BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GIẢIPHÁPNHẰMNÂNGCAOHIỆUQUẢSẢNSUẤTKINHDOANHTẠICÔNGTYCỔPHẦNNĂNGLƯỢGVIỆTÚC Muốn đạt mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận một cách tối đa. Trước hết côngty cần phải cải thiện tình hình sản xuất và nâng caohiệuquảsản xuất kinh doanh, bên cạnh đó côngty tiếp tục đầu tư táisản xuất, tăng cường và sử dụng nguồn vốn cóhiệu quả, thu hút và đào tạo lao động, chính sách tiền lương, thưởng cho phù hợp. Côngty phải chủ động sáng tạo, biết cách hạn chế những khó khăn và tạo cho mình môi trường hoạt động tốt nhất, có lợi nhất. Hơn thế nữa, doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và sự phát triển hay suy vong của mình, không chỉ đơn thuần là công thức mà là từng thời điểm và tùy từng hoàn cảnh cụ thể phù hợp với môi trường kinhdoanh hiện tại. Quá trình tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty, để giải quyết các khó khăn và những giải đáp các vấn đề trong sản xuất, tiêu thụ. Em xin có một số đề xuất giảipháp góp phần cải thiện hoạt động sản xuất kinhdoanh của CôngtyCổPhần Năng Lượng ViệtÚc 3.1 Tăng doanh thu tiêu thụ Doanh thu tiêu thụ tác động bởi hai nhân tố là khối lượng sản phẩm bán và giá bán. Việc định giá bán được căn cứ vào tình hình thị trường sự biến động về giá và chi phí mà côngty bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất. Tăng doanh số bán hàng và việc đẩy mạnh tiêu thụ côngty cần thực hiện tốt các yếu tố sau: - Côngty đã có lượng tồn kho khá cao, đồng nghĩa với việc chưa sử dụng hết các nguồn nguyên liệu và sản phẩm chế biến không tiêu thụ hết, vì thế côngty tìm hiểu thị trường và thu hút khách hàng bằng cách quảng bá sản phẩm, dịch vụ khuyến mãi. - Giá cả cũng là nhân tố quyết định cho việc tăng doanh thu tiêu thụ, chúng ta nên có những biện pháp xử lý sau là những yếu tố giúp cho việc quyết định giá cả.Công ty đặt giá có tính cước phí vận chuyển, ở những nơi khác nhau áp dụng các cách đặt giá riêng tùy theo địa điểm giao hàng, và những nơi có mức tiêu thụ không caonhằm kích thích người tiêu dùng. Việc giảm giá cho những khách hàng mua với số lượng lớn và có thể tăng giá khi thấy nhu cầu quácao hay chi phí nguyên vật liệu tăng, giảm khi Côngty hoạt động thừa công sức hay lượng tồn kho lớn. Trang1 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP - Bên cạnh đó, phải kiểm tra đánh giá các chi phí trong quá trình sản xuất, xây dựng cơ cấu hợp lý và giảm chi phi ở mức thấp nhất, nhằm giảm giá thành sản phẩm mức thấp nhất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. - Việc chú trọng đến công định mức, quản lý định mức, phải được đưa vào quy định của Côngty mục đích là cho cán bộ công nhân viên hiểu hơn về tầm quan trọng của nó. Phân bố trách nhiệm và việc quản lý phải rõ ràng, có chế độ khuyến khích lợi ích vật chất thỏa đáng. Nó là điều kiện đảm bảo tạo và cũng là điều kiện thuận lợi trong công việc sửa đổi định mức. - Cốt lõi việc giảm chi phí trên một đơn vị là nângcaonăngsuất lao động, nó mang lại hiệuquả cao. Do đó, cần phải xây dựng cơ cấu lao động tối ưu nhất, bảng kế hoạch về công việc, thời gian và số lượng công việc phù hợp. - Giảm chi phí khi sử dụng nguyên vật liệu, tiết kiệm năng lượng và cải tiến quy trình sản xuất kinh doanh. Nguồn cung cấp đầu vào phải đảm bảo chất lượng và nên thu mua những nơi có nguồn nguyên liệu rẻ, tận dụng những phế liệu phế phẩm. 3.2 Thu hút vốn đầu tư và nângcaohiệuquả sử dụng vốn Nguồn vốn là yếu tố cơ bản của hoạt động kinhdoanh của mỗi doanh nghiệp, vốn dồi dào thì khả năng phát triển nhiều hơn. Vệc