1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề GDKNS

14 710 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

UBND THÀNH PHỐ BẢO LỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ “TÍCH HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC-KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP” -Thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 của Phòng Giáo dục –Đào tạo TP Bảo Lộc tại công văn số 140/CV-PGD ngày 24/8/2010; -Được sự phân công của Lãnh đạo Phòng , trường Tiểu học Nguyễn Trãi sẽ tổ chức 01 chuyên đề cấp thành phố trong học kỳ I năm học 2010-2011 với chương trình và nội dung cụ thể như sau: CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHI I.Thời gian : sáng thứ bảy ngày 4 tháng 12 năm 2010 II.Địa điểm : Hội trường A- trường Tiểu học Nguyễn Trãi III.Thành phần tham dự : 1. Lãnh đạo Phòng GD-ĐT và chuyên viên phụ trách Tiểu học. 2. Thanh tra viên kiêm nhiệm của bậc Tiểu học. 3. Hiệu trưởng,Phó Hiệu trưởng và 2 khối trưởng/trường Tiểu học. 4. Riêng trường Tiểu học Nguyễn Trãi : 5 khối trưởng và giáo viên khối 3. IV.Chương trình: 1. 7h15 :Tuyên bố lý do,giới thiệu đại biểu 2. Phát biểu khai mạc hội nghị của Lãnh đạo Phòng. 3. Từ 7h30 : • Dự giờ của cô Nguyễn Thị Hồng Mai,giáo viên lớp 3A6 -Môn : Luyện từ và câu lớp Ba -Bài : Từ ngữ về nông thôn,thành thị.Dấu phẩy. • Theo dõi báo cáo chuyên đề của trường sở tại. • Thảo luận về tiết dạy và nội dung báo cáo. • Giải đáp thắc mắc của trường. 4.Ý kiến chốt chuyên đề và chỉ đạo thực hiện của Phòng GD-ĐT thành phố. 5.Bế mạc. Ghi chú : khi đi dự chuyên đề,xin đại diện các trường vui lòng chuẩn bị ý kiến thảo luận cho một số nội dung sau : Các câu hỏi thảo luận • Trong tình hình hiện nay,nhà trường cần phải giáo dục đạo đức (ĐĐ) cho học sinh như thế nào? • Anh chị hiểu kĩ năng sống (KNS) là gì? Nội dung giáo dục KNS hiện nay cho học sinh Tiểu học là gì?Theo anh chị,tiết dạy minh họa đã tích hợp giáo dục cho hs những KNS nào? • Biện pháp tích hợp giáo dục ĐĐ và KNS cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động giáo dục nên tiến hành như thế nào cho có hiệu quả? Chuyên đề về kỹ năng sống 1 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “TÍCH HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC-KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP” A.ĐẶT VẤN ĐỀ I.Kĩ năng sống (KNS) là gì? 1.Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS: • Theo WHO : là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực,giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. • Theo UNICEF : là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới.Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức,hình thành thái độ và kĩ năng. • Theo UNESCO : KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục là :  Học để biết (learning to know) :gồm các kĩ năng tư duy như tư duy phê phán,tư duy sáng tạo,ra quyết định,giải quyết vấn đề,nhận thức được hậu quả…  Học để làm người (learning to be) : gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng,kiểm soát cảm xúc,tự nhận thức,tự tin…  Học để chung sống với người khác (learning to live together) : gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp,thương lượng,tự khẳng định,hợp tác,làm việc theo nhóm,thể hiện sự cảm thông…  Học để làm (learning to do) : gồm kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu,đảm nhận trách nhiệm… 2.Nói tóm lại ,bản chất của KNS chính là :những kĩ năng cần thiết giúp mọi người có thể cùng chung sống với nhau một cách có chất lượng nhất:  Ứng xử,giao tiếp với mọi người.  