Phân tích tình hình vốn huy động tại địa phương 4.1.1.1 Năm 2007 so với năm 2006 Trong giai đoạn hiện nay để có thể tồn tại và phát triển các Ngân hàng cần đưa ra nhiều biện pháp tích
Trang 1CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào sự thành công đó là công tác huy động vốn Với phương châm “đi vay để cho vay”, trong những năm qua NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh đã ra sức huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư với nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo sự hấp dẫn với khách hàng khi gửi tiền vào Ngân hàng Chính
vì vậy công tác huy động vốn luôn được đơn vị đặt lên hàng đầu trong suốt quá trình tồn tại và phát triển Để có thể thấy rõ hơn chúng ta tham khảo bảng tình hình huy động vốn qua 3 năm của Ngân hàng (2006 – 2008)
4.1.1 Phân tích tình hình vốn huy động tại địa phương
4.1.1.1 Năm 2007 so với năm 2006
Trong giai đoạn hiện nay để có thể tồn tại và phát triển các Ngân hàng cần đưa
ra nhiều biện pháp tích cực hơn trong công tác huy động vốn, quyết tâm thực hiện bằng mọi biện pháp như: đa dạng hoá các hình thức huy động với nhiều kỳ hạn, nhiều loại lãi suất và cách thức trả lãi khác nhau, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người gởi tiền, giảm bớt vốn vay và vốn điều hoà của của NHN0 tỉnh điều này sẽ làm giảm chi phí, giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả
Dựa vào bảng số liệu tình hình huy động vốn qua 3 năm 2006 - 2008 và đồ thị ta thấy tình hình huy động tai địa phương qua các năm đều tăng, năm sau cao hơn năn trước Năm 2006 nguồn vốn huy động tại địa phương đạt số tiền là 33.346 triệu đồng chiếm tỷ lệ 20,61% trong tổng nguồn vốn huy động Năm 2007 nguồn vốn huy động tại địa phương tăng 10.354 triệu đồng so với năm 2006 chiếm tỷ lệ 18,64% trong tổng nguồn vốn huy động tăng với tốc độ là 31,05% Nguồn vốn huy động tại địa phương tăng chủ yếu là do hai loại tiền gửi sau:
Trang 250,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000
Nguồn huy động Vốn điều hòa Tổng nguồn vốn
QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
So sánh 2008/2007
Số tiền Cơ
cấu Số tiền
Cơ cấu Số tiền
Cơ
Trang 3* Tiền gửi không kỳ hạn:
Năm 2007 tiền gửi không kỳ hạn là 23.830 triệu đồng tăng 7.147 triệu đồng
so với năm 2006 tăng với tốc độ 42,84% Trong đó chủ yếu là do sự tăng lên của tiền gửi dân cư là 670 triệu đồng và tiền gửi của tổ chức kinh tế là 6.477 triệu đồng
Sở dĩ nguồn vốn huy động tăng như vậy là do trong thời gian qua có sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế rõ rệt trong địa bàn huyện, nhiều tổ chức kinh tế mới ra đời và di vào hoạt động có hiệu quả Họ đã biết nhận thức và thấy được những tiện ích của việc gửi tiền vào Ngân hàng Thông qua việc mở tài khoản tại Ngân hàng các tổ chức kinh tế sẽ dễ dàng thanh toán, buôn bán, trao đổi hàng hóa với nhau từ đó tiết kiệm được chi phí đầu ra, nâng cao hiệu quả hoạt động góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế cho huyện nhà Nếu xét về mặt kinh tế thì bản thân vốn không kỳ hạn lại đảm bảo tính lợi nhuận cao hơn vì lãi suất đầu vào thấp và với tốc độ tăng như vậy sẽ tạo ra được nguồn tài chính ổn định cho việc đầu tư kinh doanh dài hạn của Ngân hàng
* Tiền gửi có kỳ hạn
Bên cạnh đó thì tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng đáng kể, năm 2007 tiền gửi có