tăng cường, thu hút đầu tư vốn vào Côngty là biện pháp tốt nhất, quan trọng nhất. Côngty cần phải xác định được nhu cầu vốn tối thiểu, việc đầu tư phải đáp ứng các điều kiện như: trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu cho việc sản xuất, lương trả cho người lao động… nhằmcó biện pháp thích hợp và không xảy ra tình trạng thiếu vốn sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều đến tình hình sản xuất, tránh việc sử dụng nguồn vốn dư thừa, gây lãng phí trong khi vốn chủ yếu của Côngty là vốn vay. Doanh nghiệp phải xây dựng một bản kế hoạch chi tiết các dự án về việc phân phối, sử dụng nguồn vốn một cách hiệuquả nhất, như là: việc đầu tư vào một thời điểm nào đó và đối tượng nào sẽ được đầu tư, xác xuất là bao nhiêu, bỏ ra một đồng vốn mang lại bao nhiêu đồng doanh thu, tàisảncố định khi nào sẽ được đầu tư và nguyên vật liệu sẽ cũng như vậy… Nói chung, cần phải chi phối một cách hiệuquả và phù hợp với nguồn vốn, điệu kiện sản xuất trong từng thời điểm. Trang2 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trong quá trình hoạt động có thể phát sinh một số thay đổi không lường trước được, thì côngty sẽ có những chỉnh sửa kịp thời. Hơn nữa, việc sử dụng nguồn vốn cóhiệuquả tối đa là mong mỏi của tất cả các doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ, kỹ lưỡng, cẩn thận ngay từ mới hình thành. TSCĐ là nguồn vốn chủ yếu của tổng nguồn vốn, đảm bảo cho nguồn vốn cố định chính là đảm bảo TSCĐ không lạc hậu, tránh những hao mòn lớn và tính được mức độ khấu hao là nhỏ nhất. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc lên kế hoạch bảo dưỡng, nângcaonăng lực hoạt động của máy và tu sửa định kỳ là hết sức quan trọng. Không nên sử dụng máy móc hoạt động quácôngsuất sẽ gây hỏng và không hiệu quả, vì trong quá trong sản xuất thì làm cho kịp giao hàng là không tránh khỏi. Xác định cơ cấu vốn cố định và tỷ trọng của từng loại TSCĐ cho phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh. Vốn lưu động cũng cần được xác định nguồn vốn là bao nhiêu, lượng hàng dành cho dữ trữ thế nào là đủ, tránh việc dự trữ quá nhiều dẫn đến việc ứ động vốn hay là ít so với nhu cầu tiêu thụ. Đồng thời, thúc đẩy nhanh quá vòng quay của vốn bằng việc hạn chế hàng hóa kém chất lượng, tồn kho, chậm lưu chuyển, gây mất thời gian và tiền cho việc bảo quản các sản phẩm, gây lãng phí nguồn vốn lưu động. Phân tích lượng vốn lưu động, định kỳ, kiểm tra hàng tháng bằng các biện pháp như: kiểm kê vật tư, thành phẩm thừa vốn, vốn phải thu, nguyên vật liệu và so sánh, đối chiếu các tháng, các quý trước đó. Nhìn chung, phải có sự tính toán, cân nhắc, lựa chọn kỹ xem nên đầu tư lúc nào, khâu nào thì mang lại lợi nhất, tiết kiệm nhất và mang lại hiệuquảcao nhất. Nhưng cũng cần đề phòng những biến động trên thị trường do nền kinh tế gây ra, tiến hành trích một phần lợi nhuận của Côngty do lạm phát gây ra. 3.3 Sử dụng nguồn nhân lực hợp lí và nângcao trình độ đội ngũ lao động Nhân tố con người mang ý nghĩa rất quan trọng, nó mang lại hiệuquảcao trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Không có con người thì không mang lại được gì, để làm được điều đó côngty cần sử dụng nguồn lực này một cách linh hoạt đúng người đúng việc. Trang3 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Lao động là một trong những yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến hiệuquả mang lại trong sản xuất. Nếu có nguồn lao động có chất lượng về chuyên môn, sức khỏe, kinh nghiệm, hoạt bát, thì sẽ giúp cho Côngty rất nhiều, mang lại thuận lợi cho trong quá trình