Những thuận lợivàkhókhăntrongviệcxuấtkhẩu dược phẩmcủaCôngty 6.3.4.a. Thuậnlợi -- Ngành dược Việt Nam đang bước vào thời kỳ cạnh tranh theo các nguyên tắc cơ bản kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc “đổi mới”; chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá-tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có định hướng Xã hội chủ nghĩa và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. - Để khuyến khích xuất khẩu, cho phép các dự án có mục tiêu xuấtkhẩuđược hưởng các ưu đãi vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. -Tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất thuốc trong nước nhằm tăng nguồn cung cho nhu cầu sử dụng trong nước và tăng cường xuấtkhẩu thông qua việc ban hành, sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, minh bạch hơn. 6.3.4.b. Khókhăn - Về thủ tục hải quan - Việt Nam đã hòa mình vào dòng chảy của WTO, tất cả mặt hàng đều phải chịu sự cạnh tranh gay gắt. Dượcphẩm là sản phẩm đặc biệt, do vậy sự cạnh tranh trên thị trường dượcphẩm cũng luôn quyết liệt VII.Phân tích SWOT và đưa ra giải pháp SWOT Cơ hội (để nắm bắt) - Doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước tạo dựng thị trường và uy tín cho sản phẩm Việt Nam - Tiềm năng xuấtkhẩucủa Việt Nam ngày càng tăng - Gia nhập WTO - Hội nhập khu vực (đáng chú ý là Hiệp định Khu vực Tự do Thương mại ASEAN - AFTA) và các hiệp định thương mại song phương trong tương lai. - Đa dạng về thị trường và sản phẩm. - Chuyển giao công nghệ do đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Cải tiến chất lượng sản phẩmvà cơ sở hạ tầng Thách thức (để đối phó) - Sức cạnh tranh tăng cả ở thị trường nội địa và quốc tế do giảm bớt bảo hộ cho các ngành trong nước. - Các rào cản thương mại bị dỡ bỏ - Biến đổi khí hậu thất thường Điểm mạnh (để xây dựng) -Ổn định tài chính, xã hội và chính trị -Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực năng động -Các nhân tố cho sản xuất rất phong phú (nhân công, nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp) -Chi phí nhân công khá rẻ Lực lượng lao động có kỷ luật. - Phát triển sản phẩm : sản xuất sản phẩm đa dạng, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng khách hàng với mức giá phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam - Kết hợp theo chiều ngang:tăng sức cạnh tranh trên thị trường xuấtkhẩu giúp côngty giành thị phần ở các nước xuất khẩu, tăng doanh thu. - Xâm nhập thị trường : xâm nhập vào các thị trường trước đây còn bị hạn chế, cùng chính sách giá và sản phẩm đa dạng để mở rộng thị trường nước ngoài- - Tiếp tục xuấtkhẩu sang các thị trường quen thuộc, chú trọng cả hình thức, chất lượng sản phẩm,giữ vững hình ảnh củacông ty. - Đầu tư cho công tác đào tạo thường xuyên,liên tục. Có chính sách chăm lo, đảm bảo cuộc sống cho người lao động để họ yên tâm làm việc. - Đầu tư cơ sở vật chất,trang thiết bị hiện đại -Mở rộng ngành nghề kinh doanh, tập trung ngành có ưu thế để cạnh tranh có hiệu quả. - Chiến lược tuyển dụng,thu hút nhiều lao động với kĩ thuật, trình độ chuyên môn khác nhau. -Sản xuất, thiết kế sản phẩm ngày càng đa dạng,phong phú, phù hợp nhiều đối tượng khách hàng -Thay đổi,đa dạng hóa mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm - Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế - Tích cực tấn công nhiều đoạn thị trường với chiến lược đa giá - Giữ vững và phát triển thị trường trong nước,nghiên cứu và phát triển khách hàng mới, thị trường mới. - Tận dụng, thu hút lượng lao động đông đảo ở chính địa phương có cơ sở sản xuất. - Mở rộng sản xuất, nâng cao thị phần, xây dựng thương hiệu tạo lòng tin của khách hàng. -Tận dụng những ưu đãi từ nhà nước,vượt qua các rào cản thương mại khi xuấtkhẩu ra nước ngoài. Điểm yếu (để khắc phục) - Nạn tham ô và tham nhũng. - Chi phí lao động có tay nghề cao hơn so với các nước khác trong khu vực. - Năng xuất thấp. - Sản phẩm chất lượng thấp. - Công nghệ sản xuất lạc hậu. - Giá trị gia tăng trong sản xuất ít do hạn chế về nguồn nguyên liệu thô và nguyên phụ liệu. - Cơ sở hạ tầng không tương xứng. - Chi phí vận chuyển nội địa cao so với các nước khác trong khu vực. - Hạn chế về bí quyết trong thiết kế và marketing. - Khoảng cách giữa các ngành ở nông thôn và thành thị khá lớn. - Quá trình giảm bớt thuế VAT của chính phủ còn chậm. - Chưa xây dựng được thương hiệu cho hàng nông sản - Kết hợp về phía sau: - Tận dụng nguồn vốn FDI, chính sách hỗ trợ của nhà