kỳ hạn huy động đạt 19.870 triệu đồng tăng 3.207 triệu đồng so với năm 2006 tăng với tốc độ 19,25% Mặc dù năm 2007 tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đã giảm 1.440 triệu đồng với tốc độ giảm là 28,24%, nhưng do tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng mạnh 4.647 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 40,19% nên đã làm cho tổng tiền gửi có kỳ hạn trong năm 2007 tăng Để đạt được kết quả đó chinh nhánh đã triễn khai thực hiện kịp thời linh hoạt, có tính cạnh tranh với tổ chức tín dụng khác như: tuyên truyền, quảng cáo, đưa ra nhiều hình thức huy động tiền gởi
có khuyến mãi quà hay bóc thăm trúng thưởng… và mở rộng dịch vụ thanh toán nhanh Một mặt tăng cường tiếp thị, nắm bắt phân loại đối tượng tìm giải pháp vận động hữu hiệu thu hút vốn tiền nhàn rỗi trong địa bàn dân cư và gia đình có thân nhân người nước ngoài nhằm quảng bá thương hiệu giới thiệu sản phẩm của Ngân hàng và lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía khách hàng nên đã thu hút một lượng tiền gửi đáng kể
Trang 44.1.1.2 Năm 2008 so với năm 2007
Năm 2008 là năm khó khăn đối với hệ thống các Ngân hàng Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoản và suy thoái, sự sụp đỗ của hàng loạt hệ thống tín dụng đồ sộ diễn ra đối với các cường quốc trên thế giới Trong nước tình hình lạm phát diễn biến ngày phức tạp có chiều hướng ngày càng tăng cao Điều này cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nhưng nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu vốn huy động tại địa phương đã có bước chuyển biến tích cực, tỷ lệ tiền gửi tăng theo chiều hướng ổn định Nguồn vốn huy động tại địa phương năm 2008 chiếm 18,38% trong tổng vốn huy động, tỷ lệ này là thấp nhưng về số tuyệt đối đã tăng 5.850 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng loà 13,39% Trong đó phải kể đến hai loại tiền gửi sau:
* Tiền gửi không kỳ hạn:
Trên bảng số liệu ta có nguồn vốn tiền gởi không kỳ hạn tăng lên qua các năm và chiếm tỷ trọng tuơng đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động tại địa phương Trong đó nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư năm 2008 là 3.018 triệu đồng tăng
874 triệu đồng so với năm 2007 tăng với tốc độ 40,76% Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng không đáng kể chỉ tăng 306 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ 1,41% Mặt dù nguồn vốn tiền gởi không ổn định, nhưng lãi suất thấp góp phần làm cho giảm lãi suất đầu vào Điều này đã được Ngân hàng duy trì số dư thường xuyên
ở mức cao do đơn vị có chiến lược chăm sóc khách hàng từ phong cách giao dịch lịch sự, phong cách phục vụ thân thiện, gần gũi với khách hàng hơn, nhận tiền tận nhà và tôn trọng khách hàng Cho nên thu hút một lượng khách hàng tiền gởi thanh toán đến với ngân hàng ngày càng đông đảo hơn
* Tiền gửi có kỳ hạn
Trên cùng một địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động, nếu tổ chức tín dụng nào có lãi suất hấp dẫn hơn thì khách hàng sẽ chuyển sang gởi tiền bên đó, hiện nay dân cư rất nhạy cảm với sự thay đổi lãi suất bởi đây cũng là phần tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình Chính vì vậy, mà nguồn vốn huy động trên 12 tháng giảm mạnh, trong khi đó đó nguồn vốn huy động dưới 12 tháng lại tăng qua các năm Do lãi suất Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Cao Lãnh
Trang 5có thời hạn dưới 12 tháng khá hấp dẫn và chủ động tập trung khai thác nguồn tiền gửi tích lũy trong dân cư, từng bước tạo cho người dân nông thôn quen dần có tiền gởi vào Ngân hàng không mua vàng để dành
Tóm lại: Tuy nguồn vốn huy động tại địa phương gặp khó khăn do ảnh
