Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
53,14 KB
Nội dung
Phươnghướng,giảipháp,mởrộngvà nâng caohiệuquảsửdụng vốn tíndụnghộnôngdântạiNgânhàngnôngnghiệpvàpháttriểnhuyệnThườngTín I.Mục tiêu tổng quát pháttriển kinh tế- xã hội huyệnThường tín: Tạo lập các yếu tố cơ bản để đẩy mạnh pháttriển kinh tế hàng hoá, hình thành cơ cấu kinh tế tiến bộ theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường dịch chuyển cơ cấu kinh tế đưa kinh tế của huyện thoát khỏi tình trạng khó khăn. Tập trung đầu tư pháttriểnnôngnghiệpvà xây dựngnông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, đẩy mạnh sản xuất lương thực, đảm bảo ổn định vững chắc trên địa bàn . Tập trung pháttriển các ngành nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm cho người lao động, khuyến khích kinh tế hộ, hợp tác xã, mô hình trang trại chăn nuôi, cải tạo chất lượng đàn gia súc…. Phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, mởrộng hợp tác liên doanh nhằm tạo ra những thay đổi về cơ cấu kinh tế của toàn huyện, thúc đẩy nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, nângcao một bứơc đời sống nhân dân, giải quyết các vấn đề bức súc của xã hội. Muốn đạt được mục tiêu trước hết phải khuyến khích kinh tế hộsửdụng có hiệuquả đất đai hiện có, thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi… áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng hệ thống các dịch vụ nôngnghiệp nhằm tạo ra nguồn hàng hoá, tạo ra nguồn thu ổn định cho kinh tế hộ. Pháttriển mạnh các ngành nghề nông thôn, nhằm tạo việc làm và thu hút lao động nhàn trong nông thôn, giảm bớt các hộ sản xuất nôngnghiệp thuần tuý, tăng hộ kinh tế làm ngành nghề dịch vụ khác, đa dạng hoá các nguồn thu nhập, nângcao trình độ dân trí trong nôngnghiệpnông thôn, phổ biến các hình thức, trình độ khoa học kỹ thuật cho các lao động chính Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp, mởrộngvà hoàn thiện kiên cố hoá hệ thống kênh mương trạm điện, mởrộng đường giao thông liên xã Có như vậy mới có thể nângcao được đời sống cho người dân, giảm được đói nghèo và xoá dầnsự cách biệt về mức sống giữa thành thị vànông thôn. 1.Mục tiêu kinh tế Quán triệt nghị quyết đại hội Đảng các cấp và nghị quyết đại hội Đảng bộ huyệnThườngTín lần thứ XX đã xác định mục tiêu phấn đấu. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 8.5% trở lên. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đạt cơ cấu nôngnghiệp 35%, công nghiệp xây dựng 34%, thương mại dịch vụ 31% Sản lượng lương thực dạt 81 nghìn tấn trở lên, bình quân giá trị sản phẩm trên 1ha đất canh tác đạt 30 triệu đồng/ năm trở lên. Phấn đấu để tuyệt đại đa số lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn được chuyển giao kỹ thuật về sản xuất hàng hoá, sửdụng công cụ lao động và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp. Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, không còn hộ đói nghèo. 2.Các mục tiêu về xã hội Nângcao chất lượng giáo dục toàn diện, pháttriểnsựnghiệp giáo dục, hoàn thiện phổ cập giáo dục, đảm bảo trẻ em đến trường đi học đùng tuổi . Thực hiện tốt công tác tuyên truyền dân số, phấn đấu giảm tỷ lệ sinh mỗi năm 0.5% để đến năm 2008 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1%. Tích cực mởrộng tạo các cơ sở sản xuất, nhằm tạo công ăn việc làm đặc biệt là lứa tuổi lao động . Hoàn chỉnh hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ và giao thông nông thôn đảm bảo an toàn giao thông các xã thông suốt. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo, giữ vững an ninh, chính trị tật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn huyện. II. Giải pháp nâng caohiệuquảsửdụng vốn tíndụnghộnông dân: 1. Về phía Ngân hàng: 1.1. Mởrộng hình thức cho vay và tiếp tục cải tiến thủ tục vay vốn: 1.1.1 Hình thức cho vay Với khách hàng là hộnôngdân có số lượng tương đối lớn phân bổ ở vùng nông thôn, các làng xã. Có nhu cầu vay vốn nhỏ lẻ, đòi hỏi vay trả phải thuận tiện, hơn nữa việc kiểm soát tíndụng đang gặp khó khăn. Vì thế, phải có hình thức cho vay phù hợp thì Ngânhàng mới có thể mởrộng đầu tư. Để đáp ứng nhu cầu trên Ngânhàngnôngnghiệpvàpháttriểnnông thôn huyệnThường Tín, đã có nhiều biện pháp áp dụng linh hoạt trong hình thức cho vay trực tiếp đến hộvà cho vay phục vụ sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc với số vốn nhỏ thì đầu tư cho vay qua tổ chức tín chấp được giao cho . Tuy nhiên, kết quả trên cũng chưa thu được kết quả như mong muốn, thì chủ yếu vẫn là cho vay trực tiếp đến hộ nên khối lượng công việc của cán bộ tíndụng còn nhiều không thể đáp ứng được hết yêu cầu của khách hàng, của ngành, vì vậy tron thời gian quaNgânhàngnôngnghiệpvàpháttriểnnông thôn huyệnThườngTín cần đổi mới hình thức cho vay theo hướng đa dạng hoá . Kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa các hình thức cho vay trực tiếp tới hộ với các hình thức cho vay gián tiếp. Thông qua các DNNN, hợp tác xã, các đoàn thể xã hội… Có như vậy mới thực hiện được các mục tiêu kinh doanh của Ngânhàng . Mặt khác cho vay gián tiếp sẽ làm giảm bớt khối lượng công việc tíndụng . Như vậy, sẽ đảm bảo việc quản lý chất lượng tín dụng, hạn chế việc nợ quá hạn và rủi ro. Ngoài các hình thức trên, Ngânhàngnôngnghiệpvàpháttriểnnông thôn huỵênThườngTín còn áp dụng các hình thức: + Tiếp tục mởrộng đầu tư tíndụng có chất lượng, chủ động tìm kiếm khách hàng làm ăn có hiệuquả để thực hiện đầu tư, lựa chọn phương thức cho vay phù hợp nhằm tăng trưởng dư nợ đạt mục tiêu xây dựng. + Mởrộng cho vay tiêu dùng, cho vay các khách hàng kinh doanh ổn định, cho vay theo dự án. + Triển khai thực hiện phân loại khách hàng, xây dựnghồ sơ kinh tế xã để chủ động đầu tư đúng hướng và phù hợp với mục tiêu kinh tế địa bàn. + Thường xuyên tổ chức phân tích nợ, bám sát kết quả phân tích để có giải pháp xử lý xuyên xuốt, hiệuquả phù hợp với từng đối tượng. + Duy trì ban thu hồi nợ ở các xã trên địa bàn huyện, tăng cường sự giúp đỡ của các cấp uỷ, chính quyền địa phương tự huyện đến xã, các có quan hữu quan để thực hiện các giải pháp xử lý nợ đạt hiệuquả nhằm hạ thấp nợ quá hạn xuống và đạt mục tiêu đề ra. Để thuận tiện cho vay và đảm bảo tính pháp lý cho khách hàng nơi cho vay. Ngânhàng có thể: Mởrộng việc cấp sổ vay vốn kể cả các hộ kinh doanh dịch vụ để tạo điều kiện cho các hộ vay vốn bớt các thủ tục vay lần sau. Mởrộng hình thức cho vay theo quyết định số 1627/2001- QĐ- NHNo và quyết định số 72QĐ – HĐBT – tín dụng, về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo và PTNT Việt Nam. Cần tuyên truyền vàmởrộng đến các cấp, các ngành và đặc biệt đến người dân. Để gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành cùng với Ngânhàng thực hiện chính sách tíndụngpháttriểnnôngnghiệpnông thôn. Phổ biến sâu rộng đến dân, đến các đoàn thể còn là biện pháp hữu hiệu chống các tệ nạn tham nhũng, nhũng nhiễu gây phiền hà của cán bộ liên quan trực tiếp đến cho vay kể cả cán bộ ngânhàngvà cán bộ xã . Song công tác tuyên truyền trong thời gian qua còn quá ít, do thiếu cán bộ, địa bàn rộng . Cần xác định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành, các ngành có liên quan và các ngânhàngthương mại, các cán bộ tíndụng thực hiện quyết định 1627 và quyết định 72 đối với hộ nông, lâm, ngư nghiệp vay dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp nhưng các hộ gia đinh ở nông thôn thì trách nhiệm xác nhận của UBND xã là hết sức quan trọng, nội dung xác nhận là: địa chỉ cư trú của hộ vay vốn, mức tiền vay, mục đích vay vốn, đôn đốc người trả nợ đúng hạn, xác nhận diện tích đất sửdụng không có tranh chấp (đối với hô chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất ). Ngânhàngnôngnghiệpvàpháttriểnnông thôn huyệnThườngTín phải có kế hoạch triển khai mạng lưới chi nhánh theo cụm, xã để thuận tiện cho dân gửi tiền, vay tiền, vào mùa vụ thì triển khai công tác cho vay, huy động để giảingân giúp đỡ các tổ chức vay vốn, thuận tiện để hộ nghèo vay vốn. 1.1.2 Thủ tục cho vay Thủ tục cho vay đối với hộnôngdân cần phải đơn giản dễ hiểu thuận tiện cho việc sửdụng “ Sổ cho vay, thu nợ “ sau khi Ngânhàngnôngnghiệptriển khai chỉ thị 202 HĐBT và quy định 499A trên phạm vi cả nước. Nguyện vọng của nôngdân đã được đề cập thông qua một số bài viết trên báo chí về thủ tục xin vay vốnNgânhàng cần phải đơn giản, dễ hiểu phù hợp với trình độ dân trí hiện nay nhưng phải đảm bảo tính pháp lý. Sổ cho vay thu nợ được xuất phát từ đặc điểm của hộnôngdân là. Từ quản lý chỉ đạo sản xuất chỉ một chủ hộvà cùng chịu trách nhiệm là người thừa kế . Hoạt động của sản xuất nông nghệp mặc dù có tính chất thời vụ nhưng khâu gieo trồng, chăm sóc, chế biến tiêu thụ mỗi khâu đều cần thiết đến vốn đầu tư và trong quá trình đó luôn có thu nhập bằng nguồn tiền khác xuất hiện nhu cầu vay vốn, muốn trả nợ. Vì vậy giấy nhận nợ dưới hình thức sổ cho vay thu nợ rất đơn giản và thuận tiện vì sổ thu cho vay thu nợ luôn sắp xếp các chỉ tiêu từ đơn xin vay, khế ước vay tiền, tờ khai thế chấp tài sản và cam kết người vay không ảnh hưởng đến hạch toán theo dõi của quá trình vận động tíndụng tiền tệ. Sổ cho vay thu nợ được sửdụng nhiều năm thuận tiện cho người vay và người cho vay, tiết kiệm đựơc chi phí, thời gian kinh phí in ấn chứng từ và công tác kế hoạch hoá nguồn vốnvàsửdụngvốn của ngânhàng cơ sở. 1.2. Tăng cường nguồn vốn để tạo lập quỹ cho vay: Đặc trưng của hoạt động tíndụngNgânhàng là tạo lập vốn đầu tư bằng cách huy động vốn để cho vay. Trong năm 2006 công tác cho vay, thu nợ, huy động vón của Ngânhàngnôngnghiệpvàpháttriểnnông thôn ThườngTín đã được quan tâm. Tổng nguồn vốn huy động tăng mặc dù tỷ lệ chưa đạt cao so với kế hoạch đề ra. Cần phải mởrộng địa bàn cho sát với dân,cải tiến tác phong giao dịch, mởrộng các hình thức, cách thức huy động vốn để thu hút vốn nhàn dỗi trong dânvà các tổ chức kinh tế để có nguồn vốn đảm bảo, đáp ứng bổ xung nguồn vốn cho các hộ sản xuất thực hiện phương án kinh doanh có hiệu quả. Mởrộng các nguồn vốn thông qua gọi vốn từ các dự án đầu tư nước ngoài vàvốnngânhàng cấp trên có tinh thần ổn định và lâu dài để làm quỹ quay vòng cho vay. Có như vậy thì mới có thể tăng trưởng được nguồn vốnvà đáp ứng nhu cầu pháttriển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung, hộ sản xuất nói riêng. 2. Về phía hộnông dân: Hộnôngdân cần thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc sửdụngvốntíndụngngân hàng. Tránh tình trạng nợ quá hạn với ngânhàng đảm bảo uy tín của mình với ngânhàng cho nhứng lần vay sau. Trong điều kiện khi mà sản xuất chăn nuôi trồng trọt còn gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh, thiên taivàsựhỗ trợ của nhà nước cho lĩnh vực nôngnghiệp giảm đi khi chúng ta gia nhập WTO. Do vậy cách thức sửdụngvốn một cách có hiệuquả là yếu tố hết sức cần thiết pháttriển kinh tế hộnông dân, Hộnôngdân cần dựa trên lĩnh lợi thế riêng của mình,địa phương mình và những thay đổi của thị trường để kinh doanh sản xuất có hiệuquả kinh tế cao. Hiện nay kinh tế hộnôngdân đang đi vào sản xuất hàng hoá, chịu sự chi phối của thị trường, song chưa nắm bắt được thị trường, chưa biết và chưa đủ điều kiện để tổ chức sản xuất phù hợp với thị trường. Vì vây, trước mắt với tư cách đơn vị kinh tế cơ sở tự chủ, cần chủ động lựa chọn lấy ngành sản xuất hàng hoá thiết thực có thị trường tiêu thụ trong tầm tay và đưa lại đồng lợi nhuận cao hơn, trên cơ sở đó mạnh dạn tổ chức lại đồng ruộng của mình, thực hiện thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật thông qua