Thích nghi với mọi tình huống.  Thân thiện với môi trường.  Làm chủ được cuộc sống. II.Phân loại KNS: Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua,KNS thường được phân loại theo các mối quan hệ bao gồm các nhóm sau : • Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình ,bao gồm các KNS cụ thể như : tự nhận thức,xác định giá trị,ứng phó với căng thẳng,tìm kiếm sự hỗ trợ,tự trọng,tự tin… • Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác ,bao gồm các KNS cụ thể như giao tiếp có hiệu quả,giải quyết mâu thuẫn,thương lượng,từ chối,bày tỏ sự cảm thông,hợp tác… • Nhóm các kỹ năng ra quyết định môt cách có hiệu quả,bao gồm các KNS cụ thể như tìm kiếm và xử lí thông tin,tư duy phê phán,tư duy sáng tạo,ra quyết định,giải quyết vấn đề… Chuyên đề về kỹ năng sống 2 Tuy nhiên,mọi cách phân loại đều chỉ là tương đối.Trên thực tế,các KNS thường không tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau. B.NỘI DUNG CHÍNH I.Tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh (hs) trong trường phổ thông: 1.KNS thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội. 2.Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ. 3.Giáo dục KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. 4.Giáo dục KNS cho hs trong các nhà trường là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới. II.Định hướng giáo dục KNS cho hs trong nhà trường : 1.Mục tiêu :  Trang bị cho hs những kiến thức,giá trị,thái độ và kỹ năng phù hợp.Trên cơ sở đó hình thành cho hs những hành vi,thói quen lành mạnh,tích cực;loại bỏ những hành vi,thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ,các tình huống và hoạt động hàng ngày.  Tạo cơ hội thuận lợi để hs thực hiện tốt quyền,bổn phận của mình và phát triển hài hoà về thể chất,trí tuệ,tinh thần và đạo đức. 2.Nguyên tắc giáo dục KNS cho hs:  Tương tác thông qua các hoạt động học tập hoặc các hoạt động xã hội trong nhà trường.  Trải nghiệm qua các tình huống thực tế.  Tiến trình nhận thức-hình thành thái độ-thay đổi hành vi (hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ)  Thay đổi hành vi theo hướng tích cực là mục đích cao nhất của giáo dục KNS.  Thời gian- môi trường giáo dục :cần thực hiện mọi lúc,mọi nơi,càng sớm càng tốt.Trong nhà trường,giáo dục KNS được thực hiện trên các giờ học,trong các hoạt động lao động,đoàn thể-xã hội,hoạt động giáo dục (HĐGD) ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác. 3.Nội dung giáo dục KNS cho hs trong nhà trường: Bao gồm các KNS cơ bản,cần thiết sau :  KN tự nhận thức.  KN xác định giá trị.  