1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ VỐN ĐẦU TƯ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

23 464 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 41,49 KB

Nội dung

LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ VỐN ĐẦU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HỘI I. Khái niệm tài trợ vốn Về bản chất, tài trợ vốn là quan hệ vay mượn lẫn nhau có hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định, đã được thoả thuận giữa người đi vay và nguời cho vay. Hay nói một cách khác, tài trợ vốn ở đây là thu xếp vốn vay cho một dự án rồi lấy tiền thu được từ dự án đó để trả lại nợ. II. Nội dung tài trợ vốn của Ngân hàng Chính sách hội Ngân hàng Chính sách hội (NHCSXH) nói chung và NHCSXH Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn nói riêng được thành lập nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về “xoá đói giảm nghèo”. NHCSXH tài trợ vốn cho các dự án và chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm góp phần giúp rất nhiều hộ nghèo thoát khỏi ngưỡng nghèo, thu hút được rất nhiều lao động có việc làm mới, xây dựng được nhiều công trình nước sạchvệ sinh môi trường nông thôn; cải thiện đời sống của một bộ phận dân cư, đặc biệt là dân cư tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số. NHCSXH tài trợ vốn cho hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Hộ nghèo vay vốn phải là những hộ được xác định theo chuẩn mực nghèo đói do Bộ LĐ-TBXH hoặc do địa phương công bố trong từng thời kỳ. Thực hiện tài trợ vốn có hoàn trả ( gốc và lãi ) theo kỳ hạn đã thoả thuận, phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định hội… nhằm các mục đích thực hiện các kế hoạch xóa đói giảm nghèo, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% ( không phần trăm ); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Ngân hàng chính sách hội thực hiện tài trợ vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các đối tượng được quy định tại điều 2 Nghị định số 78/2002/NĐ - CP ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tài trợ vốn đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, bao gồm: - Hộ nghèo. - Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. - Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo NĐ120/HĐBT ngày 11/04/1992 của hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ). - Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. - Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc chương trình phát triển KT- XH các đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng (chương trình 135). - Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Điều kiện để được tài trợ vốn và thời hạn: 1. Đối với hộ nghèo 1.1. Điều kiện - Hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi tài trợ vốn - Có tên trong dang sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ. - Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản, được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV) có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn. - Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là người trực tiếp ký nhận nợi và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH. 1.2. Thời hạn - Tài trợ ngắn hạn: Tài trợ đến 12 tháng (1 năm). - Tài trợ trung hạn: Tài trợ từ trên 12 tháng đến 60 tháng (5 năm). - Tài trợ dài hạn: Tài trợ trên 60 tháng. 2. Đối với vốn tài trợ cho xuất khẩu lao động 2.1. Điều kiện Người vay vốn tại NHCSXH: - Trường hợp tài trợ vốn thông qua hộ gia đình: Chủ hộ là người đại diện hộ gia đình trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ NHCSXH, là cha hoặc mẹ hoặc người đại diện cho gia đình nhưng đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) được UBND cấp sở tại xác nhận. - Trường hợp người lao động là độc thân: Người lao động trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ NHCSXH. Bên tuyển dụng, gồm: - Các doanh nghiệp được Bộ LĐTB - XH cấp giấy phép đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và đại diện được doanh nghiệp này uỷ quyền tuyển dụng lao động đi nước ngoài. - Người sử dụng lao động ở nước ngoài: Người lao động: Người được tuyển dụng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Hợp đồng lao động: Hợp đồng chính thức giữa bên tuyển dụng và người lao động về việc đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Đối tượng khách hàng được tài trợ vốn: Các đối tượng chính sách được tài trợ vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, gồm: + Vợ (chồng), con của liệt sỹ. + Thương binh (kể cả thương binh loại B được xác nhận từ 31/12/1993 trở về trước, nay gọi là quân nhân bị tai nạn lao động); người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động 21% trở lên (gọi chung là thương binh). + Vợ (chồng), con của thương binh. + Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; con của người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ Cách mạng được thưởng huân, huy chương kháng chiến; con của cán bộ hoạt động Cách mạng trước tháng 8 năm 1945. + Người lao động thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật. Nơi cư trú hợp pháp của người vay vốn là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người vay vốn theo quy định thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống được UBND xác nhận trên giấy đề nghị vay vốn. Điều kiện để được tài trợ vốn: Người vay phải có đủ các điều kiện sau: - Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi NHCSXH Tài trợ. - Có xác nhận của UBND cấp nơi người vay cư trú về việc người vay thuộc đối tượng chính sách. Trường hợp, đối tượng chính sách không thuộc UBND cấp quản thì người vay có thể xuất trình giấy tờ để chứng minh (như thẻ thương binh, giấy chứng nhận, .) để UBND có cơ sở xác nhận. - Được bên tuyển dụng chính thức tiếp nhận đi lao động có thời hạn ở nước ngoài Mức vốn tài trợ: Mức vốn tài trợ cụ thể đối với từng người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn của người vay để chi phí đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng tuyển dụng, khả năng trả nợ của người vay và khả năng nguồn vốn của NHCSXH, nhưng không vượt quá mức cho tài trợ tối đa do Hội đồng quản trị NHCSXH quy định từng thời kỳ. 2.2. Thời hạn tài trợ vốn vay Việc xác định thời hạn tài trợ vốn vay được căn cứ vào: Thời hạn đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng tuyển dụng và khả năng trả nợ của người vay nhưng tối đa không quá thời hạn đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Vốn vay được sử dụng vào việc: Vốn vay được sử dụng vào việc chi trả các chi phí, lệ phí hợp pháp cần thiết để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động đã ký giữa bên tuyển dụng và người lao động, gồm: + Phí đào tạo. + Phí vấn hợp đồng. + Phí đặt cọc. + máy bay một lượt từ Việt Nam đến nước mà người lao động tới làm việc. + Chi phí cần thiết khác tại hợp đồng lao động. Lãi suất tài trợ: + Lãi suất cho vay được áp dụng theo lãi suất cho vay hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định từng thời kỳ. + Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Phương thức tài trợ: + Người vay (bao gồm cả tài trợ thông qua hộ gia đình và tài trợ trực tiếp người lao động là độc thân) không phải thế chấp tài sản nhưng phải gia nhập và là thành viên Tổ TK&VV tại thôn (xóm), ấp, bản, buôn (gọi chung là thôn) nơi hộ gia đình đang sinh sống, được Tổ bình xét đủ điều kiện vay vốn, lập thành danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH gửi UBND cấp xác nhận. + Việc tài trợ vốn vay của NHCSXH được thực hiện uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - hội theo cơ chế ủy thác tài trợ vốn hộ nghèo và các đối tượng chính sách hiện hành của NHCSXH. 3. Đối với vốn tài trợ cho vay giải quyết việc làm 3.1. Các khách hàng được tài trợ vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm: - Hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất; hợp tác hoạt động theo quy Luật Hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; chủ trang trại; Trung tâm Giáo dục Lao động, hội (gọi tắt là cơ sở sản xuất kinh doanh) - Hộ gia đình. 3.2. Điều kiện để được tài trợ vốn: Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh: - Phải có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định. - Dự án phải có xác nhận của UBND cấp hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nơi thực hiện dự án xác nhận. - Đối với dự án có mức vay trên 30 triệu đồng phải có tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định hiện hành hoặc bảo đảm tiền vay theo văn bản hướng dẫn của NHCSXH. Đối với hộ gia đình: - Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới. - Phải có dự án vay vốn được UBND cấp hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nơi thực hiện dự án. - Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án. 4. Đối với vốn tài trợ thực hiện chương trình nước sạch và môi trường vệ sinh nông thôn NHCSXH cho các hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn vay vốn để thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạchvệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT), nhằm