chương trình dạy hóa học phổ thông hiện đại
Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC PHÒNG HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG SAU ĐẠI HỌC WX THƯ MỜI DỰ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC HÓA HỌC PHỔ THÔNG HIỆN ĐẠI- LÍ LUẬN VÀ THỰC HÀNH Phần 1: Chương trình dạy học Hóa học ở trường phổ thông– 23/2/2013 Phần 2: Phương pháp và phương tiện dạy học Hóa học – 2/3/2013 Phần 3: Giáo viên và Đào tạo giáo viên Hóa học– 9/3/2013 Khoa Hóa học, Phòng Hợp tác Quốc tế, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm TP. HCM cùng hân hạnh giới thiệu chuyên đề đào tạo Dạy học Hóa học phổ thông hiện đại. Chuyên đề được phụ trách trực tiếp bởi Giáo sư Hans Jürgen Becker, một học giả nổi tiếng quốc tế về nghiên cứu trong lĩnh vực Phương pháp dạ y học Hóa học. Chuyên đề này nhằm giới thiệu về lí luận, quan điểm và thực tế dạy học Hóa học hiện nay ở các nước có nền giáo dục phát triển như ở Châu Âu, cụ thể là nước Đức. Từ đó luận bàn đến những thách thức trong giảng dạy Hóa học mà các nhà giáo dục ở Việt Nam hiện nay có thể đang gặp phải. Hy vọng qua chuyên đề này, ng ười tham dự có thể có thêm cơ sở khoa học để nhận định đầy đủ hơn về thực tiễn giảng dạy cũng như chỉ đạo giảng dạy hóa học. Trân trọng kính mời các thầy cô quan tâm đến tham dự. BAN TỔ CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC, PHÒNG HỢP TÁC QUỐC TẾ, PHÒNG SAU ĐẠI HỌC 280 An Dương Vương, Q.5, TP.HCM Website: www.hcmup.edu.vn Giảng viên phụ trách: GS. Hans Jürgen Becker - Đại học Paderborn, CHLB Đức Phiên dịch viên: NCS. Minh Quang Nguyễn Thời gian: 3 buổi chiều 23/2, 2/3 và 9/3/2013 (13h30 – 16h30) Địa điểm: phòng M104, 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, TP. HCM. Ngôn ngữ: Song ngữ, Đức-Việt Lệ phí chuyên đề: 300.000 VNĐ/người dự, đóng và nhận phiếu thu vào ngày khai giảng chuyên đề 23/2/2013. Đối tượng tham dự: Các chuyên viên Phòng Phổ thông thuộc Sở GD& Đ T, giáo viên, giảng viên Hóa học các trường trung học, cao đẳng, đại học, các học viên sau đại học mong muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực dạy học hóa học. Cách thức đăng ký: - Đăng kí qua điện thoại: 090 803 2008, gặp cô Hoa. - Đăng kí qua email: ghi rõ tên và số điện thoại gửi đến: hoadth@hcmup.edu.vn Thời hạn: trước ngày 15/2/2013. Chứng chỉ tốt nghiệp Sau khi tham gia chuyên đề, học viên sẽ được trao chứng chỉ hoàn tất chương trình từ Đại học Sư phạm TP. HCM Phương thức giảng dạy Các buổi học được triển khai thông qua các bài giảng, thảo luận tại lớp và các bài đọc ở nhà. Mục tiêu chương trình - Truyền tải đến những người tham dự những kiến thức, nhận th ức cốt lõi về phương pháp dạy học Hóa học hiện đại ở những nước có nền giáo dục phát triển nhất Châu Âu. - Kết nối những người đang và sẽ theo đuổi việc đổi mới phương pháp giảng dạy Hóa học và tạo điều kiện để học viên tiếp cận với các phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và cách tư duy hiện đại, và nâng cao k ỹ năng trong lĩnh vực dạy học hóa học. - Khuyến khích cơ hội đối thoại, học hỏi và cùng nhau bàn luận về những khó khăn, thách thức mà các giáo viên hóa học ở Việt Nam đang đối mặt. Trang 2 Đôi dòng về GS Hans Jürgen Becker