1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ

50 395 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 132,64 KB

Nội dung

Trang 1

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂNHÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ4.1 Phân tích tổng quát về thu nhập

Phân tích hoạt động cho vay

Như chúng ta biết, hoạt động cho vay là nghiệp vụ kinh doanh mang vềlợi nhuận chủ yếu hàng năm cho ngân hàng (trên 90% thu nhập), cho nên ta cầnphân tích kỹ hơn về nghiệp vụ này trước khi đi vào phân tích thu nhập Từ 2bảng dư nợ theo ngành và dư nợ theo thời gian cùng với biểu đồ thể hiện dư nợtheo thời gian qua 3 năm cho ta thấy:

HÌNH 4.1 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THỜI GIAN

1

Trang 2

BẢNG 4.1 TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHOVAY THEO NGÀNH QUA 3 NĂM

Trang 3

BẢNG 4.2 TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM

ĐVT: Triệu đồng

CHÊNH LỆCH2006/2005

CHÊNH LỆCH2007/2006

Số tiền

(%) Số tiền

(%) Số tiền

(%) Số tiền

Tốc độtăng

(%) Số tiền

Tốc độtăng

(%)Tổng dư nợ cho vay

-36.161 -40,68

-13.906 -26,38Nguồn: Phòng kinh doanh

Trang 4

Thứ nhất, Bảng dư nợ theo thời gian (Bảng 4.2) cho ta thấy được ngânhàng đã có sự chuyển dịch nguồn vốn cho vay một cách rõ rệt qua 3 năm, cụ thểNgân hàng chủ động chuyển từ cho vay trung dài hạn sang cho vay ngắn hạn,điều này thể hiện rõ qua việc tỷ trọng của nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ qua cácnăm đều tăng lên với tốc độ khá cao: nợ ngắn hạn chiếm 44,26% ở năm 2005,67,11% ở năm 2006 và tăng lên đến 85,35% ở năm 2007, điều này có thể xuấtphát từ các nguyên nhân sau:

Nhu cầu vay hay sử dụng vốn vay của khách hàng thay đổi: nếu nhưtrước đây, khách hàng là những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường, vốnchủ sở hữu còn ít, nên chủ yếu kinh doanh dựa vào vốn vay Đến nay, sau mộtthời gian kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp này đã tích luỹ được vốn chủsở hữu ở mức khá, nên giảm bớt tỷ trọng vốn vay ngân hàng, mà chỉ vay ngânhàng trong ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn theo thời vụ, thực hiện hợp đồngxuất nhập khẩu…

Thị phần khách hàng của ngân hàng có sự thay đổi: Dựa vào bảng Dưnợ theo ngành qua 3 năm, ta dễ nhận thấy có sự thay đổi về cơ cấu dư nợ theongành, cụ thể là sự tăng lên của dư nợ cho vay 2 ngành Thương nghiệp và Côngnghiệp chế biến Rõ ràng, chúng ta đều biết các doanh nghiệp kinh doanh thươngmại dịch vụ thường thì chỉ sử dụng vốn ngắn hạn để quay vòng tiền hàng nhậpkho, xuất kho nên dĩ nhiên họ chỉ thường có nhu cầu vay ngắn hạn; Còn ngànhcông nghiệp chế biến thì có thể như nhận định phía trên, qua thời gian hoạt độngcác doanh nghiệp này đã tích luỹ được vốn cao, nên chỉ có nhu cầu vay vốn ngắnhạn để thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu, còn nguồn vốn dài hạn thì dựavào vốn chủ sở hữu hoặc chuyển sang vay tiền nguồn khác, vì theo như Ban lãnhđạo Ngân hàng thì lãi suất cho vay trung dài hạn của SGCT là tương đối cao hơncác ngân hàng khác trên địa bàn.

Ngân hàng nhận thấy được hạn chế của mình là lãi suất cho vay trungdài hạn cao hơn so với các ngân hàng khác cùng đóng trên địa bàn (tại thời điểmnăm 2005- 2006), hơn nữa nguồn vốn ngân hàng cho vay chủ yếu dựa vào hơn50% là vốn điều chuyển từ hội sở chính - mà nguồn vốn này luôn có chi phí caomà thời gian sử dụng là “ngắn” ( bởi vì lãi suất thay đổi liên tục, chỉ cần thị

Trang 5

trường liên ngân hàng hoặc thị trường cho vay thành phố Hồ Chí Minh vừa nhíchlên thì lãi suất điều hoà đã tăng ngay, trong khi đó ở các chi nhánh không thểtăng ngay theo vì nguồn vốn đã cho vay chưa kịp đáo hạn và vì các chi nhánhtrên địa bàn có lợi thế về vốn huy động tại chỗ cũng không tăng (thật ra họ chỉcầm cự thêm một thời gian ngắn để chiêu dụ khách hàng của ngân hàng khác,đến khi khách hàng mới đến ký kết xong hợp đồng tín dụng thì họ lập tức ápdụng ngay khung lãi suất mới thì khách hàng mới “hối không kịp”) nên nếu tăngthì ngân hàng sẽ bị mất khách hàng ngay

