1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cải cách hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh nghành điện lực vàhình thành thị trường điện cạnh tranh tại việt nam

203 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 203
Dung lượng 6,46 MB

Nội dung

Với bức tranh tổng thể trên, yêu cầu cải cách hệ thống tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam EVN theo cơ chế thị trường cạnh tranh, xóa bỏ độc quyền là

Trang 1

Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-o0o -

NGUYỄN TẤN NGHIỆP

CẢI CÁCH HỆ THỐNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT- KINH DOANH NGÀNH ĐIỆN LỰC

CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN MÃ SỐ NGÀNH: 2.06.07

LUẬN ÁN THẠC SĨ

Tp Hồ chí Minh, ngày 09 tháng 07 năm 2004

Trang 2

NHIỆM VỤ LUẬN ÁN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: NGUYỄN TẤN NGHIỆP Phái: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 19/08/1956 Nơi sinh: Tiền Giang

Chuyên ngành: HỆ THỐNG ĐIỆN Khóa 13

I TÊN ĐỀ TÀI:

CẢI CÁCH HỆ THỐNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT-KINH DOANH NGÀNH ĐIỆN

LỰC VA ØØ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI VÀ DUNG:

1 Tổng quan về một một số mô hình tổ chức tổ chức sản xuất kinh doanh

và thị trường điện cạnh tranh của một số nước trên thế giới

2 Thực trạng hệ thống sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Điện lực Việt

Nam (EVN)

3 Định hướng và giải pháp cải cách hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh

của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam

4 Giải pháp và tiến trình hình thành thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : ngày 19 tháng 02 năm 2004

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ngày 09 tháng 07 năm 2004

V HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Tiến sỹ Nguyễn hoàng Việt

VI HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 1:PGS.Tiến sỹ Nguyễn bội Khuêõ

VII HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 2:

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CÁN BỘ NHẬN XÉT 1 CÁN BỘ NHẬN XÉT 2

Nội dung và đề cương luận án thạc sĩ đã được hội đồng chuyên ngành thông qua

Trưởng phòng QLKH – SĐH CHỦ NHIỆM NGÀNH

TS Nguyễn hoàng Việt

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN HOÀNG VIỆT

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS NGUYỄN BỘI KHUÊ

Cán bộ chấm nhận xét 2:

Luận án Thạc Sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày………tháng………năm 2004

Trang 4

Lời cảm ơn

Hoàn thành bản luận án này, cho phép tôi được gởi lời cảm ơn Quý thầy cô: Trường Đại Học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, Khoa Sau Đại học, Khoa Điện – Điện Tử, Bộ môn Hệ Thống Điện Đặc biệt, xin gởi lời tri ân đến TS Nguyễn Hoàng Việt – Chủ nhiệm Bộ môn Hệ Thống Điện – người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cho đến khi thực hiện luận án tốt nghiệp này

Xin cảm ơn các anh, chị chuyên gia đầu đàn trong Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã tận tình hỗ trợ, cung cấp những dữ liệu chuyên ngành cần thiết cho tôi hoàn thành luận án này

Cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp, các thành viên trong gia đình đã luôn bên cạnh tôi trong thời gian làm luận án

TP Hồ Chí Minh ngày 07 tháng 07 năm 2004

Nguyễn Tấn Nghiệp

Trang 5

MỤC LỤC

-o0o -

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

I Đặt vấn đề 2

II Nhiệm vụ và mục tiêu của luận án 2

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

IV Ý nghiã thực tiễn của đề tài 3

V Nội dung cụ thể của luận án 3

PHẦN II: CẢI CÁCH HỆ THỐNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH NGÀNH ĐIỆN LỰC VÀ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT–KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 6

1.1 Đặc trưng của hàng hóa điện năng 6

1.2 Mô hình công ty điện lực độc quyền liên kết dọc truyền thống 8

1.3 Xu hướng cải cách mô hình tổ chức của các công ty điện lực 12

1.4 Một số mô hình tổ chức sản xuát kinh doanh điện năng của một số nước 18

1.4.1 Tổng quan về tình hình cải cách ngành điện trên thế giới 18

1.4.2 Tổ chức ngành điện Thụy điển 20

1.4.3 Tổ chức ngành điện Trung quốc 21

1.4.4 Tổ chức ngành điện Anh quốc 22

1.4.5 Tổ chức ngành điện Thái lan 23

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH 25

2.1 Khái niệm về thị trường điện cạnh tranh 25

2.2 Khái quát sự hình thành & phát triển thị trường điện trên thế giới 26

2.3 Một số mô hình thị trường điện trên thế giới 36

2.3.1 Thị trường điện tại Mỹ 36

2.3.2 Thị trường điện tại Argentina 38

2.3.3 Thị trường điện tại Singapore 40

2.3.4 Thị trường điện tại Thái lan 41

2.3.4.Thị trường điện tại New Zealand 43

2.4 Đặc điểm của các mô hình thị trường điện 45

2.4.1 EDF công ty điện lực lớn nhất Châu Aâu và thế giới 45

2.4.2 Cuộc khủng hoảng ở thị trường điện California 45

Trang 6

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VN (EVN) 55

3.1 Cơ cấu tổ chức của ngành điện Việt Nam từ 1954 – 1995 55

3.2 Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh hiện tại của EVN 57

• Đơn vị hạch toán độc lập 58

• Đơn vị hạch toán phụ thuộc 59

• Đơn vị sự nghiệp 60

• Ban quản lý dự án 60

3.3 Cơ chế điều hành sản xuất kinh doanh của EVN 64

3.3 Hành lang pháp lý cho hoạt động điện lực 64

3.4 Cơ chế điều hành sản xuất kinh doanh của EVN 64

3.4 Cơ chế quản lý tài chính – đầu tư của EVN 73

3.4.1 Cơ chế quản lý tài chánh 73

3.4.2 Cơ chế quản lý đầu tư 78

3.5 Đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh của EVN 79

3.5.1 Những thành quả nổi bật 79

3.5.2 Những khuyết nhược điểm tồn tại 81

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI CÁCH HỆ THỐNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA EVN 87

4.1 Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 có xét triển vọng đến năm 2020 87

4.1.1.Hiện trạng hệ thống điện lực Việt Nam 87

4.1.2 Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện 96

4.1.3 Chương trình phát triển nguồn điện 99

4.1.4 Chương trình phát triển lưới điện 101

4.1.5 Vốn đầu tư và giá điện 103

4.2 Định hướng cải cách hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh của EVN và thành tập đoàn kinh tế mạnh 106

4.2.1 Các cơ sở pháp lý để tiến hành cải cách 106

4.2.2 Một số định hướng trong cải cách hệ thống tổ chức của EVN 108

4.3 Các giải pháp và tiến trình cải cách hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh của EVN 111

4.3.1 Lựa chọn hình thức và thực hiện công ty hóa 111

4.3.2 Tiến trình cải cách hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh của EVN 116

CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG & GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRẠNH TẠI VIỆT NAM 121

5.1 Sự cần thiết phải hình thành thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam 121

5.1.1 Hình thành thị trường điện cạnh tranh là một yêu cầu tất yếu 121

Trang 7

với các nước trong khu vực và thế giới 123 5.2 Định hướng hình thành thị trường điện cạnh trạnh tại Việt Nam 124 5.3 Các giải pháp & tiến trình hình thành thị trường thủy điện cạnh tranh

taii Việt Nam 130 5.3.1 Giai đoạn 1: Áp dụng giá hạch toán nội bộ cho các nhà máy

điện thuộc EVN 130 5.3.2 Giai đoạn 2: Hình thành thị trường điện cạnh tranh khu vực

nguồn phát (thị trường điện một người mua) 133

5.3.3 Giai đoạn 3: Hình thành thị trường điện cạnh tranh khu vực bán

buôn 135 5.3.4 Giai đoạn 4: Từng bước hình thành thị trường điệncanh tranh khu

vực bán lẻ 136

PHẦN III : KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN 167 PHẦN IV : PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

1

PHẦN I

MỞ ĐẦU

Trang 9

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

2

MỞ ĐẦU

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Công cuộc đổi mới tại Việt Nam đã mang lại một sức sống mãnh liệt trên khắp mọi lĩnh vực của cuộc sống, trên khắp mọi miền của đất nước Ở ngành điện lực Việt Nam điều đó rõ nét hơn, hàng loạt các công trình điện được nối tiếp khởi công xây dựng hoặc khánh thành đưa vào vận hành để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng sản lượng điện từ 13 – 15 % /năm.Theo tính tóan của Tổng Sơ đồ Phát triển Điện lực đã được Thủ tướng phê duyệt tại QĐ số 40/2003/QĐ–TTg ngày 21/03/2003 thì nhu cầu sản lượng điện năn 2005 từ 48,5 – 53 tỉ KWh ; năm 2010 là 88 88 93 tỉ KWh để có được sản lượng trên trong giai đoạn từ nay đến năm 2005 cần hoàn thành và đưa vào sử dụng 10 nhà máy điện đang xây dựng với tổng công suất 3023 MW; giai đoạn 2006–2010 cần xây dựng và mở rộng 52 nhà máy với tổng công suất 7574 MW tong đó có 42 nhà máy thủy điện Với bức tranh tổng thể trên, yêu cầu cải cách hệ thống tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) theo cơ chế thị trường cạnh tranh, xóa bỏ độc quyền là một quy luật tất yếu mà nếu triển khai chậm sẽ góp phần làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam, tác động tiêu cực đến tiến trình hòa nhập, hội nhập với các nước khu vực & quốc tế

Nhiều nghiên cứu và nhiều giải pháp tái cấu trúc lại hệ thống điện của nhiều chuyên gia đầu ngành trên thế giới trong những năm gần đây chứng tỏ tính tất yếu của quá trình hình thành các thị trường điện lực nhằm đạt mục đích là điện năng được cung ứng cho các khách hàng với chất lượng cao nhất và giá cảhợp lý nhất

Với việc chọn đề tài :“ Cải cách hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh ngành điện lực và hình thành thị trường điện tại Việt Nam” hy vọng bản luận

án sẽ đóng góp những thông tin, tư liệu, giải pháp có tác dụng bổ sung cho nhiều nghiên cứu khoa học khác giúp định hình một giải pháp toàn diện: cải cách và hình thành thị trường điện lực Việt Nam

II NHIỆM VỤ & MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN:

Thị trường điện cạnh tranh là một nội dung lớn trong đó có rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu sâu, có hệ thống để từ đó hình thành các chính sách có tầm vĩ mô cho ngành điện lực của một quốc gia Đối với Việt Nam, thị trường điện lại càng quá mới mẻ, do đó nhiệm vụ trọng tâm của luận án là tìm hiểu một cách khái quát về mặt lý luận và thực tiễn của hoạt động thị trường điện lực, một số thị trường điện tiêu biểu của một số nước; phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN, từ đó đề xuất phương

