tỷ USD, tương đương với 8-10% GDP, nên khả năng mở rộng quy mô hoạtđộng của các ngân hàng còn rất lớn. Trong các năm tới, tốc độ tăng trưởng về các chỉ tiêu như lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản, dư nợ tíndụng . vẫn là ở mức cao. Mặc dù có mức tăng trưởng ở mức cao nhưng lạm phát là một vấn đề hết sức đáng lo ngại, có thể trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộng của các ngân hàng. Khi chỉ số giá tiêudùng CPI lên tới 12.63% vào tháng 12/2007 và lạm phát cả năm 2007 lên tới hai con số thì tác động của nó đã trở nên rất rõ ràng đối với thị trường tài chính :như giá cả các loại hàng hóa, giá vàng, giá bất động sản đều tăng cao, trong khi giá chứng khoán giảm mạnh so với đầu năm 2007, nếu tính cả ảnh hưởng của lạm phát thì lãi suất tiết kiệm thực sẽ là lãi suất “âm” . Từ đó, hành vi tiêu dùng, đầu tư của người dân cũng bị ảnh hưởng và cũng thể hiện sự ảnh hưởng không tốt về lâu dài lên hoạtđộng ngân hàng. Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09/01/2008 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và văn bản số 75/TTg-KTTH ngày 15/1/2008 về việc biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá năm 2008, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường; về chính sách lãi suất, nghiên cứu, điều hành linh hoạt theo hướng không để lãi suất âm Ngân hàng Nhà nước đã thi hành sử dụng những biện pháp mạnh như: tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên 1%, tăng các lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, ra Quyết định 346/2008/QĐ-NHNN ra ngày 13/2/2008 về việc 41 tổ chức tíndụng phải mua lượng tín phiếu bắt buộc lên tới 20.300 tỷ đồng,những biện pháp này trong ngắn hạn đã ảnh hưởng sâu sắc lên hoạtđộng của ngân hàng, thể hiện ở việc các ngân hàng đã gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản và cùng tăng lãi suất tới tận trên 14% và hiện nay giảm xuống 12%/năm. Nhiều hồ sơ cho vay không được thông qua hoặc thông qua với lãi suất rất lớn , thậm chí việc giải ngân cho khách hàng cũng bị đình lại, rủi ro tíndụng sẽ ở mức cao trong năm nay. Như vậy, trong ngắn hạn, hoạtđộng của ngân hàng sẽ chứa nhiều rủi ro. Trong năm 2007, thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều những biến động mạnh, từ mức cao nhất trên 1170 điểm cho đến nay đã hạ xuống mức gần 500 điểm đầu năm 2008, điều này kéo theo một loạt những tổn thất lớn cho những nhà đầu tư chứng khoán mà rất nhiều trong số họ đã vay vốn của ngân hàng để đầu tư. Trái với tình hình của thị trường chứng khoán, thị trường địa ốc lại ở trong tình trạng tăng trưởng nóng. Trong năm 2007, giá nhà đất đã tăng gấp 3 lần so với đầu năm 2006. Điều này dẫn tới việc ngày càng có nhiều người dân có thu nhập thấp và trung bình khó có khả năng mua nhà hơn, chính vì vậy mà những dịchvụ cho vay khách hàng cá nhân để mua, xây và sửa nhà càng lớn. Tóm lại, hoạtđộng cho vay tiêudùng của ngân hàng đã và đang chịu những ảnh hưởng rất lớn từ những biến động trong nền kinh tế. Đặc biệt trong một năm trở lại đây, sự biến động mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và tình hình lạm phát