Vì thế, Ngân hàng đã chủ động tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảmtỷ trọng cho vay trung dài hạn; việc này sẽ có tác dụng là thứ nhất giảm thiểu rủiro về kỳ hạn, rủi ro về lãi suất (môi trường kinh tế vĩ mô hiện nay tuy đã tăngtrưởng ổn định hơn nhiều so với các năm trước đây nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiềuyếu tố chưa bền vững cũng như chứa đựng nhiều rủi ro mang tính hệ thống lẫnphi hệ thống, cho nên trong hoạt động kinh doanh dài hạn (đầu tư xây dựng nhàxưởng, khách sạn…) của nhiều ngành nghề trong nền kinh tế cũng vì thế cónhiều rủi ro hơn trong ngắn hạn); tác dụng thứ hai là ngân hàng sẽ có thể tăng sốvòng quay vốn tín dụng tính trên một năm cao hơn, từ đó tăng số hợp đồng chovay trong một năm, điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng thu nhập từhoạt động cho vay, cũng như giảm chi phí trả lãi; và tác dụng cuối cùng là giảmáp lực về huy động vốn nói chung, chi phí huy động vốn nói riêng vì đa số vốnhuy động của chi nhánh là vốn ngắn hạn nên không thể cho vay trung dài hạnnhiều được, còn nếu dựa vào vốn điều chuyển thì vừa gánh chịu chi phí trả lãicao, vừa khó cạnh tranh với ngân hàng cổ phần khác trên địa bàn (vì theo nhưTrưởng phòng kinh doanh của SGCT cho biết: “Thật ra lãi suất cho vay trung dàihạn của Chi nhánh cao là cao hơn ở năm đầu tiên, còn các năm sau thì cũngtương đương với mặt bằng chung, nhưng vì các doanh nghiệp đã vay vốn trungdài hạn thì thường vay với số tiền lớn, dù lãi suất chỉ cao hơn 0,05% thì tính ratiền lãi họ cũng sẽ thiệt rất nhiều nên việc họ chuyển sang ngân hàng khác vaytiền là bình thường, đó là còn chưa kể các ngân hàng quốc doanh còn cho vaythấp hơn rất nhiều.”).

Thứ hai, qua các chỉ số nhằm đánh giá khái quát hoạt động tín dụng củangân hàng được tính bên dưới, ta nhận thấy:

Trang 6

BẢNG 4.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG QUA 3 NĂM

Nguồn: Phòng kinh doanh

Chỉ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng ổnđịnh trong 2 năm 2005 và 2006, tuy nhiên giảm vào năm 2007; điều này chứngtỏ có hai khả năng sau: Một là, trong năm 2007 ngân hàng huy động được nguồnvốn dồi dào hơn, cung cấp được thêm nguồn vốn kinh doanh, tuy nhiên tỷ lệ nàylà vẫn còn cao, chứng tỏ ngân hàng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điềuhoà từ Hội sở chính; còn cách lý giải thứ hai là ngân hàng bị giảm thị phần chovay trong năm 2007 nhưng xem ra không hợp lý lắm vì trong năm 2007 Ngânhàng đạt dư nợ tăng cao về số lượng tuyệt đối lẫn tốc độ tăng trưởng tín dụng sovới 2 năm trước.

Chỉ số tổng dư nợ trên tổng tài sản giảm qua các năm, đặc biệt ở năm2007 chỉ đạt 75,25% thấp hơn nhiều so với năm 2006 (92,88%) và năm 2005(94,33%), điều này chứng tỏ trong năm 2007 trong 1 đồng tài sản thì chỉ có0.7525 đồng là đem đi cho vay, còn lại là thuộc các lĩnh vực đầu tư khác (chứđiều này không có nghĩa là tài sản thu về từ hoạt động kinh doanh bị giảm sút vềsố lượng hay hoạt động cho vay bị thu hẹp), đồng thời có thể lý giải là do trongnăm 2007 ngân hàng đã mở rộng danh mục tài sản sinh lời của mình, thay vì tậptrung cho vay như các năm thì nay ngân hàng đã tăng tỷ trọng các khoản mụckhác lên như đầu tư chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ, các dịch vụ mới như thẻthanh toán,…và các tài sản sinh lời này đã đem về lợi nhuận cao cho ngân hàng

Trang 7

trong năm Đây là hướng đi đúng, Ngân hàng nên tiếp tục củng cố và phát huytrong các năm tiếp theo để hướng đến chiến lược kinh doanh hiện đại (tăng tỷtrọng thu từ phí và dịch vụ, giảm tỷ trọng thu từ cho vay)

Chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng khẳng định thêm hiệu quả hoạtđộng kinh doanh nói chung, hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng của ngân hàngtrong các năm qua Cụ thể: chỉ số này giảm dần qua các năm từ 1,19% (2005)xuống 1,07% (2006) và chỉ ở mức 0,15% ở năm 2007, đây là thành quả rất đángkhích lệ của chi nhánh, thể hiện nỗ lực không mệt mỏi trong việc điều hành củaBan Giám Đốc cùng với sự tư vấn và hỗ trợ của Phòng kinh doanh bởi vì trongđiều kiện cạnh tranh về thị phần cho vay khốc liệt như hiện nay, để vừa giữ vữngvà mở rộng thị phần vừa giữ cho nợ xấu ở mức thấp như vậy là điều không phảiNgân hàng nào cũng làm được Điều này có được là do kinh nghiệm, trách nhiệmcũng như uy tín của ngân hàng qua hơn 10 năm hoạt động mà có được.

