BẢO LÃNH VÀ CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

14 344 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
BẢO LÃNH VÀ CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BẢO LÃNH CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I. Bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 1. Dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại 1.1. Tổng quan về bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh là một dich vụ tương đối mới so với các dịch vụ của ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào những năm 60 của thế kỉ XX cho tới đầu những năm của thập niên 70 thì bảo lãnh thực sự bắt đầu được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế xuất phát từ yêu cầu của các nước trong khu vực Trung Đông. Đây là nơi có nguồn dầu mỏ dồi dào, vì thế các nước nay giàu lên nhanh chóng, bắt đầu nảy sinh nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao tiềm lực .Để thực hiện các nhu cầu này, các quốc gia ở Trung Đông đã kí kết hợp đồng kinh tế với các nước Phương Tây để triển khai xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cho họ. Những hợp đồng kinh tế này có giá trị rất lớn thường đi kèm với đó là sự rủi ro cho các nước chủ nhà. Để đảm bảo an toàn, các nước này đã đưa ra yêu cầu phải có sự đảm bảo vững chắc trong việc thực hiện các hợp đồng của các nước phương Tây thông qua hình thức bảo lãnh của ngân hàng. Đó là nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, bảo lãnh ngân hàng đã trở thành một nghiệp vụ phổ biến với doanh số gia tăng một cách đáng kinh ngạc ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong giao dịch quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được thực hiện theo qui ước thống nhất do phòng thương mại quốc tế ICC ban hành. Ở Việt Nam thì bảo lãnh Ngân hàng có mặt vào khoảng cuối thập kỷ 80. Trong khi nền kinh tế xu hướng hội nhập ngày càng lớn, nhu cầu của hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp ngày càng trở lên rất phong phú phát triển, điều này khiến cho bản than chính các doanh nghiệp cảm nhận được một đòi hỏi mang tính tất yếu đó là cần phải có một tổ chức chuyên môn có đủ năng lực, uy tín đứng ra đảm bảo quyền lợi của các bên trong các quan hệ thương mại để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Từ nhu cầu đó, dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã được ra đời. Dịch vụ bảo lãnh từ đó mở rộng phát triển song song với sự phát triển của nền kinh tế sự mở rộng của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của nó. * Khái niệm về bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết. Khách hàng sẽ bị ghi nợ bắt buộc bị tính lãi trên số tiền đó như một khoản vay thông thường. Bên bảo lãnh là bên phát hành bảo lãnh, có trách nhiệm thanh toán thay cho bên được bảo lãnh khi bên này không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký với bên thứ ba. Bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng gồm: ngân hàng thương mại các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng. Bên nhận bảo lãnh (bên thụ hưởng bảo lãnh) là các tổ chức, cá nhân trong ngoài nước, được thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của ngân hàng có quyền yêu cầu ngân hàng đứng ra thanh toán khi chứng minh được bên được bảo lãnh đã không thực hiện hợp đồng như cam kết. Bên được bảo lãnh: là các tổ chức cá nhân trong nước nước ngoài, có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng cơ sở đã ký kết với bên thụ hưởng bảo lãnh. Ngân hàng không được bảo lãnh đối với những người sau: - Thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) của ngân hàng. - Cán bộ, nhân viên của chính ngân hàng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định bảo lãnh. * Đặc điểm của bảo lãnh: Bảo lãnh có 3 đặc điểm chính là: 1. Đây là một hình thức mà tài trợ của ngân hàng cho khách hàng là thông qua uy tín của ngân hàng theo đó thì khách hàng có thể tự tìm nguồn tài trợ mới có thể mua được hàng hóa hay thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh để nhằm mục đích đó là thu được lợi nhuận. 