1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Tiểu luận thực phẩm chức năng

61 7,1K 79
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 3,4 MB

Nội dung

Tiểu luận thực phẩm chức năng

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của công nghệsinh học đối với nền kinh tế quốc dân nước ta nói riêng và thế giới nói chung.Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của ngành công nghệ sinh học, được coi làthời điểm lịch sử mà con tầu vũ trụ mang tên ‘công nghệ sinh học’ đã rời khỏi

bệ phóng để bay đến tầm cao mới Cùng với sự khẳng định vượt trội của bảnthân ngành khoa học này, thì sức khỏe của con người cũng được cải thiện mộtcách đáng kinh ngạc

Sức khoẻ không phải chỉ đơn thuần là không có bệnh tật mà còn phải cómột tình trạng thoải mái về tâm thần, thể chất và xã hội Sức khoẻ là tài sảnquý giá nhất của mỗi con người và là nguồn động lực cho phát triển xã hội

“Sức khỏe nhân sinh, tạo phúc xã hội”

Từ vài thập kỷ qua, thực phẩm chức năng (TPCN) phát triển nhanhchóng trên toàn thế giới Chúng ta đã biết, sự phát hiện tác dụng sinh nănglượng và vai trò các thành phần dinh dưỡng thiết yếu đã giúp loài người từngbước hiểu được các bí mật của thức ăn và kiểm soát được nhiều bệnh tật vàvấn đề sức khoẻ liên quan Thực phẩm cho đến nay, con người mặc dù sửdụng chúng hàng ngày nhưng vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về các thành phầncác chất dinh dưỡng trong thực phẩm, về tác động của thực phẩm tới các chứcnăng sinh lý của con người Các đại danh y như Hypocrates, Tuệ Tĩnh đềuquan niệm “thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn” Loài người ngày càng pháttriển, mô hình bệnh tật cũng thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội loàingười, đặc biệt từ giữa thế kỷ XX đến nay Cùng với sự già hoá dân số, tuổithọ trung bình tăng, lối sống thay đổi, các bệnh mãn tính liên quan đến dinhdưỡng và thực phẩm, lối sống ngày càng tăng Việc chăm sóc, kiểm soát cácbệnh đó đặt ra nhiều vấn đề lớn cho y học, y tế và phúc lợi xã hội Người tathấy rằng, chế độ ăn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và xử lý với

Trang 2

nhiều chứng, bệnh mạn tính Một trong những căn bênh được quan tâm nhiềukhi sử dụng các dòng sản phẩm chức năng để hỗ trợ đón là căn bệnh đái tháođường.

Chính vì những lợi ích thiết thực mà sản phẩm TPCN mang lại cho conngười nói chung và với bênh đái tháo đường nói riêng mà nhu cầu được sửdụng các sản phẩm đó ngày một tăng cao cả về chất lượng và số lượng Đểtồn tại và đáp ứng được nhu cầu đó, đòi hỏi các nhà sản xuất, các nhà khoahọc phải không ngừng nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm ngày càng ưu việthơn

Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểudòng thực phẩm chức năng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Trang 3

Chương I : TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG &

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.

I Định nghĩa và tên gọi của thực phẩm chức năng.[2][3][6][7][8][9][10]

1.1 Các thuật ngữ có liên quan.

Thực phẩm (Food): Tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho

con người gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm, hút và tất cả các chất được sử dụng

để sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ phẩmhoặc những chất chỉ được dùng như dược phẩm

Nhãn (Label): Thẻ, dấu hiệu, hình ảnh hoặc một hình thức mô tả được viết,

in, ghi, khắc nổi, khắc chìm hoặc gắn vào bao bì thực phẩm)

Nhãn hiệu hàng hoá (Trade Mark): Là những dấu hiệu dùng để phân biệt

hàng hoá cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau Nhãn hiệuhàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thểhiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc

Ghi nhãn (Labelling): Dùng chữ viết hoặc hình ảnh để trình bày các nội

dung của nhãn nhằm cung cấp các thông tin về bản chất sản phẩm đó

Bao bì (Container): Vật chứa đựng dùng để chứa thực phẩm thành đơn vị để

bán Bao bì (bao gồm cả các lớp bọc) có thể phủ kín hoàn toàn hoặc một phầnthực phẩm

Bao gói sẵn (Prepackaged): Việc bao gói trước thực phẩm trong bao bì và

sẵn sàng để chào bán cho người tiêu dùng

Thành phần (Ingredient): Các chất có trong thực phẩm bao gồm cả phụ gia

thực phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm và cómặt trong thành phẩm cho dù có thể ở dạng chuyển hoá

Chất dinh dưỡng (Nutrient): các chất được dùng như một thành phần của

thực phẩm nhằm:

Cung cấp năng lượng

Cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống

Thiếu chất đó sẽ gây ra những biến đổi đặc trưng về sinh lý, sinh hoá

Trang 4

Xơ thực phẩm (Fibre): Chất liệu thực vật hoặc động vật có thể ăn được

không bị thuỷ phân bởi các men nội sinh trong hệ tiêu hoá của con người vàđược xác định bằng phương pháp thống nhất

Xác nhận (Claim): Việc ghi nhãn nhằm khẳng định một thực phẩm có những

chỉ tiêu chất lượng riêng biệt liên quan đến sự biến đổi về nguồn gốc, thuộctính dinh dưỡng, bản chất tự nhiên, đặc điểm chế biến, thành phần cấu tạo củathực phẩm đó

1.2.Thực phẩm chức năng:

Cho đến nay chưa có một tổ chức quốc tế nào đưa ra định nghĩa đầy đủ

về thực phẩm chức năng, mặc dù đã có nhiều Hội nghị quốc tế và khu vực về thực phẩm chức năng Thuật ngữ “Thực phẩm chức năng”, mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất quốc tế, nhưng được sử dụng rất rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới Gần đây các định nghĩa về thực phẩm chức năng được đưa

ra nhiều hơn và có xu hướng gần thống nhất với nhau.

+ Các nước châu Âu, Mỹ, Nhật: Đưa ra định nghĩa thực phẩm chức năng là

một loại thực phẩm ngoài 2 chức năng truyền thống là: cung cấp các chất dinh dưỡng và thoả mãn nhu cầu cảm quan, còn có chức năng thứ 3 được chứng minh bằng các công trình nghiên cứu khoa học như tác dụng giảm cholesterol, giảm huyết áp, chống táo bón, cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột…

+ Hiệp Hội thực phẩm sức khoẻ và dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế Nhật Bản, định

nghĩa: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm bổ sung một số thành phần có lợi

hoặc loại bỏ một số thành phần bất lợi Việc bổ sung hay loại bỏ phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được Bộ Y tế cho phép xác định hiệu quả của thực phẩm đối với sức khoẻ”.

+ Viện Y học thuộc viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ, định nghĩa: Thực

phẩm chức năng là thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ, là bất cứ thực phẩm nào được thay đổi thành phần qua chế biến hoặc có các thành phần của thực phẩm có lợi cho sức khoẻ ngoài thành phần dinh dưỡng truyền

Trang 5

thống của nó.

+ Hiệp Hội thông tin thực phẩm quốc tế (IFIC), định nghĩa: “ Thực phẩm

chức năng là thực phẩm mang đến những lợi ích cho sức khoẻ vượt xa hơn dinh dưỡng cơ bản”.