tăng cao đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạtđộng này. Đầu năm 2008, trong khi nhu cầu vay của khách hàng lả rất lớn nhưng ngân hàng lại khó có khả năng cấp vốn do lãi suất huy động vốn tăng cao làm lãi suất cho vay ra cũng tăng theo. Ngân hàng thiếu vốn nên cũng thắt chặt hơn hoạtđộng cho vay tiêudùng vốn có tính rủi ro cao. Riêng tạiTechcombank , lãi suất cho vay tiêudùng đầu tháng 4/2008 đã lên tới 1.8% -2%/ tháng (tương đương với 21.6%-24%/năm), đồng thời là sự điều chỉnh lãi suất với một số các hợp đồng cho vay đã ký kết trong quá khứ. • CÔNG NGHỆ Mười năm trước, hầu hết ngân hàng đi đầu đều triển khai các phần mềm tự động hóa chi nhánh (với các chức năng như in sổ tiết kiệm và chứng từ giao dịch tức thời .). Tại các chi nhánh đã có sự chuyển dịch từ việc mỗi quầy phục vụ một sản phẩm cụ thể, một nhóm khách hàng cụ thể sang việc mọi quầy giao dịch có thể phục vụdịchvụ bất kỳ, khách hàng bất kỳ. Sự ưu việt của công nghệ ngân hàng thời kỳ đó bao gồm: máy tính hóa việc quản lý sổ sách kế toán, tính toán lãi tại mức từng chi nhánh… Tuy nhiên, những cải tiến này không làm thay đổi một cách căn bản dịchvụ khách hàng. Hơn nữa, hạ tầng công nghệ chưa giúp các ngân hàng trong việc triển khai sản phẩm, dịchvụ mới một cách nhanh chóng tới mọi chi nhánh của mình. Để cải thiện tình hình này, Ngân hàng thế giới đã tài trợ cho Việt Nam hàng chục triệu USD để thực hiện Dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và hệ thống thanh toán. Giai đoạn I đã kết thúc vào tháng 12/2003 và vào tháng 12/2005 được triển khai giai đoạn II. Mục tiêu của dự án này là tiếp tục hỗ trợ ngành ngân hàng nâng cấp các dịchvụ thanh toán và mở rộng khả năng tiếp cận tài chính trên cả nước, đồng thời củng cố hoạtđộng của các ngân hàng. Techcombank là một trong số 12 ngân hàng được hỗ trợ vốn để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Từ năm 2005, đã xuất hiện làn sóng công nghệ thứ hai đã thay đổi dịchvụ ngân hàng khi các ngân hàng nhận thấy rằng, cần có một giải pháp để có thể đưa ra những dịchvụ ngân hàng ở mọi nơi. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư một số tiền rất lớn để xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin. Khi hạ tầng đã hoàn chỉnh, các ngân hàng bắt đầu tìm cách phát triển sản phẩm, dịchvụ và kênh thanh toán trên đó như ATM, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, Internet banking, SMS banking… Bước tiếp theo, các ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm, dịchvụ của mình sang các lĩnh vực như quản lý danh mục đầu tư, quản lý tiền mặt và nguồn vốn, liên kết sản phẩm với các doanh nghiệp khác như bán lẻ hàng hóa, xăng dầu, bảo hiểm… Core Banking Solutions ra đời. Ngoài việc nâng vốn điều lệ và “bắt tay” liên kết, thì ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại sẽ là bước đi mang tính quyết định và giúp các ngân hàng nhanh chóng gia tăng năng lực cạnh tranh. Ở cấp độ quản lý, Ngân hàng Nhà nước dễ dàng chấp nhận cho các ngân hàng đầu tư vào Core banking được mở rộng quy mô, sản phẩm, dịch vụ. Với khách hàng, họ được hưởng nhiều dịchvụ tiện ích, từ những