Tại Việt Nam đã có kết quả điều tra thực trạng và yếu tố nguy cơ bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp 2008 của Cục quản lý môi trường, Bộ Y tế, thực hiện ở 52 cơ sở sản xuất có ô nhiễm bụi tr
Trang 1BỘ Y TẾ TRƯỜNGĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
LÊ QUANG CHUNG
NHU CẦU VÀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỀ QUẢN LÝ BỆNH BỤI PHỔI NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY THAN QUANG HANH THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN -
KHOÁNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2018
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ: 62 72 76 05
HÀ NỘI, 2018
Trang 2BỘ Y TẾ TRƯỜNGĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
LÊ QUANG CHUNG
NHU CẦU VÀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỀ QUẢN LÝ BỆNH BỤI PHỔI NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY THAN QUANG HANH THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN -
KHOÁNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2018
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ: 62 72 76 05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS TS: HỒ THỊ HIỀN
HÀ NỘI, 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập vàhoàn thành luận văn thuộc chương trình đào tạo chuyên khoa II Tổ chức Quản lý Y tế của trường Đại học Y tế công cộng, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, các phòng ban, các hội đông và thư viện trường Đại học Y tế công cộng đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
Để đạt được kết quả hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS TS Hồ Thị Hiền là người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Công ty, trạm y tế, các công trường, phân xưởng và công nhân viên chức, công nhân của công ty Than Quang Hanh đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cũng như bớt chút thời gian tham gia vào đề tài này
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban giám đốc, các khoa phòng và các bạn đồng nghiệp thuộc Bệnh viên Than - Khoáng sản đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho tôi được học tập và thu thập tài liệu để hoàn thành luận văn
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, những người bạn thân thiết của tôi đã cùng chia sẻ những khó khăn và giành cho tôi những tình cảm, sự chăm sóc quý báu trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2018
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN……….i
MỤC LỤC……….………ii
DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT……….………… …… iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU……… v
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
Chương 1: TỔNG QUAN 4
1.1 Khái niệm về bệnh bụi phổi 4
1.1.1 Định nghĩa bệnh bụi phổi 5
1.1.2 Bệnh bụi phổi than 5
1.2 Nghiên cứu về mắc bệnh bụi phổi than 10
1.2.1 Nghiên cứu trong nước 10
1.2.2 Nghiên cứu trên thế giới 11
1.3 Quản lý bệnh nghề nghiệp nói chung cũng như bệnh bụi phổi nói riêng 18
1.3.1 Thông tư số 28/2016/TT-BYT về việc Hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp 18 1.3.2 Thông tư số 19/2016/TT-BYT về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe công nhân 30
1.4 Can thiệp rửa phổi cho đối tượng lao động mắc bệnh bụi phổi nghề nghiệp và công nhân tiếp xúc với bụi vượt quá nồng độ cho phép liên tục trên 5 năm 32
1.4.1 Quy trình rửa phổi 32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 Đối tượng nghiên cứu 35
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 35
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn 35
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 35
2.2 Địa điểm nghiên cứu 35
2.3 Phương pháp nghiên cứu 35
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 35
Trang 52.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 35
2.3.3 Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu 36
2.3.4 Biến số, chỉ số nghiên cứu 37
2.3.5 Nội dung nghiên cứu 38
2.3.6 Công cụ thu thập thông tin 39
2.3.7 Kỹ thuật thu thâp thông tin 39
2.3.8 Quản lý và xử lý số liệu 39
2.3.9 Sai số và biện pháp khắc phục 40
2.3.10 Đạo đức nghiên cứu 40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
Chương 4: BÀN LUẬN 58
Chương 5: KẾT LUẬN 67
Chương 6: KHUYẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 70
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT
Tập đoàn TKV Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam
Labour Organization)
ICD-10 Phân loại quốc tế về bệnh tật (International
Classification of Diseases)
Trang 7TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu “Nhu cầu và đáp ứng nhu cầu về quản lý bệnh bụi phổi nghề nghiệp tại Công ty Than Quang Hanh thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam năm 2018”với mục tiêu mô tả thực trạng bệnh bụi phổi than, nhu cầu quản lý bệnh từ đó tìm ra giải pháp để đáp ứng nhu cầu quản lý cũng nhưxây dựng
các biện pháp can thiệp để dự phòng bệnh phù hợp
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích nâng cao công tác quản lý để công tác phòng chống bệnh bụi phổi nghề nghiệp được tốt hơn,góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại công ty than Quang Hanh Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính Đối tượng của nghiên cứu là người lao động khai thác than trong hầm lò, người sử dụng lao động của công ty than Quang Hanh Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ ngày 07 tháng 5 đến ngày 31 tháng 7 năm 2018 với cỡ mẫu định lượng gồm
381 đối tượng và nghiên cứu định tính là 11 cuộc phỏng vấn sâu và 2 cuộc thảo luận nhóm Nghiên cứu đã thu được kết quả: Nhu cầu về khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe nghề nghiệp kết quả từ 92,9 % đến 98,2% Nhu cầu khám các chỉ tiêu về
hô hấp, chụp Xquang tim phổi, xét nghiệm máu đạt từ 94% đến 99% Nhu cầu sau khi khám sàng lọc phát hiện bệnh bụi phổi than nghề nghiệp được giới thiệu đi giám ddinhj bệnh nghề nghiệp đạt 99,0% Nhu cầu sau khi mắc bệnh công ty quản lý hồ
sơ bệnh nghề nghiệp, được đi rửa phổi toàn bộ đạt từ 88,5% đến 97,1% Về trách nhiệm của công nhân mắc bệnh nghề nghiệp phải khai báo trung thực về tiền sử bệnh tật, yếu tố tiếp xúc là 98,7% Về thực trạng đáp ứng nhu cầu về thời gian khám sức khỏe định kỳ, các chỉ số khám đạt từ 91% đến 99,5% Hỗ trợ người mắc bệnh bụi phổi than nghề nghiệp được đi rửa phổi toàn bộ là 88,0% Đáp ứng về tư vấn, về cung cấp thông tin bệnh bụi phổi than nghề nghiệp đạt 97,1% đến 98,7% Các giải pháp cần thiết quản lý bệnh đạt 96% đến 98,7%.Từ kết quả trên nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho công nhân đặc biệt là công tác quản lý, phòng chống bệnh bụi phổi than nghề nghiệp tại công ty Than Quang Hanh
Trang 8
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh bụi phổi nghề nghiệp là bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất trong 34 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở nước ta.Theo số liệu báo cáo tại hội thảo khoa học phát triểu mạng lưới ung thư phổi và bệnh phổi nghề nghiệp do Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức ngày 24/6/2015, hiện có gần 28.000 công nhân bị mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trong đó số người bị mắc các bệnh bụi phổi là phổ biến nhất chiếm 74%
Bệnh bụi phổi là bệnh phổi mắc phải do hít phải nhiều bụi hữu cơ hoặc vô cơ hay hóa chất kích thích, thường trong một khoảng thời gian dài Vì thế, những ngành nghề tiếp xúc với vật liệu có tính chất phân tán thành từng hạt nhỏ như khai thác đá, than, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc đều có khả năng mắc bệnh bụi phổi Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt bệnh bụi phổi và bệnh bụi phổi nghề nghiệp Yếu tố quyết định để phân biệt hai bệnh này là nguyên nhân phơi nhiễm, bệnh bụi phổi trong môi trường dân cư do sự nhạy cảm của cá nhân thì đó không được coi là bệnh bụi phổi nghề nghiệp Bệnh bụi phổi nghề nghiệp phải do các yếu tố tác hại nghề nghiệp với các chỉ số vượt quá tiêu chuẩn cho phép tại môi trường lao động, việc này phải dựa trên kết quả giám định của các cơ quan chức năng được nhà nước cấp phép
Tại Việt Nam đã có kết quả điều tra thực trạng và yếu tố nguy cơ bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp (2008) của Cục quản lý môi trường, Bộ Y tế, thực hiện ở 52
cơ sở sản xuất có ô nhiễm bụi trong các ngành nghề khai thác đá, luyện kim, khai thác than, cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng của 5 tỉnh/thành phố công nghiệp trọng điểm là Thái Nguyên, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Đồng Nai Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic là 9,6%, tập trung nhiều ở những công nhân có thời gian tiếp xúc nghề nghiệp với bụi cao trên 15 năm (32,7%) Trong đó, tỷ lệ mắc cao nhất là trong công nhân ngành than: 22,8%, sau đó tới công nhân luyện kim 10,5% Các ngành còn lại như cơ khí, khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng thấp hơn nhiều 2,4 - 4,9%