+ Úc, định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là những thực phẩm có tác dụng

đối với sức khoẻ hơn là các chất dinh dưỡng thông thường Thực phẩm chức năng là thực phẩm gần giống như các thực phẩm truyền thống nhưng nó được chế biến để cho mục đích ăn kiêng hoặc tăng cường các chất dinh dưỡng để nâng cao vai trò sinh lý của chúng khi bị giảm dự trữ Thực phẩm chức năng là thực phẩm được chế biến, sản xuất theo công thức, chứ không phải là các thực phẩm có sẵn trong tự nhiên”.

+ Hiệp Hội nghiên cứu thực phẩm Leatherhead (châu Âu): Cho rằng khó cóthể định nghĩa thực phẩm chức năng vì sự đa dạng phong phú của nó Các yếu

tố “chức năng” đều có thể bổ sung vào thực phẩm hay nước uống Tổ chức

này cho rằng: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm được chế biến từ thức ăn

thiên nhiên, được sử dụng như một phần của chế độ ăn hàng ngày và có khả năng cho một tác dụng sinh lý nào đó khi được sử dụng”.

+ Hàn Quốc: Trong Pháp lệnh về thực phẩm chức năng (năm 2002) đã có

định nghĩa như sau: “Thực phẩm chức năng là sản phẩm được sản xuất, chế

biến dưới dạng bột, viên nén, viên nang, hạt, lỏng có các thành phần hoặc chất có hoạt tính chức năng, chất dinh dưỡng có tác dụng duy trì, thúc đẩy và bảo vệ sức khoẻ”.

Điều kiện để sản phẩm lưu hành:

- Bằng chứng khoa học chứng minh hoạt chất an toàn (sơ đồ cây đánh giá antoàn, đánh giá độc tính); hiệu quả (thử nghiệm trên chuột, thử nghiệm lâmsàng, invivo và invitro và nằm trong danh mục cac chất các chất có hoạt tính

do Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm (KFDA) cho phép Nếu ngoài danhmục phải ghi khuyến cáo về các lợi ích đối với sức khoẻ trên nhãn)

- Phải xây dựng tiêu chuẩn/ đặc trưng kỹ thuật của sản phẩm

Trang 6

+ Trung Quốc: Không dùng thuật ngữ thực phẩm chức năng mà dùng thuậtngữ: thực phẩm sức khoẻ, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Từ xa xưa, ngườiTrung Quốc đã quan niệm: Ăn uống và điều trị bệnh có cùng một nguồn gốc

và thuốc và thực phẩm có chức năng như nhau Ví dụ:

- Sâm dùng để điều hoà miễn dịch

- Vừng đen, trà xanh: kìm hãm quá trình lão suy

- Hạt đào, hoa cúc: điều hoà mỡ máu

- Củ từ, hoa quả táo gai: giảm đường huyết

Bộ Y tế Trung Quốc đã có quy định về thực phẩm sức khoẻ (11/1996) vàđịnh nghĩa như sau: “Thực phẩm sức khoẻ:

- Là thực phẩm có chức năng đặc biệt đến sức khoẻ, phù hợp cho một nhóm đối tượng nào đó.

- Có tác dụng điều hoà các chức năng của cơ thể và không có mục đích sử

dụng điều trị”

+ Rober Froid M.: Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 17 về dinh dưỡng (ngày 31/8/2001) tại Viên (Áo) trong báo cáo “Thực phẩm chức năng: Một thách

27-thức cho tương lai của thế kỷ 21” đã đưa ra định nghĩa: “Một loại thực phẩm

được coi là thực phẩm chức năng khi chứng minh được rằng nó tác dụng có lợi đối với một hoặc nhiều chức phận của cơ thể ngoài các tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, khoẻ khoắn và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”.

+ Bộ Y tế Việt Nam: Thông thư số 08/TT-BYT ngày 23/8/2004 về việc

“Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng” đã đưa ra định

nghĩa: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của

các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”.

+ Như vậy, có rất nhiều các định nghĩa về thực phẩm chức năng Song tất cả

đều thống nhất cho rằng: Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm nằm giới

hạn giữa thực phẩm(truyền thống – Food) và thuốc (Drug)

Trang 7

Thực phẩm chức năng thuộc khoảng giao thoa (còn gọi là vùng xám) giữathực phẩm và thuốc Vì thế người ta còn gọi thực phẩm chức năng là thựcphẩm – thuốc (Food-Drug).

Khái quát lại có thể đưa ra một định nghĩa như sau: “Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm (hoặc sản phẩm) dùng để hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”.

1.3 Tên gọi.

TPCN tuỳ theo công dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, còn

có tên gọi khác sau:

+ Việt Nam và nhiều nước khác (như Nhật Bản, Hàn Quốc ):

(1) Thực phẩm chức năng

(2) Thực phẩm bổ sung (vitamin và khoáng chất) – Food supplement

(3) Sản phẩm bảo vệ sức khoẻ – Health Produce

(4) Thực phẩm đặc biệt – Food for Special use

(5) Sản phẩm dinh dưỡng y học – Medical Supplement

+ Mỹ: Dietary Supplement (thực phẩm bổ sung) và Medical Supplement(thực phẩm y học hay thực phẩm điều trị)

+ EU: Thực phẩm bổ sung (giống như thuật ngữ Dietary Supplement củaMỹ)

+ Trung Quốc: Sản phẩm bảo vệ sức khoẻ hay còn được dịch nguyênbản làthực phẩm vệ sinh Chức năng của các sản phẩm này rất rộng, bao gồm cảDietary Supplement (thực phẩm bổ sung) và Medical Supplement (thực phẩm

Trang 8

phẩm cây cỏ và sản phẩm động vật tự nhiên, có cùng nguồn gốc với thuốc yhọc cổ truyền dân tộc Xu thế của thế giới, nhất là ở các nước không có nền yhọc cổ điển (đông y) thì tất cả các dạng sản phẩm y học cổ truyền được sảnxuất hiện đại hơn và đổi thành thực phẩm chức năng, sản phẩm chức năng vớihàm lượng hoạt chất, vi chất ở mức xấp xỉ nhu cầu của cơ thể hàng ngày.

a,Phân biệt TPCN và thực phẩm truyền thống.

1) Cung cấp các chất dinh dưỡng.2) Chức năng cảm quan

3) Lợi ích vượt trội về sức khỏe (giảm cholesterol, giảm HA, chống táo bón, cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột…)

2 Chế biến Chế biến theo công

thức thô (không loại bỏ được chất bất lợi)

Chế biến theo công thức tinh(bổ sung thành phần có lợi, loại bỏ thành phần bất lợi) được chứng minh khoa học và cho phép của

cơ quan có thẩm quyền

Ít tạo ra năng lượng

4 Liều dùng Số lượng lớn Số lượng ít

5 Đối tượng

sử dụng

Mọi đối tượng Mọi đối tượng

Có định hướng cho các đối tượng: người già, trẻ em, phụ nữ món kinh…

6 Nguồn gốc

nguyờn liệu

Nguyên liệu thô từ thực vật, động vật (rau, củ, quả, thịt,

- Hoạt chất, chất chiết từ thực vật, động vật (nguồn gốc tựnhiên)

Trang 9

cỏ, trứng…) cú nguồn gốc tự nhiên

Thường xuyên, suốt đời

Có sản phẩm cho các đốitượng đặc biệt

b, Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc.