việc tưởng chừng rất đơn giản như gửi tiền một nơi rút tiền nhiều nơi, hay không cần nhớ tài khoản với 10 - 12 con số khó nhớ mà có thể lấy một cái tên yêu thích, dễ nhớ. Với bản thân các tổ chức tín dụng, khoảng 30 đơn vị đã và đang đầu tư giải pháp Core banking Cũng trong xu hướng triển khai giải pháp Core Banking, Techcombank đã ứng dụng phần mềm GLOBUS phiên bản mới nhất T24 trong hoạtđộngkinh doanh, đặc biệt là trong việc kiểm soát và thẩm định cho vay tiêu dùng. Phần mềm này giúp ngân hàng có thể quản lý các thông tin và ra quyết định cho vay tốt hơn. • NHÂN KHẨU Theo thống kê của Asian Demographics (www.asiandemographics.com), 57% dân số Việt Nam hiện nay có độ tuổi dưới 30. Sau 15 năm nữa, người dưới 30 tuổi vẫn còn chiếm đến 50%. Một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường Việt Nam nhận xét rằng so với các nước trong khu vực châu Á, Việt Nam là một thị trường trẻ. Thêm vào đó, xu hướng tiêudùng của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ có những điểm đặc biệt riêng so với các thị trường khác. Giới trẻ ( những người nằm trong độ tuổi từ 15- 30 tuổi) có xu hướng tiêudùng ở mức cao. Theo nghiên cứu của ACNeilsen Việt Nam (tổ chức có họatđộng điều tra thị trường), trong một mẫu điều tra gồm các bạn trẻ nằm trong độ tuổi từ 16-24, có người đã đi làm nhưng đa số được bố mẹ cho tiền tiêu vặt, tại 6 thành phố lớn trên cả nước thì khoảng 50% bạn trẻ sẵn sàng trả tiền cao để mua hàng hiệu. Với những người đã đi làm thì đa số giữ tiền lương lại để chi tiêu cho riêng mình, chỉ có 18% là để tiền tiết kiệm và khỏang 28% là phụ giúp gia đình. Như vậy có thể thấy rõ, xu hướng tiêudùng mạnh ở đối tượng khách hàng trẻ ở Việt Nam,ngoài ra thu nhập trên đầu người có mức tăng trung bình theo giá hiện hành trong 4 năm trở lại đây ở mức trên 14%/năm, và đây cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến việc tiêudùng ở giới trẻ Các dịchvụ cho vay tiêudùng hiện nay đang rất phát triển cũng dựa trên cơ sở hiện tượng này. Thay vì phải tiết kiệm trong 10-20 năm để mua được một tài sản giá trị như nhà hoặc xe ô tô, những người trẻ, đã hoặc chưa lập gia đình đều có thể có ngay được tài sản như ý với các dịchvụ cho vay tiêu dùng. Tương tự như báo cáo của ACNeilsen Việt Nam, công ty dịchvụ nghiên cứu toàn cầu McKinsey vào đầu năm 2008 cũng đã cho ra một báo cáo về nhận thức của giới trẻ về dịchvụ ngân hàng nói chung, trong đó có dịchvụ cho vay tiêu dùng. Báo cáo này là một phần trong nghiên cứu về thị trường ngân hàng bán lẻ được thực hiện tại 11 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan, Philippines, Malaysia… với 13.000 khách hàng. Mặc dù phát triển mạnh trong những năm gần đây, lĩnh vực dịchvụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của Việt Nam vẫn còn nhỏ bé. Tài sản của các ngân hàng tính đến thời điểm năm 2006 mới chỉ đật khoảng 75 tỷ USD (tương đương 123% GDP), trong khi con số này ở Thái Lan là 226 tỷ USD (110%) và ở Malaysia là 302 tỷ USD (195%). Ngoài ra, chỉ chưa đầy 10% dân số của Việt Nam có sử dụngdịchvụ ngân hàng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của McKinsey, doanh