Từ năm 1998, Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 1998 của liên tịch Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện
Trang 9các quy định về bệnh nghề nghiệp Năm 2012 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 12/2006/TT-BYT ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Bộ Y tế hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp
Bệnh phổi nghề nghiệp trong đó bệnh bụi phổi than nghề nghiệp mặc dù tỷ lệ công nhân được giám định xác định mắc bệnh cao nhưng việc quản lý bệnh phổi nghề nghiệp mặc dù có nhiều văn bản pháp luật ra đời nhưng đến năm 2016 Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp.Việc áp dụng Thông tư số 28/2016/TT-BYT được thực hiện để quản lý bệnh nghề nghiệp nhất là bệnh bụi phổi than nghề nghiệp
Hiện nay, đặc điểm và số liệu dịch tễ học của bệnh bụi phổi than của Tập đoàn Công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam chưa có sẵn cũng như công tác quản lý bệnh bụi phổi tại các đơn vị trong Tập đoàn chủ yếu là: đổi mới công nghệ
để tránh phát sinh bụi hoặc hạn chế phát sinh bụi, phun nước dập bụi để tránh bụi phát tán ra môi trường Công ty Than Quang Hanh trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam là đơn vị khai thác than hầm lò, với tuổi nghề của Công nhân trung bình tương đối thấpcùng với luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì công nhân khai thác trong hầm lò được về hưu khi đử 50 tuổi, thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm và thời gian làm việc trong hầm lò tối thiểu là 15 nămdo thời gian công tác của người lao động ngắn nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe nói chung và công tác quản lý bệnh bụi phổi nghề nghiệp là rất caovà cần thiết Do vậy để xác định được nhu cầu quản lý bệnh bụi phổi than và thực trạng đáp ứng nhu
cầu, chúng tôi tiến hành đề tài “Nhu cầu và đáp ứng nhu cầu về quản lý bệnh bụi phổi nghề nghiệp tại Công ty Than Quang Hanh thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam năm 2018” Đề tài sẽ góp phần tìm hiểu thực trạng
bệnh bụi phổi than, nhu cầu quản lý bệnh từ đó tìm ra giải pháp về đáp ứng nhu cầu
quản lý cũng nhưxây dựng các thiệp phù hợp
Trang 10MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mô tả nhu cầu quản lý bệnh bụi phổi than tại Công ty Than Quang Hanh thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, năm 2018
2 Mô tả thực trạng đáp ứng nhu cầu quản lý bệnh bụi phổi than tại Công ty Than Quang Hanh thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam, năm
2018
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm về nhu cầu và đáp ứng nhu cầu, về quản lý
1.1.1 Khái niệm về nhu cầu và đáp ứng nhu cầu
Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học nghiên cứu sinh học và xã hội Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội vấn đề về nhu cầu được tìm thấy trong nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi như Jeremy Bentham, Benfild, William Stanley Jevons, John Ramsay McCulloch, Edward S Herman Đó
là hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật Sự hiện diện của nhu cầu ở bất kì sinh vật nào, ngay cả ở bất kì xã hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp, là đặc điểm để phân biệt chủ thể đó với môi trường xung quanh
Cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu Các sách giáo khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa học thường có những định nghĩa mang tính riêng biệt Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể
định nghĩa nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của
chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống Nhu cầu tối thiểu, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.(D W Chapman 1981),
Theo định nghĩa của Philip Kotler: Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì
đó mà con người cảm nhận được Như vậy cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được đó là một trạng thái đặc biệt của con người, nó xuất hiện khi còn người tồn tại, sự thiếu hụt ấy đòi hỏi phải được thoả mãn, bù đắp Ý tưởng cốt lõi của Marketing là hướng tới thoả mãn nhu cầu của con người
Đáp ứng nhu cầu là sự đáp lại 1 nhu cầu được thể hiện bởi ngừi dùng đối với
1 dịch vụ mà họ sẵn lòng và có khả năng hỗ trợ thông qua 1 hình thức đóng góp có
ý nghĩa nào đó
1.1.2 Khái niệm về quản lý
Khái niệm quản lý có tính đa nghĩa, có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp và có sự nhận thức khác nhau theo thời đại, xã hội, nghề nghiệp nên cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý Các trường phái quản lý học
đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
Trang 12Henri Fayol (1841-1925): Quản lý là dự báo, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều phối và kiểm soát “ To manage is to forcast and to plan, to organize, to command, to co-ordinate and to control”
Mary Parker Follet (1868-1933): Quản lý là nghệ thuật làm cho các công việc được thực hiện bởi mọi người “Management is getting things done through people.”
Harold Koontz (1909-1984): Quản lý là một nghệ thuật làm cho mọi công việc được thực hiện thông qua các nhóm người trong một tổ chức chính thức
“Management is the art of getting things done through and with people in formally organized groups”
1.2 Khái niệm về bệnh bụi phổi
1.2.1.Định nghĩa bệnh bụi phổi
Bệnh bụi phổi theo định nghĩa của ILO (Cơ quan Lao động Quốc tế) năm
1971 là “Bệnh gây nên do sự tích tụ các hạt bụi (một dạng khí dung của các hạt chất rắn, dao động) trong phổi và các phản ứng của nhu mô phổi đối với sự xâm nhập đó”
Tổn thương giải phẫu của bệnh bụi phổi rất đa dạng nhưng nhìn chung
thường gặp nhất là các dạng tổn thương sau:
- Phản ứng xơ hóa,
- Khí thũng quanh ổ,
- Biến đổi động mạch,
- Biến đổi phế quản nhỏ thứ phát
Các loại bụi gâybệnh bụi phổi:
- Bụi silic gây bệnh bụi phổi silic (Silicosis)
- Bụi amiăng gây bệnh bụi phổi amiăng (Asbestosis)
- Bụi xi măng
- Bụi than gây bệnh bụi phổi than (Anthracosis)
- Bụi sắt gây bệnh bụi phổi sắt (Siderosis)
- Bụi bông gây bệnh bụi phổi bông (Byssinosis)
1.2.2 Bệnh bụi phổi than
1.2.2.1 Định nghĩa
Trang 13Bệnh bụi phổi than là bệnh ho dị ứng do hít phải nhiều bụi ở công nhân khai thác than (CWP), nguyên nhân do tiếp xúc lâu ngày với bụi than hay còn gọi là bệnh phổi đen
Bệnh bụi phổi than là bệnh hay gặp ở công nhân khai thác mỏ than và những công nhân làm việc tiếp xúc với bụi than, bệnh này cũng giống như bệnh bụi phổi silic do công nhân hít phải bụi chứa silic và hậu quả lâu dài của thuốc lá ở những người hút thuốc Bụi than hít vào được tích lũy dần trong phổi và bụi than này nằm lại trong phổi không được đào thải ra ngoài dẫn đến gây viêm phổi, gây xơ hóa phổi
và thậm chí gây hoại tử phổi
Bệnh ho dị ứng do hít phải nhiều bụi ở công nhân khai thác than là thể nặng của bệnh bụi phổi than (anthracosis) (anthrac - than, cacbon) Bệnh này thường không có dấu hiệu triệu chứng và thường gặp ở cả những những công nhân gián tiếp
và những người dân sống quanh vùng khai thác than do ô nhiễm không khí Tiếp xúc thời gian dài và với số lượng lớn bụi cacbon có thể dẫn đến tình trạng mắc bệnh nặng hơn, có hai thể bệnh ho dị ứng do hít phải nhiều bụi than đơn thuần và thể biến chứng (hoặc xơ hóa mảng tiến triển - PMF) Trường hợp hay gặp ở những công nhân tiếp xúc với bụi than là mắc bệnh viêm phế quản công nghiệp, các bác sĩ lâm sàng thường coi là bệnh viêm phế quản mạn tính (có nghĩa là ho 3 tháng trong một năm và ít nhất trong 2 năm) kết hợp với tiếp xúc với bụi ở nơi làm việc Tỷ lệ hiện mắc bệnh viêm phế quản công nghiệp khác nhau theo tuổi, nghề nghiệp, tiếp xúc và hút thuốc lá Ở những công nhân khai thác than không hút thuốc lá (ít bị mắc bệnh viêm phế quản hơn những người hút thuốc), tỷ lệ bị bệnh viêm phế quản công nghiệp vào khoảng 16 đến 17%
Phân loại theo 9-CM bệnh bụi phổi talc có mã số là 500, và theo
ICD-10 mã số là J60
1.2.2.2 Sơ lược về lịch sử
Bệnh bụi phổi than đã được biết từ lâu nhưng đến năm 1950 người ta mới biết được sự nguy hiểm của nó, nếu như chúng ta không phát hiện được bệnh sớm Quan điểm hiện nay người ta cho rằng bệnh bụi phổi silic rất nghiêm trọng nhưng nguyên nhân gây bệnh của nó chỉ mỗi bụi chứa silic còn bụi than thì không Các tập đoàn, công ty khai thác mỏ than đã nhận thấy rằng máy móc khoan khai thác than tạo ra nhiều bụi hơn so với với khai thác than thủ công, nhưng theo nhà khoa học tên là John L Lewis, bụi than được tạo ra do khai thác than không làm tăng việc
Trang 14mắc bệnh phổi đen (bệnh bụi phổi than) do máy móc đã được trang bị thiết bị hút bụi và làm giảm nồng độ bụi thoát ra ngoài, do vậy sản phẩm khai thác than được nhiều hơn và tiền lương của công nhân cao hơn Các tập đoàn, công ty khai thác than đã có nhiều chính sách ưu tiên để duy trì khả năng tăng việc thu nhập cho công nhân và bảo hiểm xã hội cho công nhân, và yêu cầu công nhân khai thác sản lượng than ngày càng nhiều hơn