KN kiểm soát cảm xúc  KN ứng phó với căng thẳng  KN tìm kiếm sự hỗ trợ  KN thể hiện sự tự tin  KN giao tiếp  KN lắng nghe tích cực  KN thể hiện sự cảm thông  KN thương lượng  KN giải quyết mâu thuẫn  KN hợp tác  KN tư duy phê phán  KN tư duy sáng tạo  KN ra quyết định Chuyên đề về kỹ năng sống 3  KN giải quyết vấn đề  KN kiên định  KN đảm nhận trách nhiệm  KN đạt mục tiêu  KN quản lý thời gian  KN tìm kiếm và xử lí thông tin. Lưu ý : Nội dung giáo dục KNS cho hs trong nhà trường tập trung vào các KN tâm lí-xã hội ,là những KN được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề,những tình huống của cuộc sống.Việc hình thành những KN này không loại bỏ mà ngược lại phải gắn kết chặt chẽ,song hành với các KN học tập như đọc,viết,tính toán… 4.Cách tiếp cận và phương pháp giáo dục KNS cho hs: 4.1.Cách tiếp cận: thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các HĐGD theo một cách tiếp cận mới,đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện,cơ hội cho hs được thực hành,trải nghiệm KNS trong quá trình học tập.Cách tiếp cận này không làm nặng nề,quá tải thêm nội dung các môn học và HĐGD mà ngược lại còn làm cho các giờ học và HĐGD trở nên nhẹ nhàng,thiết thực,bổ ích hơn đối với hs. 4.2.Phương pháp dạy học (PPDH) : trong lĩnh vực này,PPDH được hiểu là cách thức,là con đường hoạt động chung giữa gv và hs trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt tới mục đích dạy học.PPDH có 3 bình diện:  Bình diện vĩ mô : là quan điểm dạy học hướng vào người học,phát huy tính tích cực của hs…Đây là khái niệm rộng.  Bình diện trung gian: là PPDH cụ thể như đóng vai ,thảo luận,trò chơi,xử lí tình huống,dạy học nhóm…Đây là khái niệm hẹp.  Bình diện vi mô: là kĩ thuật dạy học như chia nhóm,giao nhiệm vụ,đặt câu hỏi,kĩ thuật khăn trải bàn,hỏi chuyên gia…Đây là khái niệm nhỏ nhất,thực hiện các tình huống hành động. 5.Các bước thực hiện một bài giáo dục KNS: Thường thực hiện theo 4 bước (hoặc 4 giai đoạn) sau :  Khám phá  Kết nối  Thực hành/luyện tập  Vận dụng. III.Khả năng giáo dục KNS trong môn Tiếng Việt (TV) ở Tiểu học: 1.KNS đặc thù,thể hiện ưu thế của môn TV là kỹ năng giao tiếp,sau đó là kỹ năng nhận thức,bao gồm nhận thức thế giới xung quanh,tự nhận thức,ra quyết định… Trong sách giáo khoa môn TV Tiểu học,có nhiều bài học mà tên gọi của nó đã nói rõ mục tiêu giáo dục các kỹ năng giao tiếp xã hội như : Viết tự thuật,Lập danh sách hs,Lập thời gian biểu,Viết thiếp chúc Tết,Viết quảng cáo,Viết thư,Điền vào giấy tờ in sẵn,Làm biên bản cuộc họp,Thuyết trình và tranh luận…Nhiều bài Luyện từ và câu có nội dung rèn luyện nghi thức lời nói,nhiều bài Tập đọc giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành một số kỹ năng giao tiếp cộng đồng như mẫu đơn,thư,quảng cáo,báo cáo,biên bản…hoặc cung cấp những câu chuyện mà qua đó hs có thể rút ra những nội dung rèn KNS. Khả năng giáo dục KNS của môn TV không chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện qua PPDH của gv.Do đó người gv phải vận dụng các PPDH phát huy tính tích cực,chủ động,sáng tạo của hs như thực hành giao tiếp,trò chơi học tập,PP nêu Chuyên đề về kỹ năng sống 4 và giải quyết vấn đề,PP tổ chức hoạt động nhóm,PP hỏi –đáp…Thông qua các hoạt động học tập,được phát huy trải nghiệm,rènkỹ năng hợp tác,bày tỏ ý kiến cá nhân,đóng vai…hs có cơ hội rèn luyện,thực hành nhiều KNS cần thiết. 