hưởng của tốc độ tăng giá, chỉ số giá vật tư, tiêu dùng tăng lên tạo sức ép cho nền kinh tế Cùng với sự cạnh tranh thu hút tiền gởi của các ngân hàng thương mại khác khá sôi động nhưng với quyết tâm cao và những giải pháp hữu hiệu nên đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn khá cao Điều này cho thấy Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh ngày càng cải tiến đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và cải thiện về mọi mặt trong khâu chăm sóc khách hàng làm cho tăng trưởng nguồn vốn vững chắc
4.1.2 Phân tích tình vốn điều hòa
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là do Ngân hàng cấp trên cấp cho chi nhánh khi nào Ngân hàng cần vốn thì cấp trên sẽ điều vốn xuống và khi kết thúc một ngày giao dịch nếu Ngân hàng không sử dụng hết số vốn đó thì sẽ chuyển lại cho Ngân hàng cấp trên
Trên thực tế số liệu qua 3 năm ta thấy nguồn vốn điều hoà liên tục tăng qua các năm Năm 2007 vốn điều hòa là 190.794 triệu đồng chiếm tỷ trọng 81,36%/tổng vốn huy động tăng 62.346 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ là 48,54% Năm
2008 vốn điều hòa là 220.071 triệu đồng chiếm tỷ trọng 81,62%/tổng vốn huy động tăng 29.277 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ 15,34% Tình hình nguồn vốn điều hoà tăng là do nhu cầu sử dụng vốn trên địa bàn lớn, nguồn vốn huy động tại địa phương không đáp ứng nên phải phụ thuộc vào vốn điều hòa của NHNo tỉnh và
kế hoạch sử dụng vốn được giao hàng quý
Vì vậy, việc chấp hành kế hoạch luôn được theo dõi kiểm soát và cân đối nguồn vốn sử dụng vốn hàng ngày Nếu có sự biến động trong hoạt động kinh doanh thì đề nghị điều chỉnh, tìm mọi biện pháp khắc phục như: giảm dư nợ, tăng nguồn vốn huy động Nói chung do nguồn vốn điều hòa NHNo tỉnh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ nên việc tính toán hoạch định kế hoạch kinh doanh tài chính phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn này
Trang 64.2 PHÂN TÍCH TÌNH CHO VAY
Bên cạnh việc gia tăng nguồn vốn huy động lên cao, Ngân hàng cần phải chú trọng đến các yếu tố đầu ra làm sao phải đảm bảo sự cân đối giữ nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả Trong những năm gần đây hoạt động cho vay của Ngân hàng
đã có những tiến triển rõ rệt, chi nhánh NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh đã chủ động thay đổi chiến lược kinh doanh theo mô hình kinh tế tổng hợp Tiếp cận trực tiếp đến từng hộ nông dân có nhu cầu vay vốn, xây dựng kế hoạch đầu tư tín dụng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương từ đó đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục
vụ cho sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Để đánh giá rõ hơn hoạt động cho vay của Ngân hàng ta có thể phân tích tình hình cho vay theo thờn hạn, mục đích và theo thành phần kinh tế
4.2.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Xác định thế mạnh kinh tế của Huyện là ngành nông nghiệp phát triển và đi lên từ nông nghiệp Cho nên Ngân hàng đã bám sát và hoạch định chiếm lược kinh doanh của mình với mục tiêu chủ yếu cho vay kinh tế hộ Do đặc điểm của nông nghiệp là quay vòng vốn nhanh cho nên Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn và trung hạn Trong tổng doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao qua các năm so với việc cho vay trung hạn Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn
là 186.607 triệu đồng chiếm 84,88%/tổng doanh số cho vay, năm 2007 và 2008 doanh số cho vay ngắn hạn/tổng doanh số cho vay lần lượt là 85,21%, 85,47% Qua
đó cho thấy Ngân hàng rất chú trọng tính thanh khoản
Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHN 0 &PTNT HUYỆN CAO LÃNH QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
So sánh 2008/2007
Trang 7Năm 2007
Năm 2008
Trung hạnTổng DSCV
Hình 5: Đồ thị doanh số cho vay ngắn hạn và trung hạn
