1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

31 444 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 100,65 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG TRIỂN VỌNG CỦA NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. VÀI NÉT VỀ CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Trước thời kỳ đổi mới, mô hình tổ chức ngân hàng Việt Nam được mô phỏng theo mô hình tổ chức ngân hàng của Liên Xô các nước xã hội chủ nghĩa khác. Theo mô hình này, Ngân hàng Nhà nước vừa đóng vai trò là ngân hàng Trung ương, vừa đóng vai trò là ngân hàng trung gian tài chính. Mô hình này gọi là mô hình một cấp. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội cũng từng bước được đổi mới cho phù hợp, trong đó đổi mới hệ thống ngân hàng là một trong những bước đột phá khẩu. Mốc đánh dấu sự chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang mô hình ngân hàng hai cấp là Pháp lệnh Ngân hàng được công bố ngày 24/05/1990. Pháp lệnh đã đặt nền móng cho việc tổ chức, vận hành hệ thống quản lý Nhà nước với chức năng kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo các quy luật của nền kinh tế thị trường. Theo đó đã có sự tách bạch chức năng tổ chức: Ngân hàng Trung ương (NHNN) là cơ quan quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, được độc quyền phát hành tiền đóng vai trò là ngân hàng của các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại (NHTM), các tổ chức trung gian tài chính khác thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng dịch vụ ngân hàng. Kể từ khi đổi mới đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam đã có nhiều thay đổi, trong đó trước hết phải kể đến là sự đa dạng hóa về các loại hình hoạt động trong lĩnh vực trên ở 6 ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN): Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long, 37 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, 6 công ty tài chính. Vai trò của các ngân hàng thương mại được thể hiện qua các hoạt động cơ bản của nó, ở đây tác giả xin đánh giá theo các mảng hoạt động cụ thể. Riêng đối với các NHTMNN, ngoài việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận, hệ thống các ngân hàng này còn đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của Nhà nước. 2.1.1. Huy động vốn Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức sau: a) Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn các loại tiền gửi khác. b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước ngoài nước khi được Thống đốc NHNN chấp thuận. c) Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam d) Vay vốn ngắn hạn của Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn e) Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Nhà nước Các NHTM đáp ứng những điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền tiết kiệm của đa phần dân cư với mạng lưới các chi nhánh cấp 1, cấp 2 đến tận thôn, làng, xã. Người gửi tiền tiết kiệm được hưởng một khoản tiền gọi là lãi suất với mức độ an toàn khả năng thanh khoản cao. Huy động động vốn là một trong những nghiệp vụ tạo vốn quan trọng hàng đầu của các NHTM Việt Nam. Khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các NHTM còn nhiều bỡ ngỡ, hiệu quả kinh doanh còn nhiều mặt hạn chế, kể cả mảng huy động vốn. Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực của bản thân các ngân hàng thương mại sự ủng hộ từ nhiều phía tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, các NHTM đã quen dần với cơ chế mới đạt được những thành quả nhất định trong kinh doanh. Trong giai đoạn 2000-2005, chỉ xét riêng mảng huy động vốn của hầu hết các NHTM đều có sự tăng lên cả về quy mô chất lượng. Theo báo cáo của NHNN, tổng khối lượng vốn huy động của các tổ chức tín dụng trong nước cũng như các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh liên tục tăng. Năm 2005, các ngân hàng thương mại quốc doanh huy động được 367,5 ngàn tỉ VND (kể cả ngoại tệ quy đổi) (khoảng 70% GDP) vượt mục tiêu đã đề ra tại Đại hội Đảng IX. 2.1.2. Mở rộng tín dụng đầu tư Tín dụng của các NHTM có ý nghĩa quan trọng với toàn bộ nền kinh tế, nó cung cấp nguồn tài trợ cho các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp dịch vụ của đất nước. Tín dụng ngân hàng đã tạo ra khả năng thực hiện toàn bộ quá trình từ khi sản phẩm được sản xuất cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Bảng 2.1- Tăng trưởng dư nợ của hệ thống NHTM Đơn vị: tỉ đồng - % Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Ngân hàng thương mại nhà nước 302.840 389.950 457.535 Ngân hàng thương mại cổ phần 45.920 58.950 69.745 Ngân hàng nước ngoài liên doanh 38.240 46.100 53.720 Tổng cộng 387.000 495.000 581.000 Tỉ trọng dư nợ/GDP 54,73% 62,38% 68,42% (Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2006) Đối với các NHTM Việt Nam do dịch vụ ngân hàng chưa đa dạng phát triển ở mức độ chưa cao, lợi nhuận thu được từ việc thu phí dịch vụ còn thấp nên hoạt động cho vay giữ vai trò số một trong việc tìm kiếm lợi nhuận của các ngân hàng. Do tính đơn điệu của sản phẩm nên hình thức cạnh tranh chủ yếu là thông qua lãi suất cho vay. trong “cuộc chiến” lãi suất, lợi thế thuộc về nhóm các NHTMNN do có quy mô vốn lớn, mạng lưới chi nhánh rộng. Các NHTMCP, ngân hàng liên doanh chi nhánh ngân hàng nước ngoài do chi phí cho việc huy động cao hơn nên thường phải đặt mức lãi suất cao hơn so với các NHTMNN. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là khối lượng khách hàng đến xin vay tại các NHTMNN không lớn. Bởi vì có mức “giá” hấp dẫn hơn, nhưng các nguồn vốn vay từ các NHTMNN là rất khó tiếp cận. Các NHTMNN thường cho vay đối với các Tổng công ty 90, 91, các doanh nghiệp nhà nước; cho vay theo chỉ định của chính phủ đối với các công trình trọng điểm của quốc gia…Các doanh nghiệp vừa nhỏ, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thường không có quan hệ tín dụng tốt đối với các NHTMNN do luôn bị coi là những khách hàng nhỏ, hoạt động theo kiểu manh mún, chụp giật, vốn tự có thấp, uy tín chưa cao. Các doanh nghiệp này là đối tượng của các NHTMCP, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Từ sau khi các NHTMNN tách chức năng tín dụng chính sách đồng thời chuyển đổi từ các ngân hàng chuyên doanh sang kinh doanh đa năng, đa dạng hoá khách hàng, khu vực kinh tế tư nhân có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận vốn của các ngân hàng này. Năm 2004, các NHTMNN cho vay khu vực kinh tế tư nhân là 265.792 tỉ đồng, đến năm 2005 đã tăng lên 372.869 tỉ đồng, tăng 14,1% so với năm 2004. 2.1.3. Hoạt động thanh toán Việc đưa ra hoạt động thanh toán, hay nói cách khác, sự vận động của đồng vốn là một trong những chức năng quan trọng. Trong những năm gần đây, hệ thống các ngân hàng đã có những biến chuyển nhất định, các ngân hàng đã đang trang bị máy vi tính, hệ thống mạng kết nối thanh toán thẻ quốc tế, các phương tiện kỹ thuật để đưa vào sử dụng những hình thức chuyển tiền mới như chuyển tiền điện tử, mạng SWIFT mạng hoá hệ thống máy tính trong ngân hàng. Hệ thống mạng kết nối thanh toán điện tử liên ngân hàng được thiết lập, tạo nên những biến chuyển sâu sắc trong hoạt động thanh toán nội địa quốc tế của các NHTM Việt Nam. 2.1.4. Tài trợ thương mại Đây có thể nói là một trong những hoạt động quan trọng nhất do các NHTM