2.Mục tiêu giáo dục KNS trong môn TV: Việc giáo dục KNS trong môn TV ở Tiểu học nhằm giúp hs bước đầu hình thành và rèn luyện cho hs các KNS cần thiết,phù hợp lứa tuổi,giúp các em nhận biết được những giá trị tốt đẹp trorng cuộc sống,biết tự nhìn nhận,đánh giá đúng về bản thân để tự tin,tự trọng và không ngừng vươn lên trong cuộc sống;biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân,với cộng đồng và với môi trường tự nhiên;biết sống tích cực,chủ động trong mọi điều kiện,hoàn cảnh. IV.Tình hình đạo đức và thực hành kĩ năng sống của hs hiện nay : Hs còn yếu về đạo đức (ĐĐ) và KNS : • Tình trạng xuống cấp về ĐĐ,lối sống và bạo lực trong một bộ phận hs. • Ý thức chấp hành pháp luật (luật giao thông,ma túy,trộm cắp…) • Không có khả năng ứng xử,giao tiếp (thiếu nhất). • Thiếu khả năng xử lý các tình huống xảy ra trong cuộc sống (bị xâm hại; trách nhiệm với bản thân,với mọi người,với môi trường…) V.Nguyên nhân: • Hs được cha mẹ quá nuông chiều,ít được quan tâm giáo dục ĐĐ và KNS. • Thói quen,lối sống ích kỉ,không quan tâm đến người khác. • Xã hội có nhiều biến động xấu làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của hs. • Nhà trường chưa có chương trình giáo dục KNS cho hs. • Người lớn chưa làm gương cho hs. VI.Một số KNS cần thiết: KN cơ bản KN nâng cao Ghi chép,lắng nghe,đọc,nói,viết (đọc nhanh,tốc kí) Khai thác thông tin,sáng tạo,làm việc độc lập,trình bày. Đặt câu hỏi,trả lời,ghi nhớ,nêu khái niệm. Trình bày,quản lý thời gian,giao tiếp. Phân tích,tổng hợp. Học quên,học thất bại. Đàm phán,giải quyết xung đột,quản lý. VII.Các biện pháp giáo dục ĐĐ và KNS cho hs Tiểu học: 1.Nguyên tắc: • Tích hợp trong các môn học. • Tiến hành thường xuyên,liên tục. Chuyên đề về kỹ năng sống 5 • Tiến hành ở mọi lúc,mọi nơi • Gắn liền với thực tiễn cuộc sống,môi trường xung quanh. 2.Biện pháp : a. Sẽ có chương trình giáo dục KNS cho từng cấp học (2010-2011) Chương trình của Tiểu học bao gồm 4 chủ đề sau : Chủ đề Hòa bình Chủ đề Quyền con người Chủ đề Dân chủ Chủ đề Sự phát triển bền vững Tình yêu thương Bình đẳng Tôn trọng pháp luật Giữ gìn và bảo vệ môi trường Khoan dung Tinh thần trách nhiệm Tự do và trách nhiệm Thích nghi trong cuộc sống Em và mọi người Tôn trọng mọi người Em là người công dân nhỏ tuổi Giản dị,tiết kiệm Quan tâm và chia sẻ Hợp tác Đoàn kết Tương lai của em. b.Người lớn làm gương . c.Đổi mới PPDH,tăng cường các kĩ năng làm việc của con người thế kỉ 21. c.1.Thống nhất nội dung giữa các tổ chức trong trường.Phân chia nội dung cho mỗi tổ chức: • Đội :chịu trách nhiệm về nội dung nào được thể hiện thông qua hoạt động xã hội. • Nhà trường: những nội dung liên quan đến kiến thức học trên lớp. • Công đoàn:chịu trách nhiệm xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng được yêu cầu là tấm gương sáng cho học sinh noi theo,vì học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức khi được học trên lớp mà tiếp thu kiến thức thông qua việc tự học ngoài lớp,tức là hoạt động ngoài giờ lên lớp (tự quan sát xung quanh và tự tạo ra kiến thức cho mình qua hoạt động của người lớn) c.2. Phần lớn các bài văn học trong chương trình Tiểu học chủ yếu là những nội dung về tình cảm gia đình, thầy cô, nhà trường và những người lao động, giáo viên cần gắn nội dung bài giảng vào thực tế, xem đó là những tình huống mà học sinh phải đối diện (theo tư tưởng xuất phát từ thực tế để giảng dạy). -Cách dạy lâu nay là gv giảng bài và liên hệ thực tế, bây giờ mỗi bài giảng là một tình huống để hướng dẫn hs tìm ra được những bài học (đó là những giá trị trong các thang giá trị đã nêu ở trên). c.3. Xây dựng nhà trường thành một môi