1 Định nghĩa Là sản phẩm dùng để hỗ

trợ (phục hồi, tăng cường và duy trì) các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, cótác dụng dinh dưỡng, tạocho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng cường đềkháng và giảm bớt nguy

cơ bệnh tật

Là chất hoặc hỗn hợp chất dùng cho người nhằm mục đích phũng bệnh, chữa bệnh, chuẩn đoán bệnh hoạc điều chỉnh chức năng sinh lý

cơ thể, bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế trừ thực phẩm chức năng

2 Công bố trên

nhãn của nhà

sản xuất

Là thực phẩm chức năng(sản xuất theo luật TP)

Là thuốc (vỡ sản xuất theo luật dược)

3 Hàm lượng

chất, hoạt

chất

Không quá 3 lần mức nhu cầu hàng ngày của

cơ thể

Cao

4 Ghi nhãn - Là TPCN

- Hỗ trợ các chức năng của các bộ phận cơ thể

- Là thuốc;

- Có chỉ định, liều dùng, chống chỉ định

Trang 10

II Chức năng của thực phẩm chức năng.[4][5]

TPCN vốn là một sản phẩm tốt bởi nó không chỉ cung cấp những dưỡngchất cơ bản cho cơ thể mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăngcường sức khỏe nhờ các chất chống ôxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein,vitamin C, vitamin E ), chất xơ và một số thành phần khác Tác dụng nổi trộicủa sản phẩm này là hỗ trợ điều trị bệnh, tham gia vào quá trình đẩy lùi bệnhtật trong cơ thể người cùng với sự tác động của các loại thuốc Đông, Tây y…

2.1 Tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ

Trang 11

Hình 1: Sơ đồ lão hóa và các yếu tố ảnh hưởngTPCN cung cấp các chất chống oxy hóa, các Hormone, các chất chốngstress, chống thoái hóa, bổ sung Vitamin, bổ sung khoáng chất, bổ sung cáchoạt chất sinh học, các hoạt chất thảo dược… các chất này cú tỏc dụng chốngoxy hóa cao, làm phân hủy các gốc tự do và như thế sẽ làm chậm quá trìnhlão hóa và giảm thiểu các tác hại của các gốc tự do lên các cơ quan, tổ chứccủa cơ thể, do đó làm kéo dài tuổi thọ của con người.

2.2 Tác dụng tạo sức khỏe sung mãn

Hình 2: Sức khỏe sung mãn

2.3 Tác dụng tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật

Sức đề kháng của cơ thể phụ thuộc vào quá trình chuyển hóa của cơ thể,đặc biệt là quá trình tổng hợp Protide, tổng hợp kháng thể, chế độ cung cấp

Trang 12

các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất Khi cơ thể đói, suy dinh dưỡng,rối loạn hấp thu, mắc các bệnh tiêu chảy, các bệnh chuyển hóa, cũng như quátrình lão hóa sẽ làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể? TPCN sẽ hỗ trợ cácchức năng của các bộ phận của cơ thể, bổ sung vitamin, khoáng chất,axitamin, hoạt chất sinh học, làm tăng hệ thống đề kháng không đặc hiệu vàđặc hiệu, từ đó làm giảm nguy cơ bệnh tật Ví dụ bổ sung kẽm, vitaminD,vitaminE … sẽ góp phần ngăn chặn giảm chức năng miễn dịch trong quá trìnhlão hóa, các sản phẩm từ nấm linh chi, nấm hương, tảo… có tác dụng tăngkhả năng miễn dịch của cơ thể.

2.4 Hỗ trợ phòng và trị bệnh

Hình 3: TPCN hỗ trợ điều trị bệnh

Sự sống muốn được duy trì cần sự ổn định của 2 vấn đề cơ bản sau đây:

- Cấu tạo các cơ quan, tổ chức tạo nên cơ thể

- Quá trình chuyển hóa vật chất bao gồm đồng hóa và dị hóa

Nếu cú sự rối loạn cấu tạo hoặc rối loạn chuyển hóa dẫn tới sự mất cânbằng bình thường, gây rối loạn chức năng, hạn chế lao động Đó chính làbệnh

TPCN bổ sung cho cơ thể các vitamin, khoáng chất, hoạt chất sinhhọc…sẽ hỗ trợ phục chế lại cấu tạo và quá trình chuyển hóa vật chất, từ đóphục hồi, tăng cường và duy trì các chức năng của các bộ phận trong cơ thể

Trang 13

và sẽ có tác dụng phòng và điều trị bệnh tật.

2.5 Hỗ trợ làm đẹp

TPCN hỗ trợ làm đẹp cho cả nội dung lẫn hình thức:

- Đẹp phẩm chất, tức là đẹp nội dung, bao gồm: không có bệnh tật, có sức bền

bỉ dẻo dai, các chức năng bền vững

- Đẹp hình thức: cân đối chiều cao, cân nặng, có da đẹp, răng miệng, đầu tóc,mắt, mũi, ngực mông, dáng đi đẹp và lời nói dịu dàng

2.6 Giúp phần phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo

Muốn có các sản phẩm TPCN cần có một chuỗi các công đoạn như nuôitrồng, chế biến sản xuất và lưu thông phân phối Quá trình đó đó tạo cụng ănviệc làm và thu nhập cho hàng chục triệu người, có khi hàng trăm triệu ngườitrên thế giới; góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhiều người

Với những đặc điểm ưu việt về tác dụng như trên của thực phẩm chứcnăng, chúng ta cần mở rộng phạm vi nghiên cứu và sản xuất TPCN, nhờ đó

mà người tiêu dùng có thể lựa chọn các sản phẩm TPCN mà mình mongmuốn

III Bệnh đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường đang trở thành mối nguy hại đối với toàn cầu,không kém gì HIV/AIDS khi 10 giây qua đi trên thế giới lại có người chết vìcăn bệnh này Số người mắc bệnh trên thế giới đã lên tới hơn 200 triệu, và sẽtăng lên hơn 300 triệu vào năm 2025 Tại các nước phát triển, tỷ lệ bệnh tănglên trung bình là 42%, còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam,con số này là 170%, nhưng điều đáng buồn là đa phần người bệnh đều khôngphát hiện ra bệnh của mình.[14]

Mỗi ngày, hàng chục bệnh nhân đến Bệnh viện Nội tiết Trung ươngkhám và điều trị Việc đầu tiên là họ sẽ được các bác sỹ thử phản ứng trênchính cơ thể Phương pháp thông thường là kiểm tra cảm nhận trên gan bànchân, bàn tay Người bệnh sẽ được phát hiện bệnh ngay nếu khi chọc thử mộtvật cứng vào mà tay hoặc chân đều không có cảm giác Xét nghiệm máu và

Trang 14

nước tiểu sẽ cho kết quả ngay và chính xác về độ nặng nhẹ của căn bệnh đáitháo đường.