thực hiện trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới. Mặc dù ngoại thương được hình thành bắt nguồn từ những hoạt động nội thương, nhưng có những sự khác nhau đáng kể chính từ sự khác nhau đó mà các ngân hàng thương mại cần cung ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế hay bao thanh toán xuất nhập khẩu để cho quá trình này diễn ra suôn sẻ. Sở dĩ như vậy là do mỗi nước có một hệ thống tiền tệ riêng, không đồng nhất, với năng lực tài chính của người mua người bán ở các quốc gia cũng không giống nhau, ngoài ra còn có những hạn chế về ngôn ngữ, môi trường văn hoá, phong tục tập quán khác nhau, môi trường pháp lý luật pháp của các quốc gia khác nhau, các chế độ chính trị khác nhau, người mua, người bán cách xa nhau về địa lý…. Chính vì vậy các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, điều này thể hiện ở những mặt sau:  Cung cấp các khoản bảo lãnh hoặc tín dụng: bao gồm bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh phát hành L/C, cho vay…đối với nhà nhập khẩu chiết khấu chứng từ xuất khẩu, mua lại chứng từ nhờ thu…đối với nhà xuất khẩu.  Trung gian thanh toán: hệ thống ngân hàng cho phép việc thực hiện thanh toán giữa các bên liên quan, đảm bảo an toàn nhanh chóng chính xác.  Tư vấn: Trong bất kỳ trường hợp nào nếu gặp phải những vấn đề liên quan đến thanh toán trong giao dịch ngoại thương, khách hàng liên quan có thể nhận được những tư vấn tốt từ cán bộ chuyên môn trong các ngân hàng thương mại.  Quản lý rủi ro tín dụng: Trong thương mại quốc tế, người mua có thể giao dịch với một người bán mà họ không hề biết, thậm chí ngay cả khi họ đã thực hiện một số giao dịch mua bán với nhau, người mua cũng không biết về người bán một cách triệt để. Như vậy người mua người bán không thể nắm bắt được chắc chắn về khả năng tài chính, uy tín khả năng thực hiện hợp đồng của đối tác, do đó khó lường được những rủi ro có thể xảy ra. Với sự giúp đỡ của ngân hàng, người mua người bán sẽ có thể tin tưởng nhau hơn vì sẽ loại trừ hoặc giảm thiểu một số rủi ro trong hoạt động kinh doanh.  Quản lý rủi ro về ngoại hối: Trong thương mại quốc tế, nguời mua người bán ở hai nước khác nhau nhưng chỉ giao dịch với nhau cùng một loại tiền tệ, họ sẽ phải đương đầu với những loại rủi ro dao động về tỷ giá, những rủi ro này sẽ dễ dàng được hạn chế khi có sự giúp đỡ của ngân hàng thông qua các hợp đồng mua bán hoặc chuyển đổi ngoại tệ tuỳ theo sự lựa chọn của khách hàng.  Cung cấp khả năng lựa chọn các phương thức thanh toán: thanh toán trước, thanh toán sau, tài khoản mở, nhờ thu, L/C bao thanh toán. Hiện nay, ở Việt Nam, phương thức tín dụng chứng từ vẫn được khách hàng ưa chuộng. 2.1.5. Các hoạt động khác Các hoạt động khác như giao dịch hối đoái, kinh doanh vàng, kim loại đá quý, dịch vụ uỷ thác…cũng đang phát triển mạnh mẽ. Như vậy, ngoài những nhiệm vụ chính đóng vai trò huyết mạch, là bà đỡ cho các hoạt động kinh tế, hệ thống các NHTM Việt Nam còn cung cấp các dịch vụ ngân hàng, là một ngành kinh tế dịch vụ. Ngày nay, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đang đứng trước xu thế toàn cầu hoá hội nhập nền kinh tế, do đó các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp luôn phải đáp ứng với yêu cầu của thời đại. Trên thế giới, khi mà bao thanh toán đã trở thành một trong những nghiệp vụ quen thuộc của hầu hết hệ thống các tổ chức tín dụng, ở Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp chưa biết tới loại hình này. Tác giả xin dành một phần trong luận văn của mình để đề cập đến trực trạng áp dụng bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam hiện nay. 2.2. THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 