trường thật tốt theo hướng: sự phát triển của cá nhân trong môi trường. VIII. Những nội dung cơ bản của KNS : 1. Phòng GD&ĐT có công văn số 152/CV-GD ngày 9/11/2009 về việc xây dựng chương trình rèn kỹ năng sống cho hs Tiểu học và THCS,yêu cầu các trường xây dựng và triển khai thực hiện chương trình rèn KNS cho hs theo mục đích và đạt được các yêu cầu đề ra. Chuyên đề về kỹ năng sống 6 2. Tổ chức UNESCO của ủy ban quốc tế về giáo dục đã đề ra phương châm: Learning to know,learning to do,learning to live together and learning to be. (Học để biết-học để làm-học để chung sống-học để làm người,để tồn tại và để tự khẳng định mình) 3. Nội dung chính của chương trình: • Rèn luyện khả năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống,thói quen và kỹ năng làm việc,sinh hoạt theo nhóm. • Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe;kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông,đuối nước và các tai nạn thương tích khác. • Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa,chung sống thân thiện,phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội. Đây là những nội dung do Bộ GD&ĐT ban hành nhưng chưa hợp lý lắm vì đến người lớn chưa hẳn đã có được, vì vậy nên thực hiện những nội dung cụ thể sau đây đối với hs bậc tiểu học: Đem đến cho trẻ kỹ năng biết tôn trọng bao gồm: Tôn trọng bạn bè và tôn trọng bố mẹ, người thân trong gia đình, thầy cô giáo và người lớn tuổi. Đối với bạn bè thì biết chia sẻ (không tranh dành của nhau, không doạ nạt nhau, đánh nhau…); biết nhường nhịn (có thể từ cái kẹo); biết hợp tác với nhau trong công việc, giúp đỡ nhau. Đối với người lớn thì trước hết biết phân biệt thứ bậc trong gia đình giữa ông bà, cha mẹ, anh chị em…; biết kính trọng bằng sự lễ phép, lễ phép bằng lời nói (nói có chủ ngữ, trong lời nói phải có những từ thể hiện sự tôn trong như: dạ, thưa, vâng, ạ…, khi hỏi thì phải hỏi ai? Trả lời thì phải lễ phép…); lễ phép bằng hành động khi đưa vật gì đó cho người lớn thì phải đưa bằng hai tay…Từng bước giáo dục cho trẻ tinh thần trách nhiệm (mặc dù hiện nay vô trách nhiệm khá nhiều và nhiều thầy cô không hiểu trách nhiệm là gì).  Đem đến cho trẻ KNS trung thực mà Bác Hồ gọi là thật thà. Đem đến cho trẻ những nội dung trong 5 điều Bác Hồ dạy Đem đến cho trẻ kỹ năng tự phục vụ như biết tự chăm sóc cho mình (tự làm vệ sinh cho mình buổi sáng và buổi tối, biết cách ăn uống có văn hoá, biết giúp bố mẹ những việc phù hợp sức khoẻ của lứa tuổi như quét nhà, dọn dẹp trong nhà, rửa chén bát, ly uống nước thay vì thuê Osin…) Biết phân biệt những nguy cơ đơn giản trong cuộc sống, cái gì nên tránh, cái gì không nên tránh. Phân biệt theo quan niệm của trẻ là cái gì tốt và cái gì xấu. XI.Một số biện pháp giáo dục tích cực (BPGDTC) : 1.Khái niệm : Giáo dục tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ, có sự thỏa mãn giữa người lớn – trẻ em và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em. 2.Tác dụng sử dụng các BPGDTC: • Học sinh: - Có nhiều cơ hội chia sẻ,bày tỏ, được mọi người quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến. - Tích cực chủ động hơn trong học tập. - Tự tin trước mọi người. - Khả năng của trẻ được phát huy. 3.