nâng cao sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt, thúc đẩy phát triển kinh tế - hội khu vực nông thôn. 4.1. Điều kiện để được tài trợ vốn: - Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại khu vực nông thôn nơi chi nhánh NHCSXH đóng trụ sở. - Chưa có công trình NS&VSMT hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn được UBND cấp xác nhận. - Hộ vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải là thành viên của Tổ TK&VV, được Tổ bình xét lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND xã. 4.2. Vốn tài trợ được sử dụng vào các việc: Mua nguyên vật liệu, trả công xây dựng và các chi phí cần thiết khác cho việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình cấp nước sạch bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc gia về NS&VSMTNT (hố xí hoặc hố xí kèm bể biogaz, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; xử nước thải, rác thải khu vực làng nghề nông thôn). 5. Đối với vốn tài trợ cho học sinh sinh viên: 5.1. Người vay vốn tại NHCSXH: - Chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ NHCSXH, là cha hoặc mẹ hoặc người đại diện cho gia đình nhưng đã thành niên (đủ 18 tuổi) được UBND cấp sở tại xác nhận. - Học sinh sinh viên (HSSV) mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động được trực tiếp vay vốn tại NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở. Nơi cư trú hợp pháp của người vay vốn là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người vay vốn theo quy định thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống được UBND cấp xác nhận. 5.2. Thời hạn tài trợ vốn vay: Thời hạn tài trợ vốn vay: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thoả thuận trong khế ước nhận nợ. Thời hạn cho tài trợ vốn vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ. - Thời hạn phát tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khoá học, kể cả thời gian HSSV được nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Trong thời hạn phát tiền vay, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay; lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. - Thời hạn trả nợ: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và ngân hàng thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ tối đa được quy định cụ thể như sau: + Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay. + Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. - Trường hợp một hộ gia đình vay vốn cho nhiều HSSV cùng một lúc, nhưng thời hạn ra trường của từng HSSV khác nhau, thì thời hạn tài trợ được xác định theo HSSV có thời gian còn phải theo học tại trường dài nhất. III. Phương pháp tài trợ và quy trình tài trợ NHCSXH tài trợ vốn đầu xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm, hay tài trợ cho học sinh sinh viên vay vốn… 1. Đối với hộ nghèo 1.1. Mức vốn tài trợ: Mức tài trợ vốn được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mức tài trợ vốn tối đa đối với một hộ do Hội đồng quản trị NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ. Hiện mức vay tối đa đối với một hộ nghèo như sau: - Vay để đầu vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Tối đa không quá 30 triệu đồng. - Vay để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về: Nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và chi phí học tập, gồm: + Vay sửa nhà ở: Tối đa không quá 3 triệu đồng/hộ. + Vay điện thắp sáng: Tối đa không quá 1,5 triệu đồng/hộ. + Vay NS&VSMTNT: Tối đa không quá 4 triệu đồng/hộ. + Vay hỗ trợ một phần chi phí học tập cho con em hộ nghèo theo học tại các cấp phổ thông: Tổng giám đốc uỷ quyền cho Giám đốc chi nhánh các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở 4 khoản chi bao gồm: Tiền học phí, tiền xây dựng trường, tiền sách giáo khoa và tiền quần áo đồng phục. 1.2. Lãi suất vốn tài trợ: - Áp dụng lãi suất tài trợ ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định từng thời kỳ. - Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất trong hạn. 1.3. Quy trình thủ tục vay vốn: Đối với hộ nghèo - Tự nguyện gia nhập Tổ TK&VV - Hộ nghèo viết giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu in sẵn do NHCSXH cấp) gửi Tổ trưởng Tổ TK&VV. - Khi giao dịch với ngân hàng, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có chứng minh nhân dân, nếu không có chứng minh nhân dân thì phải có ảnh dán trên Sổ vay vốn để nhận tiền vay. Đối với Tổ TK&VV - Nhận giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo. - Tổ chức họp Tổ để bình xét