- Đúng rồi khăn là một trong nhiều đồ dùng cá nhân của chúng ta giúp chúng mình vệ sinh hàng ngày luôn được sạch sẽ vì thế mà các con phải thường xuyên bảo vệ và giữ gìn đồ dùng của mình[r]
Trang 1Tên hoạt động: Nhận biết:
Nhận biết đồ dùng cá nhân của bé
Hoạt động bổ trợ: Bài thơ: Khăn nhỏ
I Mục đích – yêu cầu:
1 Kiến thức:
-Trẻ nhận biết được một số đồ dùng cá nhân của mình như mũ, dép, ba lô
- Trẻ biết được công dụng của một số đồ dùng cá nhân
2 Kỹ năng:
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ chú ý cho trẻ
- Trẻ phát âm đúng tên một số đồ dùng
3 Thái độ:
- Giáo dục trẻ: Biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng cá nhân sạch sẽ
II Chuẩn bị:
1.Đồ dùng của giáo viên và trẻ:
- Một số hình ảnh về đồ dùng ( Mũ, dép )
- Mỗi bạn một tranh lô tô về đồ dùng ( Mũ, dép)
- Bài thơ: Khăn nhỏ
- Máy tính kết nối loa
2 Địa điểm tổ chức:
-Trong lớp
III.Tổ chức hoạt động
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1 Ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ: Khăn nhỏ
- Hỏi trẻ: Vừa đọc bài thơ có tên là gì?
- Bài hát có nhắc tới đồ dùng gì?
- Khăn để làm gì?
- Ngoài khăn ra các con có đồ dùng gì?
- Đúng rồi khăn là một trong nhiều đồ dùng cá
nhân của chúng ta giúp chúng mình vệ sinh hàng
ngày luôn được sạch sẽ vì thế mà các con phải
thường xuyên bảo vệ và giữ gìn đồ dùng của
mình sạch sẽ nhé
- Ngoài khăn là đồ dùng cá nhân của chúng mình
ra thì còn có rất nhiều đồ dùng như nón, mũ, cặp,
quần áo mà hôm nay cô và các con cùng nhau
tìm hiểu nhận biết một số đồ dùng cá nhân đó
nhé!
2 Nội dung:
a Hoạt động 1:Quan sát và đàm thoại:
- Trẻ đọc cùng cô
- Khăn nhỏ
- Khăn ạ
- Để rửa mặt ạ
- Dép, ba lô, mũ
- Trẻ chú ý nghe hiểu
- Vâng ạ
Trang 2- Cho trẻ quan sát bức tranh đôi dép: Cô hỏi
- Trong bức tranh có đồ dùng nào?
- Cho trẻ phát âm từ đôi dép
- Đôi dép có màu gì?
- Đôi dép để dùng làm gì?
- Đôi dép có mấy chiếc? ( Cho trẻ đếm )
- Dép được làm bằng gì?
+ Vì sao chúng mình phải đi dép nhỉ?
- Cô tóm lại: Chúng mình phải đi dép để giữ cho
đôi chân luôn sạch sẽ và cũng thường xuyên vệ
sinh cho đôi dép sạch sẽ và giữ gìn đôi dép cẩn
thận nhé!
- Ngoài đôi dép ra còn có đồ dùng gì nữa nào?
* Quan sát cái mũ:
- Cô đọc câu đố: Cái mũ
“Cái gì bằng vải
Dùng để đội đầu
Trời nắng chang chang
Che đầu cho bé”
- Đố các con biết đó là cái gì?
- Cô đưa bức tranh cái mũ ra cho trẻ quan sát
- Cho trẻ phát âm cái mũ
+ Cái mũ có màu gì?
+ Cái mũ được là bằng gì?
- Cái mũ dùng để làm gì?
- Khi đi học các con có đội mũ không?
- Cô khái quát lại: Mũ cũng là một loại đồ dùng
cá nhân được làm bằng vải, dùng để đội đầu khi
đi dưới trời nắng đấy!
=> Giáo dục trẻ: Khi đi học các con nhớ đội mũ
và đi ngoài trời nắng các con cũng phải đội mũ
nhé
b Hoạt động 2: Luyện tập:
*Trò chơi: Hãy chọn đúng
- Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đựng lô tô đồ dùng
Cách chơi: Khi cô nói tên đồ vật nào thì các con
phải nhanh tay chọn đồ vật đó và giơ lên và đọc
- Đôi dép
- Trẻ phát âm
- Màu xanh ạ
- Dùng để đeo
- Trẻ đếm 1-2
- Bằng nhựa
- Vì không đeo thì bẩn chân
- Trẻ nghe đố
- Cái mũ
- Trẻ phát âm
- Màu vàng
- Bằng vải
- Đội đầu che nắng
- Thưa cô có ạ
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
Trang 3to tên đồ dùng đó
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Bạn nào chọn sai yêu cầu trẻ chọn lại
*Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi
- Luật chơi: Đội nào dán đúng và được nhiều là
đội đó thắng
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, đội mũ
vàng sẽ lên gắn lô tô mũ vàng còn đội dép xanh
sẽ lên gắn lô tô dép xanh
Các con đã rõ cách chơi và luật chơi chưa?
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần
- Nhận xét tuyên dương trẻ
3 Củng cố.
- Hôm nay các con được nhận biết đồ dùng gì
nào?
- Giáo dục: Thường xuyên đi dép, đội mũ và giữ
gìn đồ dùng cẩn thận sạch sẽ
4 Kết thúc
- Cô nhận xét tuyên dương cho trẻ ra chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Rồi ạ
-Trẻ chơi
- Dép, mũ
* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;
trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kĩ năng của trẻ):
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………