THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN

29 316 0
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN 2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Điện lực Lạng Sơn. Nguyên vật liệu sử dụng ở Điện lực Lạng Sơn đa dạng, phức tạp, nghiệp vụ nhập, xuất diễn ra thường xuyên, do đó nhiệm vụ của hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là quan trọng và không thể thiếu được. Công tác quản lý nguyên vật liệu đòi hỏi phải phản ánh theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn kho theo từng loại, từng thứ vật liệu về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là việc hạch toán kết hợp giữa kho và phòng kế toán nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu. Để có thể tổ chức thực hiện được toàn bộ công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán nguyên vật liệu nói riêng thì trước hết phải dựa trên cơ sở các chứng từ kế toán để phản ánh chi tiết tất cả các nghiệp vụ liên quan đến nhập, xuất vật liệu, chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán. Điện lực Lạng Sơn đã sử dụng các chứng từ sau để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu : - Hoá đơn GTGT (mẫu 01 – GTKT – 3LL). - Phiếu nhập kho (mẫu 02 – VT). - Phiếu xuất kho (mẫu 02 – VT). - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá (mẫu 03 – VT). 2.1.1. Chứng từ và thủ tục hạch toán ban đầu.  Chứng từ gốc để làm căn cứ lập phiếu nhập kho là : - Hợp đồng mua bán vật tư. - Hoá đơn GTGT. - Tờ khai nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu). - Biên bản kiểm nghiệm nguyên vật liệu và biên bản thí nghiệm (nếu có : đối với máy biến áp, rơle, biến dòng,…). Dưới đây là giao diện một số chứng từ nhập vật tư được sử dụng để hạch toán nguyên vật liệu tại Điện lực Lạng Sơn. 1 Hoàng Kim Chính - Lớp: Kế toán K20 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hình 2 – 1 : Giao diện chi tiết chứng từ nhập vật tư. 2 Hoàng Kim Chính - Lớp: Kế toán K20 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hình 2 – 2 : Giao diện chi tiết phiếu nhập kho nhiều loại vật tư.  Đối với xuất kho nguyên vật liệu thì chứng từ gốc bao gồm : - Phiếu xuất kho nguyên vật liệu theo mẫu quy định, khi lập phiếu xuất kho phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu sau : + Số thứ tự. + Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư. + Mã số. + Đơn vị tính. + Số lượng. + Đơn giá. + Thành tiền. + Tài khoản hạch toán… Phiếu xuất kho lập thành bốn liên, trong đó : 01 liên giao cho phòng Tài chính - Kế toán; 01 liên giao cho phòng Kế hoạch - Vật tư; 01 liên giao cho đơn vị nhận vật tư; 01 liên lưu cuống. 3 Hoàng Kim Chính - Lớp: Kế toán K20 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Thẻ kho. Dưới đây là giao diện chứng từ xuất kho được sử dụng để hạch toán nguyên vật liệu tại Điện lực Lạng Sơn. Hình 2 – 3 : Giao diện chi tiết phiếu xuất kho một loại vật tư. 4 Hoàng Kim Chính - Lớp: Kế toán K20 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hình 2 – 4 : Giao diện chi tiết phiếu xuất kho nhiều loại vật tư. 2.1.2. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Điện lực Lạng Sơn. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu đồng thời ở kho và ở phòng Kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho nhằm đảm bảo theo dõi chặt chẽ số hiện có và tình hình biến động của từng loại, nhóm, thứ nguyên vật liệu cả về số lượng và giá trị. Các doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống chứng từ mở các sổ sách kế toán chi tiết và vận dụng phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu phù hợp để góp phần tăng cường quản lý nguyên vật liệu. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu phải đảm bảo các yêu cầu sau : - Phải theo dõi được tình hình nhập - xuất - tồn kho của từng thứ, từng nhóm, từng loại nguyên vật liệu về hiện vật đối với từng kho, về cả hiện vật và giá trị với phòng Kế toán. 5 Hoàng Kim Chính - Lớp: Kế toán K20 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Phải đảm bảo khớp đúng về nội dung các chỉ tiêu tương ứng giữa số liệu hạch toán chi tiết ở kho và ở phòng Kế toán, giữa số liệu của Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. - Phải đảm bảo cung cấp thông tin kế toán kịp thời theo yêu cầu quản lý. Do đó phải xây dựng được mối quan hệ về việc luân chuyển chứng từ giữa kho và phòng Kế toán. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệuĐiện lực Lạng Sơn được thực hiện đồng thời ở kho và phòng Tài chính - Kế toán trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu. Việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được thực hiện ở cả hai chỉ tiêu là hiện vật và giá trị, trong đó ở Kho chỉ theo dõi về chỉ tiêu số lượng, còn ở phòng Tài chính - Kế toán của Điện lực theo dõi cả hai chỉ tiêu là số lượng và giá trị. Để phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời sự biến động của vật liệu ở kho, kế toán sử dụng các chứng từ sau : + Phiếu nhập kho (mẫu 01 – VT). + Phiếu xuất kho (mẫu 02 – VT). + Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá (mẫu 03 – VT). + Hoá đơn GTGT (mẫu 01 – GTKT – 3LL). Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở kho là một bộ phận của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng vì ở Kho thì Thủ kho là người có trách nhiệm tổ chức về các mảng nhập - xuất, bảo quản, dự trữ, chịu trách nhiệm ghi chép sổ sách bằng chỉ tiêu hiện vật. Ở phòng Tài chính - Kế toán thì với chức năng nhiệm vụ của mình, thông qua chứng từ ban đầu đã kiểm tra hợp lệ, kế toán tiến hành ghi chép vào các sổ sách ghi chép kế tiếp và tập hợp bằng chỉ tiêu giá trị để phản ánh, giám đốc kiểm tra tình hình nhập - xuất - dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Mọi hiện tượng kinh tế xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến việc nhập, xuất nguyên vật liệu đều phải lập chứng từ kế toán một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác theo đúng chế độ ghi chép ban đầu về nguyên vật liệu đã được nhà nước ban hành. Những chứng từ kế toán phản ánh kịp 6 Hoàng Kim Chính - Lớp: Kế toán K20 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thời, đầy đủ, chính xác tình hình nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu là cơ sở để tiến hành ghi chép trên thẻ kho và trên sổ kế toán, để kiểm tra giám sát tình hình biến động và số liệu của từng loại nguyên vật liệu, thực hiện quản lý có hiệu quả nguyên vật liệu phục vụ kịp thời, đầy đủ nhu cầu về nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu quản trị doanh nghiệp, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu phải được thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, từng thứ vật liệu và phải được tiến hành đồng thời ở kho và ở phòng Tài chính - Kế toán trên cùng một cơ sở chứng từ. Sổ kế toán chi tiết phục vụ cho việc hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến đối tượng kế toán cần hạch toán chi tiết. Tuỳ thuộc vào phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết cho phù hợp. Tại Điện lực Lạng Sơn việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được thực hiện như sau :  Nhập kho nguyên vật liệu : Theo quy định, định kỳ các bộ phận, phân xưởng, chi nhánh điện phải lập kế hoạch sử dụng vật tư của