Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
41,75 KB
Nội dung
ChấtlượngbảolãnhcủaNgânhàngThươngmạiđốivớidoanhnghiệpvừavànhỏ 1.1 Tổng quan về doanhnghiệpvừavànhỏ 1.1.1 Khái niệm về doanhnghiệpvừavànhỏ Kể từ năm 1986 tới nay doanhnghiệpvừavànhỏ là loại hình phổ biến trong nền kinh tế đất nước. Doanhnghiệpvừavànhỏ là bộ phận quan trọng không thể thiếu tạo việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần thúc đấy nền kinh tế đồng thời đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước… Theo nghị định 90/2001 NĐ – CP tại điều 3, điều 4 “ Doanhnghiệpvừavànhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không vượt quá 10tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người ”. Xác định tầm quan trọng củadoanhnghiệpvừavànhỏđốivới phát triển kinh tế đất nước theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, 5 năm trở lại đây, Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp lớn nhằm phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hình kinh tế này. Có thể thấy rõ, hệ thống pháp luật, môi trường kinh doanh đang dần được cải thiện và ngày càng có chuyển động tích cực. Các doanhnghiệpvừavànhỏ ngày càng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và bình đẳng hơn, tình trạng phân biệt, đối xử so với các DNNN giảm nhiều. Đặc biệt, ở một số yếu tố quan trọng, có tính chất sống còn với sự tồn tại và phát triển của các doanhnghiệpvừavànhỏ như việc tiếp cận với các nguồn vốn, công nghệ, đất đai, lao động, thông tin thị trường đã được mở thông thoáng hơn rất nhiều so với những năm trước đây. 1.1.2 Đặc điểm củadoanhnghiệpvừavànhỏ Trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, các DN V&N góp phần giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống ở Việt Nam, tạo ra rất nhiều việc làm cho hàng triệu lao động. Chiếm hơn 97% tổng số doanhnghiệp hiện có trên cả nước, các DN V&N đang hoạt động trong môi trường kinh tế chưa hoàn toàn thuận lợi cả tầm vĩ mô và vi mô. Trong đó gặp nhiều khó khăn về công nghệ sản xuất kinh doanh, mô hình quản lý, tiến độ, kỹ năng củađội ngũ lãnh đạo và tay nghề của người lao động, phương thức tiếp thị sản phẩm, đặc biệt là sự hạn chế về tiếp cận thông tin và dịch vụ tài chính, vốn đầu tư . Những ưu điểm củadoanhnghiệpvừavànhỏ • Trong vấn đề quản lý và tổ chức sản xuất DN V&N có quy mô nhỏ, số lượng lao động không nhiều, bộ máy quản lý gọn nhẹ, khả năng chuyển đổi mặt hàng nhanh phù hợp với nhu cầu của thị trường. Các DN V&N thường thành lập tại những nơi có sẵn nguồn nguyên vật liệu và nhân lực có mối liên hệ trực tiếp với thị trường giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. • Trong vấn đề vốn DN V&N cần ít vốn để đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời khả năng thu hồi vốn nhanh. Cần ít vốn, chi phí quản lý thấp, quy mô vừavànhỏ nên các DN V&N hướng vào các lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống xã hội. • Với quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít, thiết bị sản xuất không nhiều nên các DN V&N dễ dàng thâm nhập vào mọi ngóc ngách của thị trường. Đồng thời tạo thành vệ tinh cho các doanhnghiệp lớn, sản xuất các linh kiện thiết bị gia công cung cấp cho các doanhnghiệp