những hộ nghèo có đủ điều kiện để được vay vốn, lập thành danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo trình UBND xã, phường, thị trấn; được Ban Xóa đói giảm nghèo xác nhận thuộc diện nghèo; cư trú hợp pháp tại địa phương và được UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt danh sách hộ nghèo để gửi ngân hàng. - Thông báo kết quả phê duyệt danh sách cho các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới từng hộ nghèo. - Cùng ngân hàng giải ngân trực tiếp tới từng hộ vay vốn. Những hộ nghèo không được vay vốn Những hộ không còn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác nhận loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động. Những hộ nghèo thuộc diện chính sách hội như: Già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp. Sơ đồ quy trình thủ tục xét duyệt tài trợ vốn cho hộ nghèo Chú thích: 1. Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV 2. Tổ TK&VV bình xét hộ nghèo được vay và gửi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban Xoá đói giảm nghèo và UBND xã. 3. Ban Xoá đói giảm nghèo xã, UBND xác nhận và chuyển danh sách lên ngân hàng. 4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã. 5. UBND thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chính trị - hội. 6. Tổ chức chính trị - hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV. 7. Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của Ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn. 8. Ngân hàng cùng Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn. 2. Đối với vốn tài trợ cho xuất khẩu lao động Thủ tục, quy trình nghiệp vụ tài trợ vốn: Hồ sơ vay vốn, gồm: (các mẫu biểu tài trợ được sử dụng chung mẫu biểu của chương trình tài trợ hộ nghèo). - Giấy đề nghị vay vốn kiêm khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD). - Hợp đồng lao động đã ký giữa người lao động với bên tuyển dụng. Trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động cá nhân do người lao động trực tiếp ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài thì hợp đồng lao động cá nhân phải được chứng nhận đã đăng ký tại Sở LĐTB-XH nơi người lao động cư trú. Trong khi chưa có hợp đồng lao động, NHCSXH căn cứ vào thông báo hoặc giấy xác nhận của bên tuyển dụng về việc người lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài để xem xét và làm các thủ tục tài trợ vốn. Tiền vay chỉ được phát ra khi NHCSXH nhận được bản gốc hợp đồng lao động. - Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số 10/TD). - Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) có xác nhận của UBND cấp về việc người lao động thuộc đối tượng chính sách. - Thông báo kết quả phê duyệt cho tài trợ (mẫu số 04/TD). Quy trình tài trợ vốn: - Người vay viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD), gửi Tổ TK&VV tại nơi sinh sống. - Tổ TK&VV nhận được hồ sơ xin vay của người vay, tiến hành họp Tổ để bình xét tài trợ, kiểm tra các yếu tố trên giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Trường hợp người vay chưa là thành viên của Tổ TK&VV thì Tổ TK&VV tại thôn đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ mới nếu đủ điều kiện. Nếu chỉ có từ 1 đến 4 người vay mới thì kết nạp bổ sung vào Tổ cũ kể cả Tổ đã có 50 thành viên. Sau đó lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) trình UBND cấp xác nhận. - Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt tài trợ. - NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng tín dụng (Tổ trưởng tổ tín dụng) và Giám đốc phê duyệt cho tài trợ. Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông báo kết quả phê duyệt cho tài trợ (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp xã; - UBND cấp thông báo cho tổ chức chính trị - hội cấp (đơn vị nhận uỷ thác tài trợ) và Tổ TK&VV để thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại hoặc trụ sở NHCSXH nơi tài trợ để thực hiện các thủ tục nhận tiền vay theo quy định. Tổ chức giải ngân: Tiền vay được chuyển trả thẳng cho bên tuyển dụng. Khi nhận được thông báo kết quả phê duyệt tài trợ, người vay đến trụ sở NHCSXH nơi tài trợ để làm thủ tục chuyển tiền vay trả thẳng cho bên tuyển dụng theo hợp đồng tuyển dụng. Trường hợp bên tuyển dụng có đề nghị bằng văn bản, thì NHCSXH có thể phát tiền vay trực tiếp cho người vay tại điểm giao dịch quy định. Nếu người vay không trực [...]