1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước hương thủy,thừa thiên huế

110 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 873,08 KB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn Luận văn làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn công tác kiểm soát chi thườngxuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; phân

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG THỊ THỦY

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯƠNG THỦY,

THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, 2018

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG THỊ THỦY

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯƠNG THỦY,

THỪA THIÊN HUẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN QUANG PHỤC

HUẾ, 2018

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin cam đoan rằngmọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin tríchdẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thủy

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế tạiTrường Đại học kinh tế Huế, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhậnđược rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, từ quý thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồngnghiệp Tôi xin chân thành được bày tỏ sự cám ơn sâu sắc nhất đến:

Quý thầy cô giáo Trường Đại học kinh tế - Huế;Đặc biệt xin cảm ơn Thầy giáo

TS Nguyễn Quang Phục - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt thờigian học tập và nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn này

Tập thể lãnh đạo và CBCC Kho bạc Nhà nước Hương Thủy, Thừa Thiên Huế;

Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của tôi tại KBNN Thừa Thiên Huế

Xin chân thành cám ơn !

TP Huế, ngày 13 tháng 5 năm 2018

Tác giả

Hoàng Thị Thủy

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: HOÀNG THỊ THỦY Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN QUANG PHỤC Tên đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG

XUYÊN NSNN QUA KBNN HƯƠNG THỦY, THỪA THIÊN HUẾ”

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi áp dụng Luật NSNN, các khoản chi NSNN đã có những bước chuyểnbiến tích cực đã dần đi vào nề nếp theo đúng chính sách, chế độ quy định Tuynhiên, tình hình sử dụng công quỹ vẫn còn lãng phí, tình trạng tuỳ tiện sử dụng NSNNchưa được ngăn chặn triệt để, công tác quản lý ngân sách còn bộc lộ nhiều khiếmkhuyết cần phải được điều chỉnh

Xuất phát từ những lý do đó tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hương Thủy,Thừa Thiên Huế” với mong muốn đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần giải

quyết những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát chi qua Kho bạc Nhànước hiện nay

2 Phương pháp nghiên cứu

- Đối với số liệu và thông tin thứ cấp: tôi tiến hành thu thập số liệu báo cáo vềcông tác KSC tại KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2017

- Đối với số liệu sơ cấp: Tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của khách hàng đếngiao dịch, lãnh đạo và nhân viên liên quan đến công tác KSC thường xuyên tạiKBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Luận văn làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn công tác kiểm soát chi thườngxuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; phân tích thực trạng công tác kiểmsoát chi ngân sách nhà nước qua KBNN Hương Thủy,Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017; đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngânsách Nhà nước qua KBNNHương Thủy,Thừa Thiên Huế trong thời gian đến.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐVQHNS : Đơn vị quan hệ ngân sáchHĐND : Hội đồng nhân dânKBNN : Kho bạc Nhà nướcKTV : Kế toán viênKTT : Kế toán trưởngKSC : Kiểm soát chiNVCM : Nghiệp vụ chuyên mônNSĐP : Ngân sách địa phươngNSNN : Ngân sách Nhà nướcTABMIS : Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạcTSCĐ : Tài sản cố định

UBND : Uỷ ban nhân dânSDNS : Sử dụng ngân sách

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC BẢNG ixixx

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ xxxii

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

2.1 Mục tiêu chung 222

2.2 Mục tiêu cụ thể 222

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 222

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn 222

4 Phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 333

4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 444

PHẦN II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ CÔNG TÁC KIỂM SÓAT CHI THƯỜNG XUYÊNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5

1.1 Ngân sách nhà nước 5

1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước 5

1.1.2 Phân cấp quản lý NSNN 6

1.1.3 Chu trình quản lý NSNN 6

1.1.4 Điều kiện để thực hiện chi ngân sách nhà nước 7

1.1.5 Phân loại chi Ngân sách nhà nước 8

1.1.6 Nguyên tắc quản lý Ngân sách nhà nước 8

1.2 Chi thường xuyên ngân sách nhà nước 9

1.2.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước 9

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

1.2.2 Đặc điểm của chi thường xuyên 9

1.2.3 Phân loại chi thường xuyên NSNN 10

1.2.4 Vai trò của chi thường xuyên NSNN 11

1.3 Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc nhà nước 11

1.3.1 Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước 11

1.3.2 Sự cần thiết phải thực hiện KSC thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc nhà nước 12

1.4 Nội dung và nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước 13

1.4.1 Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước 13

1.4.2 Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước 14

1.4.3 Trách nhiệm và quyền hạn của KBNN trong việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN 15

1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác KSC thường xuyên qua KBNN 16

1.5.1 Sự thay đổi về phương diện pháp lý 16

1.5.2 Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức 17

1.5.3 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý NSNN 18

1.6 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN của một số kho bạc 18

1.6.1.Kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN của KBNN Thành Phố Huế, Thừa Thiên Huế 18

1.6.2 Kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN của KBNN Phong Điền, Thừa Thiên Huế 20

1.6.3 Kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN của KBNN Quảng Trạch, Quảng Bình 21

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁTCHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN HƯƠNG THỦY, THỪA THIÊN HUẾ 25

2.1 Tình hình cơ bản của KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý KBNN Hương Thủy 25

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

2.2 Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quaKho bạc nhà nước Hương Thủy, Thừa Thiên Huế 312.2.1 Quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Hương Thủy 312.2.2 Tổ chức thực hiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNNHương Thủy, Thừa Thiên Huế 322.2.3 Phân tích tình hình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNNHương Thủy, Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 – 2017 412.2.4 Thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Hương Thủy, ThừaThiên Huế giai đoạn 2015 – 2017 452.3 Đánh giá của khách hàng, lãnh đạo và nhân viên về công tác kiểm soát chithường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Hương Thủy, ThừaThiên Huế 602.3.1 Đặc điểm chung về mẫu khảo sát 602.3.2 Phân tích ý kiến đánh giá về công tác kiểm soát chi ngân sách trên địabàn thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế 632.3.3 Những kết quả đạt được trong tổ chức hoạt động kiểm soát chi thườngxuyên qua KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế 672.3.4 Hạn chế trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN HươngThủy, Thừa Thiên Huế 692.3.5 Nguyên nhân trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNNHương Thủy, Thừa Thiên Huế 71

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯƠNG THỦY, THỪA THIÊN HUẾ 72

3.1 Định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN quaKBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế 723.1.1 Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 723.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN quaKBNNHương Thủy, Thừa Thiên Huế 723.2.Hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNNqua Hương Thủy, Thừa Thiên Huế 75

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

3.2.1 Hoàn thiện quy trình giao dịch một cửa qua KBNN Hương Thủy, Thừa

Thiên Huế 76

3.2.2 Tăng cường thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt 76

3.2.3 Công khai hóa các hồ sơ, thủ tục kiểm soát chi, phương thức chi trả các khoản chi, đảm bảo minh bạch, đúng chế độ quy định 77

3.2.4 Tăng cường công tác KSC thường xuyên NSNN theo dự toán 78

3.2.5.Tăng cường công tác tự kiểm tra công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế 79

3.2.6.Nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất đội ngũ cán bộ KBNN và chất lượng kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách 80

3.2.7 Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị sử dụng NSNN với KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế 82

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

1 Kết luận 83

2 Kiến nghị 84

2.1.Đối với nhà nước 84

2.2 Đối với Bộ Tài chính 85

2.3 Đối với Kho bạc Nhà Nước 86

2.4.Đối với chính quyền địa phương 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN Formatted: Font: Not Bold