1.2.2.3 Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi than là do hít thở phải bụi có chứa nồng
độ cacbon cao (than và nhựa đường có trong than), và hiếm gặp do than chì, ở những công nhân tiếp xúc với bụi than đặc biệt là những công nhân có tuổi nghề từ
20 năm trở lên Ngoài ra còn có sự kết hợp với bụi silic trong quá trình khai thác nhất là đối với mỏ than lộ thiên gây ra bệnh bụi phổi than kết hợp với bụi phổi silic
Bệnh bụi phổi than là bệnh ho dị ứng do hít phải nhiều bụi ở công nhân khai thác than (CWP), nguyên nhân do tiếp xúc lâu ngày với bụi than hay còn gọi là bệnh phổi đen
Bệnh bụi phổi than là bệnh hay gặp ở công nhân khai thác mỏ than và những công nhân làm việc tiếp xúc với bụi than, bệnh này cũng giống như bệnh bụi phổi - silic do công nhân hít phải bụi chứa silic và hậu quả lâu dài của thuốc lá ở những người hút thuốc Bụi than hít vào được tích lũy dần trong phổi và bụi than này nằm lại trong phổi không được đào thải ra ngoài dẫn đến gây viêm phổi, gây xơ hóa phổi
và thậm chí gây hoại tử phổi
1.2.2.4 Triệu chứng
a Triệu chứng lâm sàng
Cả hai thể bệnh bụi phổi than thể đơn thuần và biến chứng đều không có triệu chứng hoặc nếu có chỉ gây ra giảm chức năng phổi rất nhẹ Hầu hết các triệu chứng bệnh phổi mạn tính ở công nhân khai thác than là do các nguyên nhân khác, như bệnh viêm phế quản mạn tính công nghiệp do bụi than hoặc khí thũng ngẫu nhiên ở những người hút thuốc Ho có thể mạn tính và kéo dài ngay cả khi bệnh nhân đã chuyển vị trí làm việc và ngay cả khi đã bỏ thuốc, đôi khi bệnh nhân có triệu chứng khó thở
Khi bệnh tiến triển sang thể xơ hóa mảng tiến triển thường gây ra khó thở cho bệnh nhân Bệnh nhân thường ho khạc ra đờm đen, do bị bong, rách các tổn
Trang 15thương xơ hóa mảng tiến triển ở trong các phế quản, phế nang Thể xơ hóa mảng tiến triển thường gây ra bệnh tăng huyết áp phổi do tăng áp lực động mạch phổi và
do phổi bị tổn thương Không giống với bệnh bụi phổi silic, nhưng bệnh nhân bị bệnh bụi phổi than không có nguy cơ bị bệnh lao phổi, nhưng những công nhân khai thác than có thể tiếp xúc với bụi có chứa silic, và vì vậy có thể có nguy cơ bị bệnh lao phổi Bệnh bụi phổi than có thể kết hợp với một số bệnh tự miễn khác, như bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh xơ cứng bì
b Xquang
- Chụp Xquang lồng ngực có thể thấy những nốt mờ giống như bệnh bụi phổi silic (như phân loại của ILO-2000).Ở bệnh bụi phổi than thể đơn thuần, các nốt mờ tròn đều chiếm đa phần, đầu tiên xuất hiện ở vùng phổi trên Các nốt mờ này có thể liên kết với nhau và tạo thành các đám mờ lớn (có đường kính trên 1cm), đây là hình ảnh của bệnh bụi phổi than thể biến chứng hoặc xơ hóa mảng tiến triển
Trên hình ảnh phim Xquang lồng ngực phát hiện thấy một đám mờ có đường kính trên 10mm - đây là xơ hóa mảng tiến triển Hình ảnh Xquang điển hình đối với mảng xơ hóa tiến triển thường nằm ở vị trí thấp, và khoảng 1/3 số trường hợp bệnh nhân có mảng xơ hóa tiến triển đều qui cho ung thư, sẹo hoặc các tổn thương khác
Tổn thương trên phim, có hình ảnh lan tỏa, có những và những chấm sáng nhỏ ở cả hai bên phế trường Đôi khi trên hình ảnh Xquang còn phát hiện thấy những nốt silic đơn thuần, lao hạt, di căn và những hình ảnh các bệnh phổi thâm nhiễm lan tỏa khác
Trên phim Xquang có hình ảnh lan tỏa, những nốt mờ nhỏ, sáng (đường kính
từ 3 đến 5mm) ở tất cả các vùng hai bên phổi Có những vùng mờ lớn có ranh giới không rõ ràng ở vùng phổi trên của cả hai bên phổi Hình ảnh này trên phim cho thấy có hình ảnh bệnh bụi phổi than biến chứng, bệnh bụi phổi silic - lao, lao hạt, ung thư phổi di căn và những bệnh phổi thâm nhiễm lan tỏa khác
- Chụp cắt lớp cho thấy rõ hình ảnh các nốt mờ hơn so với chụp phim lồng ngực đơn thuần, nhất là các nốt mờ liên kết với nhau, các mảng xơ hóa tiến triển giai đoạn sớm và các hang ở trong phổi
c Chức năng hô hấp
Đo chức năng hô hấp, không có giá trị chẩn đoán nhưng được sử dụng để đánh giá chức năng hô hấp ở những bệnh nhân có biểu hiện tắc nghẽn, hạn chế hoặc
Trang 16kết hợp cả hai hội chứng này Do có sự thay đổi về trao đổi khí ở một số bệnh nhân
bị bệnh bụi phổi than thể đơn thuần và thể có biến chứng, đo chức năng hô hấp cho bệnh nhân trước khi vào làm việc để làm cơ sở cho việc so sánh lại chức năng hô hấp khi khám sức khỏe định kỳ cho bệnh nhân và đo khả năng khuếch tán carbon oxide và áp lực oxy trong lúc nghỉ ngơi và trong lao động
1.2.2.5 Chẩn đoán xác định
Có 3 tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh:
- Dựa vào tiền sử nghề nghiệp, bệnh nhân có thời gian dài tiếp xúc với bụi than (đặc biệt là những công nhân làm việc trong các mỏ khai thác than) và nồng độ bụi than ở nơi làm việc vượt tiêu chuẩn tối đa cho phép
+ Tiếp xúc với bụi than trong không khí môi trường lao động khi nồng độ bụi hô hấp có hàm lượng dioxide silic (SiO2) dưới 5% và nồng độ bụi hô hấp lớn hơn 2mg/m3 không khí trung bình trong 8 giờ
+ Thời gian tiếp xúc: tối thiểu 5 năm
+ Thời gian đảm bảo là 35 năm
- Hình ảnh X-quang chụp phim lồng ngực hoặc chụp cắt lớp phổi có các nốt
mờ tròn đều hoặc xơ hóa mảng tiến triển lan tỏa hoặc nốt mờ lớn
+ Hình ảnh tổn thương nốt mờ nhỏ tròn đều trên phim chụp X-quang phổi ký hiệu p, q, r Có thể gặp tổn thương nốt mờ nhỏ không tròn đều trên phim chụp X-quang phổi ký hiệu s, t, u (theo bộ phim mẫu ILO 1980 hoặc 2000)
+ Có thể có đám mờ lớn A, B, C (theo bộ phim mẫu ILO 1980 hoặc 2000) + Hoặc kèm theo hình ảnh khí phế thũng: vùng sáng trong phổi, thường ở đáy phổi hay xung quanh đám mờ lớn
- Rối loạn thông khí phổi hạn chế và/hoặc tắc nghẽn
Trang 171.3 Nghiên cứu về mắc bệnh bụi phổi than
1.3.1 Nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu trong nước về bụi phổi còn ít, tuy nhiên đã cho thấy ngành than chiếm tỷ lệ bụi phổi cao nhất, (theo báo cáo “kết quả điều tra thực trạng và yếu
tố nguy cơ bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp” của Phạm Xuân Thanh Cục Y tế dự phòng và Môi trường này là Cục Quản lý môi trường y tế) (2008), thực hiện ở 52
cơ sở sản xuất có ô nhiễm bụi trong các ngành nghề khai thác đá, luyện kim, khai thác than, cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng của 5 tỉnh/thành phố công nghiệp trọng điểm là Thái Nguyên, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Đồng Nai Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic là 9,6%, tập trung nhiều ở những công nhân có thời gian tiếp xúc nghề nghiệp với bụi cao trên 15 năm (32,7%) Tỷ lệ mắc cao nhất là trong công nhân ngành than: 22,8%, sau đó tới công nhân luyện kim 10,5% Các ngành còn lại như cơ khí, khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng thấp hơn nhiều 2,4 - 4,9%
Theo số liệu thống kê, đến 31/12/2014 cả nước ta có 28.274 công nhân bị mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trong đó số người bị mắc các bệnh bụi phổi là 20.993 chiếm 74,2% và chủ yếu là bệnh bụi phổi - silic và
là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong 28 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở nước ta
Việc xác định bụi phổi silic hàng năm ở nước ta phụ thuộc vào khả năng tổ chức khám bệnh nghề nghiệp của các doanh nghiệp đối với công nhân
Theo báo cáo số 180/BC-MT của Cục Quản lý môi trường y tế về công tác y
tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2015: các đi ̣a phương và các Bô ̣, ngành đã tiến hành khám 25 loa ̣i bê ̣nh nghề nghiê ̣p với 167.532 trường hợp được khám Kết quả cho thấy, đã phát hiện được 8.966trường hợp nghi mắc bệnh nghề nghiệp (tăng 31,9%) tập trung vào các bệnh bụi phổi silic (1.369 trường hợp), bê ̣nh
bụi phổi bông (56 trường hợp), bệnh viêm phế quản nghề nghiệp (127 trường hợp),
bệnh bu ̣i phổi than (5 trường hợp)… Ngoài ra, đã giám định được 636trường hợp (tăng 45,6% so với năm 2014) trong đó có 385 trường hợp được hưởng trợ cấp… Kết quả được trình bày ở bảng dưới:
Bảng 1.1: Kết quả khám bệnh nghề nghiệp năm 2015
TT Tên bệnh nghề nghiệp Số khám Nghi mắc Giám định
Trang 18TT Tên bệnh nghề nghiệp Số khám Nghi mắc Giám định
1.3.2 Nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than theo thời gian ở những công nhân làm việc trong các mỏ than đã đuợc thực hiện ví du như tác giả Attfield-MD; Castellan-RM (1992), nghiên cứu về số liệu mắc bệnh bụi phổi của công nhân mỏ ở nước Mỹ từ năm 1960 đến năm 1988 Phân tích số liệu từ 8 nghiên cứu dịch tễ học
ở các vùng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than từ 4 đến 46% và tăng lên với từng loại than, nhưng không liên quan đến thời gian làm việc vì tuổi và thời gian làm việc có sự tương đồng với các loại than Trong khi đó nghiên cứu toàn quốc về bệnh bụi phổi than lại cho thấy tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than liên quan đến thâm niên
Trang 19làm việc, loại than, mỏ than Tỷ lệ hiện mắc chung giảm theo thời gian Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than thể đơn thuần trong thời gian 1985 đến 1988 chỉ bằng 1/2
so với giai đoạn 1969 đến 1971