Tóm lại, qua một vài chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khái quát chất lượng tíndụng của SGCT ngân hàng Chi nhánh Cần Thơ qua các năm, ta thấy được tìnhhình hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua các năm ổn định, đạt tốc độ tăngtrưởng khá, tăng về số lượng lẫn chất lượng Điều này, chứng tỏ Ngân hàng đãtạo được thế đứng vững vàng cho mình về thị phần, khẳng định uy thế của mìnhtrên địa bàn Cần Thơ và các tỉnh lân cận, mức độ am hiểu khách hàng (tâm lý,năng lực, tài chính) của Giám đốc và các cán bộ tín dụng Ngân hàng ngày càngsâu sát, cũng như khả năng thích ứng với môi trường cạnh tranh mới.

Trang 8

Phân tích tình hình thu nhập

Từ bảng 4.4, ta thấy tổng thu nhập năm 2006 của Ngân hàng SGCT tăng18,58% là do thu nhập từ lãi tăng 17,79% và thu nhập ngoài lãi tăng 78,21%, tathấy mặc dù tăng với tốc độ cao nhưng thu nhập ngoài lãi không góp phần mấyvào việc tăng tổng thu nhập bởi do trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng trong 2năm 2005- 2006 có đến 98% thu nhập từ lãi tức thu nhập chủ yếu từ hoạt độngcho vay, đây là việc tương đối dễ hiểu vì đa số các Ngân hàng ở Việt Nam nóichung, các Ngân hàng chi nhánh nói riêng thì tỷ trọng thu nhập ngoài lãi bao giờcũng rất thấp so với thu nhập lãi; tuy nhiên ở SGCT Chi nhánh Cần Thơ thì tỷ lệnày là quá thấp, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng cũngnhư hướng đi sắp tới của Ngân hàng, khi mà “miếng bánh” tín dụng tại Cần Thơđang ngày càng bị chia nhỏ cho nhiều ngân hàng Mặc dù vậy, trong năm 2007ngân hàng đã có bước tiến rõ rệt về thu nhập, cụ thể cơ cấu thu nhập đã thay đổitừ việc thu nhập ngoài lãi chỉ chiếm từ 1% - 2% ở các năm trước lên thành 3.18%trong năm 2007, mặt khác tốc độ tăng của thu nhập ngoài lãi cũng tăng nhanhhơn tốc độ thu nhập từ lãi, như ta thấy tốc độ tăng thu ngoài lãi là 113,17% trongkhi tốc độ tăng của thu từ lãi là 30.02%, chính điều này đã làm tổng thu nhậptrong năm 2007 tăng cao hơn mọi năm 31,65%( cao gần gấp đôi năm 2006) tứctăng về số tuyệt đối là 10.276 triệu đồng (khoảng 39% tổng thu nhập năm 2005và 34% tổng thu nhập năm 2006), đây là con số thu nhập rất khả quan vượt 30%kế hoạch do Hội sở giao cho chi nhánh đầu năm [Nguồn: Báo cáo tổng kết tìnhhình hoạt động kinh doanh năm 2007 tại SGCT chi nhánh Cần Thơ] , thể hiện rõmột năm kinh doanh đầy hiệu quả, nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ nhân viênNgân hàng Được biết, kết quả kinh doanh đầy ấn tượng này là kết quả của mộtchiến lược kinh doanh hiệu quả, sáng tạo của Ngân hàng, mà cụ thể là chiến lượccủa Ban Giám Đốc và sự phối hợp nhịp nhàng của các Phòng ban Nội dung củachiến lược này bao gồm nhiều biện pháp phối hợp với nhau nhưng có thể tómgọn trong hai câu “tự thay đổi mình ” và “ tiếng lành đồn xa” “Tự thay đổimình” tức là phải chấp nhận sự thật là sẽ bị mất nhân viên lâu năm, có năng lựccũng như mất một lượng khách hàng do sự “lôi kéo” của các Chi nhánh Ngânhàng khác mới thành lập tại địa bàn; để rồi từ đó tăng cường đào tạo, tuyển dụngnhân viên mới để có thể thay thế kịp thời các lỗ hổng về nhân sự cũng như không