Theo các bác sỹ, đa phần các bệnh nhân tìm đến bệnh viện khi đã quámuộn Bệnh đã tiến triển nặng, rất khó khăn cho việc điều trị

Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh việnnội tiết Trung ương cho biết: "Đái tháo đường có nhiều dạng: Type 1, đối vớingười trẻ: Biểu hiện rầm rộ, suy kiệt nhanh, uống nước nhiều, các cháu nhỏthì sút cân nhanh Type 2: Đối với người lớn tuổi, cân nặng không giảmnhiều, không uống nhiều nhưng mắt mờ, thường là phát hiện tình cờ như lunglay răng, đục thủy tinh thể "

Bệnh đái tháo đường tăng nhanh ở các nước đang phát triển, xảy ra với

cả khu vực nông thôn và tỷ lệ nông dân mắc căn bệnh này tại nước ta khôngngừng tăng lên hàng năm Tuy nhiên, chi phí điều trị bệnh lại theo kiểu nhàgiàu, tức là người bệnh sẽ buộc phải chung sống với nó, với thuốc men mỗingày và một chế độ tập luyện, dinh dưỡng nghiêm ngặt

Giáo sư - Tiến sỹ Tạ Văn Bình - Giám đốc Bệnh viện nội tiết Trungương phân tích: "Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa, kèm theo các rối loạn khácnhư mỡ máu, nội mô, mạch máu, bộc lộ ra ngoài Nhưng thực chất thì cả hệthống đó đã bị rối loạn, nên khi điều trị thì không chỉ là điều trị mộtbệnh".Giáo sư Bình đưa ra cảnh báo, căn bệnh này nếu không có những nhậnthức đúng và đầy đủ thì sẽ hủy diệt cả nhân loại không khác gì HIV/AIDS

Mà một trong những nguyên nhân lại nằm trong những thay đổi trong cuộcsống của chúng ta đó là thức ăn thừa năng lượng, lười vận động và stress

[14]

3.1 Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường.[15]

Đái tháo đường được chia thành hai loại chính: type I và type II Type Ihay đái tháo đường phụ thuộc insulin (IDDM) thường xuất hiện ở trẻ em vàthanh thiếu niên Type II hay đái tháo đường không phụ thuộc insulin(NIDDM) thường khởi phát sau tuổi 40

Trang 15

Về mặt di truyền IDDM và NIDDM khác nhau về bản chất di truyền.

Các phân tích kháng nguyên HLA ở những bệnh nhân IDDM cho thấy liênkết với HLA-DR3, HLA-DW3, HLA-DR4, HLA-B8 and HLA-B15 dươngtính rõ, và liên kết với HLA-B and HLA-DR âm tính rõ Gần 50% bệnh nhânđái tháo đường vị thành niên là HLA-B

Mặc dù những mối liên quan này không thấy ở những bệnh nhânNIDDM, nhưng các nghiên cứu mở rộng ở những cặp sinh đôi đơn hợp tử đãcho thấy là các yếu tố di truyền đóng vai trò rất lớn ở những bệnh nhân này.Khi nghiên cứu những cặp sinh đôi trên 40 tuổi, thì tỷ lệ phù hợp là 20 tới50% ở những cặp sinh đôi giống hệt nhau và 5% ở những cặp sinh đôi anhmắc IDDM so với tỷ lệ phù hợp đạt tới gần 100% ở những cặp sinh đôi giốnghệt nhau và chỉ 10% ở những cặp sinh đôi anh mắc NIDDM

Mặc dù sự di truyền có vẻ quan trọng trong tính nhạy cảm với đái tháođường, nhưng các yếu tố môi trường cũng rất quan trọng trong sự cảm ứngbệnh Nhiều yếu tố đã được xác định Một chế độ ăn giàu carbohydrate nghèochất xơ được tin là gây ra tiểu đường ở những kiểu hình nhạy cảm bệnh trongkhi các thực phẩm giầu xơ, giàu carbohydrate phức lại mang tính bảo vệ Béo phì là một yếu tố môi trường quan trọng, khi 90% số bệnh nhânNIDDM là béo phì Thậm chí ở những cá thể bình thường, việc tăng trọnglượng nhiều cũng dẫn tới không dung nạp carbohydrate, mức insulin cao hơn,

và tính mất nhạy cảm insulin ở các mô mỡ và cơ Quá trình tiến triển của tínhmất nhạy cảm với insulin (sẽ được thảo luận chi tiết hơn ở phần sau) được tin

là do các yếu tố cơ sở trong nguồn gốc NIDDM Việc giảm cân đơn thuần cóthể sửa chữa những bất thường này và cải thiện đáng kể sự rối loạn chuyểnhóa của DM hay biến đái tháo đường thành đái tháo đường dưới lâm sàng

Các yếu tố bệnh nguyên trong IDDM

Đái tháo đường phụ thuộc insulin thường được coi là do thiếu hụtinsulin Mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa biết, nhưng học thuyết hiệntại cho rằng khả năng dễ bị tổn thương do di truyền của tế bào beta di kèm với

Trang 16

một số khuyết điểm ở khả năng tái tạo của mô Nguyên nhân tổn thươngthường do hydroxyl và các gốc tự do khác, nhiễm virus, và các phản ứng tựmiễn Alloxan, dẫn xuất acid uric được dùng để gây ra đái tháo đường thựcnghiệm trên động vật, là một độc tố mạnh đối với tế bào beta, gây ra sự pháhủy thông qua hình thành gốc hydroxyl

Streptozotocin: Dẫn xuất N-nitroso của glucosamine hiện tại được thaythế alloxan làm tác nhân phá hủy các tế bào beta trong thực nghiệm cảm ứngđái tháo đường Bằng chứng dịch tễ học tình huống cho rằng việc ăn các hợpchất N-nitroso được tìm thấy trong thịt hun khói/muối gây nên đái tháo đường

ở những cá thể nhạy cảm, sinh ra tổn thương tế bào beta bằng cơ chế giốngvới streptozocin Nhiều chất khác, như vacor diệt gặm nhấm cũng liên quantới tổn thương tế bào beta

Nhiễm virus: Bằng chứng dịch tễ học và thực nghiệm hiện tại đã củng cốcho giả thuyết về bệnh nguyên virus của đái tháo đường trong một số trườnghợp Bệnh nguyên là virus được nghĩ đến đầu tiên do những thay đổi theomùa làm khởi phát bệnh (tháng mười tới tháng ba) Trong những tháng này,các bệnh virus như quai bị, viêm gan, bệnh đơn nhân nhiễm trùng (infectiousmononucleosis), rubella bẩm sinh và nhiễm virus coxsackie hay gặp hơn Cácvirus có khả năng gây nhiễm các tế bào beta của tụy và gây ra DM

Tự miễn: Tự miễn cũng là các yếu tố bệnh nguyên trong nhiều trườnghợp, đặc biệt là những cá thể HLA-B8 Các kháng thể chống các tế bào tụy(tất cả các loại) có ở 75% tổng số trường hợp IDDM so với 0,5 tới 2% trong

số người bình thường Mức kháng thể giảm xuống dần sau một vài tuần đầutiên của bệnh, gợi ý rằng có sự phá hủy tế bào beta và cạn kiệt kích thích củakháng nguyên Có khả năng là các kháng thể chống tế bào đảo phát triểntrong đáp ứng với sự phá hủy tế bào do các cơ chế khác (hóa học, virus, vânvân) khi tiếp xúc với các kháng nguyên tế bào bình thường vẫn được giấu đi(xem chương IV: nhiễm độc máu ruột trong phần thảo luận về vai trò của cácđộc tố ruột trong sự phát triển của các bệnh tự miễn) Có vẻ là các cá thể bình