Ở nước Mỹ các mỏ than tập trung chủ yếu ở đông Pennsylvania, tây Maryland, tây Virginia, Virginia và Kentucky Tỷ lệ hiện mắc bệnh khác nhau giữa các vùng và khác nhau giữa các mỏ là do thành phần than khác nhau giữa các vùng Năm 1960, một nghiên cứu liên các bang xác định tỷ lệ mắc toàn bộ bệnh bụi phổi
ở công nhân khai thác than chiếm tới 30%, tỷ mắc toàn bộ bệnh bụi phổi than thể xơ hóa mảng tiến triển là 2,5% và 16% công nhân mỏ than ở Mỹ tiến triển bị viêm phổi
kẽ Ở Liên hiệp Anh, các mỏ than nằm chủ yếu ở Wales Cũng như ở Hoa Kỳ, 16% công nhân khai thác than bị mắc bệnh viêm phổi kẽ
Tỷ lệ mắc/tử vong: tỷ lệ mắc và tử vong liên quan chặt chẽ với các loại bụi than và thâm niên tiếp xúc Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên khi tiếp xúc với bụi than hô hấp nồng độ lớn Những công nhân có tuổi đời trẻ hơn 45 tuổi ít bị mắc bệnh bụi phổi than hơn
Attfield-MD; Castellan-RM (1992), nghiên cứu về số liệu mắc bệnh bụi phổi của công nhân mỏ ở nước Mỹ từ năm 1960 đến năm 1988 Nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than năm theo thời gian ở những công nhân làm việc trong các
mỏ than Số liệu thu thập từ 8 nghiên cứu dịch tễ học về tỷ lệ hiện mắc của công nhân mỏ ở các mỏ của bang Pennsylvania, West Virginia, Appalachia, Illnois, Indiana và Utah đã xuất bản từ năm 1961 đến năm 1970 và nghiên cứu quốc gia bệnh bụi phổi than ở giai đoạn 1969 đến 1988 Nghiên cứu quốc gia bệnh bụi phổi
là một nghiên cứu dịch tễ học toàn quốc về bệnh bụi phổi than do Viện sức khỏe và
an toàn nghề nghiệp quốc gia thực hiện Số liệu của nghiên cứu quốc gia bệnh bụi phổi than có được từ phân tích hình ảnh tổn thương trên phim Xquang phổi theo tiêu chuẩn của ILO và số liệu thu thập qua 4 giai đoạn: 1969 đến 1971, 1972 đến
1975, 1977 đến 1981 và 1985 đến 1988
Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than liên quan đến thời gian làm việc tại các
mỏ than cũng được tính đến Phân tích số liệu từ 8 nghiên cứu dịch tễ học ở các vùng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than từ 4 đến 46% và tăng lên với từng loại than, nhưng không liên quan đến thời gian làm việc vì tuổi và thời gian làm việc có
sự tương đồng với các loại than Trong khi đó nghiên cứu toàn quốc về bệnh bụi phổi than lại cho thấy tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than liên quan đến thâm niên
Trang 20làm việc, loại than, mỏ than Tỷ lệ hiện mắc chung giảm theo thời gian Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than thể đơn thuần trong thời gian 1985 đến 1988 chỉ bằng 1/2
so với giai đoạn 1969 đến 1971
Viện sức khỏe nghề nghiệp quốc gia Ấn Độ, đã hợp tác nghiên cứu với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC) Canada qua khám lâm sàng, chụp phim Xquang phổi và thăm dò chức năng hô hấp cho 5.777 công nhân khai thác tham hầm lò và 1236 công nhân khai thác than bề mặt Nghiên cứu này chỉ ra rằng
tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi (mật độ tổn thương từ 1/1 trở lên) ở công nhân khai thác than hầm lò 2,84% và than bề mặt là 2,1% Hầu hết các trường hợp mắc bệnh bụi phổi (84,1%) là công nhân khai thác than hầm lò
Không có trường hợp bị bệnh bụi phổi với mật độ tổn thương trên 2/2.Chỉ có
3 trường hợp mắc bệnh ở công nhân khai thác than hầm lò bị xơ hóa mảng tiến triển (PMF) và không gặp ở công nhân khai thác than bề mặt Tỷ lệ hiện mắc bệnh viêm phế quản mạn tính ở công nhân khai thác than hầm lò là 31,3%, tỷ lệ hiện mắc cao hơn so với công nhân khai thác than bề mặt (17,3%) Tỷ lệ công nhân có rối loạn chức năng thông khí phổi đối với công nhân khai thác than hầm lò là 45,4% và 42,2% đối với công nhân khai thác than bề mặt
Ở nước Mỹ các mỏ than tập trung chủ yếu ở đông Pennsylvania, tây Maryland, tây Virginia, Virginia và Kentucky Tỷ lệ hiện mắc bệnh khác nhau giữa các vùng và khác nhau giữa các mỏ là do thành phần than khác nhau giữa các vùng Năm 1960, một nghiên cứu liên các Bang xác định tỷ lệ mắc toàn bộ bệnh bụi phổi
ở công nhân khai thác than chiếm tới 30% và và tỷ mắc toàn bộ bệnh bụi phổi than thể xơ hóa mảng tiến triển là 2,5% Có 16% công nhân mỏ than ở Mỹ tiến triển bị viêm phổi kẽ
Năm 2004, một nghiên cứu về tử vong từ năm 1968 - 1982 và 1982 - 2000 ở những công nhân bị mắc bệnh bụi phổi Tỷ lệ tử vong ở nam công nhân khai thác than giảm 36% ở giai đoạn 1992 - 2000 so với giai đoạn 1968 - 1982 Mặc dù những số liệu này là số liệu quốc gia, nhưng theo các bang như Kentucky và Virgina thì tỷ lệ lại tăng tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi ở công nhân và bệnh bụi phổi than thể xơ hóa mảng tiến triển Những nghiên cứu về độc chất có trong thành phần của than, những chất này góp phần cho việc tỷ lệ mắc khác nhau giữa các Bang ở Mỹ
Trong một biểu đồ về số trường hợp mắc bệnh ở của công nhân khai thác than của 138 mỏ than ở Tây Virginia từ năm 2000 - 2009, Wade và cộng sự đã thấy
Trang 21có sự gia tăng nhanh chóng số trường hợp mắc bệnh bụi phổi và bệnh bụi phổi than thể xơ hóa mảng tiến triển ở những công nhân khai thác than trẻ tuổi từ sau năm
2001 Đây là nguyên nhân gây ra tăng tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh bụi phổi Những công nhân khai thác than bị mắc bệnh bụi phổi than thể xơ hóa mảng tiến triển có tuổi trung bình là 52,6 tuổi và tuổi nghề tiếp xúc với bụi than là 30 năm và sau 12 năm tiếp xúc có bất thường trên phim Xquang phổi Nghiên cứu này cho biết cần thiết phải có những nghiên cứu về riêng những bệnh này và cần thiết phải cải thiện biện pháp dự phòng.Sự thay đổi cơ cấu bệnh bụi phổi than ở vùng Appalachian của Mỹ do là tăng tiếp xúc với bụi silic
Ở Liên hiệp Anh, các mỏ than nằm chủ yếu ở Wale Cũng như ở Hoa Kỳ, 16% công nhân khai thác than bị mắc bệnh phổi kẽ
Tỷ lệ mắc/tử vong: tỷ lệ mắc và tử vong liên quan chặt chẽ với các loại bụi than và thâm niên tiếp xúc Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên khi tiếp xúc với bụi than hô hấp nồng độ lớn Những công nhân có tuổi đời trẻ hơn 45 tuổi ít bị mắc bệnh bụi phổi than hơn
Một nghiên cứu hồi cứu 41 tháng do Shen và cộng sự thực hiện đã mô tả mối liên quan giữa bệnh bụi phổi than và giai đoạn đầu tiếp xúc với bụi than do hệ thống thông khí bị hư hỏng Nghiên cứu đã phát hiện thấy những bằng chứng tổn thương thể xơ hóa mảng tiến triển trên phim XQuang không kết hợp với tỷ lệ tử vong do bệnh bụi phổi than Không có sự khác nhau về tỷ lệ tử vong giữa những bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi than thể đơn thuần với bụi bụi phổi than thể biến chứng (xơ hóa màng phổi thể tiến triển)
Tỷ lệ bệnh nhân trong khoa cấp cứu bị bệnh phổi than trong giai đoạn đầu bị tổn thương về thông khí phổi vào khoảng 40% và tỷ lệ tử bệnh viện là 43%
Chủng tộc: bệnh bụi phổi than hiện nay chưa có nghiên cứu về mối liên quan giữa chủ tộc hoặc người thiểu số
Giới: hiện nay cũng chưa có sự phân biệt giữa giới mắc bệnh bụi phổi than Tuổi: tuổi bị mắc bệnh bụi phổi than có thể gặp ở mọi lứa tuổi Việc phát bệnh phụ thuộc vào thâm niên và nồng độ bụi than đã tiếp xúc và phụ thuộc thời gian bắt đầu làm việc tại các mỏ than
Tiền sử: tiền sử bản thân có vai trò quan trọng trong đánh giá việc mắc bệnh bụi phổi than ở công nhân Phỏng vấn công nhân về tiền sử nghề nghiệp để có thể ước lượng được nồng độ bụi than đã tiếp xúc Thâm niên khai thác than trong hầm
Trang 22lò và tuổi bắt đầu tiếp xúc với bụi than rất quan trọng để xác định được nguy cơ của quá trình tiến triển thành bệnh bụi phổi thể xơ hóa mảng tiến triển Xác định được các loại than, vị trí và nồng độ silic có trong bụi than
Tiền sử hút thuốc lá, lào
Điều trị bệnh bụi phổi than và dự phòng
Số ca tử vong do silicosis ở nước Mỹ xấp xỉ 160 ca/năm, và có từ 1000 đến
2000 trường hợp vào nằm điều trị tại bệnh viện hằng năm Đối với bệnh bụi phổi than, số trường hợp tử vong xấp xỉ 700 trường hợp và có từ 5000 đến 700 trường hợp vào điều trị tại các bệnh viện hằng năm (Viện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Quốc gia - Mỹ) Cả tử vong và vào nhập viện ở Mỹ tăng lên từ những năm 1980, mặc dù tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than, tiền bệnh bụi phổi than, ghép phổi cho công nhân mắc bệnh bụi phổi cũng đã tăng lên từ những năm 1990
Việc tiếp xúc với bụi silic gặp ở công nhân trong các hầm mỏ, mỏ đá, lò luyện kim loại, sành sứ, đá mài và bụi xi măng trong ngành xây dựng Silic cấm không được sử dụng trong làm đá mài ở châu Âu nhưng ở Mỹ cũng như nhiều nước khác vẫn sử dụng Công nhân tiếp xúc với bụi than thường khi khai thác than hầm
lò, công nhân làm việc tại mỏ than lộ thiên tiếp xúc với bụi than ít hơn so với bụi silic Một số công nhân cũng có thể tiếp xúc với nồng độ bụi than quá cao và cũng tiếp xúc luôn với bụi silic (chẳng hạn những công nhân làm công việc khoan than, bóc lớp đật đá ở mỏ than lộ thiên, hoặc vận hành máy khai thác, vận hành xe chở than…) Những người làm việc trong ngành khai thác than có nguy cơ mắc cả bệnh bụi phổi than và bệnh bụi phổi silic