Trang 9

làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh; đồng thời cũng không tiếp tục nhânnhượng bằng các chính sách ưu đãi đối với các khách hàng đe dọa qua ngân hàngkhác vay, mà chủ động giải quyết cho họ đi nếu họ đã không còn thành ý hợptác, ngược lại Ngân hàng chủ động tiếp thị các khách hàng mới (thông qua nguồntin đáng tin cậy và sự thẩm định kỹ lưỡng) ở các vùng lân cận như Hậu Giang,Sóc Trăng, Vĩnh Long để bù đắp lượng khách hàng bị mất Còn “ tiếng lành đồnxa” tức là nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng cụ thể là đạo đức nghềnghiệp, năng lực hiểu biết pháp luật, năng lực thẩm định, năng lực quản lý vàtheo dõi một hồ sơ tín dụng, năng lực tiếp thị… từ đó nâng cao chất lượng tíndụng, chủ động phân loại và tiến tới loại bỏ dần những khách hàng có hiệu quảhoạt động kinh doanh kém (dù họ vẫn có cách đảo nợ để trả lãi đúng hạn), bêncạnh là việc tối thiểu hóa thời gian thẩm định và thiết lập một hồ sơ tín dụng vớinguyên tắc nhanh chóng nhưng vẫn đúng trình tự quy chế nghiệp vụ và chấtlượng thẩm định để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn Quả thật, nhờ hướngđi này mà trong năm 2007, khách hàng tìm tới với Sài Gòn Công Thương Chinhánh Cần Thơ rất nhiều dẫn đến dư nợ tín dụng đạt 405.225 triệu đồng tăng đến58,40% so với năm 2006, trong đó chỉ có 88 triệu đồng là nợ quá hạn chiếm0,02% tổng dư nợ (thấp nhất trong 3 năm gần đây) Tuy nhiên, theo Ban giámđốc nhận định thì “Kết quả này quả là đáng mừng nhưng cũng chưa khẳng địnhđược là sẽ giữ bền vững, vì với tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay vàtình hình lạm phát từ đầu năm 2008 này đã ảnh hưởng xấu đến hầu hết các ngànhnghề kinh doanh nên chắc Ngân hàng sẽ khó mà hoàn thành được nhiệm vụ củahội sở giao là tăng 30% lợi nhuận trước thuế của năm 2008 so với năm 2007 (tứctăng từ 10.000 triệu đồng lên 13.000 triệu đồng) vì một điều chắc chắn là dư nợtín dụng sẽ giảm trong năm 2008 này khi mà nhiều biện pháp để thực hiện chínhsách thắt chặt tiền tệ đã được Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đã liên tục tungra nhằm kiềm chế cơn bão giá và lạm phát như hiện nay.”

Trang 10

BẢNG 4.4 CƠ CẤU CÁC KHOẢN MỤC THU NHẬP TRONG TỔNG THU NHẬP

CHÊNH LỆCH2007/2006

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Tốc độtăng

Số tiền

Tốc độtăng

1.Thu nhập từ lãi27.01998,6931.82798.0341.38196,824.80817,799.55430,02

Nguồn: Phòng kinh doanh

BẢNG 4.5 CƠ CẤU THU NHẬP TỪ LÃI VÀ THU NHẬP NGOÀI LÃI TRONG TỔNG THU NHẬP

KHOẢN MỤC

CHÊNH LỆCH2007/2006

Số tiền

(%) Số tiền

(%) Số tiền

(%) Số tiền

Tốc độtăng

(%) Số tiền

Tốc độtăng

Trang 11

HÌNH 4.2: BIỂU ĐỒ SO SÁNH THU NHẬP QUA 3 NĂM

Nhận xét: Qua bảng 4.5 và biểu đồ 4.2, ta thấy cơ cấu thu nhập của ngânhàng có sự thiên lệch hẳn về thu nhập từ lãi, cho dù qua các năm Ngân hàng cócố gắng tăng cường các khoản thu nhập ngoài lãi nên tỷ trọng thu nhập ngoài lãiqua các năm có sự tăng lên đáng kể, cụ thể từ 1,31% ở năm 2005 tăng lên là1,97% trong năm 2006, và tăng lên 3,18% ở năm 2007 Tuy nhiên, cơ cấu nàyvẫn còn một quãng đường rất xa để tiến tới cơ cấu thu nhập điển hình của mộtngân hàng hiện đại (Ngân hàng hiện đại: tỷ trọng các khoản thu ngoài lãi chiếmtừ 15% đến 30% trên tổng thu nhập), điều này cũng không phải ban giám đốckhông biết mà do từ nhiều năm nay ngân hàng đang theo đuổi chiến lược cho vaybán buôn nên không thể thay đổi trong nhất thời mà phải có kế hoạch cụ thể theomột lộ trình thời gian rõ ràng nếu không sẽ mắc sai lầm là mất thị phần bán buôntrong khi chưa gầy dựng được thị phần bán lẻ, cũng như lơ là nghiệp vụ cho vaytrong khi mà chưa thể tăng nguồn thu nhập từ phí và dịch vụ.

