1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY IN THỐNG NHẤT

39 267 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 48,06 KB

Nội dung

TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG TY IN THỐNG NHẤT 2.1 Đặc điểm tình hình chung của công ty In Thống Nhất Tên đơn vị thực tập: Công ty In Thống Nhất Trụ sở chính: 136 Hàng Bông – Quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà Nội Trung tâm sản xuất in: 107 Nguyễn Tuân – Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội 2.1.1 Lịch sử hình thành quá trình phát triển của công ty in Thống Nhất Công ty In Thống Nhất là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập tự chủ về tài chính có tư cách pháp nhân. Công ty trực thuộc Bộ Văn Hoá-Thông tin được thành lập ngày 17 tháng 01 năm 1995 theo Quyết định số 132 TC/QĐ trên cơ sở hợp nhất tự nguyện giữa Nhà máy In Thống Nhất Xí nghiệp thiết bị sân khấu Nhà máy In Thống Nhất được thành lập vào ngày 13/5/1971 theo Quyết định số 66 VH/QH của Bộ Văn hoá-Thông tin trên cơ sở hợp nhất 2 nhà in Cônghợp doanh sau cải tạo tư bản tư doanh từ những năm 60 là: công ty hợp doanh in Lê Văn Tân tại 136 Hàng Bông công ty hợp doanh in Kim Sơn tại 24 Lý Quốc Sư - Hà Nội. Thời kỳ mới thành lập thiết bị máy móc của Nhà máy rất lạc hậu không đồng bộ. Sau đó Nhà máy được trang bị thêm một số máy móc thiết bị của Liên Xô, CHDC Đức, Trung Quốc nhưng những thiết bị này đã lạc hậu so với công nghệ in do được trang bị từ lâu, di chuyển nhiều nên đã bị hư hỏng nhiều. Nhà máy vừa tổ chức sản xuất vừa phải sửa chữa hư hỏng nên năng suất hoạt động của Nhà máy thấp, sản phẩm chất lượng kém, hiệu quả sử dụng thiết bị chỉ đạt từ 1000 đến 2000 tờ /giờ Nhà máy nhiệm vụ chính là in, ấn các ấn phẩm. Trong thời kỳ bao cấp, kế hoạch sản xuất của Nhà máy chịu sự quản lý của Cục xuất bản còn kế hoạch tài vụ lại do Bộ Văn hoá - thông tin quản lý, kế hoạch kinh doanh từng thời kỳ đều phải tuân thủ chủ trương phân phối do Cục xuất bản quy định. Nhà máy chỉ được in các ấn phẩm phục vụ công tác quản lý kinh tế của các cơ quan Trung ương bao gồm sách báo, văn hoá phẩm được Cục xuất bản phân phối cho. Giá cả thời kỳ này cũng tuân theo giá do Cục xuất bản quy định chung cho toàn ngành in. Vì vậy Nhà máy thường bị động trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh, năng lực sản xuất bị hạn chế. Địa bàn sản xuất của Nhà máy lại không tập trung, phân xưởng sắp chữ thủ công in Typo thuộc khu vực 24 Lý Quốc Sư khi in xong lại phải vận chuyển sang 136 Hàng Bông để tiếp tục gia công thành phẩm. Với những khó khăn trên kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy thời kỳ này không được cao Từ năm 1988, đứng trước yêu cầu phát triển mở rộng sản xuất, Nhà máy in Thống Nhất đã liên tục đổi mới công nghệ. Nhờ vậy sản phẩm in có chất lượng cạnh tranh được trên thị trường. Năm 1989 được Bộ Văn hoá-Thông tin cho phép, nhà máy nhập một máy in OFFSET một màu loại RO 201 một máy in ROMAYO 4 trang đồng thời Nhà máy chuyển toàn bộ công nghệ in Typo sang công nghệ in OFFSET. Nhà máy cũng đầu tư thêm một số thiết bị in OFFSET hiện đại khổ nhỏ để in các sản phẩm nhãn mác cao cấp. Từ đó hiệu quả sản xuất được nâng cao Từ năm 1992 đến 1994, Nhà máy lần lượt trang bị thêm các máy móc, thiết bị có tính năng tác dụng cao như: máy in 2 màu, máy xén 3 mặt cắt…để