Trang 17

thường sẽ không phát triển bệnh do phản ứng kháng thể hoặc có khả năng sửachữa tổn thương khi nó xảy ra

Cai sữa sớm và tiếp xúc với sữa bò: Các nghiên cứu gần đây đã cung cấpnhững bằng chứng vững chắc cho thấy việc tiếp xúc với một protein trong sữa

bò (bò albumin peptide) của trẻ mới sinh có thể làm phát động quá trình tựmiễn và hệ quả là đái tháo đường type I Mặc dù các bằng chứng trên độngvật và trong phòng thí nghiệm cố bào chữa cho luận điểm này, nhưng cácnghiên cứu liên quan tới người và các giai đoạn cuối của lâm sàng đã đưa racác kết quả trái ngược lại

Sự xem xét và phân tích quyết định tất cả các thông tin có liên quantrong y văn đã chứng tỏ rằng việc tiếp xúc sớm với sữa bò, thực tế, có thể làyếu tố quyết định quan trọng trong bệnh đái tháo đường type I và có thể làmtăng nguy cơ lên khoảng 1,5 lần Trong các nghiên cứu kiểm soát trường hợp,những bệnh nhân bị đái tháo đường type I thường bú sữa mẹ dưới ba tháng vàtiếp xúc với sữa bò hay các thức ăn rắn trước bốn tháng tuổi

3.2 Phân loại bệnh đái tháo đường.[15]

Đái tháo đường được chia thành hai loại chính: type I và type II Type Ihay đái tháo đường phụ thuộc insulin (IDDM) thường xuất hiện ở trẻ em vàthanh thiếu niên Type II hay đái tháo đường không phụ thuộc insulin(NIDDM) thường khởi phát sau tuổi 40

Đái tháo đường phụ thuộc insulin: IDDM đi kèm với sự phá hủy hoàn toàn

các tế bào beta của tụy, nơi sản xuất hormone insulin Những bệnh nhânIDDM cần insulin trong suốt cuộc đời để điều khiển mức đường máu Nhữngbệnh nhân đái tháo đường type I phải học cách điều khiển mức đường máucủa mình ngày qua ngày ở mức bình thường, thay đổi loại insulin và liềulượng là cần thiết, theo kết quả các xét nghiệm đường máu thường xuyên.Khoảng 10% tổng số bệnh nhân là type I

Trang 18

Mặc dù nguyên nhân chính xác của đái tháo đường type I chưa biết,nhưng học thuyết hiện tại cho rằng đó là do tổn thương các tế bào beta sảnxuất ra insulin kèm theo một số khuyết điểm ở khả năng tái tạo của mô Đáitháo đường type I có vẻ như có cơ chế tự miễn mà nguồn gốc là các kháng thểchống tế bào beta có ở 75% tổng số trường hợp bị tiểu đường type I so với 0,5tới 2,0% bình thường Có thể là kháng thể chống các tế bào beta phát triểntrong đáp ứng với sự phá hủy tế bào do các cơ chế khác (hóa học, gốc tự do,virus, dị ứng thực phẩm, vân vân) Có thể là các cá thể bình thường sẽ khôngphát triển phản ứng kháng thể nghiêm trọng, hoặc tốt hơn là có khả năng sửachữa tổn thương khi nó xảy ra

Đái tháo đường không phụ thuộc insulin: khoảng 90% số bệnh nhân đái

tháo đường thuộc type II Điển hình thì mức insulin tăng lên thể hiện sự mấtnhạy cảm với insulin của các tế bào cơ thể Béo phì là yếu tố chính tham giavào sự mất nhạy cảm với insulin, với gần 90% số người bị đái tháo đườngtype II béo phì Việc đạt được trọng lượng cơ thể lý tưởng ở những bệnh nhânnày đi kèm với dự trữmức đường máu bình thường trong hầu hết các trườnghợp Trong đái tháo đường type II, chế độ ăn có tầm quan trọng chủ yếu vànên được thực hiện đầy đủ trước khi dùng thuốc Hầu hết những bệnh nhânđái tháo đường type II có thể kiểm soát chỉ bằng chế độ ăn Mặc dù tỷ lệthành công bằng can thiệp dinh dưỡng là cao, nhưng các bác sỹ vẫn thường sửdụng thuốc hoặc insulin

Các loại đái tháo đường khác: Các loại đái tháo đường khác gồm có: đái tháođường thứ cấp (một dạng đái tháo đường sau một bệnh hay hội chứng nhấtđịnh như bệnh tụy, rối loạn hormone, các thuốc, và suy dinh dưỡng); đái tháođường thai nghén (thể hiện sự không dung nạp glucose trong thời kỳ mangthai) và tổn thương dung nạp glucose (một bệnh bao gồm đái tháo đường tiềntiểu đường, hóa học, âm ỉ, ranh giới, cận lâm sàng và không triệu chứng).Những cá thể bị tổn thương dung nạp glucose có mức glucose máu và GTT ở

Trang 19

khoảng trung gian giữa bình thường và bất thường rõ ràng Ngoài ra, nhiềunhà lâm sàng còn coi hạ đường huyết phản ứng là bệnh tiền tiểu đường

3.3 Biểu hiện bệnh.

Biểu hiện bệnh đái tháo đường týp 1[16]

Đặc điểm bệnh:

- Thường ở trẻ em, tuổi vị thành niên tuy vậy người lớn cũng có thể bị

- Biểu hiện rầm rộ bằng tăng đường máu, có đường trong nước tiểu gâyđái nhiều, uống nhiều

- Cơ thể sử dụng đường không tốt nên phải huy động chất béo thay thếdẫn đến gầy sút và tích tuh thể ceton

- Phản ứng tự nhiên của cơ thể phải ăn nhiều để bù lại lượng đường đãmất qua nước tiểu

Trước năm 1922 tất cả các bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 1 đềuchết sau vài tháng Từ ngày con người biết chiết suất và tinh chế insulin từ tụylợn, bò, tất cả các bệnh nhân đều phải sống với điều kiện phải tiêm đều đặninsulin Người ta phân định ra 2 loại đái tháo đường týp 1:

ĐTĐ type 1 do bệnh tự miễn dịch: Còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin, ĐTĐ

type 1 hoặc ĐTĐ ở người trẻ do phá huỷ tế bào bêta tuyến tụy bởi chất trunggian miễn dịch Sự phá huỷ này có thể nhanh hoặc chậm Dạng phá hủynhanh thường xảy ra ở trẻ em, nhưng cũng có khi gặp ở người lớn Dạng pháhuỷ chậm thông thường hay gặp ở người lớn gọi là ĐTĐ tự miễn dịch âm ỉ ởngười lớn (LADA: Latent autoimmune diabetes in adults)

Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên biểu hiện nhiễm toanceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh Nhưng cũng có người chỉ có tăng

Trang 20

đường máu lúc đói vừa phải và bệnh nặng lên rất nhanh khi có nhiễm khuẩnhoặc stress Thậm chí có người (thường là người lớn) vẫn còn đủ tế bào bêtasản xuất insulin nên không bị nhiễm toan ceton trong nhiều năm liền.