2. Bảo lãnh bản than đó là một hoạt phái sinh. Sở dĩ như vậy bởi vì quan hệ của bảo lãnh được phát sinh chính từ quan hệ của bên nhận bảo lãnh với chính bên được bảo lãnh. Trong bảo lãnh bao gồm có 3 bên : • Bên nhận bảo lãnh • Bên được bảo lãnh • Bên bảo lãnh Vì vậy mà trong nghiệp vụ bảo lãnh thì thường có sự kết hợp của 3 hợp đồng kinh tế đó là: 1. Hợp đồng kinh tế giữa bên được bảo lãnh bên bảo lãnh 2. Hợp đồng cơ sở kí kết giữa bên được bảo lãnh bên nhận bảo lãnh 3. Hợp đồng bảo lãnh của bên bảo lãnh bên nhận bảo lãnh Bảo lãnh bản than nó cũng là một nghiệp vụ thuộc loại nghiệp vụ tín dụng ngân hàng nên nó không thể tránh được rủi ro như một khoản tín dụng.Trong quá trình cấp bảo lãnh thì bắt buộc ngân hàng cũng phải tiến hành việc thẩm định như khi ngân hàng cấp một khoản tín dụng. -Nghiệp vụ bảo lãnh trước hết nó tạo được mối liên kết trách nhiệm về tài chính sự san sẻ rủi ro. Tuy nhiên thì trách nhiệm tài chính trước hết phải thuộc về chính khách hàng, trách nhiệm của ngân hàng sẽ chỉ phát sinh khi khách hàng không thực hiện với bên thứ ba. Ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba khi khách hàng của chính ngân hàng không thực hiện cam kết, điều đó đồng nghĩa rằng ngân hàng đã gánh chịu một phần rủi ro cho bên thứ ba. Chính vì điều này mà ngân hàng bảo lãnh cho bên được bảo lãnh khi mà ngân hàng nhận được mức lợi nhuận tương ứng cho phần rủi ro của mình. Phí bảo lãnh sẽ được ngân hàng tính dựa trên mức độ rủi ro của từng khoản bảo lãnh. 1.2 Vai trò của bảo lãnh a.Đối với nền kinh tế Kinh tế ngày nay càng ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ, các hoạt động tài chính ở trên thế giới diễn ra sôi động gia tăng rất nhanh chóng. Vieech người vay bán chứng khoán trực tiếp cho nhà đầu tư dường như được ưa thích hơn hẳn so với việc vay tiền ngân hàng. Nhưng có một điều gây trở ngại đó là việc tài chính trực tiếp làm tăng mối lo ngại về rủi ro vỡ nợ của người vay, chỉ có bảo lãnh của một ngân hàng uy tín mới có thể giải quyết được vấn đề này. Nhờ có sự hỗ trợ của bảo lãnh ngân hàng mà giờ đây các doanh nghiệp các cơ sở kinh doanh có thể tiếp cận được với nguồn vốn một cách phù hợp hoặc cũng có thể thực hiện giao dịch dễ dàng. Bão lãnh đối với nền kinh tế đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, điều này chính là thúc đẩy nền kinh tế phát triển. b.Đối với ngân hàng Ngân hàng hàng đồng ý chấp thuận bảo lãnh cũng chính là tạo điều kiện cho ngân hàng có thêm được khoản thu nhập bổ sung đáng kể trên mỗi hợp đồng dựa trên các khả năng đánh giá tín dụng đối với khách hàng mà không cần cam kết trực tiếp cung cấp vốn. Đồng thời Ngân hàng sẽ nhận được một khoản phí cho việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh (Phí sẽ tính trên % số tiền bảo lãnh )… Khách hàng đến Ngân hàng yêu cầu bảo lãnh sẽ được ngân hàng yêu cầu phi có ký quỹ một khoản tiền nhất định mà cơ sở ký quỹ tùy thuộc theo tỷ lệ % dựa trên số tiền yêu cầu bảo lãnh. Cũng phải tùy theo từng loại rủi ro của các khoản bão lãnh loại khách hàng mà có thể có tỷ lệ ký quỹ thay đổi linh động từ 0 đến 100% (những khách hàng mới giao dịch với ngân hàng lần đầu hoặc có tình hình tài chính không lành mạnh ngân hàng thường bắt ký quỹ 100%). Khoản tiền này mang lại nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng với chi phí rất thấp. c.