Đầu tư công và đầu tư kém hiệu quả
Phần lớn các chuyên gia kinh tế ở Việt Nam khi nói về lạm phát của năm nay đều lập luận rằng nguyên nhân căn bản của lạm phát là chính sách tài khóa. Dường như có một sự đồng thuận ngầm về cách tiếp cận vấn đề, và tín hiệu chung của giới chuyên gia này tới chính phủ là không có cách nào khác để giải quyết căn bản bài toán lạm phát là xử lý vấn đề tài khóa, trong đó mấu chốt là cắt giảm và nâng cao hiệu quả của đầu tư công.“Đầu tư công kém hiệu quả được xem là một trong những căn bệnh trầm kha dẫn tới lạm phát. Tại Nghị quyết số 11/NQ-CP, Chính phủ khẳng định phải cắt giảm đầu tư công.” (Cắt giảm đầu tư công - Chưa minh bạch nên thiếu sức thuyết phục, Thúy Hải, báo điện tử Sài Gòn giải phóng, ngày 23/09/2011).“Yếu tố tiền tệ, chi tiêu công quá mức và phân bổ vốn thiên lệch ở khu vực thị trường được các chuyên gia xác định là những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát trong thời gian vừa qua.” (Lạm phát do chi tiêu công quá mức, LH, báo điên tử Dân trí, ngày 09/05/2011).“Chính phủ nên giảm bớt đầu tư công để giảm sức ép lạm phát, đồng thời hướng nguồn vốn vào khối doanh nghiệp tư nhân nhằm tăng hiệu quả đồng vốn, là quan điểm chung của nhiều chuyên gia.” ( Việt Nam cần hạn chế đầu tư công, Lệ Chi, vnexpress.net, ngày 22/09/2010).“Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bất ổn định các cân đối vĩ mô và đẩy lạm phát tăng cao thời gian qua nằm ở cơ cấu kinh tế, hiệu quả đầu tư.” ( Chống lạm phát phải chịu đau, V.V.Thành, www.cafef.vn, ngày 26/09/2011).TS Đinh Thế Hiển cho rằng: “Diễn biến kinh tế đầu năm 2011 cho thấy việc gia tăng đầu tư công thiếu trọng tâm đã là nguyên nhân quan trọng tạo ra lạm phát rất cao đi kèm với lãi suất cho vay trong nhóm cao nhất thế giới, gây khó khăn cho nền kinh tế và an sinh của người dân”.Để kiềm chế lạm phát, theo TS Đinh Thế Hiển, Chính phủ đưa ra Nghị quyết 11 thắt chặt tiền tệ rất mạnh, trong đó có giảm đầu tư công. Tuy nhiên, đi kèm với tác động kiềm chế lạm phát, hạ nhiệt lãi suất thì nguồn vốn vào doanh nghiệp cũng bị co hẹp, gây khó khăn cho hoạt động SXKD và giảm việc làm. Như vậy có thể nói việc điều hành đầu tư công và nợ công trong giai đoạn vừa qua chưa hiệu quả, chưa trọng tâm, là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho nền kinh tế thừa tiền nhưng thiếu hàng hóa, xu thế đầu cơ tài chính gia tăng tạo nguy cơ bong bóng tài sản tài chính, kinh tế phát triển thiếu bền vững.Không còn nghi ngờ gì nữa, chính sự kém hiệu quả và lãng phí khiến đầu tư công trở thành tác nhân chính gây lạm phát - căn bệnh kinh niên của nền kinh tế Việt Nam. Theo các chuyên gia kinh tế, mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra lượng tiền đầu tư công bằng khoảng 17-20% GDP, trong khi các nước trong khu vực chỉ dưới 5% mà hiệu quả đầu tư công lại quá kém.“Không thể phủ nhận sự cần thiết của đầu tư công song nhà nước chỉ nên tham gia vào những lĩnh vực đem lại lợi ích lớn cho cả nền kinh tế mà tư nhân không có động cơ để làm hoặc làm không có hiệu quả. “Nhưng trên thực tế, nhà nước đã tham gia quá nhiều vào các hoạt động kinh tế và nhiều khi còn cạnh tranh và chèn lấn khu vực tư nhân.” - ông Du nhận định.” (Lạm phát do chi tiêu công quá mức, LH, báo điên tử Dân trí, ngày 09/05/2011). Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương bổ sung thêm: “Lạm phát của Việt Nam bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng và cách thức mà chúng ta sử dụng để đạt được mục đích tăng trưởng. Tăng trưởng của chúng ta cho đến nay chủ yếu vẫn dựa vào mở rộng đầu tư, nhưng đầu tư nhìn chung lại kém hiệu quả, nhất là đầu tư nhà nước.” Có hai vấn đề đặt ra đang tồn tại trong đầu tư công: thứ nhất là đầu tư cho những dự án và công trình hiệu quả chưa rõ ràng, thứ hai là đầu tư dàn trải và chậm tiến độ.Khi nhắc đến vấn đề đầu tư cho những dự án và công trình hiệu quả chưa rõ ràng, thậm chí là ngay khi biết rõ rằng thua lỗ nặng nhưng vẫn bỏ tiền và công sức vào đó, chúng ta có thể kể đến dự án khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên. Vấn đề hiệu quả kinh tế của dự án khai thác Bô-xít Tây Nguyên đã được đặt ra từ khi dự án này được đưa ra bàn thảo tại Quốc hội. Thế nhưng cho đến nay thì Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) mới than “hiệu quả kinh tế không còn” khi Bộ Giao thông Vận tải cho rằng TKV phải bỏ ra cả nghìn tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa đường sá, vận chuyển alumin. Điều thứ hai cần phải nhắc đến là vấn đề đầu tư dàn trải và châm tiến độ. Sau các phát hiện về những khoản đầu tư không đúng ngành, đúng nghề của một loạt tập đoàn, tổng công ty như Dầu khí Việt Nam (PVN), Điện lực Việt Nam (EVN), Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV)…, những tưởng hoạt động kinh doanh, đầu tư của khối doanh nghiệp nòng cốt của Nhà nước sẽ được chấn chỉnh. Thế nhưng, nhìn vào bản báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng do cơ quan Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương lập trong tám tháng đầu năm 2011, thì trong số 31 doanh nghiệp lớn và ngân hàng có báo cáo, có tới 21 đơn vị vẫn đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính của mình. Số vốn đầu tư trái ngành nghề chẳng hề nhỏ: 22.590 tỉ đồng, trong đó, có sáu tập đoàn, tổng công ty đầu tư trên mức 1.000 tỉ đồng/đơn vị. Riêng “anh cả đỏ” PVN nhiều tiền nhất – đầu tư ngoài ngành 6.690 tỉ đồng – chiếm 3,76% vốn điều lệ. Tập đoàn Công nghiệp cao su, dù tài chính không mạnh và năm nay việc trồng, chế biến, xuất khẩu cao su thu lãi cao nhưng vẫn đầu tư ra ngoài 3.700 tỉ đồng, chiếm tới 19,8% vốn điều lệ của tập đoàn. “Quả đấm thép” EVN kêu than lỗ vốn, phải tăng giá điện đợt hai trong năm nhưng vẫn đầu tư ngoài lĩnh vực chính 2.100 tỉ đồng (2,8% vốn điều lệ). Theo số liệu cơ quan chức năng tổng hợp được, năm nay, dự kiến EVN lỗ trên 11.600 tỉ đồng; tổng công ty Xăng dầu Việt Nam ước tính lỗ 1.200 tỉ đồng; tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) lỗ trên 3.000 tỉ đồng, tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) lỗ 613 tỉ đồng… Trong số này, có những tập đoàn, tổng công ty lỗ có thể không phải là do đầu tư ra ngoài ngành do đã tái cơ cấu lại như Vinashin. Nhưng hậu quả thua lỗ đó cũng có phần do sự đầu tư dàn trải của các năm trước. Hay như Vinalines phải gánh chịu những khoản lỗ từ Vinashin chuyển sang và làm ăn trong bối cảnh thị trường vận tải biển rất không thuận lợi. Còn ở nhiều tập đoàn, tổng công ty khác, tuy vẫn duy trì lợi nhuận cao nhờ những lợi thế kinh doanh nhất định như tập đoàn Dầu khí, tập đoàn Dệt may, tổng công ty Cà phê, nhưng điều đáng lưu ý là tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của hầu hết các đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng đều giảm so với năm trước. Một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải, xây dựng, ximăng, sắt thép có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ước chỉ đạt dưới 5% – một con số rất thấp.Bên cạnh đó, qua kết quả giám sát, đánh giá tổng thể về đầu tư năm 2010 của Bộ Kế hoạch đầu tư công bố mới đây, thì tình trạng chậm tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn nhà nước còn khá lớn, dù so với các năm trước đã giảm nhiều. Cụ thể, trong số 34.607 dự án đang thực hiện đầu tư, thì có tới 3.386 dự án chậm tiến độ, chiếm 9,78% số dự án thực hiện trong kỳ. Điều đáng nói là trong số này có nhiều dự án phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng, có