GS Hans Jürgen Becker hiện là giáo sư về Phương pháp dạy học Hóa học (Didactics of Chemistry) tại trường Đại học Paderborn, CHLB Đức từ năm 1995. Trước đó, từ năm 1967 đến năm 1986, ông đã trải qua nhiều công việc giảng dạy, nghiên cứu tại Berlin. Năm 1978, ông nhận bằng Tiến sĩ về Dạy học Hóa học và Xã hội học trước khi được công nhận Giáo sư vào năm 1992 dưới thời Wolfgang Glöckner tại tr ường FU Berlin với luận án về Phương pháp dạy học Hóa học. Các nghiên cứu chính của ông là các học thuyết và lí luận dạy học Hóa học. Ông đồng thời là thành viên sáng lập hệ thống Phương pháp dạy học Hóa học ở Châu Âu (Establishment of a systematical Didactis of Chemistry). Nội dung chuyên đề Phần 1: Chương trình dạy học Hóa học ở trường phổ thông 1. Làm rõ mục tiêu của giáo dục trong xã hội và tầm quan trọng của môn hóa học đối vớ i học sinh trong cuộc sống thực ở các trường phổ thông ở các nước phát triển. 2. Giới thiệu về hệ thống trường học và thời khóa biểu đặc trưng của học sinh ở Châu Âu, tiêu biểu là nước Đức. 3. Phân tích thái độ của học sinh, cũng như đề cập đến những khó khăn mà học sinh gặp phải khi học hóa học. 4. Phân tích về chương trình giảng dạy hóahọc. 5. Giới thiệu kì thi PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) và kì thi TIMMS (Đo lường xu hướng học tập toán và khoa học quốc tế) Phần 2: Phương pháp và phương tiện dạy học Hóa học 1. Làm rõ vai trò của phương tiện truyền thông trong dạy học hóa học, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của điện thoại thông minh và Internet. 2. Phân tích và làm rõ sự khác biệt của các phương pháp dạy học hóa học hiện đại trong các lớp học ở Châu Âu. 3. Giới thiệu và phân tích các học thuyết là nền tảng của dạy học hóa học hiện đại. Lấy ví dụ cụ thể trong bối cảnh dạy học hóa học ở Châu Âu. Phần 3: Giáo viên và Đào tạo giáo viên Hóa học 1. Luận bàn về vấn đề thế nào là một giáo viên hóa học giỏi, cũng như nêu lên các trách nhiệm và yêu cầu của giáo viên. Đề cập đến những thuận lợi và hạn chế của giáo viên hóa học ở Châu Âu, tiêu biểu là tại Đức ngày nay. 2. Giới thiệu và phân tích về đào tạo giáo viên Hóa học ở Châu Âu, tiêu biểu là tại Đức: các trường được đào tạo, lí luận dạy học hóa học, chương trình đào tạo và vấn đề nghiên cứu khoa học kết hợp với dạy học hóa học. MIỄN LỆ PHÍ DÀNH CHO MỘT SỐ SINH VIÊN ĐANG HỌC TẠI KHOA HÓA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM Sinh viên đang học tại Khoa có thể được miễn lệ phí khi tham gia học tập chuyên đề này với điều kiện sau: Viết và gửi một “Bài luận ngắn” về mục đích của việc tham gia học tập chuyên đề. Bài luận này cần giải thích thêm động cơ học tập chuyên đề và dự kiến lợi ích thu được. Bài viết này giới hạn không quá 300 từ và gửi qua email: hoadth@hcmup.edu.vn trước ngày 31/1/2013. HIỆU TRƯỞNG . TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC PHÒNG HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG SAU ĐẠI HỌC WX THƯ MỜI DỰ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC HÓA HỌC PHỔ THÔNG HIỆN. giảng viên Hóa học các trường trung học, cao đẳng, đại học, các học viên sau đại học mong muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực dạy học hóa học. Cách