Đối với bên được bảo lãnh Thông qua uy tín của ngân hàng thì bảo lãnh đã giúp cho doanh nghiệp có thể thuận lợi trong thanh toán của mình. Trường hợp doanh nghiệp bị thiếu vốn kinh doanh, hay doanh nghiệp chưa đủ tin cậy uy tín đối với bạn hàng của mình thì bảo lãnh ngân hàng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn vốn trong nước cũng như nước ngoài với chi phí thấp hơn so với phải đi vay ngân hàng. Qua việc thực hiện bảo lãnh ngân hàng mang lại sự tin tưởng cho các bạn hàng của doanh nghiệp có mối quan hệ kinh tế, việc bảo lãnh sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi tronh khi tham gia đấu thầu hay thực hiện giao dịch hay ký kết hợp đồng. d. Đối với bên nhận bảo lãnh Trong bảo lãnh ngân hàng thì chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh đó là khả năng được thanh toán cho bên nhận bảo lãnh trong trường hợp bên yêu cầu bảo lãnh không thực hiện đúng các cam kết với bên nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của ngân hàng đã góp phần mang lại cho bên thứ ba sự tin tưởng hơn, đồng thời hạn chế được những tổn thất mà bên thứ ba có thể gặp phải do việc thông tin không cân xứng hay là rủi ro trong đạo đức. Bảo lãnh ngân hàng thực tế đã mang lại rất nhiều lợi ích cho bên nhận bảo lãnh. 1.3 Phân loại bảo lãnh a.Căn cứ vào bản chất bảo lãnh - Bảo lãnh trực tiếp Đây là loại hình bảo lãnh mà theo đó thì ngân hàng phát hành bảo lãnh chịu trách nhiệm trực tiếp cho bên được bảo lãnh. Bảo lãnh trực tiếp thường có ba bên đó là bên tham gia là ngân hàng bảo lãnh, bên được bảo lãnh bên nhận bảo lãnh. - Bảo lãnh gián tiếp Loại hình này thì trong đó ngân hàng phát hành bảo lãnh theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác là bảo lãnh đối ứng. khi đó thì người được bảo lãnh không phải bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh, nghĩa vụ bồi hoàn thuộc về ngân hàng trung gian. Bảo lãnh gián tiếp đòi hỏi phải có ít nhất 4 bên tham gia: 1. Bên được bảo lãnh 2. Bên hưởng bảo lãnh 3. Ngân hàng trung gian 4. Ngân hàng phát hành bảo lãnh - Bảo lãnh đối ứng Bảo lãnh đối ứng là bảo lãnh do tổ chức tín dụng (bên phát hành bảo lãnh đối ứng) phát hành nhằm đề nghị một tổ chức tín dụng khác thực hiện bảo lãnh cho các nghĩa vụ của khách hàng của bên phát hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. - Đồng bảo lãnh: Đó là việc có nhiều tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh cho một nghiệp vụ của khách hàng thông qua một tổ chức tín dụng làm đầu mối. - Tái bảo lãnh Là việc của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh lại hợp đồng mà một tổ chức tín dụng khác đã bảo lãnh rồi. Qua đó thì haii tổ chức tín dụng này sẽ phải thỏa thuận để phân chia phí trách nhiệm trong cam kết của bão lãnh đó. - Xác nhận bảo lãnh Xác nhận bảo lãnhbảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng (bên xác nhận bảo lãnh) phát hành cho bên nhận bảo lãnh phải đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng được xác nhận bảo lãnh (bên được xác nhận bảo lãnh) với khách hàng. b.Căn cứ vào mục đích của bảo lãnh - Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh đảm bảo thanh toán chính là cam kết của ngân hàng về việc sẽ thanh toán tiền theo đúng hợp đồng cho người thụ hưởng nếu khách hàng của ngân hàng không thanh toán đủ. - Bảo lãnh hoàn thanh toán (bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước) Trong khi thực hiện hoạt động giao dịch mua bán thì có nhiều nhà cung cấp thường yêu cầu khách hàng phải đặt cọc trước một phần tiền trong giá trị hợp đồng. - Bảo lãnh đảm bảo tham gia dự thầu Bảo lãnh dự thầu là loại bảo lãnh ngân hàng do chính ngân hàng phát hành cho bên mời thầu cam kết sẽ trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm các quy định trong hợp đồng dự thầu. - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Đây là một loại cam kết của ngân hàng về việc sẽ chi trả những tổn thất thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng đã được cam kết gây tổn thất cho bên thứ ba. Sử dụng bảo lãnh thực hiện hợp đồng một mặt để bù đắp một phần tổn thất cho bên thứ ba, mặt khác thúc đẩy khách hàng nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng. - Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm là bảo lãnh ngân hàng được phát hành bởi tổ chức tín dụng cho