nước để đầu tư sản xuất nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm cải thiện tình trạng nhập khẩu nguyên liệu. - Hiện đại hóa trang thiết bị, tiếp thu công nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động cũng như trình độ quản lý bằng việc tận dụng nguồn vốn FDI - Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân công có chất lượng đồng thời thu hút được nhiều nhân công tay nghề cao,thu hút đủ số lượng nhân công giá rẻ - Tạo điều kiện và có chính sách chăm lo đời sống và giữ người lao động; tăng lương thu hút nhiều lao động, mở trường đào tạo nhân lực ở các tỉnh vùng xa để cung ứng lao động đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân công. - Đầu tư nghiên cứu và thực hiện tự sản xuất NVL,giảm tỉ lệ nhập khẩu NVL. Qua bảng phân tích SWOT trên ta có thể thấy việc đẩy mạnh xuấtkhẩu là phương hướng chủ yếu của chính sách ngoại thương .Vì vậy, việc hình thành một hệ thống các biện pháp đẩy mạnh xuấtkhẩu trở thành công cụ quan trọng nhất để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Để có thể thực hiện được các chiến lược này thành công, Nhà nước cần phải có các chính sách biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu.Đẩy mạnh xuấtkhẩu để hạn chế mức độ nhập siêu nhằm cải thiện cán cân thanh toán của quốc gia là một trongnhững mũi nhọn trong cuộc chiến chống lạm phát và ổn định vĩ mô nền kinh tế hiện nay. Thế nhưng không phải chỉ dừng lại ở mặt số lượng hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu, mà điều cốt yếu là phải tính đến cơ cấu ngành hàng, chất lượng xuấtkhẩu để bảo đảm phát triển bền vững. 7.1. Ý nghĩa của các chỉ tiêu về chất lượng và hiệu quả xuấtkhẩuTrong xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, phát triển xuấtkhẩuđược coi là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế các nước. Đối với Việt Nam, việc đẩy mạnh xuấtkhẩuxuất phát từ nhiều lý do, như: khuyến khích tăng đầu tư và góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư; tăng năng suất lao động quốc gia; thúc đẩy cải cách thể chế, cải cách hành chính quốc gia; giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán và ổn định vĩ mô nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Phát triển xuấtkhẩu sẽ tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm mới và góp phần cải thiện thu nhập cho người lao động. Mặt khác, phát triển xuấtkhẩu sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ lớn hơn để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho mua sắm máy móc thiết bị, nhập khẩu các sản phẩm trung gian phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời là nguồn ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, giúp cân bằng và lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế, ổn định tình hình kinh tế, tạo môi trường thuậnlợi cho phát triển . Ngoài ra, xuấtkhẩu còn là thước đo về độ mở của nền kinh tế Việt Nam, là chỉ số phản ánh khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Nói đến chất lượng và hiệu quả xuấtkhẩu thì không chỉ đơn thuần là vấn đề tăng trưởng xuấtkhẩu mà điều cơ bản là sự tăng trưởng đó phải bảo đảm nhịp độ cao và duy trì trong thời gian lâu dài. Khi nói tăng trưởng xuấtkhẩu là chúng ta mới chỉ đề cập tới mặt lượng của hoạt động xuất khẩu, còn khi dùng thuật ngữ "phát triển xuất khẩu" là chúng ta đã quan tâm đầy đủ tới cả mặt lượng và mặt chất của vấn đề xuất khẩu.Nói cách khác, chất lượng và hiệu quả hoạt động xuấtkhẩu chính là cốt lõicủa phát triển xuấtkhẩu bền vững. Có rất nhiều tiêu chí phản ánh chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Trongphạm vi bài viết này, chúng tôi lựa chọn giới thiệu 10 tiêu chí chủ yếu có thể sử dụng trong phân tích, nghiên cứu chất lượng và hiệu quả hoạt động xuấtkhẩucủa Việt Nam: quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu; kim ngạch xuấtkhẩu theo đầu người; xuấtkhẩutrong tương quan với nhập khẩu; xuấtkhẩutrong tương quan với GDP; cơ cấu xuấtkhẩuvà sự chuyển dịch cơ cấu xuấtkhẩu theo mặt hàng/thị trường/doanh nghiệp; mức độ hiện đại của phương thức xuất khẩu; hàm lượng giá trị gia tăng của hoạt động xuất khẩu; vấn đề sử dụng nguồn lực trongxuất khẩu; xuấtkhẩu với các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc; xuấtkhẩu với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. 7.