lớn. Tạo sự cân đối giữa các loại hình doanh nghiệp, các vùng miền trong lãnh thổ của một quốc gia. • DN V&N dễ thích ứng với nhu cầu của thị trường, dễ dàng thay đổi thiết bị công nghệ mà không tốn nhiều chi phí như doanhnghiệp lớn. Trong thời điểm kinh tế đang khủng hoảng đòi hỏi các doanhnghiệp phải năng động linh hoạt tạo hiệu quả trong hoạt động sản xuất. Đặc biệt DN V&N còn có thể kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các công nghệ truyền thống, phát triển các làng nghề tạo việc làm cho rất nhiều lao động kể cả các vùng nông thôn. Những hạn chế củadoanhnghiệpvừavànhỏ • Trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá, khoa học kỹ thuật là nhân tố tiên quyết quyết định tới sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Tuy vậy công nghệ thiết bị sản xuất của các DN V&N ở Việt Nam còn lạc hậu, năng lực ứng dụng công nghệ trong sản xuất của DN V&N còn yếu kém. Do vậy sản phẩm làm ra có giá trị không cao khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại ở nước khác. Hạn chế này là do doanhnghiệp còn thiếu vốn để đầu tư thay thế công nghệ lạc hậu. • DN V&N gặp nhiều khó khăn trong vấn đề huy động vốn, nguồn vốn của các DN V&N thường được lấy từ bản thân chủ doanh nghiệp, vay bạn bè, người thân . DN V&N ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn từ ngânhàngvà các tổ chức tài chính. Tổ chức diễn đàn Việt Nam phối hợp với Đại học kinh tế quốc dân nghiên cứu cho thấy rằng hiện vẫn còn 20,8% doanhnghiệp được hỏi cho biết họ vẫn gặp khó khăn trong vay vốn ngânhàngvà 42,9% doanhnghiệp vẫn âu lo trong việc tiếp cận vốn vay. • Thị trường của DN V&N còn rất nhỏ hẹp, doanhnghiệp chỉ cung cấp sản phẩm được cho những địa bàn gần vớidoanhnghiệp điều này là do quy mô doanhnghiệp nhỏ, khả năng tiếp thị còn hạn chế . Sức cạnh tranh còn yếu vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do quyền sở hữu công nghiệp chưa được thực hiện nghiêm túc, các doanhnghiệp lớn còn độc quyền. Đồng thời chiến lược kinh doanh còn mang tính thời vụ doanhnghiệp chưa thể đưa ra những chiến lược lâu dài do hạn chế về nguồn nhân lực . • Trình độ quản lý và khả năng thu hút lao động giỏi còn hạn chế. Điều này dễ lý giải vì DN V&N khó có thể trả lương cao và điền kiện làm việc tốt cho người lao động. Phần lớn các DN V&N quản lý theo kinh nghiệm và đào tạo lại lao động khi tuyển dụng nên ảnh hưởng tới hoạt động cảu doanhnghiệpvà nền kinh tế. Trong giai đoạn kinh tế hội nhập, cạnh tranh rất khốc liệt các nhà quản lý và lao động có chuyên môn là hết sức quan trọng. 1.1.3 Vai trò củadoanhnghiệpvừavànhỏ trong nền kinh tế. DN V&N có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế phát triển nói chung và các nước đang phát triển nói riêng cũng như ở Việt Nam. Chính phủ các nước đều có những chính sách cụ thể nhằm tạo môi trường thông thoáng để phát triển doanhnghiệpvừavà nhỏ. Với Việt Nam, Chính phủ cũng đã có những văn bản pháp quy về loại hình doanhnghiệp này. Phần lớn doanhnghiệpvừavànhỏ ở Việt Nam là của khu vực tư nhân. Loại hình doanhnghiệp này đã đóng góp tới 42% vào GDP (trong khi mức đóng góp của khu vực doanhnghiệp nhà nước là 39%) và tạo nhiều việc làm, làm năng động nền kinh tế… • DN V&N giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các DN V&N thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanhnghiệp nước ta hiện nay. Vì thế đóng góp đáng kể vào tổng sản lượngvà tạo ra rất nhiều việc làm. • DN V&N giữ vai trò ổn định nền kinh tế, ở phần lớn các nền kinh tế DN V&N là các nhà thầu phụ cho các doanhnghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, DN V&N được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế. • DN V&N làm cho nền kinh tế năng động hơn điều này là do DN V&N có quy mô nhỏ nên dễ điều chỉnh, nhanh chóng thích ứng được với sự thay đổicủa thị trường và biến động nền kinh tế. • DN V&N tạo nên ngành công nghiệpvà dịch vụ phụ trợ quan trọng DN V&N thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. • DN V&N còn là trụ cột của kinh tế địa phương, nếu như doanhnghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DN V&N lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượngvà tạo công ăn việc làm ở địa phương. 1.2 Tổng quan về bảolãnhcủaNgânhàngthương mại. 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm bảolãnhcủangânhàngthương mại. 1.2.1.1 Khái niệm bảolãnhcủangânhàngthương mại. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảolãnhcủangânhàngthươngmại ngày càng đa dạng về loại hình và phát triển mạnh mẽ đem lại thu nhập đáng kể cho ngânhàng đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp. Theo Điều 2 chương 1 của Quy chế bảolãnhngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của thống đốc ngânhàng nhà nước Việt Nam : “ Bảolãnhngânhàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (Bên bảo lãnh) với bên có quyền (Bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh”. Bên bảolãnh : là các tổ chức tín dụng, bao gồm ngânhàngthươngmại quốc doanh, ngânhàngthươngmại cổ phần, ngânhàng liên doanh, chi nhánh ngânhàng nước ngoài, ngânhàng đầu tư và phát triển, các loại hình ngânhàng khác, các tổ chức tín dụng phi ngânhàng thành lập và hoạt động theo luật của các tổ chức tín dụng. Trong trường hợp đặc biệt ngânhàng nhà nước sẽ tham gia bảolãnh khi được chính phủ chỉ định. Bên được bảolãnh : là các doanhnghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam. Bên nhận bảolãnh : là các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảolãnhcủa tổ chức tín dụng. Bảolãnh là hình thức ngânhàng tài trợ cho doanhnghiệp bằng uy tín của mình để từ đó doanhnghiệp tiếp cận được các nguồn tài trợ, thực hiện được các phương án sản xuất kinh doanh…Nhưng khi bên được bảolãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng thì bên bảolãnh phải xuất tiền bồi thường, chi trả cho bên nhận bảolãnh đồng thời ghi nợ đốivới bên được bảo lãnh. 1.2.1.2 Đặc điểm củabảolãnhngânhàngthươngmại • Bảolãnhngânhàng mang tính độc lập, mục đích củabảolãnh là bồi hoàn một khoản tài chính cho bên nhận bảolãnh do những vi phạm hợp đồng của bên được bảolãnh nhưng việc thanh toán bảolãnh này chỉ căn cứ vào điều khoản và quy định trong hợp đồng bảolãnh không phải căn cứ vào hợp đồng kinh tế giữa bên nhận bảolãnhvà bên được bảo lãnh. • Bảolãnhngânhàng có mối quan hệ nhiều bên, bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh. Bên bảolãnhvà bên được bảolãnh ràng buộc lẫn nhau