Phương pháp tính giá thành sản phẩ mở công ty in Thống Nhất

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY IN THỐNG NHẤT (Trang 38 - 39)

Như đã trình bày ở trên, công ty xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng trang in tiêu chuẩn (13 x 19) (cm) (trang in một màu)

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, từ đối tượng kế toán tập hợp CPSX, đối tượng tính giá thành đã xác định công ty đã vận dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số để tính giá thành sản phẩm

Ở trên đã trình bày, việc đánh giá sản phẩm dở dang ở công ty chủ yếu là để xem xét khối lượng công việc hoàn thành được bao nhiêu phần trăm. Sản phẩm dở dang chỉ được đánh giá theo tổng giá trị sản phẩm dở dang chứ không đánh giá theo từng khoản mục chi phí trong sản phẩm dở dang. Vì vậy công ty chỉ tính giá thành cho từng trang in tiêu chuẩn chứ không theo từng khoản mục chi phí. Mặt khác công ty không tính giá thành cho từng sản phẩm của từng hợp đồng mà chỉ tính giá thành cho 1 trang in tiêu chuẩn để làm cơ sở ký kết các hợp đồng kinh tế tiếp theo. Chính vì vậy công ty không lập bảng tính giá thành và việc tính giá thành không chi tiết theo từng sản phẩm.

Tổng giá thành sản xuất = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Trong đó: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được thể hiện ở phần

ghi Nợ TK 154 trên Nhật ký chứng từ số 7 phần 1 Giá thành sản xuất của

Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số. Về lý thuyết khi áp dụng phương pháp này phải tính đến hệ số tính giá thành cho từng loại sản phẩm để quy đổi sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm ra sản lượng quy đổi. Nhưng trong thực tế kế toán giá thành căn cứ vào hệ số khuôn khổ để quy đổi số lượng trang in thực tế của từng sản phẩm ra số lượng trang in tiêu chuẩn quy đổi của sản phẩm đó

Hệ số khuôn khổ =

Khuôn khổ giấy in Hệ số máy in

Số lượng trang in tiêu chuẩn quy đổi của sản phẩm =

Số lượng trang in thực tế của sản phẩm x

Hệ số khuôn khổ

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được thể hiện ở phần ghi Nợ TK 154 trên Nhật ký chứng từ số 7 phần 1. Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 12 năm 2004 là : 4.936.492.720 (đồng)

Vậy trong tháng 12 năm 2004 tổng giá thành sản xuất sản phẩm là: 2.961.094.086 + 4.936.492.720 – 1.224.238.360 = 6.673.348.446 (đồng )

Trong tháng 12/2004 công ty in được: 468.905.363 (trang in tiêu chuẩn) Giá thành sản xuất của 1 trang in tiêu chuẩn tháng 12 năm 2004 là:

6.673.348.446

= 14,23 đồng /trang 468.905.363

Giá thành sản xuất của 1 trang in tiêu chuẩn là cơ sở để công ty ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng. Khi khách hàng đến ký hợp đồng với công ty, công ty sẽ căn cứ vào yêu cầu của khách hàng về kích cỡ, loại giấy … để đưa ra giá bình quân. Mức giá này đảm bảo bù đắp được các chi phí và thu được một mức lợi nhuận nhất định.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY IN THỐNG NHẤT (Trang 38 - 39)