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

Bảng 2.3 Số liệu chi NSNN phân theo lĩnh vực chi tại KBNN Hương Thủy,

Thừa Thiên Huế 434343

Bảng 2.4 Báo cáo chi các đơn vị dự toán giai đoạn 2015 -2017 444444

Bảng 2.5 Quy mô hoạt động tại KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2015-2017 454545

Bảng 2.6 Kết quả công tác kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Hương Thủy,

Thừa Thiên Huế 2015-2017 464646

Bảng 2.7 Số liệu chi thanh toán cá nhân tại KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế

(Giai đoạn 2015 - 2017) 484848

Bảng 2.8 Kết quả công tác kiểm soát chi thường xuyên thanh toán cá nhân tại

KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017 494949

Bảng 2.9: Số liệu chi nghiệp vụ chuyên môn tại KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên

Huế (Giai đoạn 2015 - 2017) 515151

Bảng 2.10 Kết quả công tác kiểm soát chi thường xuyên nghiệp vụ chuyên môn tại

KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017 535353

Bảng 2.11 Số liệu kiểm soát chi mua sắm tại KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên

Huế (Giai đoạn 2015 - 2017) 555555

Bảng 2.12 Kết quả công tác kiểm soát chi thường xuyên mua sắm sửa chữa tài sản

tại KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017 565656

Bảng 2.13 Số liệu kiểm soát chi khác so với tổng chi thường xuyên qua KBNN tại

KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 – 2017 585858

Bảng 2.14 Kết quả công tác kiểm soát chi thường xuyên khác tại KBNN Hương

Thủy, Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017 595959

Bảng 2.15: Đặc điểm cơ bản của những người được phỏng vấn là cán bộ làm công

tác kiểm soát chi tại KBNN Hương Thủy, TT Huế 616161

Bảng 2.16: Đặc điểm cơ bản của những người được phỏng vấn là cán bộ tại các đơn vị

thụ hưởngNSNN giao dịch tại KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế 626262

Formatted: Font color: Auto, Do not check

spelling or grammar

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

Bảng 2.17: Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác kiểm soát chi ngân sách trên địa

bàn thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế 656565

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ Sơ đồ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế 27

Sơ đồ 2.2 Quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Hương Thủy 31

Biểu đồ Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng chi thường xuyên với tổng chi NSNN 42

Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng chi theo nội dung kinh tế 44

Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng chi thanh toán cá nhân so với tổng chi thường xuyên 48

Biểu đồ 2.4 Tỉ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn trong tổng chi thường xuyên 52

Biểu đồ 2.5 Tỉ trọng chi mua sắm trong tổng chi thường xuyên 55

Biểu đồ 2.6 Tỉ trọng chi khác trong tổng chi thường xuyên 59

Formatted: Font: Not Bold

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chi ngân sách nhà nước là công cụ chủ yếu của Đảng và Nhà nước dùng đểthực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng

và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước Kiểm soát chặt chẽ các khoảnchi Ngân sách nhà nước luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, nhà nước và của cáccấp, các ngành góp phần quan trọng trong việc giám sát, quản lý và phân phối nguồnlực tài chính một cách minh bạch, sử dụng đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả

Công tác kiểm soát chi (KSC) NSNN là một trong những hoạt động nghiệp vụquan trọng nhất và được coi là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của hệ thống KBNN

Nhưng đây cũng là một loại hình hoạt động khó khăn và rất nhạy cảm Khó khăn làhoạt động KSC một mặt phải giám sát tính tuân thủ trên mặt hồ sơ thanh toánnhưng mặt khác cũng phải đảm bảo việc duy trì hoạt động của các cơ quan Nhạycảm, còn là do hoạt động KSC phải giải quyết giữa yếu tố tĩnh là chính sách, chế độ

và thực tế sử dụng kinh phí phong phú, đa dạng là yếu tố động, phải giải quyết đồngthời 2 vấn đề gần như đối lập nhau giữa yêu cầu kiểm soát tuân thủ của hoạt độngquản lý khi giao dịch qua KBNN và xu hướng thoát lý, né tránh kiểm soát của quátrình chi tiêu công

Cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đã từng bước được hoàn thiệnvới các quy định cụ thể và hiệu quả hơn Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cơchế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Hương Thủy,Thừa Thiên Huếvẫn cònnhững tồn tại, hạn chế, bất cập như:Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Khobạc mới được triển khai nên việc áp dụng trong công tác quản lý còn chưa cao; cơchế chính sách về quản lý NSNN trong một số nghiệp vụ chưa đồng bộ với hệthống; trình độ một số cán bộ KBNN làm công tác KSC còn hạn chế;công tác KSCcòn phân ra nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức khác nhau; nhiều khoản chi kiểmsoát chưa có đủ cơ sở để KBNN kiểm soát đến khâu cuối cùng và chưa có cơ chếquy trách nhiệm trong thực hiện một số nghiệp vụ chi cụ thể; cán bộ làm nhiệm vụchi ngân sách tại một số đơn vị sử dụng NSNN chưa am hiểu đầy đủ về quản lýĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

NSNN;việc thực hiện chế độ công khai minh bạch trong chi tiêu ngân sách củanhững đơn vị sử dụng ngân sách còn hạn chế… Do đó việc thực hiện cơ chế KSCthường xuyên NSNN qua KBNN còn tồn tại những hạn chế, làm giảm chất lượng

sử dụng ngân sách trong công tác thực hiện các nhiệm vụ chi của NSNN

Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài:“ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hương Thủy,Thừa Thiên Huế”làm luận văn tốt nghiệp cao học.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tíchthực trạng công tác KSC thường xuyênNSNN quaKBNNHương Thủy, Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017, đề tài tập trung nghiêncứucác giải pháp hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN HươngThủy, Thừa Thiên Huế trong thời gian đến

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác KSC thường xuyên NSNN;

- Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN quaKBNNHương Thủy, Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017;

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNNquaKBNN Hương Thủy,Thừa Thiên Huế đến năm 2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác KSC thường xuyênNSNN qua KBNN Hương Thủy,Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

+ Về không gian:Nghiên cứu này được thực hiện tại KBNN Hương Thủy,Thừa Thiên Huế

+ Về thời gian:Phân tích thực trạng công tác KSCthường xuyên NSNN quaKBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 – 2017; đề xuất giải phápnhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Hương Thủy,ThừaThiên Huế đến năm 2020

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

- Đối với số liệu và thông tin thứ cấp: tôi tiến hành thu thập số liệu báo cáo vềcông tác KSC tại KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 -2017

- Đối với số liệu sơ cấp: Để đánh giá khách quan thực trạng công tác KSCthường xuyên NSNN qua KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế tôi đã tiến hànhkhảo sát ý kiến của khách hàng đến giao dịch, lãnh đạo và nhân viên liên quan đếncông tác KSC thường xuyên tại KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế (theo bảnghỏi được thiết kế sẵn)

Cỡ mẫu đề tài sử dụng được xác định theo công thức:

= 1 +Trong đó:

n: cỡ mẫu

N: Số lượng tổng thể (112 đơn vị giao dịch, 10 cán bộ làm công tác

KSC tại KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế)

e: sai sốTrong nghiên cứu này sai số cho phép là 10%, độ tin cậy là 90% (hay e = 10%)

Sử dụng bảng hỏi để tiến hành phỏng vấn những người có liên quan đến công tácKSC thường xuyên NSNN qua KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huếvề các nội dung:

+ Các thông tin của người được phỏng vấn+ Đánh giá thực trạng công tác KSC thường xuyên ngân sách nhà nước

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

+ Đánh giá các khó khăn trong công tác KSC thường xuyên ngân sách nhànước qua KBNN.