thông qua hợp đồng bảo lãnh. Hợp đồng này quy định rõ điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, giá trị của tài sản bảo đảm…Đồng thời thông qua hợp đồng bảolãnh quy định rõ trách nhiệm của bên bảolãnhvới bên nhận bảo lãnh. • Bảolãnhngânhàng là hoạt động ngoại bảng, ngânhàng không phải xuất tiền ngay khi bảo lãnh. Khi nào bên được bảolãnh vi phạm hợp đồng với bên nhận bảolãnh thì ngânhàng thực hiện việc trả thay cho bên được bảolãnhvà khoản này sẽ được hạch toán chuyển vào tài khoản nợ xấu củangân hàng. 1.2.2 Chức năng củabảolãnh • Bảolãnhngânhàng là công cụ bảo đảm cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng yêu cầu bảolãnhvới mục đích nhận được khoản bồi hoàn tài chính xảy ra đốivới mình khi bên được bảolãnh vi phạm hợp đồng. Với sự đảm bảo chắc chắn này nó tạo sự tin tưởng giữa các bên nên việc ký kết hợp đồng sẽ dễ dàng thuận tiện hơn. Bảolãnhthường được dùng trong dự thầu, thi công, bảo hành sản phẩm…nên không mang tính thanh toán. • Bảolãnhngânhàng là một công cụ tài trợ, trong hợp đồng kinh tế phía đối tác luôn cần một sự đảm bảo chắc chắn rằng bên thực hiện hợp đồng phải thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc nếu vi phạm sẽ phải bồi thường, khi đó nếu không muốn xuất quỹ để đặt cọc cho bên đối tác thì bên thực hiện hợp đồng phải nhờ một tổ chức tín dụng bảolãnh cho mình. Khi được bảolãnh người được bảolãnh sẽ không phải xuất tiền ra đặt cọc mà còn thu hồi vốn nhanh, kéo dài thời gian thanh toán…Do đó tuy không trực tiếp cho vay vốn nhưng bảolãnh giúp khách hàng hưởng những thuận lợi giống như trong trường hợp cho vay. • Bảolãnh là công cụ đôn đốc thực hiện hợp đồng. Khi hợp đồng bảolãnh được thực thi các bên phải tuân theo quy định trong hợp đồng, đồng thời bảolãnh tạo nên mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ về lợi ích giữa các bên liên quan. Trong vai trò người bảo lãnh, ngânhàng sẽ phải chi trả khoản bồi thường cho bên nhận bảolãnh khi bên được bảolãnh vi phạm hợp đồng vì thế ngânhàng tích cực đôn đốc người được bảolãnh thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, nó tạo thêm áp lực hoàn thành hợp đồng với bên được bảo lãnh. • Bảolãnh là công cụ để đánh giá. Khi nhận một đề nghị bảolãnhngânhàng sẽ phải đánh giá tình hình hoạt động, năng lực tài chính của khách hàng. Đồng thời đánh giá khả năng thực hiện hợp đồng đã ký giữa bên được bảolãnhvà bên nhận bảo lãnh, hiệu quả của hợp đồng… Khi khách hàng đảm bảo đủ các điều kiện ngânhàng đặt ra thì hợp đồng mới được ký kết. 1.2.3 Vai trò củabảolãnh 1.2.3.1 Vai trò củabảolãnhđốivới nền kinh tế. • Bảolãnh tạo sự tin tưởng cho các bên nên việc ký kết hợp đồng trở lên dễ dàng, nhanh chóng đồng thời thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và phát triển…Từ đó việc luân chuyển vốn trong nền kinh tế được thuận lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. • Bảolãnh tạo mối quan hệ ràng buộc giữa các bên, nó đem lại lợi ích đồng thời san sẻ rủi ro cho các bên liên quan qua đó nền kinh tế được phát triển ổn định. • Thông qua các chính sách về điều kiện được bảo lãnh, phí bảo lãnh,… chính phủ điều chỉnh hoạt động của các doanhnghiệp góp phần định hướng phát triển kinh