đưa vào sản xuất. Song song với việc trang bị thêm các máy móc, thiết bị mới nhà máy tiến hành sửa chữa kéo dài thời gian sử dụng đối với máy móc cũ, dần ổn định dây chuyền công nghệ, ổn định mặt hàng sản xuất Nhà máy luôn tổ chức bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp sử dụng máy móc, thiết bị giúp công nhân nắm vững kỹ thuật sản xuất. Do vậy với số lượng công nhân không tăng lên nhiều nhưng sản phẩm hàng năm của nhà máy ngày càng tăng. Bên cạnh việc tham gia in các tài liệu, văn kiện của Đảng phục vụ các kỳ Đại hội, Nhà máy góp phần cùng ngành in cả nước tạo ra thị trường ấn phẩm chất lượng. Cán bộ công nhân viên phấn đấu không ngừng, luôn xứng đáng là người lính gác trên mặt trận tư tưởng văn hoá Năm 1995 theo Quyết định số 132/TC- QĐ ngày17/01/1995 của Bộ Văn hoá - thông tin trên cơ sở hợp nhất Nhà máy In Thống Nhất Xí nghiệp thiết bị sân khấu thành công ty In Thống Nhất. Năm 2001, công ty vinh dự được Đảng Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng nhất Ngành nghề kinh doanh của công ty: + In các loại sách báo, tạp chí văn hoá phẩm, tem nhãn, bao bì, phục vụ công nghiệp tiêu dùng, các biểu mẫu thống giấy tờ, các tài liệu phục vụ công tác quản lý kinh tế, quản lý hành chính của Trung ương địa phương theo đúng những quy định của pháp luật + Kinh doanh, mua bán các loại vật tư, thiết bị phục vụ trong ngành in + Nhận sửa chữa tân trang thiết bị, đào tạo công nhân kỹ thuật chuyển giao công nghệ cho các nhà in khác của Trung ương địa phương Công ty In Thống Nhất đã liên tục đầu tư, đổi mới thiết bị, thay đổi cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm khẳng định uy tín vững vàng trên thị trường. Dựa vào tiềm lực sẵn có của mình cộng với sự năng động của cán bộ lãnh đạo, công ty đã nắm bắt được tình hình thay đổi của máy móc, thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, ký kết các hợp đồng sản xuất trong ngoài nước. Sau đây là một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty In Thống Nhất trong 3 năm 2001, 2002, 2003. (Sơ đồ 9) Sơ đồ 9: Đơn vị tính: 1000 đồng STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1 Doanh thu 27.876.802 36.350.951 48.710.825 2 Vốn kinh doanh 15.785.664 16.627.737 16.959.524 3 Lợi nhuận trước thuế 526.636 913.343 1.106.498 4 Các khoản phải nộp ngân sách 996.348 1.196.509 1.609.345 5 Lợi nhuận sau thuế 358.112 621.074 752.419 6 Số lao động (người) 287 277 308 7 Thu nhập bình quân người/ tháng 1.000 1.108 1.247 2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh công ty in Thống Nhất công ty việc tổ chức sản xuất được tiến hành theo đơn đặt hàng của khách hàng. Sản phẩm chính của công ty là các ấn phẩm đã được in ấn như sách, tem nhãn… Công ty có 3 phân xưởng trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất là: phân xưởng Chế bản, phân xưởng In phân xưởng Sách. Mỗi phân xưởng tiến hành các công đoạn sản xuất riêng kết hợp với các phân xưởng khác để tạo ra sản phẩm. Quy trình công nghệ sản xuất công ty gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị gồm: + Sắp chữ vi tính + Sửa, chụp , contak + Bình bản Giai đoạn 2: Giai đoạn in gồm: + Phơi - hiện - xử lý bản + Quá trình in + Phân loại sản phẩm, xếp kệ chuyển sang phân xưởng sách Giai đoạn 3: Giai đoạn gia công thành phẩm gồm các bước: Pha cắt, gấp, bắt sách, soạn số, khâu chỉ, dán