Trang 10

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

3 điện lực Việt Nam

Như vậy, mục tiêu của luận án nêu một số giải pháp cải cách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, phục vụ yêu cầu hội nhập với các nước trong khu vực & quốc tế

III ĐỐI TƯỢNG & PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nhiện cứu là: Tổng Công ty Điện lực Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: luận án không đi sâu nghiên cứu những quy luật cũng như những kỹ thuật xây dựng thị trường điện mà tìm hiểu một cách tổng quát các thị trường điện tiêu biểu của 1 số nước trên thế giới; phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của EVN, đối chiếu với nhiệm vụ thực hiện Tổng Sơ đồ Phát triển Điện lực đến năm 2010; trên cơ sở đó đưa các phương án và lộ trình cải tổ lại mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam

IV Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:

Luận án không nghiên cứu các nội dung lý thuyết thuần tuý mà đi thẳng vào một đối tượng cụ thể là Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, một doanh nghiệp Nhà nước được định hướng phát triển thành một trong những tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam (ngành hàng không, dầu khí, đện lực, bưu chính viễn thông) Cùng với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học khác về nội dung này, hy vọng luận án sẽ cung cấp thêm 1 số thông tin, tư liệu thuộc về lý luận & thực tiễn để những nhà hoạch định chính sách vĩ mô của EVN và Chính phủ tham khảo, cân nhắc, áp dụng nếu có thể được

Cùng với Luật Doanh nghiệp , Luật Doanh nghiệp Nhà nước (sửa đổi) đã được ban hành, Luật Điện lực, Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội xem xét, cho ý kiến , nhiều bộ luật và nhiều chủ trương chính sách đồng bộ khác đang trong quá trình chuẩn bị, nền kinh tế Việt Nam đang trên tiến trình đổi mới theo cơ chế thị trường , hội nhập và hòa nhập quốc tế ; việc nghiên cứu chủ đề nầy ắt hẳn rất có giá trị thực tiễn và mang tính thời sự cao

V NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA LUẬN ÁN:

Ngoài phần mở đầu và kết luận , các nội dung cụ thể của đề tài thể hiện qua 05 chương như sau:

Trang 11

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

4

nước trên thế giới

1.1 Đặc trung của hoàng hóa điện năng

1.2 Mô hình công ty điện lực độc quyền liên kết dọc truyền thống 1.3 Xu hướng caỉ cach mô hình tổ chức của ngành điện các nước

1.4 Một số mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh điện năng của một số nước trên thế giới

Chương 2: Tổng quan về thị trường điện cạnh tranh

2.1 Khái niệm về thị trưòng điện cạnh tranh

2.2 Khái quát về sự hình thành và phát triển thị trường điện trên thế giới 2.3 Một số mô hình thị trường điện trên thế giới

2.4 Đặc điểm của các mô hình thụ trường điện

Chương 3: Thực trạng hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh của EVN

3.1 Cơ cấu tổ chức của ngành điện Việt nam từ 1954-1995

3.2 Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh hiện tại của EVN

3.3 Cơ chế sản suất điều hành kinh doanh của EVN

3.4 Cơ chế quản lý tài chánh-đầu tư của EVN

3.5 Đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh của EVN

Chương 4: Định hướng và giải pháp cải cách hệ thống tổ chức sản xuất kinh

doanh của EVN

4.1 Tổng sơ đồ phát triển Điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có xét đến triển vọng 2020

4.2 Định hướng cải cách hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh của EVN và thành lập tâp đoàn kinh tế mạnh

4.3 Các giải pháp và tính trình cải cách hệ thống sản xuất kinh doanh của EVN

Chương 5: Định hướng và giải pháp hình thành thị trường điện cạnh tranh tại

Trang 12

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

5

PHẦN II

CẢØI CÁCH HỆ THỐNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT- KINH DOANH NGÀNH ĐIỆN LỰC VÀ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH TẠI

VIỆT NAM

Trang 13

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

6

CHƯƠNG 1 MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH

ĐIỆN NĂNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.1 ĐẶC TRƯNG CỦA HÀNG HÓA ĐIỆN NĂNG:

Năng lượng điện hay còn gọi là điện năng là một trong những dạng năng lượng phổ biến và quan trọng nhất Trong thời đại ngày nay, điện năng có nhiều

ưu điểm như: dễ chuyển tải đi xa, ít tổn hao, dễ chuyển thành các dạng năng lượng khác như cơ, hóa, nhiệt… Điện năng được sản xuất ra từ các nguồn nhiên liệu sơ cấp như than, nước, dầu, khí, sức gió… mà được vận chuyển cung cấp cho khách hàng dùng điện qua các công đoạn: sản xuất, truyền tải và phân phối, điện năng có những đặc điểm cơ bản sau đây:

• Điện năng là 1 loại hàng hóa đặc biệt : nó không lưu trữ, tồn kho được (trừ trường hợp công suất nhỏ người ta tích trữ trong pin và acquy) Tại mọi thời điểm cung và cầu xảy ra đồng thời; phải đảm bảo cân bằng giữa điện năng sản xuất ra với điện năng tiêu thụ

• Các quá trình xảy ra rất nhanh hầu như tức thời Do đó, các thiết bị trên lưới điện đòi hỏi phải tự động hóa & chính xác cao

• Công nghiệp điện lực có liên quan chặt chẽ đến hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân; điện năng là một động lực thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp nói riêng và xã hội nói chung

¾ Sản xuất điện (phát điện): tùy theo dạng năng lượng sơ cấp mà nhà máy

sử dụng người ta phân loại các nhà máy thành: nhiệt điện đốt than, dầu, khí, gas turbine, thủy điện, điện hạt nhân, nhà máy điện gió… mỗi nhà máy điện có chi phí sản xuất gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi Tùy theo chi phí giá thành sản xuất điện mà cơ quan điều hành hệ thống sẽ xây dựng kế hoạch huy động công suất phát của các nhà máy điện trong hệ thống Nguyên tắc là các nhà máy điện có chi phí biến đổi trên một đơn vị KWh thấp sẽ được huy động trước rồi mới đến các nhà máy có chi phí biến đổi cao EVN hiện đang có 14 nhà máy điện lớn như: Hòa Bình, Phả lại, Thác Ba,ø Phú Mỹ, Cần Thơ, Trị An, Ialy…

Trang 14

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

7

¾ Truyền tải điện: là quá trình chuyển tải điện năng từ các nhà máy điện

đến các nơi tập trung của các hộ tiêu thụ qua đường dây truyền tải & các trạm biến áp trung gian Về nguyên tắc, công suất truyền tải càng lớn, khoảng cách càng xa thì điện áp truyền tải càng phải lớn để giảm tổn thất điện năng Việc xây dựng hệ thống truyền tải đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn, trên một mặt bằng địa lý nhất định nên hệ thống truyền tải có tính độc quyền tự nhiên Để đảm bảo hệ thống điện vận hành ổn định, đảm bảo các yêu cầu chất lượng điện năng như điện áp, tần số… sự phối hợp đồng bộ giữa khâu sản xuất tại các nhà máy điện và hệ thống truyền tải là vô cùng quan trọng Lưới điện Việt Nam có các công ty truyền tải điện :1, 2, 3, 4

¾ Phân phối điện: là quá trình chuyển tải điện năng từ các trạm biến áp

trung gian đến các hộ tiêu thụ như: các nhà máy, xí nghiệp, công sở, cửa hàng, hộ dân… Tương tự như hệ thống truyền tải, trên một địa bàn nhất định, lưới điện phân phối có tính chất độc quyền tự nhiên Việc xây dựng hệ thống lưới điện phân phối đạt hiệu quả kinh tế cao ở các khu công nghiệp, đô thị, khu dân cư tập trung… nhưng ở khu vực nông thôn và miền núi vấn đề hiệu quả kinh tế hầu như không được đặt ra bởi chi phí đầu tư xây dụng lưới điện lớn nhưng lượng điện năng bán được không cao; tuy nhiên, ngành điện sẽ không thể từ chối trách nhiệm điện khí hoá nông thông vì đây là chủ trương lớn thể hiện tính ưu việt của chế độ Xã hội Chủ nghĩa

¾ Kinh doanh điện: là quá trình bán điện cho các khách hàng tiêu thụ của

các công ty kinh doanh điện năng Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này mua điện từ các nhà máy điện, các công ty truyền tải hoặc các công ty bán buôn và bán lại cho các hộ tiêu thụ điện cuối cùng Công tác kinh doanh điện bao gồm việc lắp đặt thiết bị đo điện, thu tiền và một số dịch vụ kèm theo như: tư vấn sử dụng điện tiết kiệm, sửa chữa điện cho khách hàng và nguyên tắc Công đoạn kinh doanh điện năng không có tính độc quyền tự nhiên, trên cùng một địa bàn có thể cùng tồn tại nhiều đơn vị kinh doanh để cạnh tranh nhau bán điện cho khách hàng bằng phương thức giá cả và dịch vụ đi kèm

Hiện tại, EVN có 7 công ty làm nhiệm vụ quản lý lưới điện phân phối, một phần mạng lưới truyền tải và kinh doanh bán diện là các công ty Điện lực 1, 2, 3,

TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai

Trang 15

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

8

¾ Aûnh hưởng của điện năng đến kinh tế và đời sống xã hội:

+ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, đời sống của người dân ngày càng tiện nghi hơn trong đó điện năng đóng vai trò đặc biệt quan trọng

“Điện năng phải đi trước một bước” và câu nói bất hủ của Lênin đã và sẽ luôn

luôn còn nguyên giá trị trong thực tiễn Điện năng cung cấp nguồn năng lượng đầu vào không thể thiếu được của hầu hết các ngành kinh tế trong một quốc gia, sự phát triển của nền kinh tế luôn gắn liền với nền công nghiệp điện lực; lĩnh vực

an ninh quốc phòng, đời sống xã hội trong thời đại ngày nay càng đòi hỏi nguồn điện cung cấp phải an toàn, liên tục, chất lượng ổn định hơn

+ Ở các nước phát triển, việc mất điện có thể gây thiệt hại từ (1÷1,5) USD/KWh điện năng thiếu hụt; ở các nước đang phát triển như Việt Nam, mức thiệt hại này có thể đến 50 cent / KWh tức lớn gấp nhiều lần so với thiệt hại do không bán được điện của ngành điện

