Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiêp và phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 32 - 33)

Trên cùng địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh gay gắt, kèm theo đó là tính đa dạng và phức tạp trong đánh giá, phân loại khách hàng, quản lý từng món vay, một phần do tính cạnh tranh tranh giành giữ thị phần. Nên nguyên nhân từ phía Ngân hàng chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

- Cơ cấu tín dụng còn tập trung quá nhiều vào trồng trọt trong điều kiện giá cả chưa ổn định như hiện nay sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Điều kiện để mở rộng đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh - dịch vụ còn nhiều hạn chế dư nợ chiếm tỷ lệ thấp trên tổng dư nợ.

- Một số món vay cho sai mục đích do nguyên nhân chủ quan từ cán bộ tín dụng trước đây dẫn đến nợ xấu gia tăng. Việc quản lý dư nợ của một số Cán Bộ tín dụng còn hạn chế và có tư tưởng chủ quan, nếu không thu được nợ thì cho gia hạn, hay điều chỉnh kỳ hạn nợ. Đến lúc vào mùa vụ do công việc quá nhiều, vừa phải thực hiện chỉ tiêu khác dẫn dến các món nợ xử lý không kịp phải chuyển nợ quá hạn.

- Tăng vốn đầu tư nhưng không tăng thêm tài sản thế chấp. Người vay gây khó khăn cho việc kiểm soát tài sản thế chấp.

Tóm lại, nợ quá hạn gây cho Ngân hàng chủ yếu chính từ phía khách hàng vay vốn. Nhưng nếu để phân tích nguyên nhân sâu xa của nó thì từ phía Ngân hàng cũng có phần trách nhiệm vì đã không kiểm soát chặt chẽ đồng vốn sau khi cho vay, mà thực tế thường chú trọng khâu kiểm soát trước khi cho vay, nhất là điều kiện thế chấp tài sản. Cho nên khách hàng lợi dụng sự sơ hở của Ngân hàng mà sử dụng vốn sai mục đích hay lừa đảo Ngân hàng. Chính vì vậy, gây ra nợ quá hạn cho Ngân hàng.

4.7. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHN0&PTNT HUYỆN CAO LÃNH

Một phần của tài liệu Phân tích THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiêp và phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)