tế. Đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thươngbảolãnh khẳng định được vai trò của mình do các giao dịch quốc tế thường yêu cầu có sự bảolãnhcủa bên thứ ba. 1.2.3.2 Vai trò củabảolãnhđốivớingânhàng • Trong giai đoạn đất nước đang trong thời kỳ hội nhập khối lượng thanh toán xuất nhập khẩu qua ngânhàng tăng lên, giá trị các khoản bảolãnh ngày càng lớn uy tín củangânhàng càng được nâng cao qua đó ngânhàng mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. • Dịch vụ bảolãnh đem lại nguồn thu cho ngânhàng tuy phí bảolãnh khá thấp, việc ký quỹ của bên được bảolãnh tạo thêm nguồn tiền trong thanh toán cho ngân hàng. Đồng thời sự ra đờicủabảolãnh góp phần hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ củangân hàng. • Trên cơ sở các hợp đồng bảo lãnh, ngânhàng tạo được mối quan hệ với các doanh nghiệp, từ việc xem xét đánh giá qua đó tìm kiếm được các khách hàng tiềm năng, tạo dựng được mối quan hệ khách hàng lâu bền nâng cao vị thế của mình. 1.2.3.3 Vai trò củabảolãnhđốivớidoanhnghiệp • Với người nhận bảolãnh : Bảolãnh hạn chế được rủi ro, ngăn ngừa thiệt hại khi đối tác vi phạm hợp đồng. • Với người được bảolãnh : Bảolãnh hỗ trợ các doanhnghiệp tiếp cận với các nguồn vốn, các hợp đồng kinh tế với những điều kiện thuận lợi một cách dễ dàng. Đốivới các doanhnghiệp mới hình thành hoặc đang gặp khó khăn về vốn, về uy tín trên thị trường thì bảolãnhngânhàng là điều không thể thiếu. Ngày nay các ngânhàng đã thiết lập được rất nhiều các loại hình bảolãnh đa dạng phục vụ cho các doanhnghiệp ở mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế. Sự tăng trưởng về quy mô cũng như loại hình đã cho thấy bảolãnh đang tìm được vị trí đặc biệt của mình trong các sản phẩm dịch vụ cảu ngân hàng. 1.2.4 Phân loại Bảolãnh 1.2.4.1 Theo mục đích bảolãnh • Bảolãnh dự thầu là cam kết củangânhàngđốivới chủ thầu sẽ trả tiền thay bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm quy chế dự thầu. Giá trị bảolãnh dự thầu được tính theo tỷ lệ % thông báo đấu thầu vàthường chiếm khoảng từ 1% - 5%. Như vậy bảolãnh dự thầu thực chất là hình thức thay thế cho việc ký quỹ của người dự thầu. Khi người dự thầu không trúng thầu thì bảolãnh dự thầu sẽ hết hiệu lực, khi người dự thầu trúng thầu và ký kết xong hợp đồng với chủ thầu thì bảolãnh dự thầu cũng hết hiệu lực và chuyển sang bảolãnh khác. • Bảolãnh thực hiện hợp đồng là cam kết củangânhàngđốivới người nhận bảolãnh về viẹc thực hiện đúng hợp đồng của bên được bảo lãnh. Nếu bên được bảolãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đã ký với bên nhận bảolãnh thì ngânhàng sẽ phải đứng ra chi trả khoản bồi thường cho bên nhận bảo lãnh. Giá trị tối đa củabảolãnh được tính trên tỷ lệ % giá trị của hợp đồng vàthường ở mức 10% - 15%, nó tương đương với mức bồi thường khi vi phạm hợp đồng. Loại bảolãnh này thường được dùng trong các hợp đồng xây dựng, hợp đồng mua bán, hợp đồng cung ứng thiết bị công nghệ,…Số tiền bảolãnh có thể giảm dần theo tiến độ hợp đồng và kéo dài cho đến khi hoàn thành hợp đồng. • Bảolãnhbảo hành là loại bảolãnh theo đó ngânhàng đảm bảo người được bảolãnh thực hiện đúng các thỏa thuận về chấtlượng theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh. Ngânhàng