+ Trong ngành kinh tế quốc dân điện năng giữ một vai trò vô cùng quan trọng: tại các nước như Pháp, Mỹ… điện lực chiếm từ (3÷5)% tổng GDP cả nước đó, ngành điện cũng là khách hàng quan trọng của một số ngành khác như: than, dầu, khí đốt… Pháp, Canada hàng năm xuất khẩu từ (30÷60) tỉ KWh Một số công

ty điện lực của các nước còn vươn dài hoạt động dịch vụ tư vấn, cung cấp máy móc, thiết bị chuyên dụng và đầu tư xây dựng các công trình điện ở nước ngoài như EDF (Pháp), TEPCO (Nhật), AES (Mỹ)…

1.2 MÔ HÌNH CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐỘC QUYỀN LIÊN KẾT DỌC TRUYỀN THỐNG:

Theo các quan niệm thông thường , ngành điện lực ở nhiều nước được xem là ngành công ích và độc quyền tự nhiên, ở các nước chậm và đang phát triển điều này rõ nét hơn Các nhà máy điện vì nhiều lý do thường nằm rải ra trên mặt bằng địa lý rộng, lưới điện truyền tải và phân phối do điều kiện địa lý và chi phí đầu tư nên không thể xây dựng nhiều đường dây song song để cạnh tranh nhau,

do đó, việc đầu tư vận hành khai thác hệ thống lưới điện truyền tải, phân phối thường được giao cho một công ty độc quyền vận hành khai thác thì mới mang lại hiệu quả kinh tế Chi phí đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp ở Việt Nam ước lượng:

+ Đường dây 220 KV = (1÷1,25) tỉ VNĐ/km

Trang 16

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

9

Nguyên nhân thứ hai: với trình độ công nghệ trước những năm 1980 thì giá thành sản xuất điện của các nhà máy điện càng lớn thì càng rẻ: một nhà máy thủy điện 1500 MW sẽ có giá thành sản xuất 1 KWh thấp hơn 2 nhà máy nhỏ có

750 MW Chi phí vận hành của nhà máy công suất 900 MW sẽ rẻ hơn nhà máy công suất 600 MW và đắt hơn nhà máy công suất 1200 MW

Vì những lý do trên nên thời điểm đó, việc giao cho các công ty độc quyền đầu tư xây dựng các nhà máy điện có công suất lớn, lưới truyền tải, lưới phân phối để bán lẻ điện năng cho tất cả các khách hàng mua điện trên địa bàn là hợp lý về mặt hiệu quả kinh tế

Đối với một ngành kinh tế, nếu xét về phí giao dịch để quyết định cấu trúc tổ chức của ngành đó nên là một hay nhiều doanh nghiệp thì cần phải xét đến các yếu tố: tính riêng biệt, tần xuất xuất hiện, tính chắc chắc và độ phức tạp của các giao dịch tác động lên các chủ thể giao dịch Với nền công nghiệp điện lực người ta chứng minh được rằng mô hình tổ chức liên kết dọc là một công ty điện lực duy nhất trên một khu vực địa lý (hoặc một quốc gia) đảm nhận cả công đoạn sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng là một cấu trúc tối ưu Vì khi đó các giao dịch không cần phải được thực hiện tức thì, do đó tiết kiệm được chi phí giao dịch; đồng thời đảm bảo các yêu cầu khác của ngành điện lực là: độ tin cậy, chính xác và tính ổn định của toàn hệ thống

Khảo sát số liệu thống kê của 74 công ty điện lực ở Mỹ trong 10 năm từ

1971 đến 1981: có 50 công ty hoạt động độc lập trong tất cả các khâu của dây chuyền sản xuất kinh doanh, 10 công ty chỉ phát điện, 14 công ty chỉ chuyên khâu phân phối và các điều kiện kinh doanh của các công ty là như nhau; người

ta đã đi đến kết luận là một công ty có quy mô trung bình với điện năng sản xuất khoảng 9000 GWh, điện năng kinh doanh là khoảng 7200 GWh thì chi phí giao dịch trong nội bộ công ty liện kết dọc thấp hơn chi phí giao dịch của một công ty chuyên về một lĩnh vực khoảng 20%

Kết quả khảo sát nói trên chứng minh rằng thời điểm những năm trước

1980, mô hình công ty điện lực độc quyền liên kết dọc là cấu trúc tối ưu, một công

ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ phát điện, truyền tải, phân phối đến kinh doanh điện năng thì chi phí giao dịch trong nội bộ công ty sẽ thấp hơn chi phí giao dịch giữa các công ty độc lập cùng tham gia hoạt động kinh doanh điện

Trang 17

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

10

¾ Đặc điểm của mô hình công ty điện lực độc quyền liên kết dọc:

Mô hình công ty điện lực độc quyền liên kết dọc được hình thành và phát triển dựa trên những đặc trưng riêng của sản phẩm điện năng và lý thuyết về hiệu quả kinh tế theo quy mô của tổ chức; lý thuyết về chi phí giao dịch áp dụng vào ngành điện như đã phân tích ở trên: các công trình quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá thành sản xuất thấp, chi phí giao dịch nội bộ công ty sẽ thấp hơn chi phí của nhiều công ty độc lập Với ngành điện lực, chi phí đầu tư gia nhập hoặc rút khỏi ngành điện lớn nên thực tế vào những năm 40 của thế kỷ 20 các công ty tư nhân cũng không đủ khả năng và tiềm lực tài chính để tham gia kinh doanh điện năng, vì vậy mô hình độc quyền liên kết dọc là phù hợp nhất, các nước trên thế giới đều xây dựng các công ty điện lực theo mô hình này và đa số thuộc sở hữu nhà nước

Mô hình này về lý thuyết là giảm thiểu được các chi phí cố định, chi phí giao dịch, phối hợp tốt nhất giữa đầu tư, vận hành, khai thác, từ đó dẫn đến chi phí đầu tư phát triển là tối ưu nhất; mặt khác, công tác quản lý kỹ thuật, công tác điều độ, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện là ưu việt bởi cùng chịu sự điều hành, chi phối của một ông chủ

Các công ty điện lực có nghĩa vụ cung ứng điện đến mọi khách hàng trên địa bàn phục vụ kể cả các phụ tải ở xa khu dân cư, miền núi, hải đảo hoặc vùng nông thôn Ngược lại, khách hàng không có cơ hội về quyền lựa chọn người bán điện cho mình mà chỉ mua điện từ một công ty độc quyền

Trong cơ chế này, các công ty điện lực cũng chủ trì tham mưu, đề xuất về

cơ chế chính sách quản lý nhà nước về các hoạt động điện lực

CÔNG TY ĐIỆN

Ư

Phát điện Truyền tải Phân phối và kinh doanh

Khách hàng Khách hàng Khách hàng

Trang 18

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

11

Hầu hết Chính phủ các nước thường quản lý chặt chẽ giá bán điện dựa theo chi phí giá thành sản xuất do các công ty điện lực đệ trình, mô hình truyền thống thường cho phép thực hiện việc bù chéo giữa các khu vực khách hàng dùng điện, ví dụ: giá điện ở khu vực thành phố cao hơn ở khu vực nông thôn và miền núi để bù đắp cho chi phí đầu tư lưới điện ở các khu vực này Đối với các nước đang phát triển, công ty độc quyền liên kết dọc có nhiều cơ hội được vay vốn từ các tổ chức tín dụng quốc tế với lãi suất ưu đãi thấp, thời gian ân hạn dài để xây dựng, phát triển các nhà máy và lưới điện

Tuy nhiên, cho đến những năm đầu thập niên 70, mô hình công ty điện lực truyền thống đã bắt đầu bộc lộ các khuyết điểm: cơ chế xác định giá bán điện bao gồm chi phí giá thành và phí đầu tư hệ thống điện mới đã làm cho khách hàng dùng điện phải trả giá cho cả những công trình đầu tư không hiệu quả hay sự lạc hậu của thiết bị và công nghệ; tư tưởng bao cấp đã không tạo động lực để các công ty điện lực giảm giá thành, tăng lợi nhuận và nhất là không phải xây dựng các chiến lược cạnh tranh dành thị trường Kết quả là ngành điện lực có hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư không cao như các ngành kinh tế khác bằng một số biểu hiện như sau:

+ Hiện tượng đầu tư dư thừa ở các công trình điện: về mặt lý thuyết, để đảm

bảo an toàn và an ninh cung cấp điện, hệ thống điện đòi hỏi có một nguồn dự phòng nhất định tuy nhiên nhiệm vụ này có bị lạm dụng để xây dựng các công trình điện quá dư thừa không sát thực tế, không tính toán đến hiệu quả đầu tư Ơû một số nuớc đã xảy ra hiện tượng đầu tư vào quá nhiều các nhà máy điện dẫn đến dư thừa công suất phát, hệ số dự phòng các tổ máy phát điện lớn quá mức cần thiết, ví dụ: nhà máy nhiệt điện Marslen ở Newzeland đã hoàn toàn không vận hành theo tuổi thọ kinh tế thông thường của một nhà máy điện

+ Năng suất lao động ở các công ty điện lực loại này rất thấp so với các

ngành khác: ở các nước như Anh, Australia, Newzeland … khi tiến hành cải cách tổ chức ngành điện người ta đã sa thải một tỉ lệ lớn nhân viên thuộc tất cả các khâu của dây chuyền sản xuất và kinh doanh điện

+ Tình trạng chậm đổi mới công nghệ và thiết bị: do không chịu sức ép cạnh

tranh nên các công ty điện lực vẫn tiếp tục vận hành các thiết bị cũ, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật & kinh tế như: suất tiêu hao nhiên liệu, tổn thất, chi phí vận hành bảo duỡng lớn, đây cũng là nguyên nhân đẩy giá thành sản xuất điện lên cao

Trang 19

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

12

+ Tình trạng không minh bạch trong lĩnh vực quản lý tài chính ở các công ty

điện lực: do độc quyền nên việc kiểm tra, kiểm soát các chi phí giá thành của chính phủ đối với các công ty điện lực đã không có điều kiện thực hiện một cách khách quan, trung thực, giá điện do chính phủ quyết định có thể không sát với giá thành thực tế của các công ty

+ Mô hình độc quyền có thể vừa làm cho chính phủ can thiệp quá sâu vào các

mặt hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty lại vừa phải bao cấp hoặc bảo hộ

một giá trị lớn nguồn vốn từ ngân sách để duy trì hoạt động của các công ty điện lực Điều này là nguyên nhân hạn chế quyền tự chủ và cơ hội phát triển năng động của một doanh nghiệp; đồng thời, các công ty điện lực có thể là gánh nặng cho cán cân ngân sách vốn hạn hẹp của Chính phủ, nhất là đối với các nước đang phát triển Duy trì mô hình này dĩ nhiên không khuyến khích và thu hút đầu tư từ các nguồn vốn tư nhân trong nước và ngoài nước để xây dựng các công trình điện mới