4.2.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn
Đây là hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng vì đa số khách hàng là nông dân họ vay vốn chủ yếu để trồng trọt, chăn nuôi, chi phí chăm sóc vườn vã lại thời gian hoàn vốn của sản xuất nông nghiệp cũng tương đối nhanh và lãi suất cho vay cũng thấp hơn vay trung hạn Mặc dù thị trường nông thôn ngày càng bị các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn cạnh tranh chiếm thị phần đôi lúc diễn ra sự cạnh tranh luôn tranh đua và dùng các thủ thuật để tạo lợi thế cho mình tạo sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, nhưng nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn tăng điều qua các năm Năm 2007 là 206.241 triệu đồng tăng 19.634 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ là 10,52%, năm 2008 đạt 241.691 triệu đồng tăng 35.450 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ là 17,19% Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua các năm do vốn tín dụng của NHNo&PTNT huyện Cao Lãnh có vai trò quan trọng là công cụ góp phần vào cũng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện tạo nền kinh tế đ ược phát triển người dân chí thú làm ăn, biết phấn đấu làm giàu, chăm lo việc sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đặt biệt là phát triển sản xuất trong mùa nước lũ như trồng cây sen, cây ấu đạt hiệu quả kinh tế cao cũng như việc mở rộng kinh doanh dịch vụ… nên nhu cầu vay vốn ngày càng tăng
ĐVT: Triệu đồng
Trang 84.2.1.2 Doanh số cho vay trung hạn
Do mục tiêu của Ngân hàng là tập trung cho vay ngắn hạn để đảm bảo tính thanh khoản và khả năng quay vòng vốn nhanh cho việc tái đầu tư nên doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng Dựa vào bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay trung hạn qua các năm điều tăng Năm
2006 là 33.242 triệu đồng chiếm 15,12%/tổng doanh số cho vay Sang năm 2007 do nhu cầu đầu tư trung hạn tăng cao với các khoản đầu tư chủ yếu là xây dựng, sửa chữa nhà, cải tạo vườn, mua máy móc thiết bị, cho vay di xuất khẩu lao động điều này đã làm cho doanh số cho vay tăng lên đáng kể đạt 35.800 triệu đồng tăng 2.558 triệu đồng với tốc độ 7,70% chiếm 14,79%/tổng doanh số cho vay
Đến năm 2008 thì doanh số cho vay trung hạn lai tiếp tục tăng, tăng 5.287 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ là 14,77% Do việc sản xuất của người dân đã
ổn định trở lại, đồng thời chi nhánh cũng đã hổ trợ nguồn vốn này để giúp cho các
hộ nông dân đổi mới máy móc thiết bị, con giống vật nuôi, nhập khẩu con giống mới cho năng suất và chất lượng cao hơn Cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm cải thiện đời sống kinh tế cho người dân
Tóm lại, qua phân tích trên cho thấy chi nhánh tập trung cho vay ngắn hạn và chiếm tỷ trọng cao để đảm bảo tính thanh khoản và vòng quay vốn nhanh cũng đảo bảo cho việc tái đầu tư cũng như giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng
4.2.2 Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành nghề
Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ CỦA CHI NHÁNH NHN 0 &PTNT HUYỆN CAO LÃNH QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
So sánh 2008/2007
Trồng trọt 167.573 174.274 188.277 6.701 4 14.003 8,04 Chăn nuôi 2.239 6.598 24.169 4.359 194,69 17.571 266,31
Cho vay khác 2.985 5.157 2.175 2.172 72,77 (2.982) (57,82)
Tổng DSCV 186.607 206.241 241.691 19.634 10,52 35.450 17,19
(Nguồn: Phòng kế toán)
Trang 9Hình 5a: Đồ thị doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành nghề
4.2.2.1 Doanh số cho vay trồng trọt