tờ gác, ép, vào gáy bìa, cắt ba mặt, đóng gói Việc tổ chức sản xuất có thể tóm tắt thành sơ đồ sau( sơ đồ 10 ) Theo sơ đồ tổ chức sản xuất trên, khách hàng đến ký hợp đồng với công ty tại phòng sản xuất. Sau đó phòng sản xuất viết Phiếu sản xuất với nội dung ấn phẩm cần in ấn rồi chuyển cho phân xưởng Chế bản. Phân xưởng Chế bản tiến hành các công việc sắp chữ vi tính, sửa chụp contak, bình bản rồi chuyển đến phân xưởng In. Tại phân xưởng In sau khi tiến hành các công việc phơi-hiện - xử lý bản thì thực hiện quá trình in. Sau đó có một bộ phận KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sản phẩm đạt đủ yêu cầu chất lượng sẽ được chuyển sang phân xưởng Sách. Tại phân xưởng Sách sẽ tiến hành các công việc như: pha cắt, gấp, bắt sách, soạn số, khâu chỉ, dán tờ gác …. Sau khi sản phẩm hoàn thành sẽ được đóng gói để chuẩn bị giao cho khách hàng. Phòng vật tư chịu trách nhiệm giao hàng cho khách hàng với đầy đủ số lượng đúng thời gian 2.1.3 Quản lý sản xuất kinh doanh công ty in Thống Nhất Với đặc điểm tổ chức sản xuất của công tysản xuất theo đơn đặt hàng, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu liên tục. Vì vậy để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng quan hệ chỉ đạo từ trên xuống dưới + Đứng đầu là giám đốc: là người chịu trách nhiệm chung, đại diện cho quyền lợi của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, đồng thời chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty + Ba phó giám đốc: là những người giúp việc cho giám đốc, trực tiếp quản lý các phân xưởng. Đó là phó giám đốc kinh doanh tiếp thị, phó giám đốc vật tư- hành chính, phó giám đốc sản xuất + Phòng tổ chức lao động tiền lương: có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề tổ chức hành chính, quản lý lao động + Phòng vật tư tiêu thụ: thực hiện công việc giao, nhận hàng hoá, vật tư đối với khách hàng, nhà cung cấp + Phòng kế toán: chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán của công ty + Phòng sản xuất: là nơi tiến hành việc ký kết các hợp đồng với khách hàng theo dõi tình hình sản xuất + Phân xưởng chế bản: là nơi cung cấp các bản in mẫu cho phân xưởng in + Phân xưởng in: là nơi trực tiếp tiến hành in theo lệnh của phòng sản xuất trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết với khách hàng + Phân xưởng sách: là nơi tiến hành gia công các thành phẩm từ phân xưởng In chuyển sang + Phân xưởng cơ điện: là nơi phụ trách về vấn đề điện toàn công ty, đảm bảo điện cho sản xuất Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau( sơ đồ 11) 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty in Thống Nhất Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty, công ty đã áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán của công ty từ khâu hạch toán ban đầu đến lập báo cáo, kiểm tra kế toán. Các phân xưởng, các phòng ban khác chỉ lập những chứng từ phát sinh rồi gửi về phòng kế toán. Phòng kế toán được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Bộ máy kế toán gồm 6 người được bố trí theo sơ đồ sau (sơ đồ 12) Sơ đồ 12 + Trưởng phòng kế toán: là người hướng dẫn điều hành, kiểm tra, chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kế toán, tài chính của công ty + Kế toán tiền mặt TSCĐ: theo dõi tình hình hiện có, sự biến động của tiền mặt, ghi sổ sự tăng giảm