Từ những năm trước năm 1970 ở Mỹ đã ban hành luật khống chế bụi than nhằm giảm sự tiếp xúc với bụi đối với công nhân Sau 20 năm sau ngày ban hành luật này hình ảnh tổn thương trên phim XQuang ở những công nhân bị mắc bệnh bụi phổi có thay đổi ở những người bắt đầu vào làm việc khai thác than từ những năm 1980 Và những người này đến nay đã hơn 50 tuổi Tuy nhiên, sự xơ hóa ở những người mắc bệnh vẫn tiến triển nặng lên nhất là ở những người tiếp xúc với nồng độ bụi cao tại vị trí làm việc Và từ năm 1980 lại đây, những thợ mỏ có thời gian tiếp xúc với bụi than từ 15 đến 20 năm mới phát triển bệnh bụi phổi Một số họ chuyển sang thể bệnh xơ hóa mảng tiến triển
Tomaskova, H và cộng sự (2008) đã nghiên cứu đã nghiên cứu về nguy cơ ung thư phổi ở những công nhân mắc bệnh bụi phổi than ở Cộng hòa Czech Tuổi
Trang 23trung bình của những người mắc bệnh bụi phổi than là 48,8 ± 12,5 tuổi Thâm niên nghề nghiệp trung bình là 21,1 ± 7,9 năm Nồng độ silic (SiO2) trong than dưới 5% trong 90% số mẫu đã thu thập, 5 - 10% bụi có chứa silic ở những mẫu còn lại Về thói quen hút thuốc chiếm 73% và trong đó có 65,6% số họ đã từng hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động Trong 492 bệnh nhân đã tử vong trong giai đoạn 1992 -
2006, tuổi trung bình bị tử vong là 67,0 ± 12,2 tuổi Trong số đó, số tử vong do nguyên nhân ung thư chiếm tới 14,4% Nguyên nhân chính gây tử vong ở những nước mắc bệnh bụi phổi than là bệnh tim mạch (39,4%) Trong tổng số 91 trường hợp được chân đoán mắc ung thư phổi, tuổi trung bình là 63,6 ± 9,2 tuổi Tỷ lệ tử vong ung thư phổi chuẩn theo tuổi ở công nhân mỏ mắc bệnh bụi phổi so với dân số chung của Cộng hòa Czech là 2,2 (95%CI: 1,8 - 2,8)
Theo Lancet,gánh nặng bệnh tật toàn cầu: nguyên nhân tử vong: “240
nguyên nhân tử vong toàn cầu, vùng và quốc gia theo tuổi, 1990 - 2013: nghiên cứu phân tích hệ thống về gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2013), số tử vong do mắc bệnh bụi phổi than trong năm 2013 là 25.000 trường hợp trong khi đó tử vong cũng do bệnh này trong năm 1990 là 29.000 trường hợp Giữa những năm 1970 - 1974 tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than ở những công nhân mỏ than ở Mỹ có tuổi nghề trên 25 năm là 32%, trong khi đó tỷ lệ hiện mắc bệnh này ở cùng nhóm tuổi nghề trong giai
2000 thợ mỏ ở 16 bang của Mỹ từ năm 2010 - 2011, trên 2% công nhân khai thác than bề mặt bị mắc bệnh bụi phổi than Có 0,5% những công nhân mỏ này bị thể xơ hóa mảng tiến triển Hầu như tất cả các công nhân này chưa bao giờ làm việc dưới
mổ than trước khi làm công tác khai thác mỏ than lộ thiên.Trên phim chụp phổi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của những công nhân khai thác mỏ lộ thiên là mắc bệnh bụi phổi silic
Trang 24Tại nước Anh trong vòng 10 năm số trường hợp bị mắc bệnh bụi phổi silic giảm vào khoảng 80 trường hợp/năm trong giai đoạn 2005 - 2007 xuống còn 40 trường hợp/năm trong giai đoạn 2013 - 2015.Số tử vong hàng năm do bệnh bụi phổi than trong 10 năm trước vào khoảng 140 trường hợp/năm và năm 2014 là 142
trường hợp
Biểu đồ 1.1: Số trường hợp mắc, chết ở Anh giai đoạn 2005 - 2015
Liu GT và cộng sự đã điều tra tỷ lệ mới mắc và tình hình mắc bệnh bụi phổi
ở vùng Xinjiang Uygur Autonomous và các ca bệnh được ghi nhận của Cục đường sắc Urumqi để làm cơ sở cho việc dự phòng và phòng chống bệnh bụi phổi Số liệu
về các trường hợp mắc bệnh bụi phổi được nhập vào phần mềm Microsoft Excel và sau đó chuyển sang phần mềm SPSS 17.0 để phân tích Đến năm 2010 có13165 trường hợp mắc bệnh bụi phổi Tỷ lệ công nhân khai thác than bị mắc bệnh nhiều nhất Từ tháng 7 năm 2006 đến năm 2010 có 1233 trường hợp mới mắc bệnh bụi phổi; hầu hết các trường hợp mới mắc này ở Urumqi Từ năm 1981 đến năm 2012, Cục đường sắt Urumqi đã xác định được 3332 trường hợp mới mắc bệnh, trong đo
ở giai đoạn I là 77,73%, giai đoạn II là 16,96% và giai đoạn 3 là 5,31% Trong 30 năm qua, số trường hợp mới mắc tập trung nhiều nhất vào năm 1986; hầu hết các trường hợp mới mắc là bệnh bụi phổi silic Có trên 200 trường hợp mắc bệnh bụi phổi kết hợp với lao phổi Công nghiệp than ở Urumqi là ngành công nghiệp chính
ở đây có số trường hợp mắc bệnh bụi phổi nhiều nhất ở Xinjiang
Ying Xia và cộng sự (2014) đã nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi tại Hubei, Trung Quốc từ năm 2008 đến năm 2013 có 3665 trường hợp mới mắc
Trang 25bệnh bụi phổi từ năm 2008 đến năm 2013 ở tỉnh Hubei Công nhân khai thác than mắc bệnh bụi phổi silic than vào khoảng 97,19% tổng số các trường hợp mắc bệnh bụi phổi Thời gian tiếp xúc với bụi than dưới 10 năm chiếm 33,32% Hầu hết các trường hợp mắc mắc bệnh là do khai thác than, kim loại màu hoặc sản xuất vật liệu xây dựng Vào khoảng 42,46% các trường hợp mắc bệnh bụi phổi ở các xí nghiệp nhỏ và xí nghiệp trung bình Tỷ lệ các trường hợp mắc bệnh bụi phổi kết hợp với bệnh lao phổi là 6,6%, và tỷ lệ mới mắc bệnh lao phổi cao nhất ở những trường hợp mắc bệnh bụi phổi silic
1.4 Quản lý bệnh nghề nghiệp nói chung cũng như bệnh bụi phổi nói riêng
Ngày 30/6/2016 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 28/2016/TT-BYT về việc Hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp thay thế Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20/4/1998 Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp và Thông tư số 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp và Thông
tư số 19/2016/TT-BYT về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe công nhân
1.4.1 Thông tư số 28/2016/TT-BYT về việc Hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp
Một số nội dung trong thông tư liên quan đến quản lý bệnh nghề nghiệp tại Việt nam
Khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc
Điều 3 Đối tượng và thời gian khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc
1 Đối tượng khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc là công nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động
2 Việc khám sức khỏe cho công nhân quy định tại Khoản 1 Điều này phải được thực hiện trước khi bố trí công nhân vào làm các công việc có yếu tố có hại
Điều 4 Hồ sơ khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc
1 Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp cơ sở lao động có nhiều người phải khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc thì người sử dụng lao động lập danh sách và điền các thông tin về nghề, công việc chuẩn bị bố trí, yếu tố có hại tại nơi làm việc gửi kèm theo Giấy giới thiệu
Trang 262 Phiếu khám sức khỏe thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này
Điều 5 Nội dung khám
1 Khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc thực hiện theo nội dung của mẫu Phiếu khám sức khỏe quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này
2 Ngoài các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này, bác sỹ Trưởng đoàn khám chỉ định khám chuyên khoa phù hợp với vị trí làm việc của công nhân
3 Căn cứ vị trí làm việc của công nhân và chỉ định khám chuyên khoa của Trưởng đoàn khám, người thực hiện khám chuyên khoa có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng) phù hợp với vị trí làm việc của công nhân đó
4 Trường hợp công nhân đã được khám sức khỏe theo hướng dẫn tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 05 tháng 6 năm 2013 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe (sau đây gọi tắt là Thông tư 14/2013/TT-BYT) thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám chuyên khoa theo quy định tại Khoản 2 Điều này
Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
Điều 6 Đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
1 Đối tượng phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là công nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này
2 Công nhân không thuộc Khoản 1 Điều này chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp
Điều 7 Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho công nhân
1 Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho công nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động
2 Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc công nhân thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu
Điều 8 Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
1 Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp công nhân đã làm việc trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất
Trang 272 Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này
3 Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:
a) Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động Đối với trường hợp công nhân
có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc môi trường lao động được thực hiện trước ngày Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Luật an toàn,
vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động có hiệu lực thì hồ sơ phải
có thêm Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tố vi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2016;
b) Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp cấp tính mà tại thời Điểm xảy ra bệnh nghề nghiệp cấp tính chưa kịp xác định được mức tiếp xúc yếu tố có hại;
4 Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có)
Điều 9 Quy trình và nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
1 Quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
a) Trước khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc công nhân phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
b) Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa Điểm và các nội dung cần thiết khác liên quan đến khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc công nhân;
c) Thực hiện việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp lần đầu theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ các thông tin trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp và tổng hợp kết quả đợt khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Trường hợp công nhân được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải lập Hồ sơ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ
Trang 28lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này và lập báo cáo trường hợp công nhân mắc bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Sau khi tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 20 ngày làm việc, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải trả cho người sử dụng lao động hoặc công nhân các giấy tờ quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều này
2 Nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
a) Khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp để ghi phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;
b) Khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh Mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội;
c) Đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản;
d) Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần);
đ) Trường hợp công nhân đã được khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14/2013/TT-BYT thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám
bổ sung các nội dung còn lại theo quy định tại Điểm b, Điểm d Khoản 2 Điều này; e) Đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh Mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp
Điều 10 Quy định về hội chẩn để chẩn đoán bệnh nghề nghiệp
1 Hội chẩn được tiến hành đối với các trường hợp chẩn đoán các bệnh bụi phổi, phế quản, bệnh rung chuyển nghề nghiệp và các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp
2 Thành phần Hội đồng hội chẩn:
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh nghề nghiệp quyết định thành lập Hội đồng hội chẩn bệnh nghề nghiệp, gồm các thành phần sau:
a) 01 đại diện lãnh đạo cơ sở khám bệnh nghề nghiệp làm Chủ tịch Hội đồng;
b) 01 bác sĩ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp;
Trang 29c) 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đến bệnh nghề nghiệp cần hội chẩn;
d) 01 Thư ký Hội đồng: Do Chủ tịch Hội đồng chỉ định;
e) Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quyết định việc trưng cầu chuyên gia về lĩnh vực cần hội chẩn
3 Kết luận hội chẩn được hoàn chỉnh và ghi vào Biên bản hội chẩn bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này
4 Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn chỉnh Biên bản hội chẩn và Hồ sơ bệnh nghề nghiệp chuyển lên tuyến trên để có chẩn đoán xác định
Khám định kỳ cho công nhân mắc bệnh nghề nghiệp
Điều 11 Đối tượng và thời gian khám định kỳ cho công nhân mắc bệnh nghề nghiệp
1 Công nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp
2 Thời gian khám định kỳ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này
Điều 12 Hồ sơ khám định kỳ cho công nhân mắc bệnh nghề nghiệp
1 Người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ khám định kỳ cho công nhân mắc bệnh nghề nghiệp bao gồm:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
1 Quy trình khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp:
a) Trước khi khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc công nhân phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp các giấy tờ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
b) Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa Điểm và các nội dung khác liên quan đến khám định kỳ cho công nhân mắc bệnh nghề nghiệp tới người sử dụng lao động hoặc công nhân;
Trang 30c) Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp tổ chức khám cho công nhân mắc bệnh nghề nghiệp;
d) Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ kết quả khám định kỳ người mắc bệnh nghề nghiệp trong hồ sơ bệnh nghề nghiệp; tổng hợp kết quả khám định kỳ bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này và trả kết quả cho người sử dụng lao động trong thời gian 20 ngày làm việc
2 Nội dung khám định kỳ bệnh nghề nghiệp:
a) Thực hiện theo quy định tại Điểm a, b, d Khoản 2 Điều 9 và hướng dẫn tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Việc bổ sung nội dung khám lâm sàng và cận lâm sàng cho từng bệnh nghề nghiệp dựa vào tiến triển, biến chứng của bệnh theo chỉ định của bác sỹ
Điều tra bệnh nghề nghiệp
Điều 14 Các trường hợp Điều tra bệnh nghề nghiệp
1 Điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Công nhân có yêu cầu Điều tra bệnh nghề nghiệp có liên quan đến bản thân mà chưa được giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;
b) Người sử dụng lao động có yêu cầu Điều tra bệnh nghề nghiệp;
c) Xảy ra nhiều trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc nhiều người bị ốm, mắc bệnh trong cùng một thời Điểm tại một cơ sở lao động;
d) Kết quả quan trắc môi trường lao động vượt giới hạn cho phép nhưng không có trường hợp công nhân được phát hiện bệnh nghề nghiệp hoặc cơ sở lao động không thực hiện quan trắc môi trường lao động và khám sức khỏe cho công nhân;
đ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội có yêu cầu Điều tra bệnh nghề nghiệp;
2 Điều tra lại bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân có kiến nghị về kết quả Điều tra bệnh nghề nghiệp;
b) Phục vụ hoạt động kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan có thẩm quyền
3 Điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với trường hợp có kiến nghị của
tổ chức, cá nhân đối với kết quả Điều tra lại bệnh nghề nghiệp
Điều 15 Thẩm quyền thành lập đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp
1 Đoàn Điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp do:
Trang 31a) Giám đốc Sở Y tế, Lãnh đạo các bộ, ngành quyết định thành lập đoàn theo đề nghị của thanh tra Sở Y tế hoặc thủ trưởng cơ quan y tế bộ, ngành đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này;
b) Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế quyết định thành lập đoàn đối với các trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp vượt quá khả năng Điều tra của Đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp quy định tại Điểm
a Khoản này
2 Đoàn Điều tra lại bệnh nghề nghiệp do Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế quyết định thành lập đoàn đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư này
3 Đoàn Điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp do lãnh đạo Bộ Y tế thành lập đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư này
Điều 16 Thành phần Đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp
1 Thành phần đoàn Điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp quy định tại Điểm a Khoản
1 Điều 15 Thông tư này gồm:
a) 01 đại diện Lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế, Lãnh đạo y tế Bộ, ngành làm trưởng đoàn;
b) 01 bác sĩ có chứng chỉ bệnh nghề nghiệp làm ủy viên thư ký;
c) 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đến bệnh nghề nghiệp đang Điều tra;
d) 01 đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) 01 đại diện Liên đoàn lao động tỉnh;
e) 01 đại diện cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bộ, ngành;
g) Các thành viên khác do Trưởng đoàn Điều tra quyết định trong trường hợp cần thiết
2 Thành phần đoàn Điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp quy định tại Điểm b Khoản
1 và đoàn Điều tra lại bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư này gồm:
a) 01 đại diện lãnh đạo Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế làm trưởng đoàn; b) 01 bác sĩ có chứng chỉ bệnh nghề nghiệp làm ủy viên thư ký;
c) 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đến bệnh nghề nghiệp đang Điều tra;
d) 01 đại diện Vụ Pháp chế - Bộ Y tế;
đ) 01 đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thực hiện Điều tra;
Trang 32e) Các thành viên khác do Trưởng đoàn Điều tra quyết định trong trường hợp cần thiết
3 Đoàn Điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập theo đề nghị của Chánh thanh tra Bộ hoặc Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, bao gồm:
a) 01 đại diện lãnh đạo Thanh tra Bộ Y tế làm trưởng đoàn;