ĐTĐ type 1 vô căn (không thấy căn nguyên tự miễn) Một số thể ĐTĐ type 1

vẫn chưa biết rõ bệnh căn Những bệnh nhân này có thiếu hụt tiết insulinthường xuyên và có khuynh hướng nhiễm toan ceton nhưng không thấy rõbằng chứng bệnh lý tự miễn dịch Người châu á và châu Phi thường mắc loạiĐTĐ type 1 vô căn này Một dạng thức khác của ĐTĐ type 1 vô căn quan sátthấy ở châu Phi, châu á: những bệnh nhân ĐTĐ ở đây biểu hiện thiếu hụtinsulin hoàn toàn theo từng thời kỳ

Biểu hiện bệnh tiểu đường typs 2: [17] Tại thời điểm được phát hiện bệnh, cóđến 50% bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tuýp 2 đã có biếnchứng Do vậy, việc điều trị trở nên rất nặng nề, cũng như khả năng hồi phụcrất khó khăn Phát hiện sớm bệnh ĐTĐ là mong muốn của cả thầy thuốc vàngười bệnh Bệnh ĐTĐ týp 2 khởi phát âm thầm, không dừng lại, bởi vậy, cácbệnh nhân khi phát hiện ra mình mắc bệnh ĐTĐ thì hầu hết đã mắc bệnh từ 5-

15 năm trước Thế giới cũng đưa ra nhận định: số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐđược phát hiện và số mắc không được phát hiện theo tỷ lệ 50-50 - nghĩa là,khi một người đã được phát hiện mắc ĐTĐ cũng đồng thời còn một ngườikhác chưa biết mình đang mắc bệnh Theo thống kê, hiện nay, 2,7% dân sốViệt Nam mắc bệnh ĐTĐ Tại các thành phố lớn, tỷ lệ này lên đến 4,4 % vàchiếm 90% trường hợp là bệnh nhân bị ĐTĐ tuýp 2 Theo PGS.TS Tạ VănBình - Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư: Người mắc ĐTĐ thường có nhữngbiểu hiện như: khát nước, tiểu nhiều, nước tiểu ngọt kiến bâu, sụt cân nhanh Một khi người bệnh đã có các biểu hiện nói trên thì bệnh đã ở giai đoạnmuộn Thực tế cho thấy, trong cộng đồng đã hiểu và lo ngại về ĐTĐ, nhưngcòn chưa biết làm thế nào để chữa và làm sao phát hiện sớm bệnh này

3.4 Một vài hướng mới hiện nay trong điều trị bệnh đái tháo đường.

Trang 21

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường dohormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể Đây là cănbệnh trầm trọng của thời đại vì ngày càng nhiều người mắc bệnh và việc chữatrị hết sức nan giải Gần đây các công trình nghiên cứu ghép tế bào gốc đểđiều trị bệnh ĐTĐ đã mang lại một hy vọng mới rất sáng sủa.

Bệnh ĐTĐ có hai thể chính: ĐTĐ loại

1 do tụy tạng không tiết insulin và loại 2

do tiết giảm insulin và đề kháng insulin

ĐTĐ loại 1 (týp 1): có khoảng 5-10% tổng

số bệnh nhân ĐTĐ thuộc loại 1, phần lớnxảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 30tuổi) Các triệu chứng thường khởi phátđột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị Giai đoạn toàn phát có tìnhtrạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm ceton Triệuchứng điển hình là đi tiểu nhiều, uống nhiều, đôi khi ăn nhiều, mờ mắt, dịcảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm khuẩn ĐTĐ loại 2 (týp2): chiếm khoảng 90-95% số bệnh nhân, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưnggần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanhthiếu niên Bệnh nhân ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi cáctriệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệmmáu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng nặng như nhồi máu cơ tim, tai biếnmạch máu não; khi bị nhiễm khuẩn da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa âm

hộ do nhiễm nấm; bệnh nhân nam bị liệt dương Các triệu chứng chủ yếu của

cả hai thể bệnh là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh Lượngnước tiểu trong một ngày thường từ 3-4 lít hoặc hơn, nước tiểu trong, khi khôthường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể

là dấu hiệu khởi phát bệnh ở trẻ nhỏ Với bệnh nhân ĐTĐ loại 2 thườngkhông có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn

Trang 22

đoán muộn khoảng 7-10 năm Một số triệu chứng xét nghiệm: định lượngđường huyết lúc đói trên 126mg/dl ; sau khi ăn hoặc bất kỳ trên 200mg/dl; đođiện tim có thể phát hiện sớm các biểu hiện thiếu máu cơ tim; soi đáy mắtphát hiện tổn thương võng mạc Những phương pháp điều trị phối hợp gồm:chế độ ăn uống cần đảm bảo đủ chất đạm, đường, béo, vitamin, muối khoáng,nước hợp lý Hoạt động thể lực bình thường hàng ngày Duy trì được cânnặng ở mức hợp lý Hạn chế các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tănghuyết áp, suy thận Thuốc uống: insulin dùng cho bệnh nhân ĐTĐ týp1 vàchỉ dùng cho bệnh nhân ĐTĐ týp 2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập vàdùng các thuốc điều trị ĐTĐ tổng hợp mà không hiệu quả Một phương pháptiên tiến trước đây là thay ghép tế bào tụy của người tình nguyện cho bệnhnhân Từ năm 1988, hơn 500 trường hợp ghép những tế bào tụy tạng củanhững người cho trên những bệnh nhân ĐTĐ týp 1 đã được thực hiện trên thếgiới Tuy nhiên kết quả không mấy khả quan vì: việc giữ gìn và chọn lọcnhững tế bào được ghép vẫn rất khó khăn; kết quả chỉ ở mức khiêm tốn: khoảng 11% bệnh nhân không cần tiêm insulin một năm sau khi được ghép;tất cả bệnh nhân ghép kiểu này phải được điều trị hủy bỏ miễn dịch suốt đờinên rất phức tạp và tốn kém Đặc biệt gần đây các nhà khoa học đã nghiêncứu ghép tế bào gốc tự thân để điều trị bệnh ĐTĐ với những kết quả rất đángkhích lệ.

Trang 23

Chu trình sản xuất insulin của tuyến tụy.

Hy vọng mới từ việc ghép tế bào gốc để điều trị bệnh ĐTĐ: Dựa trên cơ sở

khoa học: thứ nhất là tuyến tụy phải luôn luôn giữ số lượng tế bào bêta khôngthay đổi, nếu không sẽ xảy ra bệnh ĐTĐ, do đó vấn đề chủ yếu là sự đổi mớinhững tế bào này như thế nào; thứ hai, năm 2003, Markus Stoffel thuộc Đạihọc Rockfeller University đã nghiên cứu phát biểu rằng trong tủy xương cómột nguồn tế bào tiền bối của những đảo nhỏ Langerhans tuyến tụy Nhómnghiên cứu của GS Richard Burt ở Trường đại học Northwestern University

de Chicago đã tiến hành thực nghiệm và công bố trong Journal of theAmerican Medical Association (JAMA) công trình nghiên cứu theo dõi trong

3 năm trên một nhóm 23 bệnh nhân ĐTĐ Nhóm bệnh nhân này đã được dùngphương pháp ghép các tế bào gốc lấy trong tủy xương của chính họ Ưu điểmcủa kỹ thuật ghép này là bệnh nhân nhận các tế bào của chính mình nênkhông phải đối phó với hiện tượng cơ thể loại bỏ "mảnh ghép", không phảiđiều trị hủy bỏ miễn dịch suốt đời Kết quả rất khả quan: 23 bệnh nhân khôngcần tiêm insulin mỗi ngày trong 14-50 tháng liền; một bệnh nhân trong hơn 4năm, 4 bệnh nhân trong 3 năm và 3 bệnh nhân khác trong 2 năm không cầntiêm insulin; 15 bệnh nhân mới đã được thực nghiệm những cải tiến mới nhất