1.3 XU HƯỚNG CẢI CÁCH MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC:

1.3.1 Các nhân tố thúc đẩy quá trình cải cách:

Bước tiến như vũ bão của khoa học kỹ thuật nói chung và trong lĩnh vực

công nghiệp điện lực nói riêng đã thúc đẩy những cải cách trong hệ thống tổ chức của ngành điện lực: việc áp dụng các công nghệ mới làm cho người ta có thể xây dựng các nhà máy điện có dãy công suất 100 MW đến trên 1200 MW với chi phí thấp, vận hành tự động, độ tin cậy và hiệu suất cao Sự ra đời của các tổ máy turbine khí (gas tuabin) với nhiều ưu điểm vượt trội như: thời gian xây dựng nhanh, chi phí đầu tư, chí phí vận hành bảo dưỡng thấp, thời gian khởi động máy nhanh dễ thích nghi với yêu cầu thay đổi của phụ tải Hiệu suất của các nhà máy chu trình đơn trước đây chỉ đạt khoảng 40% nhưng hiện nay các tổ máy tubine khí chu trình hỗn hợp (combine circle) đã đạt hiệu suất đến gần 70% Các nhà máy mới ngày càng được cải tiến để lượng khí thải thấp, không gây ô nhiễm, từ đó có thể xây dựng các nhà máy điện gần các phụ tải lớn, điều này làm tiết kiệm chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng đường dây truyền tải

Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng làm thay đổi đáng kể nền công nghiệp điện lực trong lĩnh vực điều khiển vận hành tự động, quản lý kỹ thuật, quản lý kinh doanh & giao dịch với khách hàng Chúng ta dễ dàng nhận thấy hầu như ngày nay, công nghệ thông tin đã được áp dụng trong hầu hết các công đoạn của quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng

Trang 20

Luaôn vaín cao hóc: Cại caùch heô thoâng toơ chöùc SXKD cụa EVN vaø hình thaønh thò tröôøng ñieôn cánh tranh

Quyeăn löïa chón cụa khaùch haøng mua ñieôn laø moôt nhađn toâ taùc ñoông leđn quaù

trình cại caùch caùc cođng ty ñieôn löïc ñoôc quyeăn: vôùi söï hình thaønh vaø hieôu quạ cánh tranh cụa ngaønh vieên thođng ñaõ ạnh höôûng tröïc tieâp ñeân ngaønh ñieôn bôûi hai ngaønh cuõng coù nhöõng ñieơm töông ñoăng Tái Myõ, caùc hoô tieđu thú ñoøi hoûi coù söï cánh tranh ñeơ cại tieân chaât löôïng phúc vú vaø giạm giaù thaønh Vieôc hình thaønh thò tröôøng chung EU cuøng ñoøi hoûi thieât laôp thò tröôøng ñieôn chung EU ñeơ ñieôn naíng trôû thaønh moôt trong caùc loái haøng hoùa chung cụa thò tröôøng Aùp löïc cụa khaùch haøng noùi chung cuõng ñoøi hoûi ngaønh ñieôn phại cung caâp theđm caùc dòch vú ñi keøm nhö: chón löïc caùc thieât bò ñieôn an toaøn, kinh teâ, tieât kieôm ñieôn …

Söï hình thaønh caùc ñöôøng dađy truyeăn tại lieđn quoâc gia, lieđn khu vöïc ñaõ táo

ñieău kieôn cại caùch caùc cođng ty ñieôn löïc truyeăn thoâng ñeơ hình thaønh thò tröôøng ñieôn cánh tranh Ví dú: ñöôøng dađy lieđn keât löôùi ñieôn Myõ – Canada, cođng ty phaùt

ñieôn Ontario (Canada) thaønh laôp moôt cođng ty con ñạm nhaôn vieôc baùn ñieôn cho

khaùch haøng tái Myõ Caùc nöôùc ASEAN cuõng ñát ñöôïc thoûa thuaôn nguyeđn taĩc xađy döïng löôùi ñieôn lieđn keât caùc quoâc gia trong khu vöïc ñeơ tieân tôùi thò tröôøng ñieôn cánh tranh

Nhu caău huy ñoông voân ñeơ ñaău tö xađy döïng caùc cođng trình ñieôn: theo döï baùo

cụa Ụy ban Naíng löôïng theâ giôùi, trong giai ñoán 1990 – 2020 caùc nöôùc trong khu vöïc Chađu AÙ Thaùi Bình Döông caăn khoạng 143 tư USD/naím ñeơ xađy döïng caùc cođng trình ñieôn trong ñoù, nguoăn ñaău tö nöôùc ngoaøi khoạng 48 tư USD/naím Caùc toơ chöùc taøi chính tín dúng theâ giôùi nhö WB, IMF cuõng ñaõ ñöa ra caùc khuyeân nghò ñeơ cô caâu lái heô thoâng toơ chöùc caùc cođng ty ñieôn löïc truyeăn thoẫng vaø xađy döïng thò tröôøng ñieôn laø ñieău kieôn caăn thieât nhaỉm thu huùt voân ñaău tö cụa khu vöïc tö nhađn vaø caùc toơ chöùc tín dúng quoâc teâ

Trang 21

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

14

Chi phí giao dịch trong môi trường cạnh tranh: Như đã nói ở mục 1.2, mô

hình tổ chức độc quyền liên kết dọc truyền thống thời điểm sơ khai đã có các ưu

điểm: giảm chi phí giao dịch, đảm bảo độ tin cậu, ổn định cho toàn hệ thống… tuy

nhiên, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những thành tựu mới trong quản lý tin

học đã làm thay đổi môi trường kinh doanh của ngành Trong đó, chi phí giao

dịch được xem xét trong một bối cảnh mới: công nghệ hiện tại đã làm cho giá

thành đầu tư ngày càng giảm từ đó, chi phí giao dịch cũng giảm theo

Bảng 1.2: So sánh chi phí đầu tư và chi phí giá thành các nhà máy điện

Chi phí xây dựng các nhà máy điện

Turbin khí Chạy than Turbin khí Chạy than

Chi phí phát điện (US cent/kWh)

Việc áp dụng các thành phần tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất các nhà

máy điện tuabin khí theo các module tiêu chuẩn giá thành ngày càng hạ đã đáp

ứng ngày càng cao yêu cầu của các nhà đầu tư, do đó chi phí phát sinh khi giao

dịch trong giá sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng cũng giảm theo Công

nghệ tin học được ứng dụng trong quản lý đã làm giảm tần suất xuất hiện và mức

độ phức tạp của các giao dịch trong quá trình sản xuất kinh doanh điện năng; làm

giảm chi phí giao dịch so với thời điểm công ty điện lực truyền thống còn thống

trị

Trong vận hành hệ thống điện, tin học được áp dụng để giải các bài toán

về ổn định hệ thống, sa thải phụ tải, Scada, EMS… nhiều giải pháp tối ưu, tiết

kiệm đã được tin học hỗ trợ giải quyết trong thời gian ngắn; tiết kiệm sức người

và thời gian

Trong khâu kinh doanh, các Website đã giúp cho việc giao dịch giữa

người mua, giữa người bán với đầy đủ các thông tin, dữ liệu Trong một số thị

trường điện, người ta còn cung cấp các thông tin trực tuyến, các diễn biến giá cả,

Trang 22

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

15

sản lượng điện giao dịch, tình trạng dự phòng… để giúp cho người bán, người mua đưa ra các quyết định nhanh chóng, kịp thời; việc ký hợp đồng giao dịch, ghi chỉ số tiêu thụ, thanh toán tiền điện hầu như được tự động hoá cao; tiết kiệm thời gian, chi phí; cơ hội kinh doanh đã được mở rộng ra cho nhiều người tham gia

Như vậy, các đặc trưng của chi phí giao dịch trong môi trường kinh doanh mới đã thay đổi: tính riêng biệt thấp, tần suất xuất hiện các giao dịch ít đi, độ phức tạp các giao dịch thấp, cuối cùng làm giảm chi phí giao dịch (đã phân tích ở trên) Do đó, cần tạo điều kiện để phát triển cạnh tranh trong khâu sản xuất, kinh doanh điện năng, khâu truyền tải có tính chất độc quyền tự nhiên cần tiếp tục duy trì để giảm các chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch

Những nhân tố nói trên chứng minh hệ thống tổ ngành điện theo mô hình liên kết dọc , có tính độc quyền đã không còn phù hợp với thực tế phát triển của xã hội Những ưu điểm như: nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm gánh nặng ngân sách, giảm giá thành bán điện… đã làm cho yêu cầu tái cơ cấu lại hệ thống tổ

chức của ngành điện là không thể cưởng lại được Phân tích trên đây cũng hoàn

toàn phù hợp với tinh thần nghị quyết Trung ương lần thứ 9 khoá IX là: “Nhà

nước Việt Nam chỉ còn giữ lại độc quyền quản lý khâu truyền tải điện, các khâu còn lại từng bước chuyển đổi hình thức sở hữu: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và các hình thức sở hữu khác”

1.3.2 Các xu hướng cải cách mô hình tổ chức của các công ty điện lực:

a) Xu hướng phân rã giữa các khâu phát điện, truyền tải, phân phối :

• Phân rãø giữa khâu sản xuất và truyền tải : các công ty điện lực vừa sở

hữu và điều hành các nhà máy điện và lưới truyền tải sẽ vẫn mang tính độc quyền, từ đó đưa ra cơ chế quản lý điều hành có lợi cho mình, không có lợi cho các nhà máy điện tư nhân độc lập (IPP – Independent Power Producer) bên ngoài công ty mình như : đưa ra mức cước phí truyền tải điện cao, ưu tiên sử dụng lưới truyền tải cho các nhà máy thuộc công ty mình, không cung cấp đầy đủ thông tin về lưới điện cho các nhà máy ngoài công ty… việc phân rãø giữa khâu sản xuất và khâu truyền tải bắt đầu khi các công ty điện lực thấy cần thiết hạch toán riêng cho khâu phát điện và khâu truyền tải, các nhà máy điện thuộc các công ty điện lực phải thanh toán cước phí truyền tải và đáp ứng các tiêu chuẩn nối kết vào lưới truyền tải quốc gia như các nhà máy điện (IPP) khác, tiếp theo sẽ là bước phân rà về mặt pháp lý và sở hữu, các nhà máy điện được tách ra khỏi các công ty điện lực để trở thành đơn vị hạch toán độc lập Công ty truyền tải không tham gia sở hữu các nhà máy điện và ngược lại