+ Đánh giá các giải pháp được đề xuất để công tác KSC thường xuyên ngânsách nhà nước qua KBNN được thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới

Vậy cỡ mẫu lớn hơn hoặc bằng 55 sẽ đủ tính suy rộng cho cả tổng thể Bên cạnh

đó, sẽ có một số trường hợp người trả lời câu hỏi phỏng vấn chưa thực sự nghiêm túchoặc có một số câu hỏi người được phỏng vấn không trả lời, vì vậy đề tài thu thậpthêm bảng hỏi để khắc phục tình huống trên

4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu và thông tin được thu thập được sẽ được xử lý và phân tích trên phầnmềm Excel

Đề tài sử dụng các phương pháp sau để phân tích số liệu:

+ Phương pháp tổng hợp;

+ Phương pháp so sánh;

+ Phương pháp phân tích thống kê mô tả

5 Cấu trúc luận vănNgoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương bao gồm:

Chương 1 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác kiểm soát chithường xuyên ngân sách nhà nước;

Chương 2 Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN quaKBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế;

Chương 3 Định hướng, giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thườngxuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hương Thủy, Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

PHẦNII : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ CÔNG TÁC KIỂM SÓAT CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Ngân sách nhà nước 1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước

NSNN là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ

sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước Theo Luật NSNN số 83/2015/QH13

đã được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015, NSNN được đề cập như sau: “Ngân

sách nhà nướclà toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”(Điều 4,

Chương I - Luật NSNN 2015)

Từ khái niệm trên có thể thấy Luật NSNN chú trọng đến các vấn đề lớn khi đềcập về khái niệm NSNN

Một là: Tính cụ thể của NSNN biểu hiện ở: “Toàn bộ các khoản thu, chi của

Nhà nước” tức là nội dung của NSNN bao gồm hai yếu tố thu và chi

Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạtđộng kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, cáckhoản viện trợ và các khoản thu khác theo qui định của pháp luật

Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội đảm bảo bộ máyhoạt động của Nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chikhác theo qui định của pháp luật

Hai là: Phải được “Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định”, ở nước ta

là Quốc hội và Chính quyền nhân dân (bao gồm HĐND và UBND) các cấp

Ba là: Thời hạn thực hiện trong một thời gian nhất định do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền quyết định

Bốn là: Thực hiện NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ

của Nhà nước, ở đây nói về khía cạnh vai trò NS là công cụ của Nhà nước khi xâydựng và chấp hành ngân sách.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

* Hệ thống ngân sách Nhà nước:

Ở nước ta hiện nay NSNN bao gồm: Ngân sách trung ương và ngân sách địaphương.Ngân sách địa phương bao gồm: Ngân sách cấp, thành phố trực thuộc trungương (gọi chung là NS cấp tỉnh); NS cấp huyện, thị xã, thành phố thuộctỉnh (gọichung là NS cấp huyện) và NS cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là NS cấp xã)

1.1.2 Phân cấp quản lý NSNN

Cùng với việc phân cấp về quản lý hành chính và kinh tế, quản lý ngân sáchcũng được thực hiện, phân cấp phù hợp với quản lý kinh tế và hành chính “Phâncấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chínhquyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý thu, chi ngân sách nhà nước”

Những quy định pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách bao gồm những quyphạm pháp luật liên quan đến xác định quyền hạn, nhiệm vụ, của các cấp chínhquyền Nhà nước trong việc quản lý điều hành ngân sách Luật NSNN năm 2015 ởnước ta đã rất quan tâm đến việc phân cấp quản lý ngân sách đặc biệt là phân cấpmối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc quản lý ngân sách Như vậy có thểhiểu “phân cấp quản lý ngân sách là quá trình Nhà nước trung ương phân giaonhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương trong hoạtđộng quản lý ngân sách”

1.1.3 Chu trình quản lý NSNN

Chu trình NSNN được hiểu là một vòng tròn khép kín lặp đi lặp lại, liên quanđến nhiều chủ thể và khách thể quản lý từ khâu lập dự toán, chấp hành NSNN đếnkhi quyết toán NSNN

- Lập dự toán NSNN:

Dự toán NSNN cần được xây dựng một cách khoa học, dựa trên các căn cứkhách quan như chiến lược, kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhànước, việc thực hiện nhiệm vụ được giao của cơ quan đơn vị sử dụng NSNN; hệthống các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành; kết quả phân tíchviệc chấp hành chi của các năm trước; từ đó lập nên dự toán chi NSNN cho nămtiếp theo Việc xây dựng dự toán phải đảm bảo đúng trình tự và thời gian như đãđược quy định.Chất lượng dự toán phải đảm bảo tính chi tiết theo mục lục ngânsách nhà nước hiện hành, sát với nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

- Chấp hành NSNN:

Bố trí kinh phí và cấp phát, thanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách; thựchiện việc kiểm soát mọi khoản chi của NSNN bảo đảm phải có trong dự toán ngânsách được duyệt và phải đúng đối tượng quy định

NSNN phải đảm bảo đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sửdụng ngân sách theo dự toán đã được duyệt Mọi khoản chi NSNN được KBNNthanh toán trực tiếp cho người lao động, người cung cấp hàng hoá, dịch vụ và phảiđược KBNN kiểm soát trước khi thanh toán, chi trả

- Quyết toán NSNN:

Tổng hợp, phân tích và đánh giá việc sử dụng các khoản chi của ngân sách,cần đảm bảo phản ánh trung thực, đầy đủ, chính xác mọi khoản chi theo mục lụcNSNN để thấy được bức tranh toàn cảnh về các hoạt động kinh tế - xã hội củatừng địa phương nói riêng và cả nước nói chung trong năm ngân sách.Quyết toánNSNN phải đúng theo trình tự, thủ tục và thời gian theo Luật định

1.1.4.Điều kiện để thực hiện chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sáchđược giao, trừ trường hợp quy định tại (Điều 51 của Luật NSNN số 83/2015/QH13); đãđược thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyếtđịnh chi và đáp ứng các điều kiện trong từng trường hợp sau đây:

- Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng các điều kiện theo quy địnhcủa pháp luật về đầu tư công và xây dựng;

- Đối với chi thường xuyên phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mứcchi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơquan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tựchịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêunội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ;

- Đối với chi dự trữ quốc gia phải bảo đảm các điều kiện theo quy định củapháp luật về dự trữ quốc gia;

- Đối với những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phảiđấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắpphải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

- Đối với những khoản chi cho công việc thực hiện theo phương thức Nhànước đặt hàng, giao kế hoạch phải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơquan có thẩm quyền ban hành.

1.1.5 Phân loại chi Ngân sách nhà nước

Theo quy định tại (mục 2 điều 5 của luật NSNN số 83/2015/QH13) đã đượcQuốc hội thông qua ngày 25/6/2015 thì chi ngân sách nhà nước phân thành:

- Chi đầu tư phát triển;

- Chi dự trữ quốc gia;

- Chi thường xuyên;

- Chi trả nợ lãi;

- Chi viện trợ;

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

1.1.6 Nguyên tắc quản lý Ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiếtkiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyềnhạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp

Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vàongân sách nhà nước

Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độthu theo quy định của pháp luật

Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩmquyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị

sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính,

dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phíthực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên

Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; chínhsách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn,giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốcphòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước.

Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị

và các tổ chức chính trị - xã hội

Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,

tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; ngân sáchnhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ

Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của NSNN

Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốnNSNN phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan

Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chínhnhà nước ngoài ngân sách Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệtheo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước

và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theođúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụchi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước

1.2 Chi thường xuyên ngân sách nhà nước 1.2.1.Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của NSNN nhằm bảo đảm hoạt động của bộmáy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các

tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triểnkinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh

1.2.2.Đặc điểm của chi thường xuyên

Một là, nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được

phân bố tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa cácnăm trong kỳ kế hoạch

Hai là, Việc sử dụng kinh phí thường xuyên chủ yếu chi cho con người, sự

việc nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia

Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi chođầu tư phát triển Hiệu quả của nó không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể hiệnqua sự ổn định chính trị - xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

Đặc điểm trên cho thấy vai trò chi thường xuyên có thể ảnh hưởng rất quantrọng đến đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia.

Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao

Chi nhiệm vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí

Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhànước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theoquy định của pháp luật)

1.2.3 Phân loại chi thường xuyên NSNN 1.2.3.1 Theo nội dung kinh tế, chi thường xuyên NSNN được chia thành

- Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương,các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanhtoán khác cho cá nhân theo quy định

- Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: Chi thanh toán dịch vụ công cộng, chithuê mướn, chi vật tư văn phòng, chi công tác phí, chi các khoản đặc thù, chi sửa chữathường xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn, chi đoàn ra đoàn vào

- Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện vật tư không theo cácchương trình dự án sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên

- Các khoản chi thường xuyên khác

1.2.3.2.Theo lĩnh vực, chi thường xuyên NSNN được phân loại ra

Chi cho lĩnh vực quốc phòng; an ninh và trật tự, an toàn xã hội; sự nghiệpgiáo dục - đào tạo và dạy nghề; sự nghiệp khoa học và công nghệ; sự nghiệp y tế,dân số và gia đình; sự nghiệp văn hóa thông tin; sự nghiệp phát thanh, truyền hình,thông tấn; sự nghiệp thể dục thể thao; sự nghiệp bảo vệ môi trường; các hoạt độngkinh tế; hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổchức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quyđịnh của pháp luật; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

1.2.4.Vai trò của chi thường xuyên NSNN

Chi thường xuyên NSNN có vai trò rất quan trọng, thể hiện trên các mặt cụ thểnhư sau:

- Chi thường xuyên có vai trò trong nhiệm vụ chi của NSNN, chi thườngxuyên đã giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốtchức năng QLNN, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổquốc gia

- Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất quan trọng trongviệc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điềukiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng Chi thường xuyên hiệuquả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư phát triển, thúc đẩykinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành củanhà nước

1.3.Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc nhà nước 1.3.1.Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN là quá trình các cơ quan Nhà nước có thẩmquyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNNtheo các chính sách, chế độ, định mức và tiêu chuẩn chi tiêu do Nhà nước quy định dựatrên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý trong từng thời kỳ

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước là việc Kho bạcNhà nước thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ của các chủ thể chi thườngxuyên NSNN đối với các cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục, điều kiện để có thềthực hiện chi thường xuyên NSNN, trong đó thể hiện rõ là sự tuân thủ nội dung chitrong dự toán được duyệt hàng năm, mức tiền chi luôn nằm trong khuôn khổ dựtoán được duyệt, các định mức, tiêu chuẩn chi luôn đảm bảo đáp ứng quy định hiệnhành của Nhà nước theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tàichính Chính vì vậy, xét về hình thức, kiểm soát chi thường xuyên NSNN sẽ lấy đốitượng là hồ sơ chứng từ, dự toán, Mục lục NSNN để thực hiện

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

1.3.2 Sự cần thiết phải thực hiện KSCthường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc nhà nước

- Do yêu cầu của công cuộc đổi mới: Đổi mới về cơ chế quản lý tài chính nóichung và đổi mới cơ chế quản lý NSNN nói riêng đòi hỏi mọi khoản chi thườngxuyên NSNN phải được chi đúng, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả Trong điều kiệnhiện nay, khi khả năng ngân sách còn quá hạn hẹp mà nhu cầu chi phát triển kinh tế

xã hội ngày càng tăng thì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyênNSNN là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước, các ngành, các cấp Thực hiện tốtcông tác này có ý nghĩa trong việc thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tậptrung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội góp phần kiềm chế lạm phát, ổnđịnh tiền tệ và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, đồng thời cũng góp phần nângcao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơquan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng NSNN Đặc biệt là hệthống Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, thanh toán trực tiếp đến từng khoảnchi thường xuyên NSNN cho các đối tượng sử dụng đúng chức năng, nhiệm vụ đãđược nhà nước giao

- Do hạn chế từ chính bản thân cơ chế quản lý chi NSNN: Cơ chế quản lý chithường xuyên NSNN đã được thường xuyên sửa đổi hoàn thiện, nhưng vẫn chỉ quyđịnh những vấn đề chung nhất mang tính nguyên tắc, dẫn đến không thể bao quáthết tất cả các hiện tượng phát sinh trong quá trình thực hiện quản lý, kiểm soát chithường xuyên NSNN Mặt khác, cùng với sự phát triển không ngừng của các hoạtđộng kinh tế - xã hội, các nghiệp vụ chi thường xuyên NSNN cũng ngày càng đadạng và phức tạp hơn Do vậy cơ chế quản lý kiểm soát chi thường xuyên NSNNkhông theo kịp với hoạt động chi NSNN Từ đó, một số cơ quan, đơn vị, cá nhân lợidụng khai thác những kẽ hở của cơ chế nhằm tham ô, trục lợi, công quỹ của Nhànước Từ thực tế đó đòi hỏi phải có các cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra,giám sát quá trình sử dụng kinh phí NSNN của các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNNnhằm ngăn chặn tiêu cực, phát hiện những điểm chưa phù hợp trong cơ chế quản lý,

từ đó kiến nghị với các ngành, các cấp sửa đổi, bổ sung kịp thời để cơ chế quản lý

và kiểm soát chi NSNN ngày càng được hoàn thiện, phù hợp và chặt chẽ hơn.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

- Do ý thức của các đơn vị sử dụng NSNN: Các đơn vị sử dụng NSNN thường

có tư tưởng tìm mọi cách để sử dụng hết số kinh phí đã được cấp, không quan tâmtới việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và dự toán được duyệt Các đơn vịthường lập hồ sơ chứng từ thanh toán sai chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mứcchi của Nhà nước quy định Vì vậy cần thiết phải có một cơ quan chức năng cóthẩm quyền để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN của các đơn vị sửdụng NSNN Qua đó phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm và lãng phítrong quá trình sử dụng NSNN của các cơ quan đơn vị, đảm bảo các khoản chiNSNN được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả

- Do tính đặc thù của các khoản chi NSNN: Các đơn vị được Nhà nước cấp phátkinh phí sẽ không phải hoàn trả trực tiếp cho Nhà nước về số kinh phí đã sử dụng; cái

mà họ phải hoàn trả cho Nhà nước chính là kết quả công việc đã được giao Tuy nhiên,việc dùng các chỉ tiêu, định lượng để đánh giá kết quả công việc trong một số trườnghợp sẽ gặp khó khăn và không toàn diện Do vậy, cần thiết phải có một cơ quan nhànước có chức năng, nhiệm vụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi củaNSNN để đảm bảo cho việc chi trả của Nhà nước là phù hợp với nhiệm vụ được giao