số của lĩnh vực ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam có thể tăng trưởng trên 25% hàng năm trong vòng 5 - 10 năm tới, đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường ngân hàng bán lẻ có tốc độ tăng trưởng cao nhất ở châu Á. Đây là kết quả của sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, thu nhập của các hộ gia đình tăng lên và mức độ thâm nhập hiện còn thấp của các dịchvụ ngân hàng. Cuộc thăm dò của McKinsey cho thấy, hiện có trên 70% các hộ gia đình ở thành thị Việt Nam có mức thu nhập bình quân hàng năm trên 57 triệu đồng. Bản báo cáo cho thấy, so với các thế hệ đi trước, những người trẻ ở Việt Nam có thái độ cởi mở hơn rất nhiều đối với các dịchvụ ngân hàng nói chung và các dịchvụ ngân hàng hiện đại nói riêng. Khoảng cách thế hệ này ở Việt Nam là lớn hơn ở bất kỳ một thị trường nào khác được điều tra. Do vậy, các chuyên gia của McKinsey cho rằng, những người Việt Nam trong độ tuổi từ 21 - 29 sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình thị trường ngân hàng bán lẻ tại đây. Về quan điểm của người Việt Nam đối với các dịchvụ ngân hàng, McKinsey tìm ra 5 điểm thú vị. Thứ nhất, những người trẻ tuổi ở Việt Nam sử dụng nhiều dịchvụ ngân hàng hơn những người lớn tuổi. Điều tra cho thấy, những khách hàng có độ tuổi 21 - 29 sử dụng 2,3 dịchvụ ngân hàng mỗi người, trong khi đối tượng khách hàng lớn tuổi hơn chỉ sử dụng 1,9 dịch vụ. Có 91% số người trong nhóm tuổi này có tài khoản tiết kiệm, so với mức 55% ở nhóm người ở tuổi 30 trở lên. 89% trong số khách hàng trẻ này có thẻ ghi nợ, so với tỷ lệ 40% trong đối tượng tuổi già hơn. Thứ hai, những người trẻ tuổi ở Việt Nam cũng hăng hái hơn với những dịchvụ ngân hàng từ xa, chẳng hạn ngân hàng qua điện thoại di động hoặc Internet, nếu các ngân hàng đảm bảo được vấn đề an ninh. Khoảng cách thế hệ này lớn hơn rất nhiều so với ở các quốc gia châu Á khác được điều tra. Chẳng hạn, khi được hỏi liệu sẽ sử dụngdịchvụ ngân hàng qua Internet trong tương lai, khoảng cách giữa những người Việt Nam từ 21 - 29 tuổi và nhóm nhiều tuổi hơn là 34 điểm, trong khi khoảng cách này ở Trung Quốc chỉ là 6 điểm và Ấn Độ là 7 điểm. Thứ ba, những người trẻ tuổi ở Việt Nam cũng tỏ ra thích thú hơn với việc vay tiền ngân hàng so với thế hệ đi trước. 45% trong số người được hỏi cho rằng, việc vay tiền có thể giúp họ cải thiện phong cách sống, so với 31% số người ở độ tuổi già hơn. Họ cũng ít cho rằng, vay ngân hàng là nguy hiểm hoặc thiếu khôn ngoan, hơn so với những người già. Khoảng cách thế hệ trong vấn đề vay tiền ngân hàng ở Việt Nam cũng nổi bật hơn tại bất kỳ quốc gia nào khác được điều tra, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ. Thứ tư, thế hệ trẻ ở Việt Nam cũng cởi mở hơn với các ngân hàng nước ngoài. 