Huyện Cao Lãnh là một huyện có diện tích đất nông nghiệp rộng, nên phần lớn người dân sinh sống bằng nghề nông chủ yếu là trồng lúa ngoài ra còn phát triển trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả Cho nên nhu cầu vốn để sản xuất của người dân đối với ngành nghề này khá cao, chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn Cụ thể, năm 2007 doanh số cho vay trồng trọt đạt 174.274 triệu đồng tăng 6.701 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ 4% Sang năm 2008, toàn thể cán bộ Ngân hàng đã tích cực thực hiện chủ trương mở rộng lĩnh vực cho vay đối với lĩnh vực trồng trọt nên doanh số cho vay tiếp tục tăng so với năm 2007 đạt 188.277 triệu đồng tăng 14.003 triệu đồng với tốc độ 8,04% Nguyên nhân doanh số cho vay ngành trồng trọt tăng qua các năm do môi trường sản xuất thuận lợi, giá cả đầu ra ổn định ở mức cao, thời tiết khá tốt cho cây trồng phát triển, thâm canh tăng năng suất sản lượng cây trồng Người sản xuất có lãi cao cho nên người dân tận dụng cơ hội tăng vụ trên diện tích gieo trồng, tiếp tục đầu tư cho sản xuất mở rộng quy mô lớn hơn Bên cạnh đó do chuyển dịch cơ cấu cây trồng người dân tiếp cận được khoa học kỹ thuật, giống cây trồng mới như chương trình IPM, 3 giảm 3 tăng, sản xuất lúa chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn Từ đó người dân cần một ĐVT: Triệu đồng
Trang 10lượng vốn vay nhất định để đầu tư cho dự án của mình, vì vậy mà nhu cầu vốn vay ngày càng tăng lên
4.2.2.2 Doanh số cho vay chăn nuôi
Trong sản xuất nông nghiệp trồng trọt thường di kết hợp với chăn nuôi theo
mô hình khép kính hổ trợ nhau như VAC, nuôi trồng thủy sản trên ruộng lúa đã tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập đáng kể cho người dân đưa dần đời sống được khá hơn Mặt dù, doanh số cho vay ngành chăn nuôi thấp hơn so với ngành trồng trọt nhưng có xu hướng tăng mạnh qua các năm Năm 2007 doanh số cho vay đạt 6.598 triệu đồng tăng 4.359 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 194,69% Sang năm 2008 doanh số cho vay đạt 24.169 triệu đồng tăng 17.571 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng rất nhanh là 266.31% Nguyên nhân doanh số cho vay tăng và biến động mạnh là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm người dân chuyển mục đích chăn nuôi gia cầm sang chăn nuôi con khác Mặt khác, do nhu cầu phục vụ nguyên liệu cho xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng và giá cả các mặt hàng này ngày càng cao nên người dân đầu tư vào chăn nuôi nhiều hơn làm cho nhu cầu vốn tăng mạnh Vì thế, doanh số cho vay ngành chăn nuôi cũng tăng dần theo với tốc độ rất nhanh
4.2.2.3 Doanh số cho vay kinh doanh - dịch vụ
Đây là lĩnh vực mà doanh số cho vay tương đối cao hơn so với doanh số cho vay ngành chăn nuôi và tăng đều qua các năm Năm 2007 doanh số cho vay đạt 20.212 triệu đồng tăng 6.402 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 46,3% Năm 2008 doanh số cho vay đạt 27.070 triệu đồng tăng 6.858 triệu đồng so với năm
2007 với tốc độ tăng là 33,93% Nguyên doanh số cho vay lĩnh vực này tăng dần qua các năm là do kinh tế huyện phát triển, đời sống kinh tế người dân ngày càng khá hơn, mức sống được nâng cao Do đó hoạt động kinh doanh cũng theo đó ngày càng phát triển hơn để đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân, khi mức sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ về tinh thần, vui chơi giải trí củng từ đó mà tăng lên làm xuất hiện hàng loạt các loại hình kinh doanh dịch vụ Nhờ vậy mà doanh số cho vay kinh doanh dịch vụ tăng dần theo
Trang 114.2.2.4 Doanh số cho vay đối tượng khác