bên nhận bảo lãnh để đảm bảo khách hàng sẽ thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. - Bảo lãnh vay vốn Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay là cam kết của ngân hàng đối với bên cho vay về việc sẽ trả gốc lãi đúng hạn trong trường hợp khách hàng của ngân hàng không thanh toán đủ. Ngày nay trong thị trường vốn của quốc tế thì việc vay vốn nhất thiết cần phải có bảo lãnh vay vốn. Sở dĩ như thế là do rủi ro của thị trường này trở lên ngày càng cao. - Bảo lãnh bảo hành Bảo lãnh bảo hành là loại bảo lãnh nhằm đảm bảo nghĩa vụ của nhà sản xuất trong giai đoạn bảo hành khi việc cung cấp hàng hóa đã hoàn thành.Bảo lãnh bảo hành có thể được phát hành để thay thế cho tiền giữ lại cho giai đoạn bảo hành. - Bảo lãnh hải quan Bảo lãnh hải quan là bảo lãnhngân hàng sẽ đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp với tổ chức thuế quan về việc tạm nhập hàng hoá, giúp doanh nghiệp không phải xuất quỹ nộp thuế hải quan. Trong trường hợp nếu quá thời hạn quy định trong hợp đồng quy định mà hàng hóa, máy móc vẫn không được tái xuất thì ngân hàng sẽ phải chấp nhận trả tiền phạt thay thế cho bên được bảo lãnh. - Bảo lãnh mở L/C Bảo lãnh mở L/C là một loại hình đặc biệt do nó mang đặc thù của loại hoạt động thanh toán quốc tế. Do đó mà ngân hàng thường không tính đến doan số bảo lãnh mở L/C vào doanh số bảo lãnh thông thường của ngân hàng mà được tính vào doanh số hoạt động thanh toán quốc tế. Bảo lãnh mở L/C trả chậm về bản chấtbảo lãnh vay vốn nước ngoài. c.Căn cứ vào điều kiện thanh toán của bảo lãnh - Bảo lãnh theo yêu cầu Bảo lãnh theo yêu cầu là một cam kết của ngân hàng bảo lãnh trả ngay một số tiền bồi thường cho người hưởng lợi khi nhận được khiếu nại đầu tiên chỉ rõ được quyền lợi của người bị vi phạm do bên xin bảo lãnh vi phạm hợp đồng mà không cần có bất cứ loại giấy tờ chứng minh nào cả. Loại bảo lãnh này tuân theo nguyên tắc “trả tiền trước, kiện cáo sau”. - Bảo lãnh kèm chứng từ Đây là bảo lãnhngân hàng chỉ tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng xuất trình cho ngân hàng các chứng từ xác nhận hành vi vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh. - Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hoặc tòa án Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hoặc tòa án là loại bảo lãnhngân hàng cam kết thanh toán cho người thụ hưởng khi họ cung cấp cho ngân hàng một phán quyết của trọng tài hoặc toà án về việc vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh. d.Căn cứ vào thời hạn bảo lãnh: có 4 loại bảo lãnh - Bảo lãnh ngắn hạn Là những bảo lãnh có thời hạn bảo lãnh dưới 1 năm. Do bảo lãnh thanh toán có rủi ro cao mà vì vậy ngân hàng thường chỉ đi tiến hành bảo lãnh ngắn hạn. - Bảo lãnh trung hạn Bảo lãnh trung hạn là những bảo lãnh ngân hàng có thời hạn bảo lãnh từ 1-5 năm. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng do thường được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên thườngbảo lãnh trung hạn. - Bảo lãnh dài hạn Bảo lãnh dài hạn là những bảo lãnh ngân hàng có thời hạn bảo lãnh từ 5 năm trở lên. Theo quốc tế có thể là từ 7 năm trở lên.Trên thực tế nó thường chiếm số lượng rất ít trong các loại bảo lãnh bởi rủi ro của nó là rất cao. -Gia hạn bảo lãnh Gia hạn bảo lãnh là việc ngân hàng đồng ý sẽ kéo dài thêm thời hạn bảo lãnh cho khách hàng do yêu cầu của khách hàng, nó xuất phát từ những nguyên nhân khách quan khiến cho khách hàng của ngân hàng chưa thể thực hiện hợp đồng với bên thứ ba. Với điều kiện là có sự chấp thuận từ hai phía bên thứ ba yêu cầu của khách hàng thì ngân hàng sẽ đồng ý gia hạn bảo lãnh cho khách hàng của mình. e.Căn cứ vào hình thức phát hành cam kết bảo lãnh - Phát hành cam kết bảo lãnh bằng hợp đồng bảo lãnh Phát hành cam kết bảo lãnh bằng hợp đồng bảo lãnh là việc mở hợp đồng trong đó thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng bên nhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng các bên liên quan (nếu có). Trong hợp đồng bảo lãnh sẽ có cam kết của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. - Phát hành cam kết bảo lãnh bằng thư bảo lãnh Phát hành cam kết bảo lãnh bằng thư bảo lãnh là loại cam kết mang tính đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. 