hoạt động của mình. Để có được điều đó đòi hỏi ViệtÚc phải chú trọng đến công tác tuyển dụng lao động, vì nó đóng vai trò hết sức quan trọng. Sử dụng và đào tạo lao động là vấn đề mà các doanh nghiệp chú trọng, công tác tuyển dụng mang lại cho Côngtygiải quyết được nhu cầu lực lượng việc làm. Trong quá trình sản xuất, để hình thành một sản phẩm hoàn chỉnh đòi hỏi có nhiều công đoạn, đòi hỏi lực lượng lao động ở đa lĩnh vực, việc tuyển dụng theo từng công việc đặt ra. Như ta biết, không tránh khỏi sự mất đoàn kết, chia rẻ nội bộ, không làm việc như yêu cầu, gây xáo trộn trong đơn vị. Muốn giải quyết vấn đề này, ta nên nắm bắt được các yếu tố về quản lý con người như về tâm lý, nhu cầu, sức khỏe, công việc… cả nhân viên và công nhân lao động. Tuyển dụng lao động phải khách quan, trung thực, không thể tuyển dụng theo tình cảm riêng tư, không thiên vị. Trong hoạt động sản xuất và sử dụng lao động, ngoài những yêu cầu đáp ứng ban đầu thì sẽ có nảy sinh một số vấn đề đòi hỏi người lao động không ngừng tự hoàn thiện mình tốt hơn để thích ứng nhanh với công việc, trang thiết bị và công nghệ máy móc, nhằm đạt dược hiệuquả nhất. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý là hết sức quan trọng không những cần cókinh nghiệm, chuyên môn mà còn phải hiểu biết nắm bắt kịp thời về tổ chức giao tiếp tâm lý từng cá nhân. Nhưng người quản lý này là những người chịu rất nhiều sự áp lực, do đó phải khéo léo và có sự tinh tế trong cách ứng xứ với công nhân lao động. Đồng thời, không ngừng nângcao trình độ tay nghề của công nhân, là yếu tố quan trọng có tính sống còn để tạo nên sản phẩm, những bậc thầy có trình độ, sẽ giúp rất nhiều trong quá trình đào tạo nhưng công nhân mới vào nghề. Những lao động được đào tạo, tuyển dụng có tay nghề cũng như về trình độ chuyên môn khác nhau, việc phâncông họ vào những công việc nào cho đạt hiệuquả nhất là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp. Nếu phâncông việc phù hợp với chuyên Trang4 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP môn thì họ sẽ phát huy được hết các năng lực vốn có đem lại hiệuquả lao động tối đa còn không phâncông hợp lý sẽ gây ra lãng phí lao động. Mặt khác, do giới hạn phạm vi hoạt động của công nhân, họ sẽ nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật, kỹ năng, nhạy bén trong công việc, giảm giờ làm và tăng năngsuất tận dụng được tối đa tiềm lực của mỗi lao động. Tạo ra môi trường làm việc thân thiện, có những cuộc giao lưu giữa giám đốc nhân viên và công nhân, kích thích tinh thần làm việc hăng say, cùng nhau cố gắng cùng nhau phấn đấu để đạt được kết quả tốt. Và tạo mọi điều kiện để giúp đỡ người lao động trong quá trình làm việc cũng như các yêu cầu về vật chất của họ như lương, thưởng trong những ngày nghỉ, phạt khi làm sai, đảm bảo an toàn lao động trong khi sản xuất, các chế độ bảo hiểm… không gây áp lực tâm lý, không ràng buộc họ. Một trong những vấn đề cơ bản là chính sách tiền lương, nó ảnh hưởng hình như toàn bộ đến con người, vì con người làm việc mục đích là tiền lương, đây cũng là mục tiêu của họ phấn đấu, nếu đồng lương cao họ sẽ làm việc rất hăng say, hết sức mình phục vụ vì Công ty. Côngty thì cần phải đưa ra múc lương tối thiểu, từng đối tượng, từng công việc, ai cũng vậy bỏ đồng tiền ra phải thu lại kết quảcao và đạt lợi nhuận tối đa. Tiền thưởng kích thích khả năng làm việc của họ, tiền phạt là cách đánh vào từng cá nhân khi mắc lỗi làm ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm, phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình, mục đích làm