Trang 24

về kỹ thuật đã không cần đến insulin 19 tháng Như vậy là sau phương thứcghép tế bào tụy tạng, phương pháp ghép tế bào gốc tủy xương đã đánh dấumột bước ngoặt mới trong việc điểu trị bệnh ĐTĐ, mang lại hy vọng lớn chobệnh nhân ĐTĐ.[18]

Ghép tụy: Các nghiên cứu cấy ghép tụy nhân tạo kết hợp với dùng thuốc

ức chế miễn dịch cho bệnh nhân (BN) ĐTĐ týp 1 đem lại kết quả rất khảquan Tuy nhiên có nhiều thách thức khi áp dụng phương pháp này vào thựchành lâm sàng mà thách thức lớn nhất là thiếu nguồn cho tiểu đảo tụy Đểkhắc phục thì có 2 hướng, thứ nhất là sử dụng tế bào nguồn đa dòng để cấyghép mà không cần dùng các thuốc ức chế miễn dịch lâu dài để ngăn ngừaloại thải mảnh ghép; thứ 2 là cấy ghép dị loài từ insulin của lợn nhưng bị trởngại bởi nguy cơ bị nhiễm khuẩn

Tụy nhân tạo: Về nguyên lý, tụy nhân tạo là một hệ thống được cấy vào

trong cơ thể có khả năng đo đường máu liên tục và trên cơ sở đó sẽ hoạt hóamột bơm cơ học để phân phối insulin trực tiếp cho gan Đây thực sự là mộtphương pháp cung cấp insulin rất sinh lý và có khả năng ứng dụng cao Tuynhiên trong thời gian tới vẫn cần có sự cải tiến nhiều nữa thì mới mong cóđược những thiết bị này

Bơm insulin: Đây là một hệ thống có độ chính xác rất cao, có một đầu

kim được đặt ở dưới da và bơm insulin liên tục theo chế độ đặt sẵn Hiện naymột số bơm dạng này đã được sử dụng trong điều trị một số BN ĐTĐ ở Mỹ

và châu Âu Lưu ý là chỉ nên sử dụng thiết bị này cho những BN được huấnluyện kỹ và dưới sự giám sát chặt của các nhân viên y tế Dụng cụ đo đườngmáu không cần chích máu: Có tới hơn 90% các BN ĐTĐ không muốn thửđường máu mao mạch hằng ngày do sợ đau Vì thế đo đường máu không cầnchích máu là ước mơ của cả thầy thuốc và người bệnh Đã có một bước tiếndài trong việc phát minh một đầu dò (sensor) có độ chính xác và nhạy, chophép đo đường máu liên tục mà không cần chích máu, có khả năng lưu giữ số

Trang 25

liệu và khả năng cảnh báo hạ đường máu Phát minh này hỗ trợ rất nhiều chokiểm soát tốt đường máu và làm giảm nguy cơ bị hạ đường máu, nhất là hạđường máu không có triệu chứng

Kiểm soát đường máu quanh và sau bữa ăn: Muốn hạn chế biến chứng

ĐTĐ thì phải kiểm soát tốt không những đường máu lúc đói mà cả đườngmáu quanh và sau bữa ăn bằng cách sử dụng insulin nhanh trước bữa ăn(lispro, aspart, glulisine và có thể cả insulin hít nữa) Dạng đồng phân củaamylin là pramlintide, dùng vào trước bữa ăn và kết hợp với insulin đã đượcchứng minh có tác dụng làm giảm đường máu sau ăn, giảm HbA1C, giảm cânnặng và giảm liều insulin ở cả BN ĐTĐ týp 1 và ĐTĐ týp 2, có thể sắp đượcđưa ra thị trường Tuy nhiên có một hạn chế là thuốc chỉ có dạng tiêm và lạikhông thể trộn lẫn với insulin nên phải tiêm nhiều lần

Điều trị làm giảm sự phá hủy tế bào beta do nguyên nhân tự miễn:

Một số phương pháp điều trị bằng cách sử dụng kháng nguyên được cho là cóvai trò trong quá trình tự miễn phá hủy tế bào beta gây bệnh ĐTĐ týp 1 baogồm các mảnh của chuỗi insulin B, GAD64, và protein shock nhiệt (heat-shock protein) đang được thử nghiệm trên lâm sàng Ngoài ra có nhiều nghiêncứu khác nhằm tìm ra các đích miễn dịch khác ở người và động vật bị ĐTĐtýp 1 Ví dụ nghiên cứu trên chuột NOD bị ĐTĐ thấy những phương phápnày có thể ngăn ngừa tiến triển của viêm các tiểu đảo tiết insulin và phòngngừa được ĐTĐ týp 1 Tuy nhiên hiệu quả ở trên người thì còn phải nghiêncứu thêm Các phương pháp tái tạo và kích thích tế bào beta phát triển và ứcchế tế bào beta chết theo chương trình Dựa trên đặc tính sinh học của tế bàobeta, người ta đã thử nghiệm và phát hiện nhiều yếu tố có khả năng kích thích

sự phát triển của các tiểu đảo tụy như GLP-1, exendin-4, IGF-1, nitric oxide,

và các yếu tố chuyển dạng tế bào beta như yếu tố chuyển dạng tụy - tá tràng 1(PDX-1) ở động vật trong phòng thí nghiệm Tuy nhiên, người ta chưa rõtính đặc hiệu của các tác nhân này Bắt buộc phải điều trị kèm bằng các thuốc

Trang 26

ức chế miễn dịch để phòng ngừa các tế bào beta mới được tái tạo bị phá hủy.Điều lý thú là hướng điều trị này có thể có hiệu quả ở cả các BN ĐTĐ týp 2.Insulin B làm giảm quá trình hủy tế bào beta gây bệnh ĐTĐ týp I

Các thuốc insulin không dùng đường tiêm:

Insulin dạng hít: Insulin hít là 1 dạng thuốc thay thế insulin tiêm đang

tiến gần đến hiện thực nhất Gần đây, pha III của một thử nghiệm lâm sàng đãchứng minh rằng hít insulin trước các bữa ăn có thể đạt hiệu quả giống nhưtiêm insulin nhanh Do thuốc insulin hít có thời gian tác dụng ngắn nên vẫnphải dùng phối hợp với các dạng insulin tiêm tác dụng chậm hoặc bán chậm

để bảo đảm được nồng độ insulin nền và khả năng kiểm soát tốt đường máusuốt 24 giờ Tuy nhiên, một lợi điểm không thể chối cãi của insulin hít là BNcảm thấy chất lượng cuộc sống tốt hơn, và họ hài lòng hơn với điều trị Mặc

dù cả các nhà nghiên cứu và BN đang mong đợi dạng thuốc này nhưng có lẽcần có những nghiên cứu lớn hơn và lâu dài để xác định mức độ an toàn vàhậu quả lâu dài của thuốc lên phổi cũng như tăng khả năng hấp thu thuốc vàomáu, kỹ thuật tạo dạng sương mù, và quan trọng nhất là mức độ an toàn củaphổi khi dùng thuốc trong thời gian dài