việc chủ động thực hiện các hợp đồng về đầu vào với các doanh nghiệp dịch vụ vât tư kỹ thuật và công nghệ tiêu thụ sản phẩm, với các doanh nghiệp kinh doanh chế biến hay kinh doanh thươngnghiệp loại sản phẩm của mình. Để làm được điều này một trong những yếu tố quan trọng là vốnvà tổ chức quản lý sản xuất của hộnông dân: Khi mà quy mô sản xuât của hộdầnmởrộng đi dần vào kinh doanh sản xuất hàng hoá và trở thành hộ sản xuất giỏi rồi chuyển lên kinh tế trang trại gia đình, thì nhu cầu về vốn để pháttriển sản xuât hộ là rất lớn, một số người trong bộ phận dân cư có khả năng vay vốn thuê đất hoặc mua đất lập trang trại, hay hợp tác kinh doanh thươngnghiệp như tổ hợp tác mua bán, cung ứng tiêu thu trong nông nghiệp. Trong khi mà khả năng đáp về vốn vay của các tổ chức tíndụng không ngừng được mở rông, đáp ứng tới tân người nông dân. Do vây để có hiệuquảhộnôngdân cần phải chuyển sang các hình thức hợp tác cao hơn, khi hônôngdân đi vào sản xuất hàng hoá và nhu cầu thực tế đòi hỏi, hình thành các hình thức hợp tác dưới dạng hôi, hiệp hội ngành nghề để giúp đỡ nhau về vốn, kỹ thuật và kinh nghiêm trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm. 3. Về phía nhà nước : Nhà nước phải có các chính sách ưu tiên đối với các hoạt động Ngânhàng vì hoạt động Ngânhàng thực sự là đòn bẩy của nền kinh tế, khi hoạt động không tốt, không phát huy hiệuquảdẫn đến nền kinh tế kém phát triển. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền Nhà nước từ trung ương đến địa phương, kết hợp lợi ích của Nhà nước, của Ngânhàngvà người lao động, tăng cường cơ sở vật chất, nângcao phúc lợi cho người lao động gắn chặt trách nhiệm của địa phương với hoạt động của Ngân hàng. Chính phủ cần quy định rõ trách nhiệm của UBND các cấp, cán bộ ngành có liên quan khi tham gia thẩm định, phê duyệt dự án, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh và trách nhiệm của Ngânhàng khi đầu tư vốn, tránh tình trạng quy mọi trách nhiệm thuộc về ngânhàng khi có rủi ro xảy ra. Ngoài ra, Nhà nước cần tăng giám sát việc thực thi pháp luật, đặc bộ tài chính cần tăng cường hướng dẫn giám sát các doanh nghiệp thực thi chế độ kế toán, tránh tính trạng các doanh nghiệp đưa ra các thông tintài chính sai lệch gây khó khăn trong hoạt động cho Ngânhàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chính sách ruộng đất: Triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, xây dựng các văn bản thể chế hoá 5 quyền của người sửdụng đất theo luật định, làm cơ sở pháp lý cho người sửdụng đất yên tâm sản xuất, tránh các tranh chấp đất có thể nảy ra. Coi việc cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất tạo thuận lợi cho nhân dân có đủ căn cứ pháp lý để có thể thế chấp vay vốnngânhàngpháttriển kinh tế. Ruộng đất phải được coi là hàng hoá một thứ hàng hoá đặc biệt. Nó tạo tiền đề cho việc trao đổi, sử dụng, chuyển nhượng nhanh chóng thuận tiện. Chính sách đầu tư: Nôngnghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng và đang chiếm tỉ trọng trong cơ cấu GDP. Vì vậy vấn đề đầu tư cho pháttriểnnôngnghiệpnông thôn phải được quan tâm đúng mức, Nhà nước giành phần đầu tư ngân sách thoả đáng cho nông nghiệp, nông thôn đồng thời có chính sách huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, của các ngành kinh tế khách cho pháttriểnnôngnghiệpnông thôn. Chính sách đầu tư của Nhà nước cho pháttriểnnôngnghiệpnông thôn cần ưu tiên đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn như thuỷ lợi, giao thông, điện nước…. chính sách đầu tư đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng, pháttriển kinh tế ở một số vùng trọng điểm, đồng thời phải có giải pháp thiết thực giúp các vùng khó khăn vươn lên, những ngành có nhiều tiềm năng. Chính sách về thị trường nôngnghiệpnông thôn: Thị trường giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển nền nôngnghiệp tự túc hoặc sản xuất hàng hoá nhỏ theo kiểu tiểu nông sang nền kinh tế hàng hoá lớn. Thị trường pháttriển sẽ làm cho lưu thông hàng hoá lưu thông tốt hơn, hoạt động sản xuất của nền kinh tế năng động hơn. Thị trường nông thôn pháttriển không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm nôngnghiệp mà còn phân công lao động xã hội, cải biến cơ cấu nông thôn. Hoàn thiện chính sách này đó là Nhà nước phải có chính sách tương ứng các yếu tố đầu vào cho nôngdân một cách hợp lý về giá cả, vật tư nôngnghiệp … Mặt khác Nhà nước cần có chính sách bao tiêu sản phẩm cho hộ sản xuất nhất là trong điều kiện ở nước ta hiện nay, công nghiệp chế biến nông lâm chưa pháttriển . Sự cạnh tranh của các sản phẩm nông lâm nghiệp nước ngoài rất gay gắt. Có chính sách đối với NHNo và PTNT trong thời gian qua hoạt động của NHNo và PTNT ít nhiều mang tính xã hội và gắn liền với sựpháttriển của nôngnghiệpnông thôn. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên về vốn, về thuế, nhất là về sử lý nợ do nguyên nhân bất khả kháng cho NHNo và PTNT. Vấn đề thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khi vay vốnngânhàng với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ gia đình cá thể thì tài sản thế chấp chủ yếu là nhà đất nhưng giấy tờ chứng nhận quyền sửdụng đất chưa được cấp đầy đủ. Một thực trạng hiện nay là đa số các hộ gia đình và cá nhân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất và quyền sở hữu nhà. Vì vậy rất khó cho ngânhàng trong việc mởrộng cho vay gặp khó khăn cho khách hàng khi có nhu cầu kinh doanh cần vốn nhưng không có giấy chứng nhận quyền sửdụng đất họp pháp để thế chấp. Nhà nước cần tăng cường chính sách khuyến khích hệ thống ngânhàng trong nước về vốn điều lệ, công nghệ Ngânhàng tiên tiến để về lâu dài có đủ sức mạnh cạnh tranh với hệ thống ngânhàng ngoài quốc doanh, tăng cường vai trò chủ đạo của hệ thống NHTM trong nước đối với nền kinh tế. KẾT LUẬN Trong quá trình CNH-HĐH hiện nay, pháttriển kinh tế hộ có vai trò hết sức quan trọng phù hợp với quy luật vận động vàpháttriên kinh tế của đất nước là quá trình pháttriển kinh tế nôngnghiệpvànông thôn. Nó đòi hỏi phải có sự chỉ đạo điều hành của chính phủ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành ngânhàng nói chung vangânhàngnôngnghiệpvàpháttriểnnông thôn nói riêng vơi các ngành các cấp trong quá trình thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước. Có như vậy hoạt động kinh doanh của hộ, ngânhàng mới có hiệu quả. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đựơc thì vẫn bộc lỗ những thiếu sót cần phải khắc phục nhằm đẩy mạnh hơn nữa trong việc nâng caohiệuquảsửdụng vốn tíndụngngân hàng. Ngân hàn cần có biện pháp huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ vay vốnvàsửdụngvốn có hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Từ đó tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa ngânhàng với hộnông dân. Nhận thức được điều này cộng với sự quan tâm, lòng mong muốn được góp phần vào sựpháttriển chung. Sau quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học KTQD và thời gian thực tập tạingânhàngnôngnghiệpvàpháttriểnnông thôn [...].. .huyện Thườngtín tỉnh Hà tây, em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như đã trình bay ở trên Những giải pháp và kiến nghị này chỉ mang tính chất xây dựng, bổ xung và định hướng khoa học Do thời gian nghiên cứu và trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý bổ xung từ phía thấy cô giáo và cán bộ ngânhàng NN&PTNT Thườngtín để bài . Phương hướng, giải pháp, mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển huyện Thường Tín I.Mục. địa bàn toàn huyện. II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân: 1. Về phía Ngân hàng: 1.1. Mở rộng hình thức cho vay và tiếp tục cải