cho công nhân ý thức hơn về việc của mình. 3.4 Thực hiện chiến lược chiêu thị và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Biện pháp này giúp cho doanh nghiệp mở rộng với bên ngoài thị trường hơn, tìm được nhiều khách hàng hơn. Không những trong nước mà là ngoài nước, mục đích giúp cho việc bán hàng dễ dàng hơn, uy tín của Côngty ngày được nângcao và thế lực lớn mạnh hơn. Xây dựng cho mình một thương hiệu hay hình ảnh riêng là vấn đề quan trọng, tạo sự quen thuộc cho khách hàng đối với sản phẩm của Công ty. Vấn đề giá cả là yếu tố thu thút vá đánh vào tâm lý khách hàng, hơn thế nữa khách hàng của Côngty là xuất khẩu ra nước ngoài và nước ngoài thì rất nhạy cảm về vấn đề giá cả. Chính vì thế mà đòi hỏi Việt Trang5 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Úc phải xây dựng cho mình phương hướng giá thành thấp nhất mới có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Như vậy việc đẩy mạnh công tác mở rộng thị trường là vấn đề thiết yếu cần thiết cho ViệtÚc nói riêng và Việt Nam nói chung, cần có những phướng án, chính sách phù hợp với quy mô hoạt động của Côngty và nền kinh tế thị trường. CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Nhận xét Trang6 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Qua thời gian hoạt động kinhdoanh của Côngty đã mang lại được những kết quả như mong muốn, tuy nhiên vẫn phải cố gắng hơn nữa trong quá trình sản xuất, cần những biện pháp mang lại hiệuquảkinh tế cao. Tìm kiếm đối tác cũng như trong và ngoài nước, không ngừng nângcao chất lượng sản phẩm, mẫu mã phải phù hợp với thị hiếu. Những dịch vụ và giá cả đòi hỏi hợp lý mang lại cho khách hàng sự thỏa mãn cao nhất. Đó cũng là một trong những yếu tố mà Côngty phải thực hiện được, bên cạnh đó phải biết sử dụng nguồn vốn và đầu tư hợp lý, quản lý chặt chẽ, kiểm soát quá trình sản xuất của mình. Những biện pháp trên có thể áp dụng và mang lại cho Côngty nhiều thuận lợi, song để làm được như thế phải có sự cố gắng hết sức của cả Công ty, không những cán bộ quản lý mà còn có những công nhân kỹ thuật, công nhân trực tiếp sản xuất, mọi người đều phải làm việc hết khả năng của mình nhằm đưa côngty lên đến sự phát triển bền vững nhất, uy tín nhất. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ViệtÚc đang từng bước hoàn thiện và phát triển cho mình về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, pháp luật, môi trường, văn hóa… Sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi Côngty phải biết cách để thay đổi phù hợp với sự thay đổi đó, thì mới có thể đứng vững trên thị trường được. Tóm lại, CôngtyCổPhầnNăng Lượng VIỆTÚC đã cố gắng và làm hết khả năng hiện có của mình, mang lại doanh thu và lợi nhuận cao. Luôn phấn đấu và phát huy mọi nguồn lực và nguồn vốn của Công ty, giảm chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh. 4.2 Kiến nghị Nên tạo điều kiện thuận lợi và đưa những chính sách khuyến khích phát triển cho các doanh nghiệp nói chung và CôngtyCổPhầnNăng Lượng ViệtÚc nói riêng, Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng, các chính sách ban hành là tiền đề cho sự phát triển cạnh tranh công bằng trên thị trường hiện nay Nhà nước cần cung cấp các thông tin thường xuyên về sự thay đổi các chính sách hay những điều luật của mình, những biến động của nền kinh tế, các xu hướng phát triển trong tương lai, để Côngty kịp thời điều chỉnh chiến lược và kế hoạch phát triển. . Trang7 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận, giới thiệu sản phẩm tại các thị trường lớn, tiềm năng thông qua các hoạt động ngoại