2.2.1. So sánh ưu nhược điểm của bao thanh toán với phương thức tài trợ khác ở các NHTM Việt Nam Các NHTM Việt Nam đứng trước một môi trường cạnh tranh đang trở nên khốc liệt, phát triển đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng hơn lúc nào hết trở thành một vấn đề cấp thiết nằm trong chiến lược phát triển của từng ngân hàng nói riêng của toàn ngành ngân hàng nói chung. Cho đến nay, phương thức tài trợ thương mại chủ yếu vẫn là cho vay đảm bảo bằng quyền đòi nợ, bảo lãnh, chiết khấu chứng từ…, những phương thức rất phổ biến truyền thống ở hầu hết các ngân hàng trên thế giới. Vậy bao thanh toán có gì vượt trội hơn so với các phương thức phổ biến ở các ngân hàng Việt Nam hiện tại. Qua một số bảng so sánh với các dịch vụ hiện tại của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (TECHCOMABNK), một ngân hàng điển hình về phát triển đa dạng hoá các loại hình dịch vụ sản phẩm, tác giả hi vọng có thể minh chứng phần nào một thực tế là các sản phẩm dịch vụ NHTM Việt Nam thiếu đi tính sáng tạo, đổi mới hiện đại. [15] 2.1.2.1. So sánh bao thanh toán cho vay đảm bảo bằng quyền đòi nợ Bao thanh toán như đã phân tích, có những đặc điểm giống khác nhau nhất định so với các sản phẩm ngân hàng truyền thống của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu (quyền đòi nợ). Bảng 2.2. So sánh bao thanh toán cho vay đảm bảo bằng quyền đòi nợ Điểm khác biệt Cho vay bảo đảm bằng quyền đòi nợ Bao thanh toán Sở hữu khoản phải thu Thuộc người bán Thuộc Ngân hàng Tài trợ vốn cho người bán trên cơ sở phải thu Giống nhau giữa hai hình thức: người bán đều có thể nhận được tài trợ vốn lưu động dựa vào các khoản phải thu Rủi ro từ việc mua không trả được nợ Người bán phải gánh chịu hoàn toàn Ngân hàng (trong trường hợp bao thanh toán không truy đòi) Dịch vụ thu hộ Không có Có dịch vụ thu hộ Đối tượng thẩm định của ngân hàng Người bán (chủ yếu là nguồn trả cuối cùng) người mua Người mua (năng lực tín dụng) người bán (năng lực cung cấp hàng) (Nguồn: Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, 2006) Như vậy, có một sự khác nhau căn bản giữa phương thức cho vay đảm bảo bằng quyền đòi nợ phương thức bao thanh toán, đó là những dịch vụ sau liên quan đến các khoản phải thu, đó là quyền sở hữu các khoản phải thu trách nhiệm thu hộ của ngân hàng. 2.1.2.2. So sánh bao thanh toán các phương thức thanh toán quốc tế Bao thanh toán xuất nhập khẩu có thể được coi là một phương thức thanh toán độc lập. So với các phương thức thanh toán truyền thống khác, bao thanh toán có những điểm tương đồng khác biệt nhất định. Cụ thể: Bao thanh toán chỉ áp dụng trong thanh toán trả chậm, nên sẽ khác với các phương thức trả ngay, bao gồm: Chuyển tiền ứng trước (TTR In advance); thanh toán tiền mặt dựa trên chứng từ (CAD: Cash against Documents); Nhờ thu bộ chứng từ trả ngay (D/P: Documents against Payment) phương thức thư tín dụng trả ngay (At sight Letter of Credit) Các phương thức thanh toán trả chậm bao gồm: Chuyển tiền sau khi giao hàng (TTR after shipment hay còn gọi là Open Account); nhờ thu bộ chứng từ trả chậm (D/A: Document against Acceptance) tín dụng thư trả chậm (Usance Letter of Credit). Ở ngân hàng Techcombank, sản phẩm bao thanh toán được kết hợp với phương thức trả chậm. Trong một số ít trường hợp, bao thanh toán có thể kết hợp với D/A. Đối với L/C trả chậm, bao thanh toán lại là một phương thức thay thế hiệu quả. Tuy nhiên, đối với hình thức L/C trả ngay, thông thường vẫn có độ trễ nhất định trong thanh toán (do các vấn đề về yêu cầu chứng từ phức tạp, thủ tục chặt chẽ khả năng có sai biệt của bộ chứng từ so với L/C dẫn đến trì