sẽ trả thay trong phạm vi số tiền và thời hạn bảolãnh nếu người được bảolãnh vi phạm, nếu xảy ra sự cố trong thời gian được bảo hành người nhận bảolãnh có quyền thanh toán bảolãnh như một khoản bồi thường. Số tiền bảolãnhthường từ 2% - 5% giá trị hợp đồng. • Bảolãnh hoàn thanh toán là cam kết củangânhàng hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảolãnh nếu bên được bảolãnh vi phạm hợp đồng. Loại bảolãnh này thường được dùng trong các hợp đồng thươngmại khi người mua chuyển trước cho người bán một số tiền nhằm cung ứng trước về vốn tạo điều kiện cho nhà cung ứng sản xuất hàng hóa dịch vụ, hạn chế khó khăn về ngân quỹ. Tuy nhiên người mua chỉ có thể yên tâm chuyển khoản tiền đó khi nhận được thư bảolãnhcủangânhàng cam kết hoàn trả số tiền ứng trước khi người bán không hoàn thành nghĩa vụ. • Bảolãnh thanh toán là cam kết củangânhàng sẽ thanh toán thay cho người được bảolãnh trong trường hợp bên được bảolãnh không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình. Bảolãnh thanh toán thường được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị trả chậm, loại bảolãnh này về mục đích giống như một thư tín dụng thươngmại thông thường đó là bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán đốivới người bán hàng. • Bảolãnh vay vốn là loại bảolãnh do ngânhàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh, cam kết sẽ trả nợ cho bên nhận bảolãnh thay cho người được bảolãnh nếu bên được bảolãnh không đủ khả năng trả nợ hoặc trả nợ không đủ khi đến hạn. Bảolãnh vay vốn có hai loại đó là bảolãnh vay vốn nước ngoài vàbảolãnh vay vốn trong nước. 1.2.4.2 Theo hình thức phát hành • Bảolãnh trực tiếp là loại bảolãnh mà bên bảolãnh cam kết thanh toán trực tiếp cho bên nhận bảolãnh nếu bên được bảolãnh vi phạm hợp đồng. Bảolãnh trực tiếp có ba bên tham gia bên bảo lãnh, bên được bảolãnhvà bên nhận bảolãnh nếu trong trường hợp bên nhận bảolãnh là người nước ngoài thì có thể thêm một ngânhàng khác ở cùng quốc gia với bên nhận bảolãnh gọi là ngânhàng thông báo. Sơ đồ 1.1 Quan hệ giữa các bên trong bảolãnh trực tiếp. (1) (4) (5) (3) (2) Người được bảolãnh Người nhận bảolãnh NH thông báoNH phát hành bảolãnh [...]... quy định bên được bảolãnh phải mở một bảolãnhvà xác định ngânhàngbảolãnh (2) Bên được bảolãnh yêu cầu ngânhàng phục vụ mình (ngân hàng phát hành bảolãnhđối ứng) đề nghị một ngânhàng khác có cùng địa điểm với bên nhận bảolãnh phát hành bảolãnh (3) Ngânhàng được đề nghị phát hành bảolãnh phát hành bảolãnh cho bên được bảolãnh (4) Ngânhàngbảolãnh thông báo cho ngânhàng thông báo hoặc... nhận bảolãnh (5) Ngânhàng thông báo kiểm tra thư bảolãnhvà thong báo lại cho bên nhận bảolãnh (6) Bên nhận bảolãnh yêu cầu ngânhàngbảolãnh thanh toán khi bên được bảolãnh vi phạm hợp đồng (7) Ngânhàngbảolãnh thanh toán cho bên nhận bảolãnh (8) Ngânhàngbảolãnh yêu cầu ngânhàng phát hành bảolãnhđối ứng thanh toán lại số tiền mà họ đã thanh toán cho bên nhận bảolãnh (9) Ngân hàng. .. mức phí chỉ đạo củaNgânhàng nhà nước Mức phí tối đa là 2% giá trị được bảolãnhvà tối thiểu là 300.000đồng mỗi hợp đồng bảolãnh 1.2.6 Quy trình bảo lãnhcủaNgânhàngthươngmại Sơ đồ 1.3: Quy trình bảo lãnhcủangânhàng có thể chia ra làm 5 bước: Khách