Trang 12

HÌNH 4.3 CƠ CẤU THU NHẬP NGOÀI LÃI QUA 3 NĂM HÌNH 4.3a CƠ CẤU THU NHẬP NGOÀI LÃI

NĂM 2005

30.17 T hu từ phí và dịch vụT hu từ kinh doanh ngoại tệT hu từ đầu tư chúng khoánT hu khác

HÌNH 4.3b CƠ CẤU THU NHẬP NGOÀI LÃI NĂM 2006

T hu từ phí và dịch vụT hu từ kinh doanh ngoại tệT hu từ đầu tư chúng khoánT hu khác

HÌNH 4.3c CƠ CẤU THU NHẬP NGOÀI LÃI NĂM 2007

Trang 13

BẢNG 4.6 CƠ CẤU CÁC KHOẢN MỤC THU NHẬP NGOÀI LÃI TRONG TỔNG THU NGOÀI LÃI

Số tiền

(%) Số tiền

(%) Số tiền

(%) Số tiền

Tốc độtăng

(%) Số tiền

Tốc độtăng

Nguồn: Phòng kinh doanh

BẢNG 4.7 LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU RA

CHÊNH LỆCH2006/2005

CHÊNH LỆCH2007/2006

Số tiền

Tốc độ

tăng (%) Số tiền

Tốc độtăng (%)Thu nhập từ lãi triệu đồng 20.795 29.423 36.604 8.628 41,49 7.181 24,41Tổng tài sản sinh lời triệu đồng 220.980 254.875

1 33.895 15,34 147.716 57,96

Nguồn: Phòng kinh doanh

Trang 14

Qua bảng 4.6, ta thấy trong cơ cấu thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng thìthu nhập từ phí và dịch vụ và thu nhập khác là chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong khi2 nguồn thu từ kinh doanh ngoại tệ và đầu tư chứng khoán chiếm tỷ trọng rấtthấp Điều này là hoàn toàn hợp lý vì các lý do sau: thường thì thị phần kinhdoanh của 2 nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và đầu tư chứng khoán thường là docác Ngân hàng hội sở thực hiện là chủ yếu, mặt khác riêng về kinh doanh ngoạitệ thì lâu nay 2 Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và Ngân hàng xuất nhậpkhẩu (chi nhánh Cần Thơ) là chiếm thị phần lớn nhất trên địa bàn, hơn nữa trongcác năm qua Ngân hàng cũng không có sự đột phá nhiều trong việc phát triển 2dịch vụ này, đặc biệt là nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, ta có thể thấy rõ điềunày qua bảng sau:

BẢNG 4.8 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU VỀ KINH DOANH NGOẠI HỐI

hoànthànhThanh toán

Kiều hối

Nguồn: Phòng kinh doanh

Về thu nhập từ phí và dịch vụ, chủ yếu ở vùng ĐBSCL nói chung, địabàn Cần Thơ nói riêng, các Ngân hàng chỉ có nguồn thu từ khách hàng doanhnghiệp mới đáng kể, còn khách hàng cá nhân thì còn rất hạn chế do trình độngười dân còn thấp nên việc tiếp cận với những dịch vụ ngân hàng có thu phí cònlà những điều mới mẻ (Nói chung họ chỉ nhìn thấy “cái mất” từ phí phải trả màkhông thấy “cái được” từ những tiện ích mà dịch vụ mang lại, ví dụ như có nhiềungười nghĩ là tham gia tiết kiệm bưu điện thì họ có thể rút tiền ở bất cứ đại lýbưu điện nào trên toàn quốc, còn gửi tiết kiệm ngân hàng thì không thể được;

Trang 15

hoặc nhiều người thà chịu chuyển tiền qua bưu điện để bị thu phí cao, trong khichuyển tiền qua tài khoản ngân hàng vừa nhanh vừa an toàn và phí thì khôngđáng kể, mãi đến khi có thẻ ATM thì nhiều người mới thực hiện chuyển tiền quangân hàng trong khi trước đó khi thẻ chưa phát triển mạnh thì ngân hàng vẫnthực hiện nghiệp vụ này bình thường với điều kiện là ta phải mở một tài khoảntại ngân hàng với số dư tiền gửi nhất định) Ta thấy Ngân hàng có thu nhập khácchiếm tỷ trọng khá cao, thật ra đây là việc bán các tài sản đảm bảo của kháchhàng không trả được nợ mà có được nên có giá trị lớn cũng là điều dễ hiểu.

Cuối cùng, ta đi vào phân tích một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thunhập của Ngân hàng đó là Lãi suất bình quân đầu ra Dựa vào bảng 4.7, ta có Lãisuất bình quân đầu ra tăng từ 9.41% ở năm 2005 lên 11,54% trong năm 2006, vàgiảm xuống còn 9,09% trong năm 2007, nhưng điều này hoàn toàn không cónghĩa là thu nhập của Ngân hàng giảm vì ta dễ dàng nhận thấy các nhân tố tácđộng đến Lãi suất bình quân đầu ra là Tài sản sinh lời và Thu nhập từ lãi đềutăng trong năm 2007, mà chỉ số này giảm chỉ thể hiện rằng trong năm 2007 mặtbằng lãi suất cho vay hay thu nhập từ lãi của Ngân hàng có giảm tương đối sovới 2 năm trước điều này hoàn toàn không đồng nghĩa với việc lợi nhuận củangân hàng bị giảm, vì muốn biết được lợi nhuận của Ngân hàng có bị giảmkhông ta còn phải so sánh với lãi suất bình quân đầu vào; ngoài ra có thể hiểutheo cách khác chỉ số này giảm còn cho ta thấy được phần nào sự cạnh tranhngày càng trở nên gay gắt trên địa bàn Thành phố Cần Thơ trong năm 2007 đãdẫn đến việc Ngân hàng phải “hạ thấp” lợi nhuận để cạnh tranh giữ khách hàng.