... trợ vốn của Ngân hàng chính sách hội Chỉ tiêu này phản ánh lợi ích do vốn tài trợ mang lại cho khách hàngNgân hàng về mặt kinh tế Hiệu quả về tài trợ cho vay vốn mang tính cụ thể và tính toán được giữa lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tài trợ thông qua các chỉ tiêu: 1.1 - Luỹ kế số lượt hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng: Chỉ tiêu này cho biết số hộ nghèo đã được sử dụng vốn. .. nguồn vốn do các tổ chức chính trị - hội và tổ chức hội quản (trừ nguồn vốn do Hội người mù quản lý) : NHCSXH ủy thác cho tổ chức chính trị - hội cấp (đơn vị đang nhận ủy thác cho NHCSXH) tổ chức việc thẩm định dự án tài trợ vốn - Đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình thuộc nguồn vốn do Hội người mù quản lý: NHCSXH trực tiếp tổ chức thẩm định dự án tài trợ vốn - Đối với các dự án vay vốn. .. hộ nghèo được tài trợ vốn trên tổng số hộ nghèo đói theo chuẩn mực được công bố Tỷ lệ hộ Tổng số hộ nghèo được tài trợ vốn nghèo được = - x 100 tài trợ vốn Tổng số hộ nghèo đói trong danh sách 1.3 - Số tiền vay bình quân 1 hộ Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu cho một hộ ngày càng tăng lên hay giảm xuống, điều đó chứng tỏ việc tài trợ có đáp ứng được nhu cầu thực tế của các hộ nghèo. .. nêu rõ do để NHCSXH thông báo cho người vay 3.5 Quy trình và thủ tục tài trợ: Người vay lập 03 bộ hồ sơ, 01 bộ người vay giữ, 01 bộ tổ chức chính trị - hội, tổ chức hội giữ, 01 bộ NHCSXH nơi tài trợ giữ Đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh và nguồn vốn do các tổ chức chính trị - hội và tổ chức hội quản (trừ nguồn vốn do Hội người mù quản lý) : -... tục vay vốn ngân hàng - Đối với những nơi chưa có Tổ TK&VV thì ngân hàng nơi tài trợ vốn phối hợp với các tổ chức chính trị - hội ở địa phương để chỉ đạo thành lập Tổ TK&VV để người vay thực hiện các thủ tục vay vốn ngân hàng - Đối với các dự án thuộc nguồn vốn do Hội người mù quản lý: NHCSXH thực hiện tài trợ trực tiếp thông qua các dự án, có thể là dự án nhóm hộ hoặc dự án do người vay vốn trực... và nguồn vốn do các tổ chức chính trị - hội và tổ chức hội quản (trừ nguồn vốn do Hội người mù quản lý) : Áp dụng phương thức tài trợ ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị hội (Hội: Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên) trên cơ sở thiết lập các Tổ TK&VV ở thôn, bản như cơ chế tài trợ đối với hộ nghèo và các đối ng chính sách khác - Đối với những nơi đã có Tổ TK&VV... của bộ hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng tín dụng (Tổ trưởng Tổ tín dụng) và Giám đốc phê duyệt tài trợ Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông báo kết quả phê duyệt tài trợ (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp - UBND cấp thông báo cho tổ chức chính trị - hội cấp (đơn vị nhận uỷ thác tài trợ) và Tổ TK&VV để thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại hoặc trụ sở NHCSXH nơi tài trợ để nhận tiền... bộ hồ sơ xin tài trợ vốn sau đó hướng dẫn hộ vay lập khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD) trình Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện phê duyệt giải ngân - NHCSXH nơi tài trợ vốn lập thông báo kết quả phê duyệt tài trợ (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp - UBND cấp thông báo cho tổ chức chính trị - hội cấp (đơn vị nhận uỷ thác) để Tổ TK&VV thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại hoặc trụ... vụ tài trợ: Đối với hộ gia đình: Hồ sơ tài trợ: - Giấy đề nghị tài trợ vốn kiêm khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD) kèm giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng) - Danh sách hộ gia đình có HSSV đề nghị tài trợ vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) - Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số10/TD) - Thông báo kết quả phê duyệt tài trợ (mẫu số 04/TD) Quy trình tài trợ: ... là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng việc bìng nghị và xét chọn từ Uỷ ban Nhân dân do Ban XĐGN lập danh sách đơn thuần chỉ là danh sách hộ nghèo, trong đó nhiều hộ không có điều kiện và năng lực tổ chức sản xuất, hộ nghèo thuộc diện cứu trợ hội hoặc có những hộ không thuộc hộ nghèo cũng trong danh sách được vay vốn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tài trợ vốn đối với hộ nghèo . LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ VỐN ĐẦU TƯ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI I. Khái niệm tài trợ vốn Về bản chất, tài trợ vốn là quan. gian còn phải theo học tại trường dài nhất. III. Phương pháp tài trợ và quy trình tài trợ NHCSXH tài trợ vốn đầu tư xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động,

Ngày đăng: 04/11/2013, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w