60% người Việt Nam được hỏi cho rằng, việc các ngân hàng nước ngoài tới Việt Nam sẽ có lợi cho họ, trong đó tỷ lệ người trẻ là 73%. Điều này cho thấy, cơ hội cho các ngân hàng ngoại ở Việt Nam là lớn hơn ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Ở Đài Loan, tỷ lệ này chỉ là 22%, còn ở Phillipines là 54%. Tuy nhiên, những người Việt Nam được điều tra cũng cho thấy, họ vẫn đề cao vai trò của các ngân hàng trong nước. Như vậy, người Việt Nam sẵn sàng sử dụngdịchvụ của bất kỳ ngân hàng nào, dù là trong nước hay ngoài nước, miễn là ngân hàng đó đêm đến sản phẩm và dịchvụ tốt nhất cho họ. Trên cơ sở những báo cáo nghiên cứu đó, ta có thể thấy văn hóa tiêudùng và nhận thức về ngân hàng của khách hàng đang dần thay đổi, đặc biệt là đối tượng khách hàng nằm trong độ tuổi từ 21-29. Những khách hàng này có quan điểm mới, mạnh dạn tiếp cận các dịchvụ ngân hàng hơn, sẵn sàng tham gia hoạtđộng cho vay tiêudùng hơn và cũng tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại nhiều hơn.Tuy nhiên, so với các mức độ tuổi khác, mức thu nhập bình quân của nhóm này thường thấp hơn và tính ổn định không cao. Trong tương lai, các ngân hàng sẽ có những chiến lược kinhdoanh nói chung và cách thức phát triển dịchvụ cho vay tiêudùng nói riêng hướng đến khách hàng trẻ tuổi nhiều hơn nữa. 2.2.4.2 Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu Trên cơ sở phân tích từ thựctrạng ngân hàng cũng như những yếu tố vĩ mô ở trên, ta thấy rõ được những thuận lợi và khó khăn đối với hoạtđộng ngân hàng trong thời gian vừa qua đặc biệt là đối với hoạtđộng cho vay tiêu dùng. Đối với riêng ngân hàng Techcombank, đã có nhiều nỗ lực trong việc phục vụ khách hàng. Tuy nhiên trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay, việc mở rộng quy mô cho vay tiêudùng là rất khó khăn, đặc biệt là đối với đối tượng khách hàng trẻ tuổi từ 21-30, mặc dù vậy, đây vẫn là một phân đoạn thị trường còn rât nhiều tiềm năng và được các ngân hàng chú ý. Từ đó, em đã tiến hành điều tra về nhận thức của khách hàng trong độ tuổi nêu trên, thu thập số liệu và phân tích để chỉ ra được những yếu tố đặc trưng trong tâm lý và hành vi sử dụngdịchvụ của những khách hàng này. [...]... nhuận sau thuế • Techcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai công nghệ ngân hàng hiện đại T24 và ứng dụng thành công công nghệ này trong hoạtđộng kiểm soát, thẩm định khách hàng và dữ liệu trong hoạtđộng cho vay tiêudùng Nhờ có công nghệ ngân hàng tốt mà Techcombank phát triển mạnh mảng thanh toán qua thẻ, từ đó giúp phát triển các hoạtđộng cho vay tiêudùng qua thẻ • Techcombank có... phù hợp với thực tế khi tỷ lệ người có thu nhập dưới 10 triệu thường xuyên sử dụngdịchvụ ngân hàng là 39.3% và đã từng sử dụngdịchvụ cho vay tiêudùng của ngân hàng là 12.2%, thấp hơn các con số của chỉ tiêu tương ứng tại mức thu nhập trên 10 triệu là 66.7% và 33.33% Biểu đồ 15 Nguồn: Kết quả điều tra cho vay tiêudùng trên trang web http://www.linhmore.110mb.com/survey/ Đánh giá về các tiêu chí quan... linh hoạt, ngân hàng chủ động tham gia vào trong những lĩnh vực còn mới mẻ như cho vay tín chấp tiêudùng • Đối tượng khách hàng của dịchvụ cho vay tiêudùngtạiTechcombank đa dạng dựa trên cơ cấu độ tuổi và thu nhập khá rộng Mặc dù như phân tích ở trên, đối tượng khách hàng từ 21-30 tuổi chưa thực sự là một đoạn thị trường được quan tâm của Techcombank nhưng ngân hàng cũng đã triển khai nhiều dịch vụ. .. Riêng với dịchvụ cho vay tiêu dùng, Techcombank phát triển tốt