hàng lập và gửi hồ sơ bảolãnhNgânhàng thẩm định hồ sơ và đưa ra quyết định Ngânhàng ký hợp đồng bảolãnhvà phát hành thư bảolãnh Kiểm tra,... dung của hợp đồng bảolãnhbao gồm : • Tên đại chỉ bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên nhận bảolãnh • Ngày phát hành bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, số tiền bảolãnh • Phí bảo lãnh, tài sản bảo đảm • Hình thức bảolãnhvà điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảolãnh Hợp đồng bảolãnh độc lập với hợp đồng kinh tế giữa bên nhận bảolãnhvà bên được bảo lãnh, thể hiện rang buộc tài chính giữa ngânhàngvà bên...(1) Người được bảolãnhvà người nhận bảolãnh ký kết một hợp đồng trong đó quy định bên được bảolãnh phải mở một bảolãnh (2) Bên được bảolãnh đề nghị ngânhàngbảolãnh phát hành một bảolãnhngânhàng (3) Nếu chấp thuận bảo lãnh, ngânhàng sẽ phát hành một thư bảolãnh cho người nhận bảolãnh thông qua ngânhàng thông báo hoặc thông báo trực tiếp tới người nhận bảolãnh (4) Ngânhàng thông báo... lực của thư bảolãnh rồi thông báo lại cho người nhận bảolãnh (5) Ngânhàngbảolãnh thực hiện việc chi trả, bồi thường cho bên nhận bảolãnh nếu bên được bảolãnh vi phạm hợp đồng Trong quá trình người được bảolãnh đề nghị ngânhàng phát hành bảolãnh thì họ sẽ phải ký quỹ, thế chấp, cầm cố tài sản của mình theo yêu của ngânhàngbảolãnhBảolãnh gián tiếp là loại bảolãnh mà ngânhàngbảo lãnh. .. về chấtlượngbảolãnhngânhàngđốivớidoanhnghiệpvừavànhỏ Trong nền kinh tế thị trường đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như nước ta hiện nay thì chấtlượng luôn là một vấn đề quan trọng Vậy chấtlượng ở đây là gì? Có rất nhiều quan niệm về chấtlượng : “ Chấtlượng là chấtlượng trong cuộc sống, chấtlượng con người, chấtlượng dịch vụ, thông tin…” Đốivới các DN V&N, chất lượng. .. dư nợ bảolãnh quá hạn(%) • Dư nợ bảolãnh quá hạn = Tổng dư nợ bảolãnh x 100 Cơ cấu bảo lãnhcủangânhàng cho thấy chiến lược phát triển sâu rộng củangânhàng về loại hình doanhnghiệp nào, loại hình bảolãnh nào…Mỗi ngânhàng đều chú trọng vào một loại hình bảolãnh nào đó dựa vào năng lực củangânhàng Do đó, xây dựng các loại hình bảolãnh càng đa dạng thể hiện sự phát triển củangânhàng Nếu... hành bảolãnh được Khi đó ngânhàng này sẽ mời một số ngânhàng khác cùng tham gia bảo lãnh, một ngânhàng trong các ngânhàng tham gia bảolãnh chính sẽ đứng ra làm ngânhàngbảolãnh chính Ngânhàng này sẽ phát hành thư bảolãnh cho toàn bộ hợp đồng và chia lại cho các ngânhàng tham gia theo tỷ lệ, đồng thời các ngânhàng tham gia cam kết chịu trách nhiệm theo tỷ lệ đã nhận Khi ngânhàngbảo lãnh. .. vay vàbảolãnhcủa chi nhánh ngânhàng nước ngoài đốivới một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có củangânhàng nước ngoài” Từ quyết định trên cho thấy giá trị bảo lãnhcủangânhàng đối với khách hàng đã được quy định Những ngânhàng có vốn lớn có thể cung ứng dịch vụ bảolãnh cho nhiều đối tượng với giá trị hợp đồng lớn hơn so với các ngânhàng có vốn nhỏ Mặt khác, với . Chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp vừa. về bảo lãnh của Ngân hàng thương mại. 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm bảo lãnh của ngân hàng thương mại. 1.2.1.1 Khái niệm bảo lãnh của ngân hàng thương mại.