giao và các hội thảo hội chợ quốc tế. Khẩn trương xây dựng các trung tâm thử nghiệm chất lượng và sản phẩm, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng sản phẩm xuất khẩu và cấp giấy chứng nhận phù hợp với các tiêu chí về chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định. Cần sửa đổi các chính sách thuế xuất nhập khẩu, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy quá trình xuất khẩu, giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng trang thiết bị đầu tư máy móc hay nguyên liệu ngoại nhập. Phân bố hạn ngạch, xúc tiến thương mại trong việc tạo tiếng nói chung cho các doanh nghiệp trong nước, tránh những căng thẳng gay gắt giữa các doanh nghiệp thì mới có điều kiện cạnh tranh với các Côngty nước ngoài. KẾT LUẬN Trong điều kiện mở rộng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc để khẳng định chính mình. Những thuận lợi cũng như những khó khăn mà họ gặp phải trên con đường phát Trang8 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP triển như thế nào. Đâu là những thách thức trong thời gian tới họ cần phải vượt qua, đâu là những cơ hội mà họ cần biết nắm bắt, tất cả đã được phần nào thể hiện qua bài phân tích về tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của CôngtyCổPhần Năng Lượng VIỆT ÚC. Với sự tìm hiểu và một ít kiến thức của em đã tiến hành phân tích hoạt động của Côngty dựa vào các kiến thức đã học và nêu ra một số đề xuất nhằm giúp hoạt động sản xuất của côngty ngày một phát triển hơn. Trong quá trình tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinhdoanh trên cơ sở đạt được, đã phần nào tìm ra những nguyên nhân trực tiếp tác động đến kết quảsản xuất kinh doanh. Dựa vào kết quả đó mà doanh nghiệp có những biện pháp làm nâng caohiệuquảsản xuất kinhdoanh của mình trong thời gian tới. Quaquá trình nghiên cứu và phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của CôngtyCổPhần Năng Lượng VIỆT ÚC, đã phần nào nói lên được sự phát triển của Côngty không những về tình hình doanh thu lợi nhuận, tài chính của mình, doanh nghiệp cũng đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất. Những biện pháp và kiến nghị của em còn nhiều thiếu sót và hạn chế, mong rằng những đề xuất trên sẽ được côngty áp dụng và đưa côngty lên tầm cao hơn, mang lại sự phát triển cho doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinhdoanh trong thời gian sắp tới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình (2009), Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. Trang9 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 2. Phan Đức Dũng (2008), Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Trần Thị Duyên (2008), “Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của Côngty TNHH May Thuận Thành”. 4. Phạm Văn Được (2008), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tài chính, Hà Nội. 6. CôngtyCổPhầnNăng Lượng VIỆT ÚC, phòng Nhân sự. 7. CôngtyCổPhầnNăng Lượng VIỆT ÚC, phòng Kế toán, sơ đồ tổ chức của Công ty. 8. CôngtyCôngTyCổPhầnNăng Lượng VIỆT ÚC, Phòng Kế toán, bảng thống kê giá trị sản xuất. Các trang web: 9. http://www.tuoitre.com.vn 10. http://www.thanhnien.com.vn 11. http://www.tailieu.com.vn 12. http://www.vietbao.com.vn Trang10 . THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN SUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢG VIỆT ÚC Muốn đạt mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận. Phần Năng Lượng VIỆT ÚC, phòng Nhân sự. 7. Công ty Cổ Phần Năng Lượng VIỆT ÚC, phòng Kế toán, sơ đồ tổ chức của Công ty. 8. Công ty Công Ty Cổ Phần Năng