TSCĐ, các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ + Kế toán tiền lương tiền gửi ngân hàng: có nhiệm vụ tính toán tiền lương các khoản có liên quan, tính toán, phân bổ chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương. Bên cạnh đó kế toán còn theo dõi tình hình hiện có sự biến động của tiền gửi ngân hàng + Kế toán vật tư thanh toán công nợ: theo dõi tình hình hiện có sự biến động của vật tư đồng thời theo dõi việc thanh toán công nợ Kế toán tổng hợp (Trưởng phòng kế toán ) Thủ quỹ Kế toán tiêu thụ thành phẩm công nợ Kế toán vật tư thanh toán công nợ Kế toán tiền lương tiền gửi ngân hàng Kế toán tiền mặt TSCĐ + Kế toán tiêu thụ thành phẩm công nợ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình hiện có sự biến động của từng loại thành phẩm tiêu thụ, ghi chép các khoản doanh thu, theo dõi các khoản phải thu + Thủ quỹ: là người chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản toàn bộ số vốn bằng tiền tại quỹ của công ty. Mọi khoản thu chi đều do thủ quĩ thực hiện 2.1.5 Giới thiệu về phần mềm kế toán áp dụng tại công ty: Hiện nay công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Fast accounting 2003. + Phần mềm này có các đặc điểm nổi bật sau: - Tính giá thành chi tiết đến từng sản phẩm theo các khoản mục chi phí - Tự động tính thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra. - Quản lý chi tiết hàng hoá, vật tư theo số lượng, giá trị danh điểm vật tư - Lập báo cáo chi tiết, báo cáo tổng hợp về nhập, xuất, tồn, kho hàng - Tự động hoá lập các báo cáo tài chính kế toán. + Phần mềm này có các phân hệ sau: Hệ thống, Phân hệ kế toán tổng hợp, Phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi tiền vay, Phân hệ kế toán bán hàng công nợ phải thu, Phân hệ kế toán mua hàng công nợ phải trả, Phân hệ kế toán hàng tồn kho, Phân hệ kế toán chi phí tính giá thành, Phân hệ kế toán TSCĐ, Phân hệ báo cáo thuế, Phân hệ báo cáo tài chính + Hệ thống menu trong Fast accounting được tổ chức dưới dạng ba cấp: - Cấp 1: Bao gồm các phân hệ trên - Cấp 2: Liệt các chức năng chính trong từng phân hệ nghiệp vụ gồm: Cập nhật số liệu; Lên báo cáo; Khai báo danh mục từ điển tham số tuỳ chọn; In các danh mục từ điển. - Cấp 3: Liệt ra từng chức năng cụ thể được nêu ra trong menu cấp 2 + Về việc tổ chức hệ thống danh mục trong phần mềm: Phần mềm đã xây dựng hệ thống danh mục sau: Danh mục tài khoản; Danh mục khách hàng, nhà cung cấp các đối tượng công nợ; Danh mục kho hàng; Danh mục nhóm hàng hoá vật tư; Danh mục hàng hoá, vật tư; Danh mục TSCĐ + Các thao tác chung khi cập nhật 1 chứng từ : - Về bố trí màn hình cập nhật: Màn hình nhập chứng từ gồm 4 phần: Phần 1: Các thông tin liên quan chung cho toàn bộ chứng từ như: ngày chứng từ, số chứng từ, ngày hạch toán. Phần 2: Danh sách các định khoản hoặc các mặt hàng trong chứng từ đó. Phần 3: Các tính toán như: Tổng số tiền, thuế GTGT … Phần 4: Các nút chức năng điều khiển quá trình cập nhật chứng từ như: Xem, Sửa, Tạo mới …. - Quy trình vào một chứng từ mới: Chọn menu cần thiết. Chương trình lọc ra 5 chứng từ được nhập cuối cùng hiện lên màn hình cập nhật chứng từ. Nhấn nút ESC để quay ra màn hình nhập chứng từ. Để con trỏ tại nút Mới rồi ấn Enter. Lần lượt cập nhật các thông tin trên màn hình. Để con trỏ tại nút “Lưu” ấn Enter để lưu chứng từ. + Tổ chức mã hoá các đối tượng sử dụng: Trước