1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở TRUNG TÂM VIỄN THÔNG QUỐC TẾ KHU VỰC I

8 239 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 17,21 KB

Nội dung

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐTRUNG TÂM VIỄN THÔNG QUỐC TẾ KHU VỰC I I. NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI 1. Những thành tích đạt được trong công tác đầu tư trang bị tài sản cố định Là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực vận tải. Một đặc điểm của ngành Đường sắt là luôn đòi hỏi trang thiết bị hiện đại và những thiết bị này thường mang tính chất đặc thù của ngành là hao mòn vô hình cao nên cũng luôn cần phải đầu tư trang bị mới. Đây quả là một trong những đòi hỏi khắt khe đối với Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội. Nhưng để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất trong những năm qua Công ty liên tục đầu tư mới mình, cho đến nay Công ty đã đầu tư lượng tài sản có giá trị lên tới gần 290 tỷ, riêng năm 2004 Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội đã đầu tư mới và được đầu tư trên 78 tỷ đồng. Những con số này đã cho thấy sự cố gắng nỗi lực lớn của Công ty nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Bên cạnh việc đầu tư những TSCĐ hữu hình, Công ty còn đầu tư thêm TSCĐ vô hình mà cụ thể là phầm mềm điện toán bán vé tự động nhằm giúp khách hàng rễ dàng mua vé . Để đảm bảo quản lý được tốt nhất tài sản, dịch vụ, cho thấy Công ty nhận thức được vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong sự phát triển của mình. Với sự phát triển của Công ty hiện nay cùng với sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo Công ty cũng như của Tổng công ty luôn đảm bảo Công ty được trang bị những TSCĐ tốt nhất, đầy đủ nhất và hiện đại. 2. Những thành tích đạt được trong công tác kế toán nói chung Công ty áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung, đây là hình thức tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của Công ty trong thời gian qua. Công ty có đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn cao. Mỗi người đảm nhận một phần hành kế toán riêng biệt, từ đó mỗi người có thể chuyên sâu vào công việc hơn. Hơn nữa, đội ngũ kế toán còn có tinh thần trách nhiệm cao, vì là một đơn vị lớn nên số lượng nghiệp vụ phát sinh thường nhiều đặc biệt đối với nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ thường có giá trị lớn nhưng các cán bộ kế toán vẫn luôn đảm bảo quản lý tốt tài sản, cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin kế toán tài chính đảm bảo cho ban giám đốc đưa ra những quyết định đầu tư hiệu quả. Công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, có thể nói rất phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty. Công ty cũng đang áp dụng phần mềm kế toán do Công ty tự lập cho phép giảm bớt những công việc kế toán. Hệ thống sổ sách, chứng từ, tài khoản và báo cáo kế toán Công ty sử dụng luôn phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. 3. Những thành tích đạt được trong công tác kế toán TSCĐ * Thứ nhất: Trong công tác phân loại TSCĐ, Công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ theo 3 cách. Mỗi cách đều có đặc trưng riêng, phù hợp với yêu cầu quản lý và yêu cầu kế toán. - Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật: cho biết kết cấu, tỷ trọng từng nhóm TSCĐ trong Công ty. Từ đó có phương hướng đầu tư đúng đắn, phù hợp với yêu cầu SXKD. - Phân loại theo nguồn vốn: giúp Công ty biết được cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ cũng như quản lý các nguồn vốn này. - Phân loại theo tình hình sử dụng: giúp Công ty biết được tài sản nào chưa dùng, TSCĐ nào đã khấu hao hết, nhượng bán thanh lý, thế chấp cầm cố để có kế hoạch sử dụng, nhượng bán thanh lý cũng như quản lý chặt chẽ, khấu hao đủ các tài sản cầm cố, thế chấp. Nói chung công tác phân loại TSCĐ Công ty cho biết một cách tổng quát và chi tiết nhất tình hình TSCĐ Công ty, có tác dụng tốt trong việc quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả. * Thứ hai: Công tác hạch toán chi tiết TSCĐ Đối với kế toán chi tiết TSCĐ được theo dõi rất cụ thể và chặt chẽ từ các chỉ tiêu về TSCĐ như tên tài sản, năm sản xuất, năm sử dụng,… đến các đặc trưng của TSCĐ như nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại… Kế toán còn theo dõi TSCĐ trên sổ chi tiết TSCĐ và bảng chi tiết TSCĐ, như vậy công tác hạch toán chi tiết Công ty đã giúp cho việc quản lý một cách chặt chẽ. * Thứ ba: Về công tác kế toán tổng hợp tăng, giảm Mọi nghiệp vụ tăng giảm đều được thực hiện theo quy định thống nhất, đảm bảo các chứng từ hợp lệ về mua sắm TSCĐ ,các biên bản bàn giao… việc ghi sổ kế toán tiến hành kịp thời, hợp lý… * Thứ tư: Phương pháp khấu hao Công ty đang sử dụng là phương pháp khấu hao tuyến tính, hàng năm trích khấu hao theo số đăng ký với Tổng công ty. Phương pháp này tuy thu hồi vốn chậm nhưng phù hợp với kế hoạch SXKD và thực tế của Công ty. Việc tính khấu hao của Công ty hiện nay linh hoạt, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng chế độ khấu hao. * Thứ năm: Về hệ thống sổ sách kế toán Công ty sử dụng hình thức kế toán CTGS, các sổ sách, bảng biểu sử dụng đơn giản, dễ xem nhưng vẫn đáp ứng các nhu cầu thông tin cho ban lãnh đạo, vẫn đúng chế độ kế toán hiện hành. * Thứ sáu: Về công tác sửa chữa TSCĐ Hàng năm Công ty vẫn tiến hành trùng tu và sửa chữa lớn TSCĐ đảm bảo TSCĐ luôn hoạt động hiệu quả nhất. Đối với TSCĐ đặc thù để đảm bảo cho tài sản được hoạt động tốt, hiệu quả. Công ty luôn tiến hành sửa chữa, việc sửa chữa thường do các Xí nghiệp thành viên đảm nhiệm hoặc đi thuê ngoài. Để đảm bảo cho chi phí sửa chữa TSCĐ đặc thù không ảnh hưởng lớn đến chi phí SXKD trong kỳ nên Công ty luôn tiến hành trích trước, điều này cho phép chi phí SXKD trong kỳ của Công ty luôn ổn định không gây ra những biến động lớn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. II. MỘT SỐ HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ - Thứ nhất: Về thủ tục để ghi nhận TSCĐ còn chậm. Khi TSCĐ được mua sắm hay điều chuyển đã được tiến hành bàn giao cho Công ty nhưng có chứng từ như các quyết định đầu tư, quyết định điều chuyển… có liên quan đến TSCĐ để ghi nhận TSCĐ còn thiếu, nên kế toán TSCĐ không thể kịp thời theo dõi tài sản, điều này có thể gây ra ghi thiếu, ghi sót, ảnh hưởng đến việc trích khấu hao cho TSCĐ từ đó có thể ảnh hưởng đến có thông tin kế toán được cung cấp cho ban lãnh đạo cũng như công tác quản lý TSCĐ không được chặt chẽ, đầy đủ. - Thứ hai: Trung tâm còn thiếu một phần mềm quản lý tài sản đầy đủ Hiện nay phần mềm kế toán Công ty đang sử dụng mới chỉ cho phép hạch toán tổng hợp mà chưa cho phép nhập chi tiết các thông tin có liên quan đến tài sản, khiến cho kế toán vẫn phải theo dõi tài sản trên một phần mềm khác không có mối liên hệ với phần mềm kế toán tổng hợp. Với sự quản lý chưa được tập trung như vậy làm cho công việc kế toán TSCĐ giảm bớt không đáng kể và còn không tạo ra được sự đối chiếu chặt chẽ giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. Ngoài ra kế toán TSCĐ vẫn phải tự xác định số khấu hao TSCĐ mà không được tiến hành trích tự động. Vì vậy mặc dù đã áp dụng phần mềm kế toán, nhưng phần mềm này vẫn chưa phát huy được hiệu quả. - Thứ ba: Đối với công tác sửa chữa. Đối với những TSCĐ không đặc thù Côn ty không tiến hành trích trước khi sửa chữa lớn. Nếu Công ty tiến hành trích trước sẽ chủ động hơn rất nhiều. Tuy những hạn chế trên là rất nhỏ, song để công tác kế toán TSCĐCông ty hoàn thiện hơn, em xin đưa ra một vài ý kiến sau 1. Một số ý kiến nhằm bổ sung về công tác kế toán TSCĐCông ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nôi - Ý kiến thứ nhất: Về thủ tục quản lý: Việc đảm bảo các thủ tục