1.4 Nội dung và nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước

1.4.1 Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước

- Các khoản chi bảo đảm phải có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyềngiao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi, trừ một số nội dung sau đây:

+ Vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sáchchưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơ quan Tài chính vàKBNN tạm cấp kinh phí cho các nhiệm vụ chi như: Chi lương và các khoản có tínhchất tiền lương; Chi nghiệp vụ phí và công vụ phí; Một số khoản chi cần thiết khác

để bảo đảm hoạt động của bộ máy, trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa;

Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình quốc gia; Chi bổ sung cân đốicho ngân sách cấp dưới.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

+ Chi từ nguồn tăng thu so với dự toán được giao+ Chi từ nguồn dự phòng ngân sách

+ Chi ứng trước dự toán NSNN năm sau theo quyết định của cấp có thẩm quyền

- Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quyđịnh đối với từng khoản chi

- Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định

+ Định mức tiêu chuẩn chỉ là giới hạn tối đa các mức chi tiêu cho một mục

đích cụ thể của đơn vị sử dụng NSNN được cơ quan chức năng có thẩm quyền banhành Định mức, tiêu chuẩn là căn cứ quan trọng để lập dự toán chi NSNN hàngnăm và là căn cứ để kiểm soát chi NSNN của KBNN

+ Đối với những khoản chi chưa có định mức tiêu chuẩn được cơ quan cóthẩm quyền phê duyệt thì KBNN căn cứ vào dự toán được cơ quan cấp trên trực tiếpcủa đơn vị dử dụng NSNN phê duyệt làm căn cứ để kiểm soát

- Kiểm tra tồn quỹ NSNN của cấp ngân sách tương ứng với khoản chi Tồnquỹ ngân sách phải đủ để cấp phát theo yêu cầu của đơn vị sử dụng NSNN (KBNNtỉnh, KBNN huyện không phải kiểm tra tồn quỹ NSNN cấp trung ương khi chi ngânsách trung ương; KBNN huyện không phải kiểm tra tồn quỹ NSNN tỉnh khi chingân sách tỉnh)

1.4.2 Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước

Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soát trong quátrình chi trả, thanh toán Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước đượcgiao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủtrưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi

Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam theoniên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước Các khoản chingân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi vàhạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công laođộng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

Việc thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nướcthực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương,trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện đượcviệc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán qua đơn vị sửdụng ngân sách nhà nước.Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chingân sách nhà nước các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách.

Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu hồi cho ngân sách nhà nướctheo đúng trình tự quy định

1.4.3 Trách nhiệm và quyền hạn của KBNN trong việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện thanh toán kịp thời các khoảnchi ngân sách đủ điều kiện thanh toán theo quy định

Tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trongviệc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách; xác nhận số thực chi, số tạm ứng, số dư kinhphí cuối năm ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách tại Kho bạc Nhà nước

Kho bạc Nhà nước có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thông báobằng văn bản cho đơn vị sử dụng ngân sách biết; đồng thời, chịu trách nhiệm vềquyết định của mình trong các trường hợp sau:

+ Chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định

+ Không đủ các điều kiện chi theo quy định

Kho bạc Nhà nước không chịu trách nhiệm về những hồ sơ, chứng từ theo quyđịnh không phải gửi đến Kho bạc Nhà nước để kiểm soát

Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơquan tài chính (bằng văn bản)

Cán bộ công chức Kho bạc Nhà nước không tuân thủ thời gian quy định vềkiểm soát chi quy định hoặc cố tình gây phiền hà đối với đơn vị sử dụng NSNN thìtùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính theoquy định của pháp luật.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác KSC thường xuyên qua KBNN

Kiểm soát chi NSNN là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn

vị có liên quan đến việc kiểm soát và sử dụng NSNN, trong đó hệ thống KBNNđóng vai trò quan trọng, trực tiếp đến kiểm soát và chịu trách nhiệm về kết quảkiểm soát của mình Luật NSNN quy định mọi khoản chi của NSNN chỉ được thựchiện khi có đủ các điều kiện quy định, đồng thời theo nguyên tắc thanh toán trựctiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ thường xuyên

Như vậy KBNN chịu trách nhiệm kiểm soát cuối cùng trước khi đồng vốn Nhànước xuất ra khỏi quỹ NSNN Do vậy một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến côngtác kiểm soát chi NSNN qua KBNN:

1.5.1 Sự thay đổi về phương diện pháp lý

Công tác kiểm soát chi NSNN nói chung và công tác KSC thường xuyênNSNN nói riêng đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý tài chínhtrong từng giai đoạn nhất định Trước hết là phải chấp hành Luật NSNN, Luật Kếtoán, luật đầu tư và các Luật khác có liên quan Khi Nhà nước điều chỉnh các Luậtnày, thì các văn bản hướng dẫn dưới Luật như Nghị Định, Thông tư, các quyết định

về quản lý tài chính, quản lý quỹ NSNN đều thay đổi, do đó, công tác kiểm soát chiNSNN cũng phải thay đổi theo để phù hợp với quy định mới

Hiện nay, hệ thống Luật pháp và chế độ, chính sách chi theo cơ chế kiểm soátchi NSNN qua KBNN tương đối đầy đủ, đồng bộ và tương đối sát với thực tiễncuộc sống Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện, cùng các văn bản phápquy khác vừa là nhân tố quan trọng, vừa là điều kiện quyết định đến chất lượngcông tác kiểm soát chi Bởi vì, nó tạo ra cơ sở pháp lý và tạo nền tảng cho việc đề racác cơ chế, quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp và hiệu quả

Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chiNSNN là căn cứ quan trọng trong việc tính toán, xây dựng, phân bổ dự toán và là mộttrong những căn cứ quan trọng để kiểm soát chi NSNN Nếu hệ thống định mức chitiêu NSNN xa rời thực tế, thì việc tính toán, phân bổ dự toán chi không khoa học vàchính xác, dẫn đến tình trạng thiếu căn cứ để kiểm soát chi Bên cạnh đó, đơn vị sửdụng NSNN thường phải tìm mọi cách để hợp lý hóa các khoản chi cho phù hợp vớiĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

những tiêu chuẩn, định mức đã lạc hậu, không thực tế nên dễ dẫn đến vi phạm kỷ luậttài chính Khi chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Nhà nước đưa ra cụ thể, chitiết, phù hợp với điều kiện thực tế, đòi hỏi người sử dụng kinh phí ngân sách phải đắn

đo, cân nhắc, thực hiện đúng chế độ Như vậy, đối với các văn bản quy định về chế

độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN, một mặt, đòi hỏi phải cụ thể, rõ ràng và phùhợp, mặt khác điều quan trọng hơn là ý thức tự giác chấp hành của người thực hiện

Ngoài việc đưa ra được chế độ, tiêu chuẩn, định mức đúng, thì việc chấp hành chiNSNN theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức đó cũng là điều rất quan trọng