Ở loại hình cho vay đối tượng này Ngân hàng chỉ tập trung vào các lĩnh vực như: cầm đồ, đời sống, khắc phục lũ lụt, Năm 2007 doanh số cho vay đạt 5.157 triệu đồng tăng 2.172 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 72,77%, đầu năm
2008 doanh số đạt 2.175 triệu đồng giảm 2.982 triệu đồng tốc độ giảm 57,82% Đây
là nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu tức thời, đối phó với tình hình đột xuất nên doanh số biến động thất thường
Đối với cho vay công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề nông thôn còn hạn chế, một mặt do các khu cụm công nghiệp phát triển chậm, tiểu thủ công nghiệp mang tính đặt trưng nhỏ lẻ nên việc đầu tư kinh tế hợp tác không có tổ chức kinh tế nào đứng ra ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm dẫn đến hiệu quả không cao, một mặt do tín dụng chưa thâm nhập sâu vào loại hình này
4.2.3 Doanh số cho vay trung hạn phân theo ngành nghề
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG HẠN THEO NGÀNH NGHỀ CỦA CHI NHÁNH NHN 0 &PTNT HUYỆN CAO LÃNH QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
So sánh 2008/2007
Cải tạo vườn, đê bao 4.331 4.632 2.650 301 6,95 (1.982) (42,79) Máy móc, thiết bị 1.267 1.919 2.337 652 51,46 418 21,78 Cho vay đời sống 21.730 22.600 18.480 870 4 (4.120) (18,23)
(Nguồn: Phòng kế toán)
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
XKLĐ: Xuất khẩu lao động
DSCV: Doanh số cho vay
Trang 12XKLĐTổng DSCV
Hình 5b: Đồ thị doanh số cho vay trung hạn phân theo ngành nghề
4.2.3.1 Doanh số cho vay cải tạo vườn, đê bao
Việc đầu tư cho vay cải tạo vườn tạp thành những vườn cây chuyên canh đặt sản có giá trị kinh tế cao trong công tác quy hoạch của huyện làm cho nhu cầu vốn vay tăng ở thời điểm thực hiện dự án Qua bảng số liệu ta có, năm 2007 doanh số cho vay cải tạo vườn, đê bao đạt 4.632 triệu đồng tăng 301 triệu đồng so với năm
2006 với tốc độ tăng là 6,95% Nguyên nhân là do chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đầu tư vốn cho vườn cây ăn trái sạch và sản xuất các giống cây trồng mới hoặc tu bổ lại vườn cây lâu năm Mặt khác, vốn đầu tư cho đê bao chống lũ phục vụ cho 2 vụ lúa và bảo vệ được vườn cây đặt sản Việc đầu tư vốn nhằm vào các vùng quy hoạch
có dự án khả thi, liên kết khép kín giữa các hộ và giao thông từng bước khắc phục được lũ lụt tránh thiệt hại về kinh tế
Đến năm 2008 doanh số cho vay cải tạo vườn đạt 2.650 triệu đồng giảm 1.982 triệu đồng tỷ lệ giảm 42,77% Nguyên nhân của sự suy giảm như vậy là do giá
cả đầu ra không còn ổn định, người dân không làm chủ được lĩnh vực hoạt động của mình cho nên có nhiều hộ bị rơi vào tình trạng nợ quá hạn nên Ngân hàng thu hẹp phạm vi đầu tư để chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề ít rủi ro hơn
ĐVT: Triệu đồng
Trang 134.2.3.2 Doanh số cho vay mua máy móc, thiết bị
Doanh số cho vay mua máy móc, thiết bị liên tục tăng qua các năm Đối tượng chủ yếu cho vay ở đây nhu: mua máy bơm, trạm bơm, máy cày, máy xới, gặt suốt lúa, xe cuốc, xe ben, Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay đạt 1.919 triệu đồng tăng 652 triêụ đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 51,46% Đến năm 2008 doanh
số cho vay đối với lĩnh vực này tiếp tục tăng 418 triệu đồng so với năm 2007 với tốc
độ tăng 21,78% Tăng do người dân biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất giảm chi phí, hạ giá thành cho nên họ mạnh dạn đầu tư Nhờ có nguồn vốn vay này mà họ trang bị cơ giới hóa trong nông nghiệp, áp dụng công nghệ sau thu hoạch tốt hơn, năng suất tăng thu nhập đời sống người dân ngày càng được cải thiện hơn
4.2.3.3 Doanh số cho vay đời sống