hoãn trong thanh toán) nên có thể so sánh chung như sau:  Đối với nhà xuất khẩu: Bảng 2.3. So sánh chấp nhận thanh toán bằng L/C chấp nhận thanh toán bằng bao thanh toán So sánh Chấp nhận thanh toán bằng L/C Chấp nhận thanh toán bằng bao thanh toán Phương thức áp dụng Thanh toán trả ngay hoặc trả chậm Chỉ áp dụng với thanh toán trả chậm Khả năng tài trợ vốn cho người bán khi xuất hàng Được ngân hàng chiết khấu sau khi có bộ chứng từ xuất khẩu Được ngân hàng ứng trước trên cơ sở bộ chứng từ xuất khẩu Rủi ro từ việc không thanh toán tiền Thấp (do ngân hàng phát hành L/C bảo lãnh thanh toán theo L/C Ngân hàng gánh chịu (trường hợp bao thanh toán không truy đòi) Theo dõi thu hộ các khoản phải thu Không có Có dịch vụ thu hộ (Nguồn: Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, 2006) Cũng tương tự như phương thức trên, đặc điểm nổi bật của bao thanh toán là có dịch vụ theo dõi thu hộ các khoản phải thu, thông thường chấp nhận thanh toán bằng bao thanh toán chỉ áp dụng đối với phương thức thanh toán trả chậm. Đặc biệt, trong bao thanh toán không truy đòi, rủi ro do chính ngân hàng gánh chịu. Như vậy, đối với nhà xuất khẩu, sử dụng bao thanh toán ngoài lợi thế về nguồn vốn còn có thể giảm thiểu rủi ro cho hoạt động kinh doanh của mình, chuyển giao rủi ro đó sang một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thu hồi nợ.  Đối với nhà nhập khẩu Bảng 2.4. So sánh mở L/C chấp nhận thanh toán bằng bao thanh toán So sánh Mở L/C Chấp nhận thanh toán bằng bao thanh toán Phương thức áp dụng Thanh toán trả ngay hoặc trả chậm Chỉ áp dụng với thanh toán trả chậm Chi phí từ việc nhà xuất khẩu không giao hàng Nhà nhập khẩu vẫn phải thanh toán phí phát hành L/C ngay khi nhà xuất khẩu không giao hàng Nhà nhập khẩu không phải chịu họ chỉ phải chịu sau khi đã nhận được hàng Ký quỹ khi mở L/C Thông thường phải ký quỹ, có thể phải ký quỹ lên tới 100% Không có Phí giao dịch Người mua chịu nhiều khoản phí liên quan đến việc mở L/C chấp nhận hối phiếu trả chậm Phí chủ yếu do người bán trả (được trừ vào tiền thu được từ khoản phải thu), người mua có trách nhiệm thanh toán tiền (Nguồn: Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, 2006) Như vậy, trong quá trình thực hiện giao dịch bao thanh toán đối với nhà nhập khẩu việc cam kết thanh toán trả chậm cũng đã là một lợi thế, nhưng còn có [...]... cầu bao thanh toán, ngân hàng FENB đóng vai trò là ngân hàng bao thanh toán các ngân hàng liên kết đóng vai trò là ngân hàng ứng vốn thanh toán Tính đến thời điểm hiện tại, tổng doanh số bao thanh toán của ngân hàng FENB tại Việt Nam khoảng 45.632.000.000 VND, con số tuy nhỏ nhưng khẳng định rằng chi nhánh ngân hàng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tận dụng được thế mạnh của mình trong hoạt động triển. .. dịch vụcác NHTM Việt Nam đang hướng tới Bao thanh toán đến với Việt Nam khá muộn Năm 2004, một số ngân hàng biết đến khái niệm bao thanh toán (factoring) Tháng 4/2005, dịch vụ này mới bắt đầu xuất hiện trên thị trường sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng Đến nay, Việt Nam có 11 đơn vị cung cấp dịch vụ này trong đó có 5 ngân hàng Việt Nam: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng. .. khách hàng tại Việt Nam từ đầu năm 2005, chi nhánh ngân hàng (FENB) của Mỹ đã xây dựng cho mình một mối quan hệ chặt chẽ giữa chi nhánh ngân hàng với các NHTMCP Việt Nam như Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, Ngân hàng Phương Đông… Đầu năm 2005, ngân hàng OCB đã triển khai nghiệp vụ bao thanh toán dựa trên thoả thuận hợp tác với chi nhánh ngân hàng FENB tại Việt Nam; theo... sánh về các nghiệp vụ ngân hàng khác tại