1.5.2 Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộcông chức

Để làm tốt công tác KSC NSNN đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý NSNN từ các

cơ quan Tài chính, Kho bạc, các đơn vị thụ hưởng NSNN phải có trình độ, năng lựcnghiệp vụ chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, đảm bảo hoàn thành tốt chứctrách và nhiệm vụ được giao Đội ngũ cán bộ nói trên phải luôn được đào tạo, bồidưỡng để phù hợp với tiến trình phát triển, đổi mới công tác quản lý tài chính,ngân sách trong từng giai đoạn nhất định Trong các yếu tố quan trọng để đảm bảonâng cao hiệu quả công tác quản lý NSNN thì yếu tố con người đóng vai trò quantrọng Vì vậy trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính ởcác đơn vị sử dụng NSNN và cán bộ KBNN làm công tác kiểm soát chi là nhân tốquyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm soát chi NSNN

Nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành Luật NSNN và các chế độ địnhmức quy định của Nhà nước đối với các đơn vị sử dụng NSNN có ý nghĩa quantrọng trong việc thực hiện chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí nguồn lực củaNhà nước Do vậy, cần làm cho Thủ trưởng của mỗi đơn vị thấy rõ kiểm soát chiNSNN là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp và các đơn vị cá nhân đều cóliên quan đến quản lý quỹ NSNN mà đơn vị sử dụng NSNN là đối tượng chịu tráchnhiệm chính trước Nhà nước về phần kinh phí được cấp chứ không phải là côngviệc riêng của ngành tài chính, KBNN Các ngành, các cấp cần thấy rõ vai trò củamình trong quá trình quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, chấphành dự toán, kế toán và quyết toán các khoản chi NSNN

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

Tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ, phù hợp với thực tế và mục tiêu quản lý trong từngthời kỳ, tránh trùng lắp nhưng vẫn kiểm tra, kiểm soát được lẫn nhau trong quá trình thựchiện nhiệm vụ Nếu tổ chức bộ máy không phù hợp thì công tác kiểm soát chi NSNNqua KBNN sẽ kém hiệu quả, chất lượng thấp, dễ gây thất thoát lãng phí cho NSNN.

Chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN phụ thuộc rất lớn vào trình độ cán

bộ KBNN nói chung và đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN quaKBNN nói riêng Đòi hỏi đội ngũ cán bộ KBNN phải có trình độ chuyên sâu vềquản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có khả năngphân tích, xử lý thông tin được cung cấp và giám sát, đối chiếu với các quy địnhhiện hành của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt để có thể đảm đương nhiệm vụkiểm soát chi NSNN qua KBNN một cách chặt chẽ, đồng thời không lợi dụngquyền hạn, trách nhiệm được giao để phát sinh các hiện tượng cửa quyền, sáchnhiễu trong quá trình thực thi nhiệm vụ

1.5.3.Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý NSNN

Hiện đại hóa công nghệ KBNN là một trong những điều kiện quan trọng gópphần nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Ứng dụngcông nghệ tin học hiện đại vào hoạt động KBNN sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thựcđến toàn bộ hoạt động quản lý quỹ NSNN Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay khikhối lượng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN ngày càng lớn và nhiều, thìviệc phát triển ứng dụng công nghệ sẽ tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảmbảo công việc được diễn ra nhanh chóng, chính xác và an toàn

Trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, hạ tầng công nghệ hiện đại là cơ

sở cho việc kết nối, trao đổi thông tin giữa KBNN, cơ quan tài chính và đơn vị sửdụng NSNN, giúp cho hoạt động giao dịch ngày càng thuận tiện, tăng tính minhbạch đối với công tác kiểm soát chi NSNN, nâng cao hiệu quả quản lý NSNN

1.6 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua KBNN của một số kho bạc

Trang 31

kiểm soát các khoản chi,với các đối tượng phục vụ của Kho bạc rất đa dạng vàphong phú nên KBNN TP Huế, Thừa Thiên Huế có nhiều kinh nghiệm trong hoạtđộng KSC đáng được các KBNN khác học tập.

Trong những năm qua KBNN TP Huế, Thừa Thiên Huế luôn thực hiện đúng quitrình kiểm soát chi, đảm bảo thanh toán chính xác, kịp thời các nguồn kinh phí cho đơn

vị sử dụng ngân sách theo đúng dự toán và tiêu chuẩn, định mức hiện hành

Kết quả kiểm soát chi cho thấy từ năm 2015-2017, KBNN TP Huế, ThừaThiên Huế đã thực hiện kiểm soát 2.886.938 triệu đồng chi thường xuyên NSNNphát hiện 308 món chưa chấp hành đúng chế độ, số tiền từ chối thanh toán là 12.436triệu đồng Các vi phạm của các đơn vị sử dụng NSNN chủ yếu là: không có trong

dự toán, sai mục lục ngân sách, sai các yếu tố trên chứng từ, sai tiêu chuẩn, chế độđịnh mức, thiếu hồ sơ thủ tục

Trong những năm qua công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN quaKBNN Thành phố Huế luôn đảm bảo đúng quy trình, thủ tục với mục tiêu: kiểmsoát chi NSNN đúng chế độ, quy định của Nhà nước, an toàn không thất thoát tiền,tài sản Nhà nước, không gây phiền hà, sách nhiễu, đảm bảo nhanh chóng, kịp thờitrong chi tiêu NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng NSNN thựchiện tốt các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn Các văn bản của trung ương và của quyđịnh về kiểm soát chi luôn được KBNN Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế cập nhật

và công khai để các đơn vị sử dụng ngân sách tiện nghiên cứu, thực hiện Về thờigian xử lý chứng từ cũng được thực hiện nghiêm túc: các khoản chi thường xuyênđặc biệt là chi cho con người như tiền lương, phụ cấp, học bổng đều giải quyếtngay khi đơn vị đem chứng từ ra KBNN thanh toán; các khoản chi thường xuyênkhác thời gian xử lý chứng từ không quá hai ngày làm việc.Thông qua công táckiểm soát chi thường xuyên KBNN TP Huế, Thừa Thiên Huế đã giúp các cấp chínhquyền và các chủ đầu tư nhận thức đúng hơn trong việc chỉ đạo và quá trình quản

lý, sử dụng NSNN, quan tâm hơn đến chất lượng hồ sơ, quy trình nghiệp vụ thanhtoán góp phần đáng kể cho việc sử dụng vốn nhà nước có hiệu quả; ngăn chặntình trạng thất thoát, lãng phí.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

1.6.2.Kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN của KBNN Phong Điền, Thừa Thiên Huế

Bắt đầu từ ngày 1/6/2013, KBNN Phong Điền, Thừa Thiên Huế thực hiệnquản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước theoThông tư số 113/2008/TT-BTC, ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính Do có sự chuẩn

bị chu đáo về tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ, đầu tư cơ sở vật chất… nên đơn vị

đã thực hiện, tốt việc quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước, góp phầnđảm bảo chi ngân sách an toàn và hiệu quả

Quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách là việc Kho bạc Nhà nước thực hiệngiữ lại một phần hoặc toàn bộ dự toán ngân sách để đảm bảo cho việc thực hiện hợpđồng đã được đơn vị kí kết Đây là một phân hệ quan trọng trong quá trình quản lýchi ngân sách nhà nước qua kho bạc, được thực hiện theo Dự án “Cải cách quản lýtài chính công” của Bộ Tài chính Theo quy định, các hợp đồng chi thường xuyên

có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, chi đầu tư xây dựng cơ bản 500 triệu đồng trởlên phải thực hiện cam kết chi trước khi thanh toán nhằm công khai, minh bạch hóachi ngân sách, đảm bảo chi ngân sách an toàn và hiệu quả Để thực hiện, KBNNPhong Điền, Thừa Thiên Huế đã tuyên truyền, thông tin bằng văn bản đến các cơquan, đơn vị sử dụng ngân sách; tổ chức hội nghị tập huấn về nội dung, quy trìnhquản lý chi, nguyên tắc quản lý, cách lập biểu chứng từ giao dịch, điều chỉnh, hủycam kết chi… cho 100% cán bộ, công chức từ tỉnh đến huyện Cơ sở vật chất nhưmáy tính, hệ thống mạng, các trang thiết bị làm việc… cũng được trang bị hiện đại,đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ kiểm soát cam kết chi Trong quá trình giaodịch, cán bộ còn trực tiếp hướng dẫn khách hàng thực hiện các văn bản quy định vềcam kết chi, các khoản phải cam kết chi, hồ sơ chi Bên cạnh đó, Kho bạc chủđộng xử lý kịp thời những lúng túng, vướng mắc của cán bộ cũng như khách hàngtrong thực hiện quy trình quản lý, kiểm soát cam kết chi Với sự quan tâm nâng caochuyên môn nghiệp vụ và tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng chu đáo, nên mặc dùquy trình mới nhưng Kho bạc đã thực hiện kiểm soát cam kết chi đúng quy định,không để xảy ra sai sót và chi kịp thời Từ năm 2015 – 2017, KBNN Phong Điền,Thừa Thiên Huế đã kiểm soát cam kết chi hơn 100 món chi thường xuyên, tổng sốĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

tiền 39.758 tỷ đồng Trước đây, công tác quản lý ngân sách chưa gắn kết cao trongcác khâu của quy trình quản lý, chưa theo dõi, phản ánh được số công nợ phải trảcho các nhà cung cấp, có tình trạng nợ đọng trong thanh toán, nhất là nợ trong lĩnhvực đầu tư xây dựng cơ bản… Việc quản lý, kiểm soát cam kết chi đã giúp Kho bạcquản lý, kiểm soát các khoản chi ngân sách ngay từ khi lập dự toán đến khi phân bổngân sách; kí kết hợp đồng… và thanh toán Công tác này còn giúp theo dõi đượccác khoản phải trả cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ Vì vậy, Kho bạc có thểkiểm soát chi tiêu ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách; ngăn chặn tình trạng

nợ đọng trong thanh toán của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách như việc nợđọng trong thanh toán mua sắm ô tô, xây dựng cơ bản Ngoài ra, thông qua thựchiện quản lý, kiểm soát cam kết chi còn hỗ trợ cho việc lập ngân sách trung hạn củacác cơ quan tài chính, theo dõi và quản lý được các hợp đồng từ nhiều năm theo cácthông tin như: tổng giá trị hợp đồng, giá trị hợp đồng đã thực hiện cam kết chi, giátrị hợp đồng đã được thanh toán, giá trị hợp đồng còn phải thanh toán… và giúp cácnhà quản lý chú ý đến các thông tin khi tiến hành xây dựng và phân bổ dự toán hàngnăm Như vậy, quản lý và kiểm soát cam kết chi đã góp phần đảm bảo chi ngânsách an toàn và hiệu quả Kho bạc tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho các cơ quan,đơn vị sử dụng ngân sách, thực hiện tốt công tác kiểm soát cam kết chi trên địa bàn

1.6.3 Kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN của KBNN Quảng Trạch, Quảng Bình

KBNN Quảng Trạch, Quảng Bình thành lập và đi vào hoạt động từ ngày01/04/1990 Từ đó đến nay, KBNN Quảng Trạch, Quảng Bình luôn hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ được giao

Đi đôi với công tác thu NSNN, KBNN Quảng Trạch, Quảng Bình thực hiệntốt công tác cấp phát và kiểm soát chi NSNN, đảm bảo các khoản chi đều có trong

dự toán được duyệt, đúng đối tượng, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định,giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, vừa đảmbảo thực hiện đúng nguyên tắc quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị

sử dụng ngân sách Qua công tác kiểm soát chi, KBNN Quảng Trạch, Quảng Bình

đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, tham gia tích cực vào công tácĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng Từ năm 2015 đếnnăm 2017, thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, KBNN QuảngTrạch, Quảng Bình đã từ chối hàng trăm món tiền với tổng số tiền lên đến gần 15 tỷđồng Để đạt được kết quả trên, KBNN Quảng Trạch, Quảng Bình đã tập trung làmtốt một số công tác sau:

- Nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý NSNN và các quyđịnh trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Ngay từ khi Luật NSNN cóhiệu lực và các chế độ về quản lý chi được ban hành, KBNN Quảng Trạch, QuảngBình đã tổ chức triển khai đến toàn thể cán bộ công chức, Kho bạc phối hợp với cơquan tài chính tổ chức triển khai Luật NSNN và các văn bản liên quan cho các đơn

vị sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn

- Nghiên cứu ứng dụng tin học vào công tác chi và kiểm soát chi chi thườngxuyên, ứng dụng thành thạo các chương trình tiện ích được triển khai trong toàn hệthống Đặc biệt, chương trình thanh toán điện tử đã giúp cải thiện công tác thanhtoán trong hệ thống KBNN Những khoản thanh toán trước đây khi thực hiện bằngphương pháp thủ công phải mất vài ngày thì hiện nay chỉ mất vài phút với sự hỗ trợcủa chương trình thanh toán điện tử

- Chú trọng công tác tổ chức cán bộ KBNN Quảng Trạch, Quảng Bình xem cán

bộ là nhân tố quyết định trong việc mang lại những thành quả to lớn của đơn vị Đơn

vị đã chọn lọc, sắp xếp quy hoạch đội ngũ cán bộ công Chú trọng công tác đào tạo,bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức với nhiều hình thức Năm 1990,KBNN Quảng Trạch, Quảng Bình chỉ có 01 cán bộ có trình độ đại học, đến nay sốcán bộ có trình độ đại học là 12 người, chiếm hơn 92% số cán bộ công chức trong đơn

vị Sự nâng lên về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi là nguyênnhân quan trọng dẫn đến sự nâng lên về chất lượng công tác kiểm soát chi

Bài học rút ra đối với KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ởmột số KBNNcó thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho KBNN Hương Thủy,Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực này như sau:ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

Một là, Chấp hành kỷ luật, tuân thủ nghiêm các quy trình nghiệp vụ, chế độ

định mức đã quy định và công khai rõ về trình tự thủ tục trong công tác kiểm soát chi

là tiền đề tạo ra mối quan hệ hợp tác, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau trong nội bộ cơquan và trong quan hệ giữa KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huếvà khách hàng giaodịch trên địa bàn Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sử dụng NSNN, các chủ đầu tư đểnắm bắt kịp thời những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong thực tiễn từ đó đề ra cácbiện pháp giải quyết kịp thời trong quá trình kiểm soát chi NSNN

Hai là, Công tác sử dụng và đào tạo cán bộ hợp lý, bố trí đúng người, đúng

việc phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, mạnh dạn

áp dụng hình thức phân công nhiệm vụ theo hướng chuyên môn hóa Coi trọng việcđào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, động viên khuyếnkhích cán bộ nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, coi việc tổ chức, họctập chế độ chính sách, cập nhật kiến thức mới là một yêu cầu bắt buộc đối với cán

bộ, tiến tới tổ chức các buổi học tập như sinh hoạt thường xuyên trong cơ quan

Ba là, Tăng cường công tác tự kiểm tra tại đơn vị để phát hiện những trường

hợp sai sót, nhầm lẫn trong kiểm soát, thanh toán và hạch toán kế toán, những saisót trong hồ sơ chứng từ…để có các biện pháp khắc phục kịp thời và rút kinhnghiệm trong công tác kiểm soát chi