Từ khi Đảng và Nhà nước ta có những chính sách đổi mới kinh tế chú trọng đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn thì kinh tế khu vực nông thôn phát triển ngày càng khởi sắc, đời sống người dân ngày càng được cải thiện Trước sự đổi mới đó, thì nhu cầu đời sống vật chất đòi hỏi phát triển theo, nhu cầu
về mua sắm tiện nghi sinh hoạt, xây mới và sữa chữa nhà ở, phương tiện đi lại, vui chơi giải trí hết sức cần thiết Cho nên NHNo&PTNT Huyện Cao Lãnh thấy được nhu cầu này và mạnh dạn đi trước một bước đáp ứng nên doanh số cho vay này không ngừng tăng cao Năm 2006 đạt 21.730 triệu đồng, năm 2007 doanh số cho vay đối với lĩnh vực này là 22.600 triệu đồng tăng 870 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 4%
Đến năm 2008 doanh số cho vay đời sống không tăng lên nữa, doanh số cho vay đối với lĩnh vực này chỉ đạt 18.480 triệu đồng giảm 4.120 triệu đồng so với năm
2007 với tốc độ giảm là 18,23% Nguyên nhân có sự tăng giảm như vậy là do trong giai đoạn này tình hình lạm phát kéo dài, chỉ số giá tiêu dùng tăng, giá cả một số mặt hàng, nguyên liệu đã tăng lên rất nhiều lần so vơi trước đó Mặt khác, do Ngân hàng không muốn đầu tư cho lĩnh vực này nữa mà chuyển dần sang lĩnh vực khác đầu tư
ít rủi ro hơn
Trang 144.2.3.4 Doanh số cho vay đời sống cán bộ công nhân viên
Đây là hình thức cho vay nhằm tạo điều kiện giúp cán bộ công nhân viên phát triển đời sống sinh hoạt gia đình mua sắm tiện nghi, phương tiện đi lại, sửa chữa nhà ở Doanh số cho vay đối tượng này cũng tương đối cao và ngày càng tăng qua các năm Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay đạt 6.057 triệu đồng tăng 143 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 2,42% Sang năm 2008 doanh số cho vay tăng đột biến 8.994 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng là 148,49% Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì mức sống của nhân dân phát triển theo Họ có nhu cầu đời sống cao hơn, điều kiện sinh hoạt trong gia đình tiện nghi hơn Nắm bắt được nhu cầu này Ngân hàng đã đẩy mạnh đầu tư cho cán bộ công nhân viên vay vốn nhằm giúp cho cuộc sống của họ được ổn định, yên tâm dồn hết công sức vào công việc, giúp cho năng suất làm việc có hiệu quả hơn, mang lại lợi ích cho xã hội cũng như bản thân cao hơn
4.2.3.5 Doanh số cho vay xuất khẩu lao động
Nhằm góp phần thực hiện chính sách cho người dân thoát khỏi nghèo đói, đổi đời bằng chính sự nổ lực và khả năng lao động của chính mình Chính từ nguồn vốn vay này, gia đình có người thân đã đi lao động nước ngoài có việc làm ổn định, thu nhập khá gửi tiền về giúp gia đình không những trả hết nợ mà còn có dư để phát triển kinh tế gia đình nên ngân hàng duy trì và tạo mọi điều kiện cho vay để doanh
số cho vay ngày càng phát triển nhiều hơn Vì đây là lĩnh vực cho vay mới chỉ thực thi được vào những năm gần đây, năm 2007 đạt 592 triệu đồng và mở rộng năm
2008 doanh số đạt 2.569 triệu đồng tăng 1.977 triêu đồng so với năm 2007 với tốc
độ tăng rất nhanh là 333,95%
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NỢ
Nhiệm vụ kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Huyện Cao Lãnh mục tiêu lợi nhuận, muốn đạt được lợi nhuận thì phải tăng doanh số cho vay, nhưng phải đảm bảo thu hồi được nợ và vốn tín dụng phải mang lại hiệu quả Ngân hàng phải thu hồi số nợ vay của khách hàng để tiếp tục tái đầu tư vốn cho nền kinh
tế Nếu Ngân hàng không thu hồi được nợ thì nguồn vốn của Ngân hàng sẽ bị đóng băng, kế hoạch kinh doanh sẽ bị đảo lộn không thực hiện được Do đó, lãnh đạo phải