1.4 Quy trình bảo lãnh của ngân hàng (1) Khách hàng ký kết các hợp đồng với bên thứ ba về thanh toán, xây dựng, vay vốn,… Bên thứ ba yêu cầu phải có bảo lãnh của ngân hàng. (2) Khách hàng làm đơn xin được bảo lãnh gửi ngân hàng. Ngân hàng sẽ thực hiện phân tích khách hàng để tìm hiểu về yêu cầu bảo lãnh cũng như mức độ rủi ro của khoản bảo lãnh. Nếu đồng ý bảo lãnh, ngân hàng sẽ ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng. Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng ngân hàng, nó thể hiện sự ràng buộc tài chính giữa ngân hàng bên thứ ba. (3) Ngân hàng (hoặc khách hàng) thông báo bảo lãnh cho bên thứ ba. Ngân hàng có thể thực hiện bảo lãnh dưới hình thức như phát hành thư bảo lãnh, mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ. Lựa chọn hình thức nào tùy thuộc vào yêu cầu của bên thứ ba. (4) Nếu xảy ra việc vi phạm cam kết hợp đồng của khách hàng, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên thứ ba theo như đã thỏa thuận với khách hàng bên thứ ba. (5)Theo như hợp đồng bảo lãnh đã ký với khách hàng, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. II. Chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 2.1. Khái niệm - Khái niệm chất lượng: “Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của người mua…Chất lượng được hiểu là sự phù hợp với mục đích yêu cầu sử dụng” (Từ điển thuật ngữ kinh tế - Nhà xuất bản từ điển bách khoa Hà Nội 2001) - Khái niệm chất lượng dịch vụ bảo lãnh Chất lượng bảo lãnh thể hiện mức độ bảo lãnh của ngân hàng đáp ứng được yêu cầu phù hợp với mục đích của ngân hàng, khách hàng được bảo lãnh bên nhận bảo lãnh. a.Đối với ngân hàng Chất lượng bảo lãnh được hiểu là mức độ lành mạnh tăng trưởng đều của dư nợ bảo lãnh nhằm đem lại một nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng. Một ngân hàngchất lượng bảo lãnh tốt điều đó có nghĩa là ngân hàng đó có cơ cấu phù hợp, mức tăng trưởng đồng thời đi kèm là cao, lành mạnh đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. b.Đối với khách hàng được bảo lãnh Chất lượng bảo lãnh của ngân hàng cũng giống như chất lượng của các dịch vụ khác, đó là mức độ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, giúp khách hàng nhanh chóng thực hiện được mục đích của mình khi yêu cầu bảo lãnh. c.Đối với bên nhận bảo lãnh Chất lượng bảo lãnh là mức độ bảo lãnh của ngân hàng đáp ứng được yêu cầu của bên nhận bảo lãnh tạo ra sự tin tưởng cho bên nhận bảo lãnh rằng nếu khi bên bảo lãnh không thực hiện đúng theo cam kết gây ra thiệt hại, bên nhận bảo lãnh sẽ được đền bù thiệt hại từ phía ngân hàng. 2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại - Doanh số bảo lãnh: đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tổng giá trị bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nào đó.Doanh số bảo lãnh tốt đó là phần tất yếu để đánh giá chât một ngân hàng đó tốt. [...]... thu từ bảo lãnh Một ngân hàngchất lượng bảo lãnh tốt khi có cơ cấu bảo lãnh hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh của Ngân hàngthương mại 2.3.1 Nhân tố thuộc về Ngân hàng thương mại a.Xếp hạng ngân hàng Hạng của ngân hàng là vị trí, tiềm lực của ngân hàng đó được đánh giá trong ngành Nếu chất lượng tín dụng của nhiều ngân hàng giảm... phi ngân hàng các ngân hàng nước ngoài sẽ giành được thị phần lớn hơn b.Chính sách tính phí mức ký quỹ bảo lãnh của ngân hàng Một ngân hàngchất lượng bảo lãnh tốt chỉ khi ngân hàng đó xây dựng được một mức biểu phí phù hợp Mức ký quỹ của khách hàng được ngân hàng quyết định căn cứ vào mức độ rủi ro của khoản bảo lãnh, là tấm