xu hướng tăng dần trong các năm gần đây (tỉ lệ dự án chậm tiến độ năm 2009 là 16,9%, năm 2008 là 16,6% và 2007 là 14,8%). Các chuyên gia của Bộ Kế hoạch đầu tư nhận định: Việc chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư và tác động tiêu cực đến nền kinh tế, trong số đó phải kể đến lạm phát. Nguyên nhân chủ yếu do việc chậm giải phóng mặt bằng (1.345 dự án, chiếm 3,89% tổng số dự án thực hiện), nhưng không ít trong số này là do năng lực của chủ đầu tư, từ ban quản lý dự án và các nhà thầu yếu kém (chiếm 685 dự án, tỉ lệ 1,98%); do thủ tục đầu tư (535 dự án, chiếm 1,55%); do chậm bố trí vốn (500 dự án, chiếm 1,44%) và nhiều nguyên nhân khác (727 dự án, chiếm 2,1%).Chúng ta hãy điểm qua một số công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia gần đây. Có thể kể đến thực trạng thi công tại Cảng Vân Phong. Được kỳ vọng sẽ trở thành cảng nước sâu của Việt Nam, góp phần quyết định trong việc giải tỏa ách tắc hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cảng hiện nay; hơn thế, Vân Phong sẽ hướng tới phát triển thành một cảng trung chuyển quốc tế, đưa Việt Nam góp mặt vào bản đồ các thương cảng lớn của thế giới. Nhưng sau cả năm trời khởi công, nơi đây chưa có động thái thi công nào đáng kể. Nhiệm vụ quan trọng, mong ước lớn lao nhưng Vân Phong vẫn chỉ tồn tại là một vịnh nước sâu nhiều tiền năng mà người ta chưa thấy hình hài một thương cảng.Trong khi đó, mới đây nhất, thông báo từ chủ đầu tư cho biết, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Binh sẽ không thể hoàn thành đúng tiền độ dù đã được gia hạn ít nhất 3 lần. Thậm chí, cả phương án cấp cứu là thông xe tạm một phần đường, kết nối vào hệ thống giao thông cũ để giảm tải cho quốc lộ 1A cũng thất bại vì tiến độ hiện nay cũng không thế đáp ứng phương án cấp cứu đơn giản nhất. Còn ở phía Nam, cây cầu Đồng Nai vốn nổi tiếng với sự xuống cấp, quá tải và những tai nạn thảm khốc. Vì thế, dự án xây cầu mới đã được gấp rút triển khai. Tuy nhiên, thông tin mới nhất là sẽ bị chậm tiến độ.Các thống kê hàng năm về đầu tư đều cho thấy, có hàng trăm và thậm chí hàng ngàn công trình bị chậm tiến độ không chỉ gây ra lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư, tác động gây ra lạm phát và đang nói nhất là chậm tiến độ nên các công trình này sẽ không thể đóng góp để nâng cao năng lực của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng như mục tiêu ban đầu.Nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với một số điểm nghẽn lâu năm như: trình độ nguồn nhân lực, thủ tục hành chính và cơ sở hạ tầng . Tại rất nhiều diễn đàn phát triển, các hội nghị xúc tiến đầu tư, Chính phủ Việt Nam đã thừa nhận và cho biết đang rất nỗ lực để giải quyết những điểm tắc nghẽn này để tạo ra động lực mới cho tăng trưởng mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Thực tế, Chính phủ đã dồn sức đầu tư rất lớn cho phát triển hạ tầng cả bằng nguồn vốn nhà nước, vốn vay và huy động các nguồn xã hội hóa khác.Nhưng dù đổ nhiều tiền nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong đợi. Thậm chí, càng quyết tâm và kỳ vọng vào một công trình nào đó nhiều khi lại rơi vào những thất vọng liên tiếp vì liên tục chậm tiến độ và trễ hẹn. Sự kém hiệu quả trong đầu tư của Việt Nam không chỉ gây ra lãng phí, tiêu cực mà còn làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân khi các mục tiêu đề ra được thực hiện không phải lúc nào cũng như lời nói. . lại kém hiệu quả, nhất là đầu tư nhà nước.” Có hai vấn đề đặt ra đang tồn tại trong đầu tư công: thứ nhất là đầu tư cho những dự án và công trình hiệu quả. vấn đề tài khóa, trong đó mấu chốt là cắt giảm và nâng cao hiệu quả của đầu tư công. Đầu tư công kém hiệu quả được xem là một trong những căn bệnh trầm