Trang 23

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

16

• Phân rãø giữa khâu truyền tải và phân phối:

Trong quá trình cải cách, ở nhiều quốc gia xu hướng chung là Chính phủ giữ độc quyền quản lý lưới điện truyền tải, các khâu phát điện, phân phối, kinh doanh bán lẽ từng bước được phân rã theo hình thức đa thành phần, đa sở hữu Một công ty truyền tải quản lý và sở hữu cả lưới phân phối, đảm nhận luôn khâu kinh doanh bán điện sẽ tiếp tục duy trì cơ chế cửa quyền, độc quyền; không tạo cho khách hàng có cơ hội có quyền lựa chọn người bán điện cho mình Cho nên đồng thời với sự phân rã giữa khâu phát điện và khâu truyền tải, sự phân rã ở khâu truyền tải và khâu phân phối cũng diễn ra song song

• Phân rã giữa khâu phân phối và khâu bán lẽ:

Trước đây các đơn vị quản lý vận hành lưới phân phối đồng thời độc quyền cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện trong khu vực Ở các nước phát triển, công ty quản lý lưới phân phối không nhất thiết đảm đương luôn chức năng kinh doanh bán lẽ điện năng cho khách hàng trong khu vực Với lưới điện được xây dựng hoàn chỉnh và sự phát triển của phụ tải mới là không đáng kể thì hai hoạt động quản lý vận hành lưới phân phối và kinh doanh bán lẽ điện cho khách hàng hoàn toàn có thể độc lập với nhau Luật pháp các nước từng bước quy định cho phép thành lập nhiều công ty kinh doanh mua điện từ các nhà máy điện, từ các công ty truyền tải và bán lại cho các khách hàng, cạnh tranh nhau về chất lượng phục vụ và giá cả Đơn vị quản lý lưới phân phối khi ấy tương tự như công ty truyền tải sẽ thu cước phí dịch vụ theo quy định của Chính phủ

b) Xu hướng thương mại hoá, công ty hoá và tư nhân hoá:

Trước đây các công ty điện lực hầu hết là các công ty Nhà nước hoạt động theo sự điều hành của Chính phủ, với các nhân tố thúc đẩy quá trình cải cách như đã phân tích, cải cách sở hữu là một trong những nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách ngành điện các nước với mục tiêu chuyển các công ty điện lực thành các đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập và trung thực Với tiêu chí hiệu quả kinh tế, lợi nhuận được đưa lên hàng đầu thì vệc chuyển hình thức sở hữu các công ty điện lực cùng là một xu thế tất yếu Cải cách sở hữu diễn ra dưới các dạng như sau

+ Thương mại hoá: quan điểm xem công ty điện lực là một đơn vị công

ích, lấy phục vu làm mục tiêu hàng đầu đã dần dần thay đổi Cùng với việc hình thành các nhà máy điện IPP, các lưới truyền tải liên quốc gia, liên khu vực… các hoạt động mua bán điện năng diễn ra trong và ngoài nước đã từng bước thương mại hóa các hoạt động điện lực Các công ty điện lực lập các kế hoạch chuyển đổi từ một đơn vị hoạt động và điều hành như một đơn vị sự nghiệp công ích sang

Trang 24

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

17

cơ chế hoạt động như một công ty thương mại kinh doanh đúng nghĩa Côâng ty được Chính phủ giao vốn và các hành lang pháp lý cần thiết để hoạt động với mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận Công ty được quyền tự chủ nhiều hơn, cơ chế hạch toán kinh doanh phải khách quan, lãøi lỗ phải minh bạch Thương mại hoá mọi hoạt động của các công ty điện lực tạo ra động lực để các công ty đổi mới công tác quản lý điều hành nâng cao hiệu quả hoạt động của mình

+ Công ty hoá: là sự chuyển đổi về mặt pháp lý của các đơn vị hoạt động

trong lãnh vực điện lực, quá trình công ty hoá diễn ra đồng thời với quá trình phân rã các công ty điện lực độc quyền liên kết dọc ra thành nhiều công ty thành phần: công ty phát điện, công ty truyền tải điện, công ty phân phối, công ty kinh doanh bán lẻ điện… các công ty con này hoàn toàn độc lập với công ty mẹ và chỉ

bị điều chỉnh, chi phối bởi pháp luật Hội đồng quản trị, giám đốc các công ty toàn quyền quyết định các hoạt động kinh doanh của công ty, Chính phủ sẽ không còn đóng vai trò là người quản lý cấp trên, chịu trách nhiệm thay cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh như trước đây Tuy nhiên ở đa số các nước một số công ty điện lực vẫn còn thuộc sở hữu Nhà nước nên để nâng cao hiệu quả hoạt động, Chính phủ có cơ chế thi tuyển, thuê người có năng lực đảm nhận các chức danh trong hội đồng quản trị, tổng giám đốc bằng các hợp đồng có các ràng buộc cụ thể về trách nhiệm và quyền lợi Các công ty điện lực thuộc Nhà nước hay thuộc tư nhân đều phải cạnh tranh nhau trong khuôn khổ pháp luật nếu muốn tồn tại và phát triển

Công ty hoá các hoạt động điện lực có thể thể hiện được nhiều hình thức sở hữu: công ty Nhà nước 100% vốn, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần, công ty tư nhân…

+ Tư nhân hoá : là quá trình chuyển hình thức từ sở hữu Nhà nước sang sở

hữu tư nhân xuất phát từ thực tế là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không đem lại hiệu quả kinh tế, các công ty nhà nước có biên chế, bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp Tư nhân hoá lĩnh vực điện lực là chủ trương Nhà nước bán một phần hoặc toàn bộ các nhà máy điện, các công ty quản lý lưới phân phối cho các nhà đầu tư tư nhân Khâu truyền tải, các nhà máy thuỷ điện lớn, các nhà máy điện hạt nhân, các nhà máy điện có vị trí chiến lược vẫn duy trì chế độ sở hữu Nhà nước vì lý do an ninh quốc gia và ổn định hệ thống điện Bên cạnh chủ trương bán cơ sở điện lực cho tư nhân để có vốn xây dựng các công trình điện mới, Chính phủ các nước cũng đưa ra nhiều chính sách thu hút vốn từ khu vực tư nhân nhà máy điện dưới dạng IPP, BOT (Build-Operet-Transfer), BOO (Build-Operate-Own) hoặc liên doanh liên kết…

Trang 25

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

18

1.4 MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC:

• Tổng quan về tình hình cải cách cơ cấu ngành điện trên thế giới:

Cải cách hệ thống tổ chức ngành điện đang diễn ra không những ở các nước đang phát triển mà còn ngay cả các nước công nghiệp phát triển Quá trình cải cách xuất phát từ Anh, NaUy trong những năm thuộc thập kỷ 80 Trong những năm thuộc thập kỷ 90, quá trình cải cách lôi cuốn nhiều nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật, Tây Aâu và các nước đang phát triển ở Nam Mỹ, Châu Á, Châu Phi Quá trình cải cách ngành điện các nước được Tổ chức Năng lượng Thế giới (IEA) đánh giá là đã mang lại hiệu quả rất rõ rệt, tiêu biểu là Anh Quốc kết quả như sau:

+ Từ năm 1988 -1995: sản lượng điện tăng bình quân 8%/năm nhưng số lao động lại giảm 50%;

+ Từ năm 1990 -1997: giá điện sinh hoạt giảm khoảng 20%, các hộ tiêu thụ khác giảm từ (19÷27)%; chi phí sản xuất giảm từ (40÷50)%

+ Ở các công ty phát điện cải cách ngành điện đã mang lại nguồn lợi tổng hợp cho nền kinh tế từ (6÷11,9) tỉ bảng Anh

Ở các nước khác, kết quả tuy không đạt mức cao như ở Anh nhưng lợi ích kinh tế cũng rất rõ rệt Đối với các nước đang phát triển, cải cách cũng mang lại nhiều kết quả tích cực, WB đã khảo sát 4 công ty phân phối bán lẻ ở khu vực Nam Mỹ cho thấy: thời gian từ 1992 – 1998, sản lượng điện tăng từ (19÷82)%, số nhân viên lại giảm từ (9÷ 63)%, năng suất lao động tăng từ (37 ÷ 215)%

Trang 26

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

19

Bảng 1.3: Tình hình cải cách ngành điện trên thế giới

Trang 27

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

20

™ Tổ chức ngành điện Thụy điển :

Thụy điển là quốc gia nhỏ với dân số khoảng 8,4 triệu người đa số sinh sống tại các thành phố, khí hậu rất khắc nghiệt mùa đông rất lạnh (có thể âm 40 độ C)

mùa hè thì rất nóng Lượng điện năng tiêu thụ đầu người khoảng 15.000 KWh/năm Sản lượng điện hàng năm khoảng 594 GWh Các đặc điểm tổng quát của ngành điện Thụy điển như sau:

+ Thuỷ điện: 52%;

+ Nguyên tử 32%;

+ Các nguồn khác 16%

+ Sản lượng điện phục vụ cho công nghiệp ước khoảng 40%

+ Hệ thống lưới điện truyền tải quốc gia : do công ty Nhà nước độc quyền quản lý và vận hành với cấp điện áp 220 – 400 KV Có 8 công ty quản lý mạng vùngvới cấp điện áp từ 40 - 130 KV Cấp điện áp nhỏ hơn 40 KV do các công ty

phân phối địa phương quản lý

+ Khâu kinh doanh bán lẻ : thị trường điện cạnh tranh ở Thủy điển vận hành khá hoàn hảo, có hơn 170 công ty chuyên kinh doanh bán lẻ cung cấp điện năng và các dịch vụ đi kèm cho khoảng 5 triệu khách hàng dùng điện trên toàn

nước Thụy điển

+ Cơ quan điều độ hệ thống điện : cơ quan này có nhiệm vụ điều độ vận hành hệ thống điện quốc gia trực thuộc Bộ Công Nghiệp, các thành viên của cơ quan này không được mua cổ phiếu của các công ty phát điện hoặc các công ty kinh doanh điện để đảm bảo tính độc lập khách quan của mình trong vận hành hệ

thống

+ Cơ quan điều hành thị trường điện: thực hiện chức năng của một trung tâm giao dịch mua bán điện năng từ khâu thủ tục đấu giá, thanh toán đến giải quyết các tranh chấp, đây là cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ

Được hình thành từ những năm 1900, Công ty Điện lực Vattenfall là công ty độc quyền nhà nước đầu tiên của Thụy điển, đến năm 1972 nhà máy điện nguyên tử đầu tiên được đưa vào sử dụng và đến năm 1985 cũng là năm nhà máy điện nguyên tử thứ 12 cuối cùng đưa vào hoạt động Quá trình cải cách tổ chức ngành điện diễn ra từ năm 1996 khi Chính phủ ban hành dự luật mới về điện trong đó quy định phải phân tách và hạch toán độc lập các khâu phát điện, truyền tải và kinh doanh điện năng và hiện nay tiến trình phân tách như trên vẫn chưa được thực hiện triệt để Sở hữu nguồn phát và khâu kinh doanh bán lẻ ở Thụy

Trang 28

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

21

điển rất đa dạng: thể thuộc Nhà nước trung ương, địa phương, tư nhân trong và ngoài nước Sở hữu Nhà nước khoảng 50%, tư nhân (trong và ngoài nước) khoảng 50% Các công ty có thể vừa phát điện vừa kinh doanh điện

™ Ngành điện Trung quốc :

Là quốc gia đông dân nhất trên thế giới với khoảng 1,2 tỷ người, Trung quốc đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng vào bậc nhất Tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện vào năm 2000 khoảng 290.000 MW, lượng điện bình quân đầu người đạt gần 920 KWh/năm Cơ cấu nguồn điện :

+ Nhiệt điện than : 75%

+ Thuỷ điện: 17%

+ Còn lại là tuabin khí; điện hạt nhân …

Phương hướng cải cách mà Trung quốc đang theo đuổi là: đa dạng hoá các nguồn tài chính để phục vụ cho đầu tư và cải cách hệ thống tổ chức kinh doanh, tiến tới thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh sau năm 2020

Cơ cấu tổ chức ngành điện Trung quốc xuất phát từ mô hình công ty độc quyền liên kết dọc (chế độ công hữu ), quá trình cải cách bắt đầu từ năm 1980 nhưng mãi đến năm 1995 luật Điện lực mới được ban hành Các nội dung chính của Luật Điện lực bao gồm nhiều nội dung liên quan đến lãnh vực điều độ, vận hành hệ thống điện, giá điện, sản xuất, kinh doanh điện năng, cơ quan điều tiết và vận hành thị trường điện cạnh tranh Ba nội dung cơ bản trong cải cách hệ thống tổ chức của ngành điện Trung quốc gồm :

+ Tách các khâu phát điện, truyền tải, kinh doanh bán lẻ thành các đơn vị độc lập nhau

+ Tổ chức hạch toán sản xuất kinh doanh một cách trung thực để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh; tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi các công ty điện lực

+ Liên kết lưới điện khu vực để hình thành lưới điện thống nhất trong cả nước bằng các đường dâøy 500KV xoay chiều và một chiều

+ Tiếp tục chương trình điện khí hoá nông thôn

Những bước đi cụ thể của tiến trình cải cách diễn biến như sau :

- Tháng 3 /1998 Tập đoàn Điện lực Quốc gia (SPC) được thành lập quản lý khoảng 46% các nhà máy điện khoảng 90% lưới truyền tải điện quốc gia

Trang 29

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

22

- Giải thể Bộ Công Nghiệp Điện lực và thành lập cục Công nghiệp điện lực với chức năng điều tiết các hoạt động điện lực một cách độc lập

- Về cơ cấu tổ chức SPC gồm :

9 5 công ty điện lực vùng : các công ty này quản lý trực tiếp từ 2-4 công ty điện lực tỉnh

9 7 công ty điện lực tỉnh, thành phố riêng rẽ

9 1 công ty liên danh điện lực miền Nam

9 2 công ty truyền tải điện quốc gia

9 Các nhà máy điện độc lập

9 Hơn 15 công ty, đơn vị phụ trợ thuộc các lãnh vực đầu tư, xây lắp, tài chính, viện nghiên cứu, trường đào tạo …

Cơ cấu tổ chức của SPC đang được cải cách theo hướng tập đoàn kinh tế mạnh hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con, tiến trình cải cách SPC gồm 4 giai đoạn sẽ được phân tích thêm hơn ở chương 2 về thị trường điện cạnh tranh ở Trung Quốc

™ Tổ chức ngành điện tại Anh :

Cải cách ngành điện thế giới có thể nói khởi đầu từ nước Anh, trước khi thay đổi, cơ cấu ngành điện ở đây vẫn mang tính độc quyền liên kết dọc Sự ra đời của Luật Điện lực năm 1983 khởi đầu cho quá trình tại cấu trúc lại ngành điện qua đó cho phép nhiều tư nhân đầu tư xây dựng các nhà máy điện độc lập (IPP) bán điện cho lưới điện quốc gia qua lưới truyền tải, nối tiếp tiến trình cải cách ngành điện là việc ban hành Luật Điện lực năm 1989 trong đó nội dung quan trọng là tư nhân hoá các hoạt động điện lực và hình thành thị trường điện cạnh tranh bán lẻø Đầu năm 1990 cơ quan Điều hành Điện lực Trung tâm nước Anh được phân rã thành bốn tổ chức riêng rẽ :

- 02 công ty phát điện ( National Power và Powergen )

- 01 công ty truyền tải quốc gia (National Grid Company)

- 12 công ty phân phối điện ở các tiểu bang

Sự cố trong việc tư nhân hoá các nguồn điện hạt nhân năm 1989 đặt ra những khó khăn cho Chính phủ Anh vào thời điểm này, những khó khăn đó là: chi phí cao, trách nhiệm pháp lý, và vấn đề chất thải năng lượng hạt nhân Tư nhân hoá các nhà máy điện đã thúc đẩy quá trình cải tiến cung cách quản lý, thúc

Trang 30

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

23

đẩy sự năng động tự chủ để cạnh tranh nhau, để tồn tại và phát triển Các nhà máy điện hiện đại cũng được tư nhân hoá vào năm 1996 trong đó vấn đề trợ thuê đã giảm rõ rệt, hạn chế được sự tồn tại của các nhà máy điện quốc doanh cũ kỹ Từ tháng 4/1998 không nhà máy điện hạt nhân nào còn nhận được khoản trợ thuế từ chính phủ nữa Lãnh vực truyền tải vẫn do một công ty độc quyền Nhà nước quản lý Hoạt động kinh doanh bán lẻ điện cho khách đã liên tục được cải tiến với chất lượng phục vụ ngày càng cao và các dịch vụ đi kèm ngày càng phong phú Nhiều công ty cạnh tranh nhau trong lĩnh vực bán lẻ, khách hàng dùng điện có nhiều cơ hội lựa chọn công ty bán điện cho mình

™ Tổ chức ngành điện Thái lan :

Việc cải cách tổ chức ngành điện Thái lan bắt đầu từ chính sách tư nhân hoá các hoạt động điện lực Hiện nay ngành điện Thái lan gồm 03 công ty lớn

thuộc sở hữu Nhà nước chuyên về lãnh vực phát điện và truyền tải

− MEA (Metropolitan Electricity Authority) là công ty quản lý lưới phân phối và kinh doanh bán lẻ điện cho khách hàng tại Thủ đô Bangkok và 02 tỉnh làm cận (Nonthaburi và Samutprakam)

− PEA ( Provicial Electriccity Authority) cũng là công ty phân phối và kinh doanh bán lẻ nhưng địa bàn kinh doanh là các tỉnh còn lại của Thái lan

Từ năm 1992 Chính phủ Thái lan bắt đầu cho phép xây dựng các nhà máy điện IPP và tư nhân hoá một số nhà máy điện Tháng 10/2000 chính phủ Thái lan thông qua phương án cải tổ ngành điện bao gồm những nội dung chính :

bộ phận truyền tải (Grid Co); bộ phận điều độ; bộ phận mua điện từ các hợp đồng dài hạn Các nhà máy điện bán điện cho Grid Co thuộc EGAT, EGAT lại bán điện cho các công ty phân phối và ký hợp đồng song phương bán cho một số khách hàng có sản lượng lớn Các nhà máy điện nhỏ cũng được phép bán điện trực tiếp cho các khách hàng mua điện

quan Điều độ Hệ thống (ISO) trực thuộc Công Ty truyền tải (Grid Co) các nhà máy phát điện từng bước tư nhân hoá, thành lập 12 công ty con làm nhiệm vụ phân phối bán lẻ cho các khách hàng ở các tỉnh

thị trường điện cạnh tranh trong khâu bán lẻ, sau khi hệ thống hoạt động ổn

Trang 31

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

24

định sẽ chuyển ISO và trực thuộc Chính phủ để hạn chế hiện tượng cạnh tranh không bình đẳng; để ISO trở thành một đơn vị độc lập điều hành thị trường điện

Tóm lại ngành điện Thái lan đang trong quá trình cải cách cơ cấu tổ chức theo hướng tư nhân hoá và hình thành thị trường điện cạnh tranh, phân rã tổ chức từ độc quyền liên kết dọc thành các công ty con, thực hiện chủ trương tư hân hóa Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã làm chậm lại tiến trình cải cách được chính phủ phê duyệt, các nhà máy phát điện đã được tư nhân khá mạnh ; mạng lưới truyền tải và lưới phân phối vẫn còn thuộc 3 công ty Nhà nước lớn là EGAT, MEA và PEA

Trang 32

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

25

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH

2.1 KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH:

Có nhiều định nghĩa khác nhau về thị trường, ở mức độ đơn giản, thị trường được hiểu như nơi tập hợp các sự thỏa mãn lẫn nhau giữa những người có nhu cầu bán và nhu cầu mua Trong thị trường, người bán có thể là người trực tiếp làm ra sản phẩm, dịch vụ hoặc có người trung gian giữa người mua và người sản xuất Hàng hóa có thể sử dụng ngay để phục vụ cho tiêu dùng, sinh hoạt hoặc cũng có thể làm đầu vào cho một quá trình sản xuất ra hàng hóa khác

Ở thị trường, với cùng một loại sản phẩm có thể có nhiều nhà sản xuất hoặc cung ứng, nhu cầu sử dụng lại có hạn nhưng nhà sản xuất nào cũng muốn mình chiếm lĩnh thị phần càng cao càng tốt để tăng lợi nhuận Chính điều này tất yếu dẫn đến tính cạnh tranh trong thị trường và kết quả là hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, giá thành thấp, người tiêu dùng càng được hưởng lợi Chúng

ta cũng dễ dàng nhận thấy nếu vì lý do gì đó, một loại hàng hóa chỉ có một nhà

cung ứng, người tiêu dùng không có cơ hội lựa chọn, nguyên nhân và động lực cạnh tranh không có, giá thành hàng hóa không giảm…

