Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.
Qua tình hình huy động vốn của ngân hàng đã từng bước được cải thiện tốt hơn thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động của Ngân hàng là tương đối cao. Năm 2006 thì tới 3,10 đồng dư nợ thì có một đồng vốn tham gia. Năm 2007 tình hình vốn huy động từng bước nâng cao hơn so với năm 2006 bình quân 4,45 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động tham gia. Qua đó cho thấy, ngoài việc ra sức tăng vốn huy động Ngân hàng còn chú trọng trong việc mở rộng qui mô hoạt động điều này thể hiện rõ trên tổng dư nợ luôn tăng cao qua các năm.
Năm 2008 chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động là 5,25 lần tức là dư nợ bằng 5,25 lần nguồn vốn huy động. Mặc dù nguồn vốn huy động có tăng nhưng không nhiều trong khi dó thì dư nợ của Ngân hàng trong năm này lại tiếp tục tăng. Như vậy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng sử dụng có hiệu quả, khả năng sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay cao. Tuy nhiên, nhu cầu vốn của người dân rất cao với tình hình huy động vốn hiện nay thì không đủ đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của người dân. Do nguồn vốn huy động chủ yếu l à của các tổ chức kinh tế. Nếu các tổ chức này có nhu cầu rút vốn đột suất số tiền lớn thì đơn vị sẽ bị mất cân đối, không chủ động được nguồn vốn. Vì vậy, đơn vị cần phải tận dụng hết khách hàng của mình nhằm cố gắng thu hút lượng tiền nhàn rổi trong nhân dân.