đệm cho ngân hàng khi khách hàng không hoàn trả tiền đã được ngân hàng. .. giao dịch của khách hàng Quy trình bảo lãnh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bảo lãnh của ngân hàng Trong quy trình bảo lãnh, việc thẩm định quản lý bảo lãnh phải được chú trọng thực hiện kỹ nhất d.Thái độ phục vụ, tính chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng Chất lượng bảo lãnh được thể hiện trong sự hài lòng của khách hàng khi đến thực hiện yêu cầu bảo lãnh Điều này cũng... buộc trên tổng số dư bảo lãnh: đây là tỷ lệ % giá trị bảo lãnhngân hàng phải thanh toán hộ khách hàng trong tổng số dư bảo lãnh của ngân hàng Một ngân hàngchất lượng bảo lãnh tốt thì chỉ tiêu này sẽ phản ánh trực tiếp qua độ lớn của nó - Giá trị ghi nợ bắt buộc cho khách hàng: là chỉ tiêu phản ánh giá trị của các khoản bảo lãnhngân hàng sẽ phải thanh toán hộ cho khách hàng Trong khi thanh... số dư các cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với khách hàng không được thanh toán khi đến hạn trong tổng số dư bảo lãnh của ngân hàng Một ngân hàngchất lượng bảo lãnh tốt là không có nợ bảo lãnh quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng doanh số ít hơn 25% - Các khoản bảo lãnh có vấn đề: đó là các khoản bảo lãnh mà khi chưa đến hạn kết thúc hợp đồng bảo lãnh nhưng nhân viên ngân hàng trong quá trình... một phần vào nhận xét chủ quan của từng khách hàng quan trọng hơn là những nhân viên tín dụng của ngân hàng phải có trình độ chuyên môn tốt để thẩm định quản lý khoản bảo lãnh Những sai sót, gian dối của nhân viên tín dụng sẽ dẫn đến sự đánh giá sai lệch về khách hàng khoản bảo lãnh, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ngân hàng bị thiệt hại làm giảm chất lượng bảo lãnh của ngân hàng 2.3.2... bảo lãnh a.Đạo đức của bên nhận bảo lãnh Đạo đức của bên nhận bảo lãnh chính là tính trung thực Nếu như bên nhận bảo lãnh có thể cố tình lừa dối ngân hàng bằng cách lập các chứng từ giả mạo đòi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, hi đó chất lượng khoản bảo lãnh của ngân hàng cũng sẽ bị giảm sút 2.3.4 Nhân tố thuộc về Nhà nước a.Các quy định của Nhà nước về bảo lãnh Bảo lãnh cũng như tất cả các hoạt... vay khác cho ngân hàng, có nguy cơ không thực hiện được cam kết do những lý do chủ quan - Lợi nhuận thu được từ bảo lãnh: là phần chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động bảo lãnh chi phí trong hoạt động bảo lãnh Một ngân hàng được đánh giá là có chất lượng bảo lãnh tốt đi kèm với việc mang lại lợi nhuân cao cho khách hàng -Cơ cấu bảo lãnh: Chỉ tiêu thể hiện tỷ trọng của các loại hình bảo lãnh trong... chịu sự điều tiết của cơ quan Nhà nước Nếu hệ thống quy định, chính sách của Nhà nước lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của hoạt động bảo lãnh sẽ làm giảm chất lượng bảo lãnh của các ngân hàng Nếu hệ thống chính sách của Nhà nước phù hợp với thực tế, điều tiết hiệu quả hoạt động bảo lãnh thì nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng bảo lãnh của các NHTM b.Các quy định khác Các quy định pháp lý của Nhà nước sẽ... thứ ba, ngân hàng sẽ ghi khoản thanh toán đó như là một khoản nợ bắt buộc cho khách hàng của ngân hàng Đi kèm với đó là việc khách hàng có trách nhiệm phải thanh toán gốc lãi đúng hạn như các khoản cho vay thông thường khác - Nợ bảo lãnh quá hạn: là số dư các cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với khách hàng không được thanh toán khi đến hạn - Nợ bảo lãnh quá hạn trên tổng doanh số bảo lãnh: . BẢO LÃNH VÀ CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I. Bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 1. Dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại 1.1 bảo lãnh của ngân hàng đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với mục đích của ngân hàng, khách hàng được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. a.Đối với ngân hàng Chất

Ngày đăng: 23/10/2013, 04:20