b) 01 bác sĩ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp của Viện thuộc hệ y tế dự phòng làm ủy viên thư ký;
c) 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đến bệnh nghề nghiệp đang Điều tra;
d) 01 đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) 01 đại diện cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
e) Các thành viên khác do Trưởng đoàn Điều tra quyết định trong trường hợp cần thiết
Điều 17 Trách nhiệm của thành viên Đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp
1 Trưởng đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm:
a) Tổ chức, Điều hành các hoạt động của đoàn Điều tra, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn Điều tra;
b) Tổ chức thảo luận trong đoàn để đi đến thống nhất khi các thành viên trong đoàn Điều tra còn có những vấn đề chưa thống nhất Nếu không đạt được sự thống nhất thì Trưởng đoàn quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
c) Công bố biên bản Điều tra bệnh nghề nghiệp
2 Các thành viên đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm:
a) Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Trưởng đoàn và chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn về kết quả công việc mà mình được phân công;
b) Có quyền bảo lưu ý kiến Ý kiến bảo lưu phải được ghi đầy đủ vào biên bản Điều tra
3 Không được Tiết lộ các thông tin, tài liệu trong quá trình Điều tra khi chưa công
bố biên bản Điều tra
Điều 18 Thời hạn, trình tự Điều tra và công bố Biên bản Điều tra
1 Thời hạn Điều tra: Không quá 45 ngày kể từ ngày quyết định thành lập đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp có hiệu lực thi hành
2 Đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp tiến hành Điều tra, lập biên bản theo trình tự sau:
Trang 33a) Xem xét hiện trường cơ sở lao động;
b) Thu thập vật chứng, tài liệu có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (thực hiện lấy mẫu về các yếu tố có hại tại nơi làm việc để phân tích, nhận định làm căn cứ xác định yếu tố gây bệnh);
c) Xem xét hồ sơ quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe công nhân, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động;
d) Phỏng vấn trực tiếp công nhân, người sử dụng lao động và các đối tượng khác có liên quan đến công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe công nhân, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động;
đ) Tổ chức khám và làm xét nghiệm cần thiết đối với các trường hợp công nhân nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp (nếu cần);
e) Các nội dung khác do Trưởng đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp chỉ định trong trường hợp cần thiết
3 Công bố Biên bản Điều tra bệnh nghề nghiệp:
Đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp tổ chức cuộc họp ngay sau khi hoàn thành Điều tra
để công bố biên bản Điều tra bệnh nghề nghiệp tại cơ sở bị Điều tra, thành phần cuộc họp bao gồm:
a) Trưởng đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp, chủ trì cuộc họp;
b) Các thành viên đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp;
c) Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền bằng văn bản;
d) Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời hoặc là Người được tập thể công nhân chọn cử khi cơ sở chưa có đủ Điều kiện thành lập công đoàn;
đ) Người yêu cầu, người làm chứng và người có trách nhiệm, quyền lợi liên quan đến bệnh nghề nghiệp;
e) Đại diện cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở (nếu có);
g) Lập biên bản cuộc họp với đầy đủ chữ ký của những thành viên đã tham dự họp Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu Điều tra hoặc tổ chức, cá nhân bị Điều tra không đồng ý với nội dung biên bản Điều tra bệnh nghề nghiệp được ghi ý kiến của mình vào biên bản Điều tra, nhưng vẫn phải ký tên và đóng dấu (nếu có) vào biên bản Điều tra và thực hiện các kiến nghị của đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp;
h) Đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp phải gửi biên bản Điều tra bệnh nghề nghiệp và biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra bệnh nghề nghiệp tới các cơ quan
Trang 34thuộc thành phần đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp, cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ sở
sử dụng lao động và các nạn nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày công
bố biên bản Điều tra bệnh nghề nghiệp
Điều 19 Hồ sơ Điều tra bệnh nghề nghiệp
1 Biên bản hiện trường cơ sở lao động
2 Vật chứng, tài liệu có liên quan
3 Hồ sơ quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe công nhân, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động
4 Biên bản phỏng vấn trực tiếp công nhân, người sử dụng lao động và các đối tượng khác có liên quan đến công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe công nhân, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động
5 Kết quả khám và làm xét nghiệm đối với các trường hợp công nhân nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp (nếu có)
6 Biên bản Điều tra bệnh nghề nghiệp
7 Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra bệnh nghề nghiệp
8 Những tài liệu khác có liên quan đến quá trình Điều tra bệnh nghề nghiệp
9 Thời gian lưu giữ hồ sơ Điều tra bệnh nghề nghiệp là 15 năm tại cơ sở sử dụng lao động và các cơ quan của thành viên đoàn Điều tra
Điều 20 Bảo đảm kinh phí hoạt động đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp
1 Đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thành lập thì Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành
2 Đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có kiến nghị Điều tra thành lập thì kinh phí hoạt động của Đoàn Điều tra do tổ chức, cá nhân có kiến nghị Điều tra chi trả
Trách nhiệm thực hiện
Điều 21 Trách nhiệm của công nhân
1 Khai báo thông tin trung thực về tiền sử bệnh tật, tiếp xúc nghề nghiệp trong quá trình khám sức khỏe
2 Tham gia khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, các đợt khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp, khám định kỳ bệnh nghề nghiệp (nếu mắc) do người sử dụng lao động tổ chức
Trang 353 Thực hiện đầy đủ các hướng dẫn, các chỉ định khám và Điều trị của bác sĩ sau mỗi lần khám
4 Lưu giữ hồ sơ quản lý sức khỏe trong các trường hợp thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ (Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, báo cáo từng trường hợp công nhân mắc bệnh nghề nghiệp, các giấy tờ liên quan đến khám, Điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) để làm cơ sở cho việc khám, chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp nếu mắc sau thời gian ngừng tiếp xúc; chuyển hồ sơ quản lý sức khỏe cho cơ quan mới trong trường hợp chuyển cơ quan công tác
Điều 22 Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1 Lập, quản lý hồ sơ sức khỏe, hồ sơ bệnh nghề nghiệp và lưu giữ trong suốt thời gian công nhân làm việc tại đơn vị; trả hồ sơ sức khỏe, hồ sơ bệnh nghề nghiệp (nếu có) cho công nhân khi công nhân chuyển công tác sang cơ quan khác hoặc thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ
2 Phối hợp với các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp lập kế hoạch, tổ chức khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp cho công nhân, khám định kỳ cho công nhân mắc bệnh nghề nghiệp
3 Tạo Điều kiện cho công nhân đi Điều trị, Điều dưỡng, phục hồi chức năng theo quy định của pháp luật
4 Hoàn chỉnh hồ sơ và giới thiệu công nhân được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp
đi khám giám định trong thời gian 20 ngày làm việc sau khi Điều trị, Điều dưỡng, phục hồi chức năng đối với những bệnh nghề nghiệp có khả năng Điều trị hoặc sau khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với những bệnh không có khả năng Điều trị
5 Thực hiện cải thiện Điều kiện lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho công nhân theo quy định
6 Bố trí sắp xếp vị trí làm việc phù hợp với sức khỏe công nhân
7 Cung cấp thông tin, tài liệu và phối hợp với Đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp
8 Báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
9 Trường hợp có công nhân mắc bệnh nghề nghiệp, cơ sở có trách nhiệm:
a) Khai báo bệnh nghề nghiệp theo quy định của Thông tư này;
Trang 36b) Thông báo đầy đủ về tình hình bệnh nghề nghiệp tới công nhân thuộc cơ sở của mình nhằm ngăn chặn những bệnh nghề nghiệp tái diễn xảy ra;
c) Tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động
Điều 23 Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh nghề nghiệp
1 Có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động khi có yêu cầu về: lập kế hoạch và tiến hành khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp cho công nhân, khám định kỳ cho công nhân mắc bệnh nghề nghiệp theo quy định
2 Tổ chức hội chẩn bệnh nghề nghiệp (nếu cần) và chịu trách nhiệm trước pháp luật
về kết quả chẩn đoán bệnh nghề nghiệp
3 Tham gia hội đồng giám định y khoa các cấp để giám định bệnh nghề nghiệp (khi