Điều kiện để tiến hành các BPGDTC : Chuyên đề về kỹ năng sống 7 • Môi trường thân thiện (đã có cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện-hs tích cực” ) • Gv hiểu tâm sinh lý trẻ,điều kiện sống,hoàn cảnh gia đình của hs. • Cách xử sự của gv (gương mẫu,yêu thương hs). • Sự quan tâm của CBQL giáo dục. 4.Các BPGDTC: a.Thay đổi cách cư xử trong lớp học: a.1.Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán (nội quy lớp học là một ví dụ) a.2.Khuyến khích, động viên tích cực: + Có nhiều hình thức khuyến khích, động viên như : một nụ cười, một lời khen ngợi, sự công nhận trước bạn bè, biểu dương, khen thưởng. + Có nhiều cách khen thưởng : gọi điện, viết thư, bình bầu,… a.3.Những hình thức phạt phù hợp, nhất quán: + Phạt cần giúp hs hiểu rằng cách xử sự của em như vậy chưa đúng chứ không phải bản thân em không tốt. VD:Tước bỏ quyền lợi đặc biệt, tạm đình chỉ tham gia những hoạt động mà các em ưa thích, làm tự kiểm điểm bản thân, làm chế độ báo cáo hằng ngày… a.4.Làm gương trong cách cư xử. b. Quan tâm đến những khó khăn của trẻ: Hs thường mắc lỗi do nhiều nguyên nhân:do hoàn cảnh gia đình,trẻ là nạn nhân của cách đối xử bạo lực,khiếm khuyết chức năng nào đó. c.Tăng cường sự tham gia của trẻ trong xây dựng lớp học. d.Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp : Tập thể lớp tốt là một tập thể hướng tới và hoạt động dựa trên các giá trị : tôn trọng,yêu thương giúp đỡ lẫn nhau,đoàn kết,có tinh thần trách nhiệm,biết cách giải quyết những xung đột bằng con đường không có bạo lực… C.KẾT LUẬN Trên đây là một số vấn đề liên quan đến việc “Tích hợp giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp”ở Tiểu học.Đây là một khái niệm khá mới mẻ;mặc dù chúng ta vẫn thực hiện từ trước đến nay nhưng chưa có sự hệ thống lại và chưa trở thành một vấn đề khiến toàn xã hội nói chung và toàn ngành giáo dục nói riêng quan tâm như hiện nay.Những nội dung được trình bày trong báo cáo này chắc chắn còn nhiều thiếu sót,vì thế rất mong các bạn đồng nghiệp sẽ cùng quan tâm chia sẻ và đóng góp thêm ý kiến. Trân trọng cám ơn và kính chúc sức khỏe,thành đạt. DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GD-ĐT Bảo Lộc ngày 24 tháng 11 năm 2010 Người viết báo cáo Chuyên đề về kỹ năng sống 8 VŨ THỊ BÍCH SƠN D.PHỤ LỤC I.TRẮC NGHIỆM VỀ CÁCH GIÁO DỤC TRẺ: 1.Cách hiệu quả nhất để khen thưởng trẻ về hành vi tốt của chúng là : • Bằng những điều thú vị,vui vẻ khác. • Bằng cách khen ngợi và động viên. • Bằng những biểu đồ sao chiến công. • Bằng đồ chơi. 2.Các nghiên cứu gần đây nói gì về tác dụng của việc “bợp tai” trẻ? • Luôn luôn giúp giảm bớt những hành vi xấu nơi trẻ. • Giúp trẻ trở nên tự tin hơn. • Trẻ biết cách thuyết phục người lớn theo ý mình. • Gia tăng sự hung hăng nơi trẻ. 3.Phương pháp dạy dỗ nào giúp trẻ có những hành vi tốt? • Rút lại một đặc quyền,đặc ân nào đó trước đây đã cho trẻ. • Bợp tai trẻ. • Phớt lờ những hành vi không tốt nơi trẻ. • Phát huy những hành vi mang tính tích cực nơi trẻ. 4.Ý nghĩa của việc “trả giá” khi trẻ có hành vi không tốt ? • Trẻ sẽ để ý hơn về hành vi của mình. • Trẻ sẽ thuyết phục được cha mẹ làm theo ý mình. • “Đùa tí thôi” • Làm phiền ba mẹ. II. TƯ LIỆU THAM KHẢO TỪ NGUỒN INTERNET ĐỂ RÈN KNS CHO HS: 1/ KNS : Trên thế giới đã tồn tại nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về KNS.Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức khác nhau. Thông thường, KNS được hiểu là những kỹ năng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao, để thích ứng (tồn tại và phát triển) trong cuộc sống xã hội và các điều kiện tự nhiên đang có quá nhiều thay đổi và bất trắc hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển, giáo dục KNS là việc hết sức quan trọng. Giáo dục KNS cần bắt đầu từ tiểu học, thậm chí là ở tuổi mầm non. Ở lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách. 2/ HỌC ĐỂ LÀM GÌ? Học để biết – Học để làm – Học để chung sống – Học để làm người, tồn tại, tự khẳng định mình. Chuyên đề về kỹ năng sống 9 Learning to know, learning to do, learning to live together and learning to be. (UNESCO của Ủy ban Quốc tế về Giáo dục) 3/ CHƯƠNG TRÌNH RÈN KỸ NĂNG SỐNG: Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm ., thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống… Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, kết quả học tập kém . Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống. Thực tế, việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống, ở nước ta còn rất hạn chế. Nhà trường vẫn còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên .). Từ năm 2001, thông qua dự án “Giáo dục sống khoẻ mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên”, với sự hỗ trợ của UNICEF tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông các tỉnh: Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Gia Lai, Kon Tum, TP Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang. Các em được rèn luyện kỹ năng ứng phó với những tác động ảnh hưởng đến cuộc sống như: phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, sức khoẻ sinh sản, vấn đề quan hệ tình dục sớm… Dự án khá thành công, hình thành thái độ tích cực của học sinh đối với việc xây dựng cuộc sống khoẻ về thể chất, mạnh về tinh thần, hiểu biết về xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh để họ chủ động trong việc truyền thụ kiến thức kỹ năng cho con em mình. Ở Singapore, 1 nước nhiệt đới nắng nóng quanh năm nhưng HS 2 năm cuối của Trường Trung học Anglo-Chinese không được phép mặc… quần soóc như các HS lớp thấp hơn. Lý giải điều này, Đỗ Hoàng Hải, 1 HS của trường cho biết: “Lên 2 năm cuối, bọn em phải chuyển sang đồng phục quần dài bởi mục tiêu của trường là đào tạo HS sau 4 năm đầu thành một cán bộ (an officer), một học giả (a scholar) và 2 năm cuối thành một quý ông (a gentleman), một nhà lãnh đạo (a leader) và một công dân toàn cầu (a global citizen). Mà một “quý ông” thì không thể… mặc quần cộc tới trường . Tại trường Lawnswood (Thành phố Leeds, Vương quốc Anh) HS được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như kết quả học tập kém, cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, sức khỏe yếu… để trẻ em làm quen và biết vượt qua những điều ấy như thế nào. Ngoài ra, còn có rất nhiều chương trình dạy kỹ năng sống – living skills cho trẻ.” Nắm bắt nhu cầu xã hội hiện nay, hàng loạt các trung tâm, khoá học dạy kỹ năng sống đua nhau “mọc lên như nấm sau mưa”. Có thể kể đến Cung Thiếu nhi Hà Nội, Trường đội Lê Duẩn, Trung tâm ABS Training, Eveil, Skids Club . Các trung tâm này, chiêu sinh đủ mọi lứa tuổi, thậm chí, có khoá học chiêu sinh trẻ ở tuổi lên . ba! Mức học Chuyên đề về kỹ năng sống 10 [...]