trong những năm gần đây Nhưng dư nợ cho vay tiêudùng vẫn thấp hơn so với các ngân hàng trên • Các chương trình cho vay tiêudùng tuy phong phú và đa dạng nhưng Techcombank chủ yếu chỉ cho vay mua, xây và sửa nhà và mua ô tô Ngân hàng chưa có chiến lược phát triển sâu hơn vào những lĩnh vực mới như cho vay tiêudùng trả góp phục vụ nhu cầu... hàng trong hoạtđộng cho vay tiêudùng dựa trên cơ sở chênh lệch thu chi hàng tháng của khách hàng, do vậy từ mức độ chênh lệch thu chi đó, ta có thể thấy được mức độ doanh thu từ lãi của ngân hàng khi cho vay đối tượng khách hàng trong độ tuổi này 2.2.4.3 Phân tích SWOT dịchvụ cho vay tiêudùngtạiTechcombank 1 Điểm mạnh • Thông qua phân tích về ROE của các ngân hàng, ta có thể thấy Techcombank. .. ngoài tại Việt Nam cho thấy sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng càng ngày càng lớn Thị phần ngành ngân hàng chắc chắn sẽ phân chia lại Đối với riêng Techcombank, hoạt độngkinhdoanh sẽ trở nên khó khăn hơn khi các ngân hàng mới thành lập đa số đều lập trụ sở tại Hà Nội và có cùng địa bàn hoạt động của Techcombank • Nhu cầu của khách hàng ngày càng khắt khe hơn về tiện ích và chất lượng dịchvụ trong... cho khách hàng cá nhân Việc hợp tác nay bước đầu được thể hiện trong việc Techcombank ứng dụng công nghệ phần mềm mới T24 trong việc quản lý thông tin về khách hàng , đặc biệt là trong dịchvụ cho vay tiêudùng • Ngân hàng có văn hoá kinhdoanh tốt, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động 2 Điểm yếu • Quy mô vốn tự có, tổng tài sản của Techcombank so với những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất như ACB,... du học tại chỗ, du học nước ngoài đều có sự chuẩn bị tốt thông qua những mối quan hệ của Techcombank với các cơ sở giáo dục khác • Nhờ nằm trong liên minh thẻ với Vietcombank mà Techcombank có thể mở rộng lượng thẻ phát hành ra của mình tới 320.000 thẻ trong năm 2007 Đây là một trong những điều kiện rất tốt giúp Techcombank mở rộng cho vay tiêudùng thông qua thẻ • Techcombank đẩy mạnh hoạt động tuyên... khăn của nền kinh tế vẫn chưa hết nhưng tiềm năng phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngành tài chính ngân hàng nói riêng là rất lớn, khi mới chỉ có 10% người dân Việt Nam thường xuyên sử dụng các dịchvụ ngân hàng • Thu nhập đầu người có xu hướng tăng theo từng năm Trong đó, đối tượng khách hàng trẻ từ 21-30 tuổi có xu hướng tiêudùng cao và có nhu cầu lớn với dịchvụ cho vay tiêudùng • Hệ thống... vậy các ngân hàng cần rất chú ý đến việc tuyên truyền thông tin trên mạng Internet, đăc biệt là xây dựng Website thật tốt bởi chính website của mỗi ngân hàng là nơi phản ánh đầy đủ và chi tiết nhất về các hoạt động của ngân hàng đó cũng như hoạtdộng cho vay tiêudùng Ngoài ra những hoạtđộng xã hội, tuyên truyền về hình ảnh ngân hàng cần được thực hiện tốt để giúp hình ảnh ngân hàng được biết đến rộng . Thực trạng hoạt động marketing kinh doanh dich vụ tin dụng tiêu dùng tại Techcombank. 2.1. Phân tích môi trường marketing của Techcombank 2.1 biết được rõ hơn những tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại nói chung và Techcombank nói riêng.