khi sử dụng phần mềm, kế toán phải khai báo các tham số hệ thống hệ thống các danh mục. - Danh mục tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán công ty được xây dựng trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính quy định để đáp ứng yêu cầu quản lý, công ty xây dựng các tài khoản chi tiết cần sử dụng Ví dụ: Tài khoản 112-Tiền gửi ngân hàng bao gồm: TK1121 - Tiền VND gửi Sở giao dịch 1 NHCT Việt Nam TK 1123 - Tiền VND gửi NHCT Đống Đa TK 1124 - Tiền VND gửi ngân hàng đầu tư phát triển HN - Mã hoá các danh mục hàng hoá, vật tư; danh mục khách hàng; danh mục thuế suất; danh mục kho hàng… Công ty thực hiện mã hoá các đối tượng cần quản lý khoa học, phù hợp với đặc điểm kinh doanh. Ví dụ: Đối với danh mục hàng hoá, vật tư: công ty mã hoá theo tên vật tư, mỗi một mã đi kèm với tên của một vật tư, hàng hoá: Vật tư cồn công nghiệp có mã là CON, vật tư băng dính hộp có mã là: BDHOP…. Tương tự kế toán tiến hành mã hoá các kho hàng, bộ phận sử dụng TSCĐ. Màn hình Desktop của phần mềm như trang bên : [...]... Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩmcông ty in Thống Nhất 2.2.1 Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuấtcông ty in Thống Nhất công ty, CPSX gồm 3 khoản mục: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC Các tài khoản phản ánh các khoản mục CPSX này là TK 621, TK 622, TK 627 Các tài khoản này công ty không mở chi tiết theo từng sản. .. xưởng CPSXC công ty bao gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thuê gia công, chi phí thuê láng bóng, phun bóng, chi phí bồi dưỡng cho công nhân làm ca 3, chi phí thiết kế maket, chế bản, sửa chữa điện tử một số khoản chi phí khác Để kế toán CPSXC kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung công ty in Thống Nhất, ... công tác tập hợp CPSX theo từng khoản mục, cuối kỳ kế toán tập hợp CPSX để phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm công ty, phương pháp kế toán hàng tồn kho là khai thường xuyên nên để tập hợp toàn bộ CPSX phục vụ cho việc tính giá thành kế toán sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Khi bắt đầu sử dụng phần mềm kế toán công ty, kế toán tiến hành khai báo tất cả các bút toán kết chuyển... 6271 + Chi phí vật liệu dụng cụ sản xuất: - Nội dung: chi phí vật liệu dụng cụ sản xuất bao gồm chi phí về vật liệu dụng cụ sản xuất sử dụng cho phục vụ quản lý sản xuất tại các phân xưởng như băng dính, hồ dán, lưỡi dao, vòng bi … - Tài khoản sử dụng: Để kế toán chi phí vật liệu kế toán sử dụng TK 6272 Chi phí vật liệu; để kế toán chi phí dụng cụ sản xuất kế toán sử dụng TK 6273 Chi phí dụng... toán căn cứ vào cột "Mã kho" là MUC để gõ TK: 621 Khi nhập các chứng từ khác, kế toán căn cứ vào nội dung của chứng từ để gõ vào cột "TK Nợ" 2.2.2 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuấtcông ty Đối tượng kế toán tập hợp CPSX công typhạm vi, giới hạn mà các chi phí sản xuất cần được tổ chức tập hợp theo đó Công ty là loại hình doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng Hàng tháng công ty nhận được... của công ty còn được phân loại thành 5 yếu tố chi phí sau : Chi phí nguyên vật liệu, Chi phí nhân công, Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí bằng tiền khác 2.2.4 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất 2.2.