Tóm lại, qua việc phân tích thu nhập của Ngân hàng qua 3 năm ta thấyđược một số điểm nổi bật về thu nhập của Ngân hàng qua 3 năm như sau:

Cơ cấu thu nhập có sự thay đổi tăng dần thu nhập ngoài lãi qua cácnăm, điều này là phù hợp với mô hình ngân hàng hiện đại

Mặc dù các năm qua tình hình cạnh tranh vô cùng gay gắt, song tổngthu nhập của Ngân hàng nói chung qua 3 năm vẫn tăng trưởng ổn định, đặc biệtlà thu nhập của năm 2007 có sự tăng trưởng mạnh, đây là nỗ lực làm việc khôngngừng của Ban giám đốc chi nhánh và toàn bộ cán bộ công nhân viên, đặc biệt làphòng kinh doanh trong công tác tín dụng cũng như tiếp thị khách hàng.

Trang 16

Cuối cùng, trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng tỷ trọng thu nhập từcác hoạt động dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng mới còn thấp, mà thu nhập chủ yếudựa vào cho vay là chính Do đó, Ngân hàng cần có những bước tiến hơn nữa vềđa dạng hóa sản phẩm để tiến đến đa dạng hóa nguồn thu nhập, giảm sự phụthuộc vào một vài mảng thu nhập chính, để hạn chế bớt những cú sốc từ thịtrường và nền kinh tế

4.2 Phân tích tổng quát về chi phí:

Trước khi đi vào phân tích chi phí chung, ta đi vào phân tích chi phí huyđộng vốn qua việc phân tích tình hình huy động vốn tại chỗ của Ngân hàng, vìđây là một mảng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí trả lãi của ngân hàngnói riêng cũng chi phí hoạt động nói chung.

Xét về tình hình huy động vốn tại SGCT Cần Thơ 3 năm qua, dựa vàoBiểu đồ 4.4 và Bảng 4.9, ta dễ nhận thấy: huy động vốn là một hạn chế lớn nhấtvà dễ nhận thấy nhất của ngân hàng qua các năm, bởi vì nguồn vốn huy động củangân hàng luôn rất thấp so với nhu cầu sử dụng vốn, điều này do cả nguyên nhânkhách quan và nguyên nhân chủ quan Về khách quan, tình hình thu nhập bìnhquân của người dân Cần Thơ nói riêng, ĐBSCL nói chung còn thấp so với cáckhu vực phát triển khác như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng; hơn nữatrình độ dân trí cũng chưa cao nên việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngânhàng là còn lạ lẫm, mà đã lạ lẫm thì không tin tưởng, mà không tin tưởng thì làmsao họ gửi tiền vào ngân hàng để nhờ “giữ hộ”; Một lý do khách quan khác nữalà hạ tầng kinh tế xã hội của vùng phát triển không đồng đều: trong khi cácngành công nghiệp, dịch vụ làm tiền đề cho sự phát triển của một thành phố hiệnđại còn nhỏ yếu, lẻ tẻ, tự phát thì các nhà hàng, khách sạn, ngân hàng…đua nhaumở ra, trong khi thị phần thì vừa nhỏ hẹp vừa thiếu tính chuyên nghiệp Về chủquan, ngân hàng còn thiếu nhiều hoạt động tiếp thị, marketing rộng rãi; BanGiám Đốc bị hạn chế về hạn mức chi, đến hiện nay các chi phí phát sinh lớn thìNgân hàng đều phải trình xin ý kiến từ hội sở, mà thời gian được duyệt kinh phíthường rất chậm cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả các khoản chicũng như cơ hội kinh doanh (đã không ít lần vì sự chậm trễ và chồng chéo trongcách làm việc của Các phòng ban hội sở mà dẫn đến Chi nhánh bị mất kháchhàng lớn một cách rất đáng tiếc); nguyên nhân khác nữa là, dù SGCT là ngân

Trang 17

hàng cổ phần đầu tiên thành lập tại Việt Nam, song cơ chế quản lý trong hệthống đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập nhưng chậm được sửa đổi từ bên trên, điềunày cũng gây khó khăn cho hoạt động các chi nhánh, trong đó có SGCT chinhánh Cần Thơ Chính vì nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong 3 năm naymặc dù có tăng về số tuyệt đối nhưng về tỷ trọng vẫn nằm ở mức thấp hơn nhiềuso với nguồn vốn điều hoà, cho nên Ngân hàng luôn bị động về nguồn vốn kinhdoanh cũng như luôn bị động về chi phí trả lãi, điều này ảnh hưởng không nhỏđến tốc độ giải ngân các món vay, cũng như việc cân đối thu - chi hàng năm