cần thiết cho việc ghi nhận TSCĐ nên được tập trung vào một bộ phận chuyên trách, bộ phận này có nhiệm vụ đảm bảo các giấy tờ hợp lệ về TSCĐ sau đó được nhanh chóng chuyển tới cho kế toán theo dõi. Bên cạnh đó, đối với các Xí nghiệp thành viên khi nhận được TSCĐ phải có sự ghi chép đầy đủ, theo dõi chặt chẽ và thường xuyên đối chiếu với phòng kế toán để đảm bảo TSCĐ được quản lý đầy đủ, chặt chẽ. - Ý kiến thứ hai: Về xây dựng phần mền kế toán phù hợp. Để có một chương trình kế toán phù hợp cần phải có sự kết hợp giữa các chuyên gia xây dựng phần mềm và đội ngũ cán bộ kế toán của Công ty để đảm bảo phần mềm được xây dựng phù hợp với điều kiện của Công ty. Riêng đối với phần quản lý TSCĐ nên xây dựng một giao diện cho phép vừa nhập thông tin chi tiết của tài sản: như mã TS, nước sản xuất, mã đơn vị sử dụng. và vừa hạch toán theo kiểu định khoản một vế cho phép kế toán TSCĐ chủ động trong việc hạch toán mà không ảnh hưởng đến công việc của kế toán khác đồng thời có thể đối chiếu với các kế toán có liên quan. Bên cạnh đó có thể xây dựng phần tự động tính khấu hao ngay từ khi nhập tài sản. Từ giao diện nhập chứng từ này kế toán có thể xem, sửa hay xoá các bút toán. Và chương trình cũng nên thiết kế cả sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp cũng như các báo cáo có liên quan. Để sử dụng được phần mềm được tốt nhất Công ty nên mở các chương trình đào tạo để đội ngũ cán bộ kế toán được cập nhật thêm thông tin và công nghệ mới. -Ý kiến thứ ba: Trích trước chi phí sửa chữa lớn đối với TSCĐ không đặc thù. Hàng năm dựa vào nhu cầu sửa chữa lớn TSCĐ không đặc thù, Công ty lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa theo một tỉ lệ thích hợp so với giá trị của TSCĐ được sửa chữa. Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn cho phép Công ty chủ động việc tiến hành sửa chữa. Số tiền trích trước này được theo dõi trên TK 335. Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành, xử lý chênh lệch giữa khoản đã trích với chi phí thực tế: nếu số trích trước lớn hơn thực tế, thì chênh lệch sẽ được hoàn nhập còn nếu số trích trước nhỏ hơn thực tế thì sẽ được trích tiếp vào chi phí KẾT LUẬN Tài sản cố định giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể tồn tại thì điều quan trọng là doanh nghiệp có biết cách quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu quả hay không? Để thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi ng- ời quản lý phải biết cách phân bổ TSCĐ sao cho có hiệu quả và không ngừng nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong khuôn khổ chuyên đề thực tập, tìm hiểu công tác kế toán TSCĐ tại Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội, kết hợp với thực tiễn tích luỹ qua quá trình học tập, tôi không thể có tham vọng đưa ra được những giải pháp đầy đủ mà chỉ phần nào đa ra một số đề xuất, biện pháp với hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mình để hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ của doanh nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, bạn bè đồng nghiệp tại Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là Thầy giáo Th.s KTV Trần Mạnh Dũng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này không tránh khỏi những hạn chế, vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến xây dựng của các thầy cô giáo cũng như các anh chị đồng nghiệp để chuyên đề thực tập tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. . HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở TRUNG TÂM VIỄN THÔNG QUỐC TẾ KHU VỰC I I. NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY VẬN T I. tốt trong việc quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả. * Thứ hai: Công tác hạch toán chi tiết TSCĐ Đ i v i kế toán chi tiết TSCĐ được theo d i rất cụ thể

Ngày đăng: 30/10/2013, 22:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w