Bốn là, phải giải quyết tốt mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương và

các cơ quan liên quan, chủ động tham mưu cho UBND các cấp xử lý những vướngmắc trong công tác kiểm soát chi NSNN, giúp cho việc quản lý điều hành ngân sáchđảm bảo đúng chế độ quy định

Năm là, thực hiện và vận dụng triệt để cải cách hành chính trong lĩnh vực

kiểm soát chi NSNN đảm bảo đơn giản thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất chocác đơn vị sử dụng Ngân sách, đồng thời hiện đại hóa chương trình ứng dụng quản

lý, kiểm soát chi NSNN, chương trình thanh toán vốn đầu tư XDCB Thực hiệnviệc kết nối thông tin, cơ sở dữ liệu với các sở, ban, ngành để tiến hành trao đổi,cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho các cấp, các ngành trong quá trình

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

Sáu là, phải quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, có đủ năng lực, trình độ đáp

ứng được yêu cầu nhiệm vụ thực tế hiện nay của KBNN Hương Thủy, Thừa ThiênHuế Đề ra yêu cầu cụ thể và thường xuyên nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả côngviệc của cán bộ, khen thưởng, kỷ luật phải căn cứ vào kết quả công tác và phảiđảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng để phát huy được tác dụnggiáo dục cán bộ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN HƯƠNG THỦY,

THỪA THIÊN HUẾ

2.1.Tình hình cơ bản của KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Kho bạc Nhà nước Hương Thủy, Thừa Thiên Huế được tách ra từ KBNNHương Phú theo quyết định số 586 TC/QĐ/TCCB ngày 04/12/1990của Bộ Tài chính

và đã đi vào hoạt động chính thức từ 04/12/1990 đến nay đã tròn 27 năm Đơn vị đãthực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được nhà nước giao Từ chỗ đơn vị với 10 cán bộtrong đó chỉ có một cán bộ công chức có trình độ đại học, cán bộchủ yếu đượcchuyển từ cơ quan Tài chính, ngân hàng nông nghiệp trên địa bàn sang, phải đảmnhận nhiệm vụ hết sức nặng nề đó là quản lý quỹ ngân sách nhà nước, trong điều kiện

cơ sở vật chất ban đầu rất thiếu thốn phải làm việc chung trụ sở với phòng Tài chínhhuyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế từ 04/12/1990 đến tháng 4/1992 Song được sựchỉ đạo sát sao, toàn diện của KBNN, Thừa Thiên Huế, sự quan tâm của cấp ủyĐảng, chính quyền địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị trong ngànhTài chính, sự ủng hộ của các đơn vị giao dịch, đặc biệt là sự đoàn kết thống nhấttrong tập thể chuyên môn và các đoàn thể dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, cho đếnnay tập thể KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao, trình độ về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị được nâng lên rõ rệt

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý KBNN Hương Thủy

* Chức năng, nhiệm vụ:

Theo quyết định số 4239/QĐ-KBNN ngày 8/9/2017 của Tổng Giám đốc Khobạc Nhà nước quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhànước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo đó KBNN Hương Thủy,ThừaThiên Huế là đơn vị trực thuộc KBNN Thừa Thiên Huếcó chức năng, nhiệm vụ cụ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

-Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược,quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nướccấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

-Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký

cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật;Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịpthời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngânsách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nướccấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định;

Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước vàcác nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước

và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện;

-Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho,

quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện;

-Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước;

Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợcủa Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tạiKho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định của pháp luật;

Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tàichính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật

-Thực hiện công tác điện báo, thống kêvề thu, chi ngân sách nhà nước, các

khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định;

xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện

Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh vớicác đơn vị liên quan tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện;

-Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo chế độ quy

định;

Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằngchuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp huyện tại ngânhàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toáncủa Kho bạc Nhà nước theo chế độ quy định;

Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định

-Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định;

-Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại

Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định;

-Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấp

huyện;

- Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư,

lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định;

-Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước;

thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạtđộng, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin đểtạo thuận lợi phục vụ khách hàng;

-Quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định;

-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh giao.

* Tổ chức bộ máy quản lý Kho bạc Nhà nước Hương Thủy, Thừa Thiên Huế

Cơ cấu tổ chức của KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế hiện nay bao gồm13công chức: ban lãnh đạo gồm Giám đốc và Phó giám đốc, 2 bộ phận nghiệp vụ:

bộ phận kiểm soát chi và bộ phận kế toán

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNNHương Thủy, Thừa Thiên Huế

Giám đốc

Bộ phậnKiểmsoát chi

Phó giám đốc

Bộ phận

Kế toán

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

GiámđốcKhobạcNhànướccấptỉnhvàtrướcphápluậtvề:thựchiệnnhiệmvụ,quyềnhạn;quảnlýtiền,tàisản,hồsơ,tàiliệu,côngchức,laođộngcủađơnvị

đốcKhobạcNhànướccấphuyệnvàtrướcphápluậtvềlĩnhvựccôngtácđược phâncông

Bộ phận Kiểm soát chi:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện chươngtrình, kế hoạch công tác đã được phê duyệt

-Thực hiện kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước, bao gồm chi thườngxuyên, chi đầu tư, chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia thuộcnguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao quản lý theo sựphân công của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

- Thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư các chươngtrình mục tiêu quốc gia thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốnkhác được giao quản lý theo chế độ quy định

- Báo cáo định kỳ, đột xuất về kết quả kiểm soát chi ngân sách nhà nước, baogồm chi thường xuyên, chi đầu tư, chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốcgia thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao quản lý

- Đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản giao dịch với các đơn vị sử dụng ngânsách theo quy định; phối hợp với Phòng Kế toán nhà nước trong việc đối chiếu sốliệu các khoản chi ngân sách nhà nước, bao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư,chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc nguồn vốn ngân sáchnhà nước và các nguồn vốn khác được giao quản lý

- Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theoquy định tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện

- Triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính tại đơn vị

- Thực hiện công tác hành chính, quản trị: quản lý tài sản, hành chính, quản trị,văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, bảo vệ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện giao

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 18/02/2021, 22:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Thanh Đức (2013), “Một số quy định mới về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia, (số 129) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số quy định mới về chế độ kiểm soát, thanh toán cáckhoản chi NSNN qua KBNN
Tác giả: Thanh Đức
Năm: 2013
1. Công văn số 388/KBNN-KTNN ngày 01/3/2013 về việc hướng dẫn thực hiện Kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) Khác
2. Lâm Hồng Cường (2013), Những kiến nghị về kiểm soát chi NSNN,Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 129 Khác
4. Lê Chi Mai (2011), Giáo trình Quản lý chi tiêu công, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Khác
5. Nguyễn Đình Linh - Dương Công Trinh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 135 Khác
6. Hoàng Thị Xuân (2010), Đề xuất và giải pháp quy trình kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 110 Khác
8. Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 thay thế luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 Khác
9. KBNN Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, Báo cáo chi Ngân sách Nhà nước các năm 2015, 2016, 2017; Báo cáo kiểm soát chi NSNN các năm 2015, 2016, 2017 Khác
10. KBNN (2015,2016,2017), Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia Khác
11. Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN ngày 06/6/2003 Khác
12. Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN ngày 25/6/2015.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾĐẠ I H Ọ C KINH T Ế HU Ế Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w