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả xuấtkhẩu thời gian tới - Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tham gia mạnh mẽ trong phân công lao động quốc tế, tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu/khu vực, nỗ lực phát triển nguồn cung cho xuấtkhẩu (cả về mặt số lượng và nâng cao chất lượng) sau khi đã gia nhập WTO nhằm tạo ra được một cấu trúc xuấtkhẩu mang tính cạnh tranh và đạt hiệu quả cao; - Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện quyết liệt cải cách thể chế, cải cách hành chính, thuậnlợi hóa hoạt động xuấtkhẩu phù hợp với các cam kết của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế; - Tích cực, chủ động thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế đầy đủ và sâu rộng để tạo điều kiện tiếp cận thị trường rộng lớn cho hàng hóa và dịch vụ xuấtkhẩucủa Việt Nam. Tăng cường củng cố các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc . và khai phá mạnh các thị trường mới ở Trung Đông, châu Phi và Mỹ La-tinh cho phát triển xuất khẩu. Mở cửa sớm các thị trường dịch vụ hỗ trợ xuấtkhẩu tiên tiến, hiện đại cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu; - Nỗ lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp và nông nghiệp tạo chuyển biến về chất trong cơ cấu xuấtkhẩucủa Việt Nam; - Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xuất khẩu, đồng thời khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện có phục vụ tốt nhất cho xuấtkhẩucủa đất nước. Phát triển thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch thương mại; - Đẩy mạnh các hoạt động thuậnlợi hóa và hỗ trợ việc gia nhập thị trường của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước cho xuất khẩu, khuyến khích việc liên doanh, liên kết hợp nhất, sáp hợp các doanh nghiệp xuấtkhẩu để hình thành các tập đoàn xuấtkhẩu mạnh của Việt Nam, .; - Tiếp tục khai thác tối đa làn sóng đầu tư mới từ hiệu ứng gia nhập WTO vào các ngành hàng xuấtkhẩutrọng điểm của Việt Nam, nhất là các ngành chế biến, chế tạo và các ngành công nghiệp công nghệ cao có khả năng tăng trưởng xuấtkhẩu mạnh như sản phẩm gỗ, cơ khí nhỏ, dây và cáp điện, sản phẩm nhựa, linh kiện điện tử và vi tính, phần mềm, .; - Cải tiến việc thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, phát triển thị trường xuấtkhẩu nhằm nâng cao hiệu quả trongcông tác xúc tiến thương mại. Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các cơ quan ngoại giao và đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài trongviệc cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, kênh phân phối nước ngoài . - Không ngừng chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu, chú ý đào tạo ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu thị trường, marketing, kỹ năng đàm phán quốc tế, nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thương, nâng cao trình độ luật pháp quốc tế, trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học, nâng cao tay nghề. Việc đào tạo cần theo hai hướng, trước mắt, đối với người lao động cần thuần thục về kỹ năng và chuyên môn hóa sâu. Mặt khác phải chú trọng đặc biệt tới đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, có khả năng ứng dụng và tích hợp khoa học công nghệ của nhân loại cho phát triển của Việt Nam về lâu dài. KẾT LUẬN Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của nền kinh tế Việt Nam. Song song đó, sự giao thương cũng phát triển mạnh mẽ dựa trên nhu cầu tìm kiếm lợi ích thương mại ngày càng tăng giữa các quốc gia. Là một nước đang phát triển, đang hội nhập dần vào kinh tế thế giới , bên cạnh nhữngthuậnlợi có được , xuấtkhẩu Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều rủi ro mà nếu như không có đường lối đúng đắn cũng như chính sách chiến lược hợp lí để khắc phục thì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức mạnh kinh tế của quốc gia. Bằng việc đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả xuấtkhẩucủa nước ta trong quá trình hội nhập, nhóm 8 hi vọng bài thuyết trình của nhóm sau khi nhận được sự đóng góp quý báu của thầy và các bạn sẽ càng hoàn thiện hơn, có thể là tài liệu bổ ích phần nào cho những người có quan tâm đến xuấtkhẩu Việt Nam. Cảm ơn thầy và các bạn đã theo dõi đề tài. Cảm ơn các quý côngty đã nhiệt tình giúp nhóm thực hiện đề tài này. . Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu dược phẩm của Công ty 6.3.4.a. Thuận lợi -- Ngành dược Việt Nam đang bước vào thời kỳ cạnh. chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam: quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu theo đầu người; xuất khẩu trong tương