Điện năng là hàng hóa đặc biệt, quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối,

tiêu thụ điện năng diễn ra đồng thời Nó còn là loại hàng hóa mà người mua không thể cầm, sờ nhưng có thể dùng trước và trả tiền sau Thêm nửa điện năng là sản phẩm mà tổn thất, mất mát giữa sản xuất và tiêu thụ là không thể nào khắc phục một cách hoàn toàn

Thị trường điện cạnh tranh là thị trường mà trong đó sản phẩm điện năng phải được bán bởi nhiều nhà cung ứng, để người mua có cơ hội lựa chọn nhà cung ứng theo ý mình và để người tiêu thụ được hưởng lợi từ sự cạnh tranh của những nhà cung ứng với nhau Như vậy, khâu sản xuất điện năng muốn có thị trường cạnh tranh thì các nhà máy điện phải thuộc sở hữu nhiều công ty khác nhau thay vì trực thuộc một công ty duy nhất quản lý và điều hành Khâu truyền tải điện và phân phối do đặc điểm là : trên một mặt bằng địa lý không thể để nhiều công ty cùng xây dựng nhiều lưới điện truyền tải và phân phối; do đó có thể chấp nhận một công ty độc quyền cung ứng dịch vụ này Khâu kinh doanh điện năng muốn có sự cạnh tranh thì phải tạo cơ chế để có nhiều nhà cung ứng cùng tham gia thị trường này

Trang 33

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

ty tư nhân đầu tư xây dựng để bán điện cho người có nhu cầu Thị trường điện cạnh tranh hình thành từ đó Những năm đầu của thế kỷ 20, việc đa dạng hóa hình thức sở hữu trong cung cấp điện đã tạo ra thị trường cạnh tranh thật sự Một số nước đã có bước đi đột phá trong việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức ngành điện từ độc quyền sang cơ chế thị trường cạnh tranh mà điển hình là Anh quốc, Newzealand, các nước Bắc Aâu, Nam Mỹ… Riêng Chilê, thời điểm năm 1973, chủ trương tư nhân hóa các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối điện đã đưa Chilê

thoát khỏi cuộc khủng hoảng chết của cung cấp điện Ở đa số các nước đang phát

triển, mô hình công ty điện lực liên kết độc quyền tự nhiên vẫn còn tồn tại Tuy nhiên, sau thời kỳ độc quyền khá dài, ngành công nghiệp điện lực đứng trước yêu cầu đổi mới để tồn tại với những nhân tố tác động, những xu hướng thay đổi như đã phân tích ở chương 1

Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất các nhà máy điện turbine khí theo các module tiêu chuẩn, giá thành ngày càng hạ đã đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của các nhà đầu tư, do đó chí phí phát sinh khi giao dịch trong giá sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng cũng giảm theo Công nghệ tin học được ứng dụng trong quản lý đã làm giảm tần suất xuất hiện và mức độ phức tạp của các giao dịch trong quá trình sản xuất kinh doanh điện năng; làm giảm chi phí giao dịch so với thời điểm công ty điện lực truyền thống còn thống trị

Trong vận hành hệ thống điện, tin học được áp dụng để giải các bài toán về ổn định hệ thống, sa thải phụ tải, Scada, EMS… nhiều giải pháp tối ưu, tiết kiệm đã được tin học hỗ trợ giải quyết trong thời gian ngắn; tiết kiệm sức người và thời gian

Trong khâu kinh doanh, các Website đã giúp cho việc giao dịch giữa người mua, giữa người bán với đầy đủ các thông tin, dữ liệu Trong một số thị trường điện, người ta còn cung cấp các thông tin trực tuyến, các diễn biến giá cả, sản lượng điện giao dịch, tình trạng dự phòng… để giúp cho người bán, người mua đưa ra các quyết định nhanh chóng, kịp thời; việc ký hợp đồng giao dịch, ghi chỉ

Trang 34

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Điện lực Nhật bản (RIEP) tiến hành năm 1998, đánh giá về phạm vi cải cách trong lãnh vực kinh doanh cho thấy: hầu hết các nước phát triển đã tiến hành cạnh tranh trong khâu bán buôn và bán lẻ Trong khâu bán buôn các nước lựa chọn mô hình thị trường bắùt buộc (Australia, Anh…); thị trường tự nguyện ( Phần lan, Na Uy, Newzealand, Tây Ban Nha, Thụy điển….) Trong khâu bán lẻ, hầu hết các nước phát triển đã hình thành thị trường điện canh tranh hoàn hảo, các khách hàng mua điện có cơ hôi lựa chọn người bán từ các công ty kinh doanh bán lẻ, giá điện có thể thay đổi theo từng giờ , ngày, tuần, tháng, mùa với nhiều hình thức mua bán rất đa dạng

Đối với các nước đang phát triển, WB đã tiến hành khảo sát tại thời điểm

năm 1998 ở 115 nước cho thấy: nội dung công ty hóa , cho phép các nhà máy điện

IPP tham gia cạnh tranh trong khâu phát điện là những nội dung được nhiều

nước thực hiện nhất Tư nhân hóa trong khâu phát điện và phân phối điện ít được các nước thực hiện Việc ban hành Luật Điện lực , lập cơ quan điều tiết độc lập

ISO cũng được một số nước thực hiện

Theo khu vực địa lý thì: Châu Mỹ Latinh và Caribê đã cải tổ mạnh mẽ nhất, khu vực Châu Phi, Trung đông và Bắc Phi việc cải tổ thực hiện rất chậm Đợt khảo sát năm 2000 của WB cho thấy xu hướng cải cách để hình thành thị trường điện canh tranh ở các nước có tăng lên đáng kể, một số nước công ty tư nhân giữ một vai trò rất quan trọng

2.2.1 Mô hình cước phí truyền tải:

Đây là mô hình mà công ty sở hữu lưới truyền tải làm nhiệm vụ: chuyển

một số lượng điện năng nhất định đến khách hàng dùng điện và nhận một khoảng phí dịch vụ cho công việc này Các công ty sản xuất điện được quyền nối kết, sử

dụng lưới truyền tải và phân phối, được đối xử bình đẳng bằng những quy định khách quan về phương pháp xác định phí truyền tải theo quy định của Chính phủ Chi phí truyền tải đảm bảo tạo động lực cho việc: chọn vị trí đặt nhà máy điện,

Trang 35

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

¾ Phương pháp xác định phí truyền tải trên vị trí đầu nối:

Phương pháp này được thực hiện theo một trong 3 cách:

+ Chi phí điểm nút: phí truyền tải được xác định cho từng điểm nút trong

toàn hệ thống Theo đó, khi tại 1 nút bị quá tải, chi phí truyền tải sẽ tăng lên cho cả người cung cấp điện lẫn người mua điện, nghĩa là giá điện tại các nút quá tải sẽ cao hơn nút bình thường; do đó khống chế cả người bán lẫn người mua giảm sản lượng điện cung cấp và tiêu thụ Ưu điểm của phương pháp này là qua tính cước truyền tải cho phép điều chỉnh phân bố công suất trên hệ thống, giảm hiện tượng quá tải Nhược điểm của phương pháp này phụ thuộc vào tính toán chủ quan của công ty quản lý lưới truyền tải về mức độ quá tải của đường dây, không giải quyết được vấn đề thu hồi vốn đầu tư cho lưới điện

+ Chi phí vùng: theo phương pháp nầy , hệ thống điện được chia theo

từng khu vực địa lý và mức phí truyền tải dựa trên trung bình cộng chi phí các điểm nút trong vùng Cách tính toán này có ưu điểm là đơn giản và thuận tiện nhưng vẫn không khắc phục được nhược điểm của phương pháp điểm nút

+ Chi phí tem thư: (Postal Stamp Pricing): đây là phương pháp ấn định

mức cước phí chung của toàn hệ thống bằng tổng chi phí truyền tải chia cho tổng phụ tải tính toán của hệ thống Phương pháp này giả thiết mọi khách hàng dùng điện đều dùng các dịch vụ truyền tải giống nhau nên không cần tính toán riêng cho từng nhà cung cấp Ưu điểm của phương pháp là đơn giản, dễ tính toán và áp dụng Nhược điểm là không khuyến khích nâng cao hiệu quả khai thác lưới truyền tải Thực tế phương pháp này được áp dụng ở các nước phát triển với lưới điện đã được xây dựng hoàn chỉnh, nguồn điên đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải, vấn đề quá tải không đặt ra do phụ tải đã bảo hòa

¾ Phương pháp xác định chi phí truyền tải dựa trên sản lượng điện giao dịch

Trang 36

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

29

Phương pháp này đầu tiên dựa vào khoảng cách truyền tải từ người bán đến người mua khi có giao dịch mua bán xãy ra, phí truyền tải bằng tổng chi phí của tất cả các tuyến đường dây nối từ nguồn phát đến phụ tải Tuy nhiên, một số trường hợp nó không phản ánh đúng dòng công suất truyền tải thực tế so với tính toán Cách tính toán này cũng không góp phần giải quyết vấn đề quá tải của đường dây Phương pháp này được nâng cao bằng cách lắp đặt các thiết bị đo đếm để xác định hướng truyền tải chính xác của các giao dịch trên các đường dây Tuy nhiên cách tính nầy chưa được áp dụng rộng rãi do tính phức tạp của các thiết bị đo đếm và chi phí gía thành còn cao

Mỗi phương pháp xác định chi phí truyền tải nêu trên đều có ưu và nhược điểm Lựa chọn 1 phương pháp cụ thể tùy thuộc vào kết cấu của hệ thống lưới điện và các vấn đề khác liên quan đến chính sách của Chính phủ đối với ngành điện của mỗi nước

2.2.2 Phân loại thị trường điện cạnh tranh:

a) Mô hình thị trường điện cạnh tranh ở khâu nguồn phát:

Đây có thể xem là bước đầu để tiến tới thị trường điện, tự do hóa trong kinh doanh điện năng Theo mô hình này, Chính phủ cho phép các nhà đầu tư xây dựng, sở hữu và quản lý các nhà máy điện độc lập IPP; các IPP sẽ bán toàn

bộ điện năng cho các công ty điện lực (qua các hợp đồng dài hạn) lúc đó vẫn còn

sở hữu lưới truyền tải và phân phối Giá bán điện do hai bên thương thảo, có sự can thiệp của Chính phủ Mô hình này chưa tạo được sự cạnh tranh thực sự trong khâu nguồn phát và người mua điện vẫn chưa có cơ hội lựa chọn nhà cung cấp

So với mô hình độc quyền truyền thống trước đây, mô hình này giúp làm giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho Chính phủ vì loại bớt đi các khoản đầu tư cho ngành