Insulin tấm dán: Nguyên lý giống như tấm dán nicotin dùng trong cai

nghiện thuốc lá Tuy nhiên, các phân tử nicotine có kích thước bé nên có thểđược hấp thu dễ dàng qua da còn phân tử insulin to hơn nên không dễ đượchấp thu Để khắc phục trở ngại này, các nhà nghiên cứu đã cố gắng phát triểncác phương pháp giúp insulin ngấm qua da tốt hơn như sử dụng siêu âm hoặcdòng điện, hoặc hóa chất để đưa insulin đi qua da

Insulin viên: Các nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu dạng thuốc insulin

uống bằng cách kết hợp công nghệ sản xuất thuốc uống thông thường vớicông nghệ tấm dán, sản phẩm là các tấm dán nhưng không phải ở ngoài da mà

ở trong thành ruột Viên thuốc này được phủ bởi lớp polymer có tác dụng bảo

Trang 27

vệ để không bị tan ở dạ dày, nhưng khi đến ruột thì nó sẽ bị tan ra rồi từ từgiải phóng ra insulin đi qua thành ruột Các nghiên cứu hiện nay đang tậptrung vào làm tăng khả năng bám dính của tấm dán vào lớp niêm mạc ruột vàphát triển các hóa chất có khả năng giúp tăng cường tính thấm của thành ruột.[1]

Trên đây là những biện pháp điều trị mang lại nhiều triển vọng cho ngườibệnh Nhưng các nhà khoa học đang hướng tới một loại sản phẩm giúp đềphòng đối với những người bình thường có nguy cơ bị bệnh và đối với nhữngbệnh nhân bị rồi thì sẽ hỗ trợ điều trị đối với căn bệnh tiểu đường này Dòngsản phẩm đó chính là dòng sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đáitháo đường

Trang 28

Chương II SẢN PHẨM CHỨC NĂNG PHÒNG & HỖ TRỢ

ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.

Mỗi phút trên thế giới có 6 người chết vì bệnh đái tháo đường (3,2 triệungười chết/năm), tương đương với số người chết do HIV/AIDS.[19]

Theo thông báo mới nhất của Tổng hội Y học Việt Nam, bệnh viện nộitiết trung ương thì “ Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ gia tăng bệnhđái tháo đường nhanh nhất thế giới Hiện cả nước có khoảng 4,5 triệu ngườimắc bệnh đái tháo đường trong đó có tới 65% người bệnh không biết mìnhmắc bệnh.[20] Chính vì vậy công việc nghiên cứu dòng sản phầm phòng và

hỗ trợ điều trị đái tháo đường đang được cả thế giới chú tâm nghiên cứu Vàcác nhà khoa học gọi đó là dòng sản phẩn thực phẩm chwucs năng phòng và

hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

I Tình hình nghiên cứu hiện nay về việc sản xuất và vai trò của dòng thực phẩm chức năng phòng, hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

Thị trường thực phẩm chức năng phòng và hỗ trợ điều trị đái tháo đườngđang tăng nhanh tại Mỹ Đã có rát nhiều nghiên cứu về các dòng sản phẩmmới[13]

Loại thực phẩm đang tăng nhanh này được gọi là thực phẩm chức năng haythực phẩm y học Chúng đang được nghiên cứu để giải quyết vấn đề dinhdưỡng của người bị bệnh tiểu đường Với đặc điểm thuận tiện, dễ sử dụng,hương vị thích hợp những sản phẩm này đang được phát triển để đáp ứng nhucầu của xã hội Chúng là những thực phẩm lành mạnh giúp bệnh nhân tiểuđưởng kiểm soát được đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng lâu dài.[21]

Trong các sản phẩm này có sự hợp lý trong tỷ lệ tinh bột, chất xơ, tăng cườngvitamin và khoáng chất, đặc biệt đáng chú ý là hàm lượng cao đối với loạivitamin C và E chống oxi hóa và crom cùng các dược thảo với việc sử dụngcác phương pháp phi truyền thống

Trang 29

* Kháng tinh bột và chất xơ hòa tan

Trong chế độ dinh dưỡng đối với người tiểu đường thì số lượng tiêu thụcacbohydrate quan trọng hơn là số lượng nguồn cung cấp cacbohydrate Tuynhiên các loại tinh bột khác nhau sẽ gây các phản ứng đường huyết khácnhau Sự chống lại việc thủy phân tinh bột của các enzyme tiêu hóa làm choviệc tiêu hóa và hấp thụ đường chậm lại Đây chính là một tính năng quantrọng của các sản phẩm thực phẩm chức năng trong phòng hỗ trợ điều trị bệnhđái tháo đường

Lợi ích của kháng tinh bột bao gồm:

- Hạ thấp các phản ứng insulin

- Cải thiện hiệu quả insulin trong giai đoạn sau bữa ăn

- Cải tiến trong quá trình chuyển hóa lipid

- Cải thiện năng lực fibrinolytic

Giàu chất xơ là một tính năng của thực phẩm chức năng dành cho bệnh nhântiểu đường Tất cả mọi người nhất là các bệnh nhân tiểu đường và nhữngngười có nguy cơ bị tiểu đường cao nên sử dụng 20-30g chất xơ/ngày từ cảhai nguồn hòa tan và không hòa tan Các bệnh nhân tiểu đường bị hạn chếcalo trong khẩu phần ăn có thể không đủ lượng chất xơ cần thiết

Một số tác dụng tốt của chế độ ăn giầu chất xơ:

- Hạ đường trong máu tăng postmeal

- Cải thiện độ nhạy cảm insulin

Trang 30

II Một số dòng sản phẩm và tác dụng của chúng trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

1, DIKAMO - Thực phẩm chức năng dành cho người đái tháo đường.[22]

Công ty CP Dược VTYT Thành Vinh đã cho ra đời dòng sản phẩmDIKAMO hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.Tác dụng của thực phẩm chứcnăng DIKAMO đối với người mắc bệnh đái tháo đường Thực phẩm chứcnăng DIKAMO có chứa 2 thành phần chính là Mướp đắng và Trái nhàu

Quả Mướp đắng là thực phẩm được sử dụng lâu đời ở Việt Nam, Trung

Quốc, Ấn Độ và được dùng trong y học cổ truyền nhiều nước để kích thíchtiêu hóa, trị sốt rét, chống viêm Đặc biệt quả mướp đắng được dùng để điềutrị các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường tuýp 2 Quả mướp đắng có chứaCharantia - một hợp chất có tác dụng làm hạ đường huyết, ức chế men Alphaglucosidase làm giảm hàm lượng glucose trong máu Quả mướp đắng còn

Ngày đăng: 05/11/2012, 09:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ lão hóa và các yếu tố ảnh hưởng - Tiểu luận thực phẩm chức năng
Hình 1 Sơ đồ lão hóa và các yếu tố ảnh hưởng (Trang 11)
Hình 2: Sức khỏe sung mãn - Tiểu luận thực phẩm chức năng
Hình 2 Sức khỏe sung mãn (Trang 11)
Hình 3: TPCN hỗ trợ điều trị bệnh - Tiểu luận thực phẩm chức năng
Hình 3 TPCN hỗ trợ điều trị bệnh (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w