có yêu cầu)
4 Tổng hợp và báo cáo tình hình khám bệnh nghề nghiệp gửi về Sở Y tế hoặc y tế
Bộ, ngành trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm theo hướng dẫn tại Phụ lục 9 và Phụ lục
12 ban hành kèm theo Thông tư này
Điều 24 Trách nhiệm của Sở Y tế
1 Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thực hiện công tác khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp cho công nhân, khám định kỳ cho công nhân mắc bệnh nghề nghiệp và tự tổ chức Điều tra bệnh nghề nghiệp thuộc phạm vi được giao quản lý
2 Công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế đồng thời gửi Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) danh sách các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp đã được cấp phép hoạt động trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày cấp phép hoạt động
3 Thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất hoạt động của các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp đã được cấp phép hoạt động
4 Tổng hợp và gửi báo cáo tổng hợp tình hình bệnh nghề nghiệp trong tỉnh và trong ngành về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế), báo cáo gửi trước ngày 15 tháng 7 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm theo quy định tại Phụ lục 9 và Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này
Trang 37Điều 25 Trách nhiệm của Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế
1 Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe định kỳ phát hiện bệnh nghề nghiệp, khám định kỳ cho công nhân mắc bệnh nghề nghiệp và Điều tra bệnh nghề nghiệp trên phạm vi toàn quốc
2 Xây dựng cơ sở dữ liệu bệnh nghề nghiệp bao gồm các nội dung sau:
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác khám bệnh nghề nghiệp; b) Các yếu tố có hại trong môi trường lao động;
c) Số cơ sở lao động có công nhân mắc bệnh nghề nghiệp;
d) Số công nhân mắc bệnh nghề nghiệp;
đ) Tình hình bệnh nghề nghiệp;
e) Tình hình thực hiện chế độ, chính sách đối với công nhân mắc bệnh nghề nghiệp
3 Công bố các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp đã được cấp phép hoạt động trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế
4 Chỉ đạo các Viện thuộc hệ Y tế dự phòng và các trường Đại học Y, Dược xây dựng nội dung, tổ chức đào tạo về bệnh nghề nghiệp
5 Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư này
và thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp
1.4.2 Thông tư số 19/2016/TT-BYT về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe công nhân
Điều 1 Nội dung quản lý vệ sinh lao động
1 Nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm:
a) Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động;
b) Quan trắc môi trường lao động;
c) Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp;
d) Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe;
đ) Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm ATTP, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
e) Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
Trang 38g) Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu
2 Hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý
vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe công nhân trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở
Điều 2 Yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe công nhân
1 Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho công nhân phải được thực hiện từ thời điểm công nhân được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động
2 Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của công nhân đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này;
b) Hạn chế bố trí công nhân bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động
có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc Trường hợp phải bố trí công nhân bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của công nhân và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của công nhân
Điều 3 Hồ sơ quản lý sức khỏe công nhân
1 Hồ sơ quản lý sức khỏe công nhân gồm:
a) Hồ sơ sức khỏe cá nhân của công nhân;
b) Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả công nhân đang làm việc tại cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật)
2 Hồ sơ sức khỏe cá nhân của công nhân bao gồm:
a) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc đối với trường hợp công nhân tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, công nhân làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;
b) Sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp công nhân tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp,
Trang 39công nhân làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;
c) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của công nhân (nếu có);
d) Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có)
3 Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này
1.5 Can thiệp rửa phổi cho đối tượng lao động mắc bệnh bụi phổi nghề nghiệp
và công nhân tiếp xúc với bụi vượt quá nồng độ cho phép liên tục trên 5 năm 1.5.1 Quy trình rửa phổi
Phương pháp rửa phổi toàn bộ được tiến hành ở những cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện về bác sĩ gây mê, máy gây mê, máy theo dõi các chỉ số sinh tồn cũng như
về hồi sức cấp cứu thật tốt Kỹ thuật súc rửa phổi bao gồm các bước:
1.5.1.1 Chuẩn bị bệnh nhân
1.5.1.2 Chuẩn bị phương tiện
1.5.1.3.Chuẩn bị thuốc,vật tư
1.5.1.4 Tiến hành thủ thuật
1) Súc rửa phổi thứ nhất (thường là bên phổi phải):
2) Súc rửa phổi thứ hai:
d) Ngừng mê và rút ống nội khí quản
e) Theo dõi
g) Chỉ định và chống chỉ định
Ngày 23/5/2006 Bộ y tế đã ký Quyết định số 1821/QĐ-BYT về việc công nhận Trung tâm Y tế Lao động ngành than (nay là Bệnh viện TKV) đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật súc rửa phổi Bệnh viện Than – Khoáng sản là đơn vị đầu tiên và cũng là duy nhất trong cả nước thực hiện công tác súc rửa phổi để điều trị hỗ trợ bệnh bụi phổi silis - nghề nghiệp bụi phổi than Từ năm 2004 đến nay Bệnh viện đã súc rửa cho trên 2000 cán bộ, công nhân ngành than cũng như ngoài ngành than mắc bệnh bụi phổi silis - nghề nghiệp, bụi phổi than an toàn Chưa có nghiên cứu nào ở Việt nam được thực hiện về rửa phổi trong nhóm bệnh nhân bụi phổi than tại Việt nam
1.6 Giới thiệu về Công ty Than Quang Hanh
Công ty Than Quang Hanh – TKV thuộc Chi nhánh của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, tiền thân là Công ty Than Bái Tử Long được
Trang 40thành lập ngày 1/5/2003, Địa chỉ thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh với gần1800 cán bộ công nhân viên chức, người lao động, với 8 phân xưởng trực thuộc Qua 15 năm Công ty Than Quang Hanh đã không ngừng xây dựng, phát triển và vươn lên trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu của TKV trong phong trào thi đua sản xuất, năm 2003 sản lượng khai thác than của Công ty Than Quảng Hanh chỉ đạt 242.000 tấn, nhưng đến hết năm 2017, sản lượng than nguyên khai đạt hơn 2,8 triệu tấn Ngoài ra, để tăng năng suất, sản lượng khai thác than, thời gian gần đây công ty còn đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất hầm lò với việc áp dụng các thiết bị đào lò hiện đại như: Máy combain AM-50Z Ba Lan, máy khoan tam rốc Thụy Điển, giá thủy lực XDY, giá khung ZH… Hiện nay, lương bình quân của công nhân trong công ty đạt hơn 11,3 triệu đồng/người/tháng
Hiện tại Công ty có trên 3.500 CBCNV bố trí làm việc ở 26 phân xưởng trực thuộc và các phòng ban chức năm Năm 2018, Công ty đặt mục tiêu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai Doanh thu ước đạt 3.896,6 tỷ đồng, lợi nhuận 20,9 tỷ đồng
Bên cạnh đó công ty thực hiện sản xuất theo nhu cầu thị trường, tiếp tục hoàn thiện tái cơ cấu, trọng tâm là tái cơ cấu kỹ thuật – đổi mới công nghệ, hoàn thiện tổ chức, cơ chế quản lý, tinh giản lao động để tăng năng suất, giảm chi phí, bảo đảm
sự tăng trưởng hợp lý, hiệu quả, bền vững Đồng thời công ty thực hiện cải thiện tiền lương, điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động, đặc biệt là đội ngũ thợ lò; nâng cao hiệu quả công tác đầu tư xây dựng cơ bản mục tiêu là “An toàn – Đổi mới – Phát triển”
Công ty Than Quang Hanh đang vào tuổi trăng tròn, nên cũng nhiều ước mơ Chiêm nghiệm chặng đường đầu lập nghiệp, Quang Hanh đã rất năng động, táo bạo, biến thách thức thành cơ hội để đổi mới và phát triển xứng đáng với niềm tin yêu của lớp lớp thợ mỏ đã gắn bó và dâng hiến sức lực, trí tuệ của mình Trên chặng đường phát triển tiếp theo, Than Quang Hanh vẫn luôn hướng về người lao động, phấn đấu trở thành điểm sáng và đầy tự hào về một lớp trẻ trên khai trường
1.7 Khung lý thuyết
Dựa trên Thông tư số 28/2016/TT-BYT về việc Hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp thay thế Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20/4/1998 Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp và Thông tư số 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006