điện Đồng thời, Nhà nước còn được chia sẻ bớt các rủi ro (nếu có) trong đầu tư

xây dựng các nhà máy điện Việc xuất hiện các IPP càng tạo sức ép cho các nhà máy điện trong các công ty điện lực là phải nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hoạt động của mình, phấn đấu giảm giá thành sản xuất để cạnh tranh với các đối thủ IPP

Nhược điểm của mô hình này là chưa thực sự tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng vì i) các công ty điện lực vẫn còn là người duy nhất mua điện của các IPP ii) Chắc chắn các công ty điện lực vẫn sẽ ưu tiên cho các nhà máy điện trực thuộc mình hơn iii) Mặt khác, do ký các hợp đồng dài hạn nên công ty điện lực có thể gặp phải các rủi ro khi phụ tải biến đổi đột biến, vì phải bao tiêu sản

Trang 37

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

Nhà máy điện

IPP

Trang 38

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

31

THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÂU

NGUỒN PHÁT ĐIỆN

(Thị trường điện một người mua)

Điều độ HTĐ và điều hành thị trường điện

Công Ty phân phối Công Ty phân phối Công Ty phân phối

Khách hàng Khách hàng Khách hàng Khách hàng Khách hàng Khách hàng

KHỐI PHÁT ĐIỆN

thuộc công ty điện lực Nhà máy điện IPP

Hình 2.1: Mô hình công ty điện lực độc quyền liên kết dọc và Mô hình thị trường điện cạnh tranh khâu nguồn phát

Trang 39

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

32

b) Mô hình thị trường điện cạnh tranh ở khâu bán buôn:

Ơû mô hình này, các nhà máy điện trực thuộc các công ty điện lực phải được tách ra thành các công ty phát điện độc lập như các IPP Các công ty phân phối điện, các khách hàng mua điện từ lưới truyền tải có quyền ký hợp đồng mua điện trực tiếp từ các công ty phát điện hoặc các IPP Bên bán sẽ thanh toán phí truyền tải tùy theo những điều kiện mua điện thực tế khác nhau Mô hình này cho phép các công ty phân phối điện và các khách hàng lớn được quyền mua điện từ bất cứ công ty phát điện nào Điều này rõ ràng thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, làm giảm giá thành sản xuất điện Các công ty phát điện cũng tự chủ trong việc tính toán hiệu quả đầu tư, tự quyết định lựa chọn công nghệ, thiết bị và phương án sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế sự can thiệp của Chính phủ Mô hình này vẫn còn duy trì cơ cấu độc quyền cung cấp điện theo khu vực cho các công ty phân phối

Chính phủ sẽ thành lập Cơ quan Độc lập Điều hành Thị trường điện (ISO Independent System Operator) Cơ quan này sẽ quyết định giá điện trên thị trường bán buôn dựa trên chào giá của các công ty phát điện, giải quyết các tranh chấp có liên quan đến thanh toán Đồng thời, cơ quan này sẽ quyết định phương thức điều độ hệ thống điện, huy động công suất phát của các nhà máy điện theo nguyên tắc các tổ máy chào giá rẻ sẽ được huy động trước Quyết định giá mua điện trên thị trường theo giơ,ø ngày hôm sau, theo mùa; huy động các nguồn phát đảm bảo các nguyên tắc an toàn và ổn định hệ thống điện Mô hình này cần có các cơ chế ràng buộc để ngăn ngừa sự cấu kết ngầm giữa các công ty phát điện và các công ty phân phối để đẩy giá bán lên cao Một trong những biện pháp là phải phân tách quyền sở hữu, quản lý chẳng những ở khâu phát điện mà còn cả ở khâu truyền tải và phân phối, bán lẻ thành các công ty hoàn toàn độc lập

Để hạn chế rủi ro cho các bên tham gia giao dịch do sự lên xuống của giá

điện trên thị trường, người ta còn đưa ra các khái niệm : Hợp đồng Sai khác

(Contract For Difference CFD) Theo đó, bên mua và bên bán thỏa thuận khối

lượng điện năng mua bán, thời gian và phương thức thanh toán Nếu giá trên thị trường cao hơn giá thỏa thuận, bên bán sẽ trả cho bên mua khoảng chênh lệch tương ứng , tương tư nếu giá thị trường thấp hơn giá thỏa thuận, quá trình tính toán sẽ thực hiện ngược lại Các công ty phát điện và bên mua có thể ký các hợp đồng song phương, tự quyết định việc giao dịch không qua cơ quan quản lý thị trường điện, nhưng phải thanh toán phí truyền tải cho công ty quản lý lưới

Trang 40

Luận văn cao học: Cải cách hệ thống tổ chức SXKD của EVN và hình thành thị trường điện cạnh tranh

33

Mô hình thị trường điện bán buôn thúc đẩy môi trường cạnh tranh, giảm giá thành bán điện, đổi mới cung cách phục vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và tính tự chủ của các doanh nghiệp Mô hình này rõ ràng giảm sự điều tiết, can

thiệp của Chính phủ, đồng thời chuyển sự rủi ro (nếu có) trong đầu tư từ øChính

phủ sang phía các nhà đầu tư

Công ty

Phát điện

(cổ phần)

Công ty Phát điện (công cộng)

Công ty Phát điện (công cộng)

Công ty Phát điện (IPP)

Công ty Phát điện (IPP)

THỊ TRƯỜNG ĐIỆN BÁN BUÔN

(lưới truyền tải)

Điều độ hệ thống điện

Điều hành thị trường điện

Khách hàng

Khách hàng

Khách hàng

H.2.2 Mô hình thị trường điện cạnh tranh bán buôn

Hợp đồng song phương

Công ty phân phối

hàng

KHỐI PHÁT ĐIỆN

Ngày đăng: 09/02/2021, 16:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Các mô hình cải tổ ngành điện lực trên thế giới - Trần Văn Bình, Tạp chí Coõng nghieọp soỏ 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các mô hình cải tổ ngành điện lực trên thế giới -
2. Một số định hướng chính xây dựng tập đoàn điện lực việt Nam - Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Anh Tuấn Tạp chí Điện lực số 4/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số định hướng chính xây dựng tập đoàn điện lực việt Nam
3. Thị trường điện - Nguyễn Khắc Điềm, Tạp chí Điện lực số 6/2002 4. Bài học từ cuộc khủng hoảng ở thị trường điện California - Nguyễn AnhTuấn, Tạp chí Điện lực số 8/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường điện" - Nguyễn Khắc Điềm, Tạp chí Điện lực số 6/2002 4. "Bài học từ cuộc khủng hoảng ở thị trường điện California
5. Hợp đồng sai khác – công cụ tài chính phòng chống rủi ro trên thị trường điện - Nguyễn Anh Tuấn, Tạp chí Điện lực số 5/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng sai khác – công cụ tài chính phòng chống rủi ro trên thị trường điện
6. Đổi mới hoạt động điện lực trong điều kiện cạnh tranh- Nguyễn Anh Tuấn, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 11/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới hoạt động điện lực trong điều kiện cạnh tranh-
7. Trung tâm mua bán điện năng – cơ chế hoạt động mới của thị trường điện -Hoàng Quốc Vượng, Nguyễn Bùi Hải, Tạp chí Điện lực số 5/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm mua bán điện năng – cơ chế hoạt động mới của thị trường điện
8. Điện lực Ninh Bình được chọn làm thời điểm theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên - Nguyễn Khắc Điềm , Tạp chí Điện lực số 4/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điện lực Ninh Bình được chọn làm thời điểm theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên
9. Vài nét về lưới điện Singapore - Trịnh Kim Hùng, Tạp chí Điện và Đời soáng soá 5/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về lưới điện Singapore -
10. Các mô hình quản lý ngành điện và thị trường điện Việt Nam – Trần Thanh Liễn , Tạp chí Công Nghiệp Việt Nam số 9+10/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các mô hình quản lý ngành điện và thị trường điện Việt Nam
11. Kinh nghiệm triển khai thị trường điện ở một số quốc gia T.Thanh số 5/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm triển khai thị trường điện ở một số quốc gia
12. Những thay đổi về cơ cấu của ngành điện nước Mỹ - Nguyễn Lý Tỉnh dịch theo Energetik. Tạp chí Thông tin Quản lý ngành điện từ số 4/2002 đến số 11/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thay đổi về cơ cấu của ngành điện nước Mỹ
13. Điện lực Việt Nam – 50 năm lịch sử hào hùng – Đào văn Hưng- Tạp chí Điện và Đời sống số 62, tháng 4/2004; số 63 tháng 5/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điện lực Việt Nam – 50 năm lịch sử hào hùng – Đào văn Hưng-
15. Các công ty điện trên thị trường tự do - Xuân Minh , Tạp chí Thông tin Quản lý Ngành điện số 4/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các công ty điện trên thị trường tự do
16. Tổng quan về Hệ thống điện Việt Nam – Hoàng Thiên Kim, Trường Trung học Điện 2 tháng 1/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về Hệ thống điện Việt Nam
17. Những giải pháp phát triển năng lượng điện Việt Nam để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước – Lương Đình Đài , Học viện Chính trị Quốc gia, tháng 12/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp phát triển năng lượng điện Việt Nam để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
18. Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 có xét triển vọng đến năm 2020.- Viện năng lượng (EVN) tháng 6/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 có xét triển vọng đến năm 2020.-
19. Thị trường điện Việt Nam - Tạp chí nhịp sống Công nghiệp số 9+10/2004 20. Quy chế giá hạch toán nội bộ áp dụng trong các nhà máy điện thuộcTổng Công ty Điện Lực Việt Nam - tháng 2/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường điện Việt Nam" - Tạp chí nhịp sống Công nghiệp số 9+10/2004 20. "Quy chế giá hạch toán nội bộ áp dụng trong các nhà máy điện thuộc "Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam -
21. Nghị định về hoạt động điện lực và sử dụng điện và các văn bản hướng dẫn thực hiện – Nhà xuất bản lao động xã hội 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định về hoạt động điện lực và sử dụng điện và các văn bản hướng dẫn thực hiện
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động xã hội 2002
23. Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh trong Tổng Công ty Điện lực Việt Nam – (EVN) năm 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh trong Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
24. Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 và định hướng phát triển kinh doanh đến 2010 - Tổng Công ty Điện lực Việt Nam năm 2000 25. Báo cáo tổng kết năm và triển khai kế hoạch năm mới của Tổng Công tyĐiện lực Việt Nam - từ năm 1999 đến năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 và định hướng phát triển kinh doanh đến 2010" - Tổng Công ty Điện lực Việt Nam năm 2000 25. "Báo cáo tổng kết năm và triển khai kế hoạch năm mới của Tổng Công ty "Điện lực Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w