Tham luận nâng cao chất lượng giáo dục
THAM LUẬN CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Kính thưa các vị đại biểu Kính thưa đoàn chủ tịch Thưa hội nghị. Vừa qua, tôi và các đồng chí đã được nghe kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013– 2014 , tôi nhất trí với kế hoạch trên và tôi có thêm tham luận về công tác nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi: Trước hết chúng ta nhìn lại thực trạng công tác nâng cao chất lượng đại trà và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: 1. Thuận lợi: - Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH, - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng HSG. 2. Khó khăn: - Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm. Do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế. - Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian tự học nên các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG, do đó kết quả không cao là điều tất yếu. - Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều nên kết quả thi học sinh giỏi ở một số môn chưa cao. Sau đây tôi trình bày: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đại trà và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: NHÀ TRƯỜNG: - Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý * Để nâng cao chất lượng đại trà: giáo viên bộ môn giảng dạy cần có kế hoạch ôn tập cụ thể vào các buổi học ôn tập buổi chiều. cần có giáo án cụ thể theo từng chủ đề cần ôn tập. - Cần có sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn với đoàn đội. - GV bộ môn và giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao đổi thông tin với phụ huynh học sinh về việc học tập của học sinh khi cần thiết. * Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 6, - Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. + Đối với lớp 6, 7, 8: chúng ta lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thục năm học thông qua việc trao đổi với giáo viên giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp. 1 + Thông qua giáo viên chủ nhiệm định hướng, sự thỏa thuận của giáo viên bồi dưỡng ở các đội tuyển để tránh tình trạng chồng chéo giữa môn này với môn kia. + Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cần được tiến hành thường xuyên cả trên lớp và các buổi chiều riêng, không nên để gần thi mới tích cực bồi dưỡng làm cho học sinh quá tải đồng thời ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học khác của học sinh. Tài liệu bồi dưỡng: - Giáo viên sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh nhà và các tỉnh khác thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề , luôn tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay để hướng cho học sinh. - Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức. Về thời gian bồi dưỡng: - Để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả thì nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi liên tục và đều đặn, không dồn ép ở tháng cuối trước khi thi vừa quá tải đối với học sinh vừa ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức ở môn học khác của học sinh. Đối với học sinh: Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài. Cần phải bồi dưỡng hứng thú và tính tích cực, độc lập nghiên cứu của học sinh. - Cần phát hiện sớm các em học sinh giỏi và bồi dưỡng sớm, tốt nhất từ lớp 6 trừ môn Hóa để có thể đạt kết quả cao. - Cách tốt nhất bồi dưỡng hứng thú cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt cho các em đạt được những thành công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc đầu chưa bộc lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trưởng thành rất vững chắc và đạt thành tích cao. - Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập. - Học sinh phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi. - Học sinh phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài đọc sách giáo khoa, học sinh cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác. Đối với phụ huynh : - Quan tâm tạo điều kiện, động viên tích cực con em học tập tốt hơn. - Trang bị đầy đủ dụng cụ học tập. - Thường xuyên liên lạc với giáo viên, nhà trường để nắm tình hình học tập của con mình. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong trường và khen thưởng - Để hỗ trợ cho công tác nâng cao chất lượng đại trà và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, các bộ phận gián tiếp như: Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm… cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như: tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng, có chế độ ưu tiên khuyến khích đối với học sinh đạt giải; tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích; quan tâm theo dõi 2 và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh về phòng học, điện, nước… - Trên đây là những ý kiến của tôi đưa ra về công tác nâng cao chất lượng đại trà và công tác bồi dưỡng học sinh giỏ. Rất mong được sự đóng góp của các đồng chí. - Cuối cùng, xin kính chúc các vị đại biểu khách quý, các đồng chí mạnh khoe, hạnh phúc. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp. 3 . tham luận về công tác nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi: Trước hết chúng ta nhìn lại thực trạng công tác nâng cao chất lượng đại trà. nâng cao chất lượng đại trà và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: NHÀ TRƯỜNG: - Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý * Để nâng cao chất lượng đại