HÌNH 4.4 SO SÁNH CÁC LOẠI NGUỒN VỐN TRONG TỔNGNGUỒN

Trang 18

HÌNH 4.4 SO SÁNH CÁC LOẠI NGUỒN VỐN TRONG TỔNG NGUỒN

44537 48775

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Tốc độtăng

Số tiền

Tốc độtăng

1.Vốn huy động44.53718,6548.77518,7273.03417,81 4.238 9,52 24.259 49,74Tiền gửi thanh toán 6.753 2,83 4.920 1,89 11.898 2,90 (1.833) -27,14 6.978 141,83Tiền gửi tiết kiệm 37.784 15,82 42.581 16,34 61.136 14,91 4.797 12,70 18.555 43,582.Vốn điều hoà từ Hội sở 119.20549,92 144.83155,59 274.43466,91 25.626 21,50 129.603 89,49

Trang 19

3.Vốn uỷ thác 68.478 28,68 61.821 23,73 52.405 12,78 (6.657) -9,72 (9,416) (15,23)

Nguồn : Phòng kinh doanh

BẢNG 4.10 CƠ CẤU CÁC KHOẢN CHI PHÍ TRONG TỔNG CHI PHÍ

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền tăng (%)Tốc độ Số tiền tăng (%)Tốc độ

1.Chi phí trả lãi18.83688,4221.08386,8927.57187,282.24711,936.48830,77

Nguồn: Phòng kinh doanh

Trang 20

Để hiểu rõ hơn về tình hình chi phí tại ngân hàng, ta đi vào phân tích tổngquát tình hình chi phí, các khoản mục chi phí trong tổng chi phí.

Dựa vào bảng 4.10 và biểu đồ 4.5, ta thấy rõ nét rằng tình hình chi phí tạiNgân hàng qua 3 năm không có sự thay đổi lớn về cơ cấu giữa tỷ trọng chi phítrả lãi và chi phí ngoài lãi trên tổng thể, cụ thể như sau: tỷ trọng chi phí trả lãidao động từ 86 đến 88%, tỷ trọng chi phí ngoài lãi là 12 đến 14%; nhưng về giátrị tuyệt đối thì chi phí trả lãi năm 2006 tăng so với năm 2005 là tăng đến 2.247triệu đồng, trong khi chi phí ngoài lãi tăng là 713 triệu đồng, còn năm 2007 lầnlượt các con số này là 6.488 triệu đồng và 837 triệu đồng Do đó, tổng chi phítrong năm 2006 tăng so với năm 2005 là 13,89%, và tốc độ tăng của tổng chi phínăm 2007 là 30,19%, đây là tốc độ tăng khá cao, điều này có thể do 2 nguyênnhân sau: Một là do tốc độ tăng của chi phí để theo đuổi các khoản thu nhập mới(như ở trên đã phân tích: tốc độ tăng của năm 2007 cũng khá cao đến 31,65%),hai là do áp lực cạnh tranh tăng cao khiến ngân hàng phải nâng lãi suất huy độngvốn vào, cũng như vốn điều hòa của hội sở cũng tăng lãi suất lên theo và ngânhàng phải chi thêm các khoản chi về marketing, đào tạo nhân viên…

Xét về chi phí trả lãi, quả thật chi phí tăng cao là do lãi suất điều hòa củanguồn vốn hội sở tăng cao và nhanh hơn vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng,từ Bảng cơ cấu Nguồn vốn qua 3 năm của Hội sở ta dễ nhận thấy Nguồn vốn Hộisở luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn hoạt động hàng năm củaChi nhánh, cụ thể được trình bày ở bảng bên dưới: Qua đó ta thấy, chiếm đếnhơn 50% (đặc biệt năm 2007 chiếm đến 67%) tổng nguồn vốn trong khi nguồnvốn huy động tại chỗ chỉ chiếm khoảng 18%, do đó việc phụ thuộc quá nhiều vàoNguồn vốn hội sở đã ít nhiều làm tăng chi phí trả lãi lên cao và từ đó làm choTổng chi phí cũng tăng cao, đặc biệt là trong năm 2007 Điều này có thể được lýgiải bằng một trong hai cách: Thứ nhất là do ngân hàng còn hạn chế trong khâuhuy động vốn tại chỗ để cho vay, và thật vậy theo Trưởng phòng kinh doanh vàGiám Đốc Ngân hàng SGCT Chi nhánh Cần Thơ nhận định: “Nếu Ngân hàng cóthể tăng được nguồn vốn huy động tại chỗ thì sẽ giảm được chi phí trả lãi rấtnhiều vì lãi suất của vốn điều hòa luôn cao hơn so với vốn huy động tại chỗ vàluôn thay đổi tăng liên tục trong năm 2006 và 2007, do đó dẫn đến có những hợpđồng tín dụng chưa đáo hạn đã biết bị “lỗ tương đối” (vì thật ra số tiền lỗ này lại

Trang 21

được hạch toán lời cho Ngân hàng Hội sở) Nhưng muốn tăng được nguồn vốnhuy động tại chỗ thông qua các hình thức khuyến mãi, quảng cáo rầm rộ thìNgân hàng sẽ gặp khó khăn là chi phí sẽ “đội” lên rất cao (ví dụ như hình thứcgửi tiền trúng xe, trúng vàng…) mà chưa chắc có hiệu quả, vì hiện nay tại Thànhphố Cần Thơ đã có nhiều Ngân hàng đã thử làm cách này rồi nhưng chỉ có hiệuquả trong ngắn hạn vì người gửi tiền bây giờ tỏ ra khá thông minh - họ chỉ gửitiền khi đang trong thời gian có đợt bốc thăm trúng thưởng, khi hết thời hạn họ sẽlại rút tiền về Ngân hàng “ruột” của mình hoặc rút tiền ra mua vàng, đô la, chứngkhoán, bất động sản.” Tuy nhiên, ngân hàng cũng có thử một vài cách ít tốn chiphí hơn như: gửi tiền thưởng tiền mặt tại chỗ, gửi tiền được tặng quà (đồng hồ,đường, quyển sổ …tùy số dư tiền gửi của khách hàng) vì tâm lý của những ngườigửi tiền tiết kiệm nói riêng, người địa phương nói chung “rất thích mua hàng cókhuyến mãi, dù ít hay nhiều có quà vẫn thích hơn là không” và quả thật cách nàycó hiệu quả, bằng chứng là nguồn vốn huy động năm 2006 tăng 9,72% so vớinăm 2005 , thì sang năm 2007 tăng lên 49,74% so với cùng kì năm 2006 Cách lýgiải thứ hai là nguồn vốn ngân hàng sử dụng để cho vay tăng với tốc độ cao hơnnguồn vốn có thể huy động tại địa bàn, cho nên ngân hàng phải chấp nhận phụthuộc vào vốn điều hòa từ hội sở hơn là chạy theo doanh số huy động để có tiềntại chỗ cho vay nhưng đến cuối cùng tăng dư nợ, tăng vốn huy động mà hiệu quảhoạt động lại không cao Thật vậy, dựa vào bảng tình hình dư nợ qua các năm tanhận thấy, trong khi tổng dư nợ cho vay trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là14,62% (tăng từ 223.191 triệu đồng lên 255.830 triệu đồng) thì trong năm 2007dư nợ đã tăng lên 58,40% (tức là đạt 405.225 triệu đồng), như vậy có thể khẳngđịnh với tốc độ tăng dư nợ cao như vậy khó mà huy động được đủ nguồn vốn đểcho vay dù chịu bỏ ra nhiều chi phí, do đó việc chọn lựa nguồn vốn từ Hội sở vẫnlà sáng suốt hơn của Ban Giám Đốc và Phòng kinh doanh.

Trang 22

HÌNH 4.5 SO SÁNH TỶ TRỌNG CHI PHÍ TRẢ LÃI VÀ CHI PHÍNGOÀI LÃI QUA 3 NĂM

HÌNH 4.5 SO SÁNH TỶ TRỌNG CHI PHÍ TRẢ LÃI VÀ CHI PHÍ NGOÀI LÃI QUA 3 NĂM

80859095100105

Trang 23

2005 2006 2007

HÌNH 4.6 SO SÁNH TỶ TRỌNG CÁC NGUỒN CHI NGOÀI LÃI TRONG TỔNG THỂ QUA 3 NĂM

Chi phí khácChi phí khấu haoChi phí nhân viên

BÀNG 4.11 CƠ CẤU CHI PHÍ NGOÀI LÃI VÀ CHI PHÍ TRẢ LÃI

Số tiền trọngTỷ(%)

Số tiền trọngTỷ(%)

Số tiền trọngTỷ(%)

Số tiền Tốc độtăng(%)

Số tiền Tốc độtăng(%)1.Chi phí trả lãi 18.836 88,42 21.083 86,89 27.571 87,28 2.247 11,93 6.488 30,77

2.Chi phí ngoài lãi 2.467 11,58 3.180 13,11 4.017 12,72 713 28,90 837 26,32

Nguồn: Phòng kinh doanh

BẢNG 4.12 CƠ CẤU CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG CHI PHÍ NGOÀI LÃI

Trang 24

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Tốc độtăng

Số tiền

Tốc độtăng

Nguồn: Phòng kinh doanh

Trang 25

BẢNG 4.13 LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU VÀO

CHÊNH LỆCH2006/2005

CHÊNH LỆCH2007/2006

Số tiền Tốc độ

tăng (%) Số tiền

Tốc độtăng (%)1.Chi phí trả lãi triệu đồng 14.109 19.960 24.327 5.851 41,47 4.367 2,88

2.Tổng vốn huy động triệu đồng 224.717 249.662 396.598 24.945 11,10 146.936 58,85

Nguồn: Phòng kinh doanh

BẢNG 4.14 TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY QUA 3 NĂM

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Tốc độtăng

Số tiền

Tốc độtăng

Tổng dư nợ cho vay223.191100255.830100405.22510032.63914,62149.39558,40

Cho vay ngắn hạn 98.785 44,26 171.683 67,11 345.868 85,35 72.898 73,79 174.185 101,46Cho vay trung dài hạn 35.523 15,92 31.425 12,28 20.541 5,07 (4.098) -11,54 (10.884) -34,63Cho vay uỷ thác 88.883 39,82 52.722 20,61 38.816 9,58 (36.161) -40,68 (13.906) -26,38Dư nợ trong hạn 218.864 98,06 255.031 99,69 405.137 99,98 36.167 16,52 150.106 58,86

Nguồn: Phòng kinh doanh

Ngày đăng: 02/11/2013, 11:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w