... các vấn đề Trẻ có phản ứng linh hoạt, Biết ứng phó với sự căng thẳng, biết đối phó khi bị bắt nạt, lạm dụng, … Các khóa học được mở liên tục vào các ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần (8h30 -10h30;16h-18h;18h15 – 20h15) Điều đáng nói ở đây là mỗi nơi dạy kỹ năng sống theo một cách, mà cách đó phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên Nói một cách khác, họ thuê được giáo viên ở đâu (Viện Tâm lý, chuyên. .. TRÍCH TỪ TÁC PHẨM TÂM HỒN CAO THƯỢNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KNS : TÂM SỰ CỦA MỘT PHỤ HUYNH HỌC SINH Kính gửi Thầy, Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật Nhưng xin Thầy hãy dạy cho cháu biết: cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ ta sẽ có một nhà... mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đô la nhặt được trên hè phố Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ Chuyên đề về kỹ năng sống 11 Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất là những kẻ dễ bị đánh bại nhất Xin hãy giúp cháu nhìn... tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã, và cứng rắn với những kẻ thô bạo Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế Xin hãy dạy cho cháu biết, phải lắng nghe tất cả mọi người, nhưng cũng... và cả những khi con tưởng thầy có ý tây vị Yêu thầy khi thầy tươi vui, nhưng càng yêu thầy khi thầy buồn bã Và bao giờ con cũng phải đọc tiếng “thầy” một cách trân trọng vì sau tiếng “cha” thì tiếng Chuyên đề về kỹ năng sống 12 “thầy” là tiếng cao quí hơn cả, là tiếng đẹp đẽ hơn cả mà một người có thể đem tặng người khác ( Tâm hồn cao thượng) HỌC ĐƯỜNG Enricô con ơi! Việc học đối với con hình như khó... giờ luyện tập cũng đem ra học, viết Cho đến những trẻ mù, trẻ câm chúng cũng đều học cả Mỗi buổi sáng, lúc con ra trường, con hãy nghĩ cùng giờ ấy, trong thành phố ta có tới 3 vạn trẻ cũng như con đi “chầu” lớp học trong 3 tiếng đồng hồ để được mở mang trí tuệ Con lại nghĩ, xấp xỉ giờ này, con trẻ trong các nước trên hoàn cầu đều đi học cả Con hãy tưởng tượng những đứa trẻ lếch thếch trên những đường... đấu sẽ rèn luyện con nên người mạnh mẽ Con sẽ không bao giờ quên được hình ảnh mẹ con và con sẽ ước gì lại được nghe thấy tiếng êm ái và trông thấy nét mặt hiền từ của mẹ con, ví dù lớn đến mực nào, Chuyên đề về kỹ năng sống 13 khỏe đến mực nào, con vẫn thấy là một đứa trẻ chơ vơ và yếu đuối Con sẽ hồi tưởng lại những lúc đã làm cho mẹ con phải mếch lòng mà con buồn Lòng hối hận sẽ cắn rứt con Hình ảnh... sạch vết vô ơn ở trên trán con Con ơi! Lòng cha vẫn yêu con, vì con là mối hy vọng quý báu nhất đời của cha, nhưng cha thà không có con còn hơn là có đứa con ở bạc với mẹ Cha con ( Tâm hồn cao thượng) Chuyên đề về kỹ năng sống 14 . (2010-2011) Chương trình của Tiểu học bao gồm 4 chủ đề sau : Chủ đề Hòa bình Chủ đề Quyền con người Chủ đề Dân chủ Chủ đề Sự phát triển bền vững Tình yêu thương. động giáo dục nên tiến hành như thế nào cho có hiệu quả? Chuyên đề về kỹ năng sống 1 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “TÍCH HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC-KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH

Ngày đăng: 04/11/2013, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w