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Nội dung: CPNVLTT là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất Công ty là doanh nghiệp sản xuất. .. phân xưởng In, phân xưởng Sách Cách tính lương sản phẩm cho công nhân từng phân xưởng khác nhau * phân xưởng In: nhân viên thống căn cứ vào Bảng sản phẩm in tính tiền lương cho từng loại sản phẩm Rồi lập Bảng tổng hợp lương bộ phận in Trên bảng này có thể hiện lương sản phẩm của từng máy sản xuất Sau đó lập Bảng chia lương sản phẩm bộ phận in Trên bảng này có lương sản phẩm của từng công nhân... Các công nhân khác tính tương tự Như vậy khi tập hợp CPNCTT kế toán sử dụng các chứng từ: Bảng chấm công, Bảng sản phẩm hoàn thành, Bảng tổng hợp lương, Bảng chia lương sản phẩmVề tài khoản kế toán: để kế toán CPNCTT kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Vì đến cuối kỳ, kế toán phải nhập bút toán phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ vào máy nên sau khi tính được tiền lương thực tế. .. nhau Tuy vậy công ty không tiến hành hạch toán CPSX cho từng bộ phận hay từng đơn đặt hàng mà tiến hành hạch toán chung cho toàn bộ công ty Do vậy đối tượng kế toán tập hợp CPSX công tytoàn bộ quy trình công nghệ sản xuất 2.2.3 Nội dung chi phí sản xuất tại công ty CPSX là một bộ phận quan trọng trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất của công ty công ty, CPSX được phân loại thành các khoản... hành kế toán khác: phần hành kế toán vốn bằng tiền, phần hành kế toán vật tư Do đó CPSXC đã được cập nhật trong quá trình nhập dữ liệu các phần hành kế toán khác như khi cập nhật các chứng từ về tiền mặt, chứng từ về xuất vật tư … * Nội dung kế toán tập hợp các khoản mục thuộc chi phí sản xuất chung: + Chi phí nhân viên phân xưởng: - Nội dung: Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm các chi phí về tiền . TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY IN THỐNG NHẤT 2.1 Đặc điểm tình hình chung của công. thanh toán công nợ Kế toán tổng hợp (Trưởng phòng kế toán ) Thủ quỹ Kế toán tiêu thụ thành phẩm và công nợ Kế toán vật tư và thanh toán công nợ Kế toán

Ngày đăng: 31/10/2013, 06:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+ Kế toán vật tư và thanh toán công nợ: theo dõi tình hình hiện có và sự biến động của vật tư đồng thời theo dõi việc thanh toán công nợ - TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY IN THỐNG NHẤT
to án vật tư và thanh toán công nợ: theo dõi tình hình hiện có và sự biến động của vật tư đồng thời theo dõi việc thanh toán công nợ (Trang 7)
+ Kế toán tiền mặt và TSCĐ: theo dõi tình hình hiện có, sự biến động của tiền mặt, ghi sổ sự tăng giảm TSCĐ, các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ - TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY IN THỐNG NHẤT
to án tiền mặt và TSCĐ: theo dõi tình hình hiện có, sự biến động của tiền mặt, ghi sổ sự tăng giảm TSCĐ, các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ (Trang 7)
+ Hình thức kế toán áp dụng ở công ty: công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ với hệ thống sổ sách đúng theo quy định - TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY IN THỐNG NHẤT
Hình th ức kế toán áp dụng ở công ty: công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ với hệ thống sổ sách đúng theo quy định (Trang 11)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w