Trang 15có kế hoạch thu hồi nợ hợp lý đó là vấn đề cần đặt ra Đối với NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh thì công tác thu nợ ra sao Để thấy rõ hơn công tác thu nợ của chi nhánh chúng ta đi phân tích tình hình thu nợ của đơn vị theo thời hạn và theo ngành nghề thể hiện qua bảng số liệu sau:
4.3.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Ta thấy doanh số thu nợ 3 năm qua của chi nhánh đều tăng đáng kể Năm
2006 doanh số thu nợ của đơn vị đạt 76.342 triệu đồng, năm 2007 tăng 22.226 triệu đồng với tốc độ tăng 29,11%, và trong năm 2008 lại tăng so với năm 2007 là 16.130 triệu đồng với tốc độ tăng16,36% Qua 3 năm 2006-2008 tình hình thu nợ của ngân hàng thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA CHI NHÁNH NHN 0 &PTNT HUYỆN CAO LÃNH QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
So sánh 2008/2007
Trang 16Năm 2007
Năm 2008
Ngắn hạnTrung hạnTổng DSTN
Hình 6: Đồ thị danh số thu nợ trung hạn và dài hạn
4.3.1.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn
Ta biết rằng việc cho vay chủ yếu của Ngân hàng là cho vay ngắn hạn thì tất yếu thu nợ chủ yếu cũng là thu nợ ngắn hạn Nhưng để thấy rõ hơn công tác thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng như thế nào ta có thể so sánh mối tương quan giữa doanh
số cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ ngắn hạn này Ta thấy năm 2006 hệ số thu
nợ là 26,03%, năm 2007 và năm 2008 lần lượt là 32,94% và 33,79% Điều này cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng ngày càng được quan tâm thực hiện tốt hơn và đều này có được là nhờ vào Ban lãnh đạo NHN0&PTNT huyện Cao lãnh thời gian qua đã có những giải pháp kịp thời tích cực trong công tác thu hồi nợ, theo dõi việc
sử dụng vốn vay của khách hàng vay, đồng thời chuyển những món nợ quá hạn của người vay không cho gia hạn nữa mà phải chuyển sang nợ quá hạn để xử lý, cố gắng thu các khoản nợ khoanh, lãi treo Chính vì thế mà doanh số thu nợ của Ngân hàng ngày càng tốt hơn
4.3.1.2 Doanh số thu nợ trung hạn
Doanh số thu nợ trung hạn tăng đều qua các năm Doanh số thu nợ năm 2006 đạt 27.762 triệu đồng, năm 2007 doanh số thu nợ tăng so với năm 2006 số tiền là 2.866 triệu đồng với tốc độ tăng 10,32% , và năm 2008 doanh số thu nợ lai tiếp tục tăng so với năm 2007 số tiền 2.411 triệu đồng với tốc độ 7,87% Do trong dài hạn ĐVT: Triệu đồng
Trang 17chi nhánh đã giúp thêm tín dụng cho đối tượng nhằm tăng đầu tư nhằm cải thiện đời sống kinh tế cho người dân Cho nên, công tác thu hồi nợ của chi nhánh cũng đạt đựoc nhiều thuận lợi Mặt khác do các món vay trung hạn thường có thời hạn 3 năm
và đây là thời điểm đáo hạn của các món vay cũng góp phần làm cho doanh số thu
nợ của đơn vị tăng cao
Tóm lại, nhìn chung doanh số thu nợ trong ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu nợ Vì nguồn vốn cho vay quay vòng, cho nên doanh số thu nợ hàng năm đối với thời hạn ngắn thường cao hơn trung hạn Doanh số thu nợ của chi nhánh tăng đều qua 3 năm cho thấy công tác thu nợ của chi nhánh ngày càng hiệu quả Để đạt được kết quả trên, chính là nhờ vào sự nỗ lực của tập thể cán bộ tín dụng trong Ngân hàng đã kịp thời chủ động nắm bắt chủ trương, đường lối của NHN0&PTNT tỉnh và NHN0&PTNT Việt Nam
4.3.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành nghề
Để công tác thu nợ của đơn vị được tốt hơn thì ngoài các chính sách đơn vị đặt
ra thì việc tính xem đối tượng nào có tình trạng nợ quá hạn cao để có biện pháp thu hồi và khắc phục tình trạng đó thì việc phân tích tình hình thu nợ theo đối ngành nghề là đương nhiên, cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ CỦA CHI NHÁNH NHN 0 &PTNT HUYỆN CAO LÃNH QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
So sánh 2008/2007