Việt Nam; khẳng định rằng bao thanh toán thực sự có những ưu điểm vượt trội Vậy tại sao cho đến nay, khi mà các ngân hàng trên thế giới đã đưa phương thức bao thanh toán vào hoạt động kinh doanh từ rất lâu, nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình đưa vào áp dụng thực tiễn? Đánh giá thực trạng áp dụng bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam hi vọng phần nào... khách quan về triển vọng áp dụng bao thanh toánViệt Nam 2.2.3 Đánh giá thực trạng dịch vụ bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam Từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004, thị trường dịch vụ bao thanh toán cũng đã bước đầu có những biến chuyển rõ rệt Nghiệp vụ bao thanh toán đã có cơ... phát triển một nghiệp vụ mới mẻ với nhiều NHTM Việt Nam, bao thanh toán Để có một đánh tổng hợp về triển vọng dụng bao thanh toán tại Việt Nam, tác giả xin đưa ra một số đánh giá khách quan những yếu tố nội tại, những yếu tố phụ trợ của hệ thống NHTM Việt Nam làm nền tảng phát triển dịch vụ bao thanh toán nhu cầu thực tế của khách hàng sử dụng loại hình dịch vụ này 2.3.1 Các yếu tố nội tại của hệ... quan hệ của ngân hàng với khách hàng, vào khả năng thỏa mãn những nhu cầu phong phú đa dạng của khách hàng Mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng của hệ thống các NHTM Việt Nam còn yếu Khách hàng tìm đến ngân hàng đôi khi không tìm được sự phù hợp của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với nhu cầu của mình Cho một ví dụ, khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ bao thanh toán của ngân hàng, ... vào hệ thống tài chính Việt Nam, hệ thống NHTM Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội thách thức, có liên quan đến sự “sống còn” của từng ngân hàng Với phạm vi bài viết có hạn, tác giả xin đưa ra một số đánh giá về triển vọng phát triển nghiệp vụ bao thanh toán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 2.3 TRIỂN VỌNG CỦA NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM Sự phát triển của nền kinh tế đất nước... dịch vụ bao thanh toán là cần thiết đem lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa nhỏ Ở góc độ các ngân hàng, khi triển khai dịch vụ bao thanh toán, đặc biệt bao thanh toán xuất nhập khẩu, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm về mình nếu như họ không có mối quan hệ hay hiểu biết nhất định đối với người nhập khẩu ngân hàng bao thanh toán nhập khẩu Đối với đa số các. .. thu mà hầu như không có phương thức tài trợ thương mại của Việt Nam áp dụng Tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, chủ yếu áp dụng các phương thức tài trợ trên, tuy nhiên hoạt động bao thanh toán doanh số bao thanh toán còn quá nhỏ bé so với hoạt động bao thanh toán trên thế giới Xu thế của thế giới ngày nay đang đi theo hướng phát triển bao thanh toán bảo hiểm tín dụng, phương thức tín dụng . THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. VÀI NÉT VỀ CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG. 6 ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN): Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân

Ngày đăng: 04/11/2013, 21:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. So sánh bao thanh toán và cho vay đảm bảo bằng quyền đòi nợ - THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Bảng 2.2. So sánh bao thanh toán và cho vay đảm bảo bằng quyền đòi nợ (Trang 8)
2.2.2. Tình hình triển khai bao thanh toán tại một số NHTM Việt Nam - THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.2.2. Tình hình triển khai bao thanh toán tại một số NHTM Việt Nam (Trang 14)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w