đơn vị mình, khi lập kế hoạch đơn vị phải căn cứ vào nhiệm vụ được giao và định mức tiêu hao nguyên vật liệu để tính toán nhu cầu sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu trong kỳ. Vào cuối mỗi quý trình chuyển cho phòng Kế hoạch - Vật tư để tập hợp lại, rà soát, cân đối kế hoạch trình giám đốc ký duyệt để mua vật tư phục vụ sản xuất theo kế hoạch. Đối với những trường hợp sự cố đột xuất các đơn vị cần có vật tư để xử lý ngay mà không có trong kế hoạch thì đơn vị cần sử dụng vật tư làm tờ trình đề nghị cấp vật tư thông qua phòng Kế hoạch - Vật tư và trình ban giám đốc duyệt cấp để đảm bảo kịp thời. Căn cứ vào kế hoạch mua vật tư định kỳ, phòng Kế hoạch - Vật tư lập kế hoạch và tiến hành tổ chức đấu thầu, chào hàng cạnh tranh và ký kết hợp đồng mua bán vật tư với các nhà cung cấp vật tư thiết bị. Yêu cầu phải đảm bảo số lượng, chất lượng và đúng tiến độ. Khi hàng về nhập kho phải tổ chức tiến hành kiểm tra hoá đơn bán hàng của người bán và hợp đồng kinh tế, đồng thời kiểm nghiệm, thí nghiệm, hiệu chỉnh, kiểm tra về tính năng, chất lượng, kỹ thuật, mẫu mã của nhà sản xuất so với hồ sơ dự thầu của lô hàng, ban kiểm nghiệm lô hàng vật tư đó tiến hành lập biên bản kiểm nghiệm 7 Hoàng Kim Chính - Lớp: Kế toán K20 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ghi đầy đủ các thông số kỹ thuật và kết luận có đủ điều kiện nhập kho hay không để các thành phần tham gia ký biên bản. Căn cứ vào biên bản nếu đảm bảo các yêu cầu thì phong Kế hoạch – Vật tư mới tiến hành lập phiếu nhập kho theo mẫu quy định và có đầy đủ chữ ký theo quy định. Phiếu nhập kho được lập thành bốn liên và phải có đầy đủ chữ ký theo quy định từ trái sang phải gồm : Người lập phiếu, Phụ trách vật tư, Người giao hàng, Thủ trưởng đơn vị và Thủ kho. Trong đó một liên lưu phòng Kế hoạch – Vật tư, một liên lưu đơn vị nhập vật tư, một liên lưu phòng Tài chính - Kế toán và một liên lưu cuống. Phiếu nhập kho được chuyển đến Thủ kho, Thủ kho sẽ ghi số thực nhập, ngày, tháng, năm nhập và ký tên vào phiếu nhập. Đồng thời Thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho xác định số lượng tồn kho, Kế toán vật tư đi kho sẽ đối chiếu và ký xác nhận khi giao nhận phiếu nhập kho. Sau khi đã nhập vật tư, Thủ kho chịu trách nhiệm giao phiếu nhập kho lại cho phòng Kế hoạch - Vật tư và phòng Tài chinh - Kế toán để ghi chép theo dõi và hạch toán. Căn cứ vào hợp đồng, hoá đơn và các biên bản liên quan phòng Vật tư làm giấy đề nghị thanh toán trả tiền mua vật tư đã được giám đốc duyệt, gửi cho phòng Tài chính - Kế toán để chuyển cho nhà cung cấp. Trích dẫn phiếu nhập thực tế mua nguyên vật liệu tại Điện lực Lạng Sơn như sau : Hình 2 – 5 : Mẫu hoá đơn Giá trị gia tăng Điện lực Lạng Sơn Mẫu số 01 GTKT – 3LL 109 Trần Đăng Ninh – TP Lạng Sơn HOÁ ĐƠN (GTGT) AM/2009B (Liên 2 giao cho khách hàng) Số : 0099996 Ngày 20/02/2009 Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Năng lượng và dịch vụ Địa chỉ : 46 Trần Hưng Đạo – Hà Nội. Mã số thuế : 0100284605 Họ và tên người mua hàng : Nguyễn Trọng Thái. Đơn vị : Điện lực Lạng Sơn. Địa chỉ : Số 109 Đường Trần Đăng Ninh – Thành phố Lạng Sơn. Mã số thuế : 0100100417013 Hình thức thanh toán : Mua chịu STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 8 Hoàng Kim Chính - Lớp: Kế toán K20 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp A B C D E F 1 Cáp vặn xoắn Mét 500 41.000 20.500.000 2 Cáp điện Mét 1.000 5.800 5.800.000 3 Xi măng Lạng Sơn Kg 420 730 306.600 4 Thép tròn các loại Kg 10 12.381 123.810 Cộng 26.729.810 Cộng tiền hàng : 26.729.810 đồng Thuế suất thuế GTGT (10%) : 2.673.041 đồng Tổng cộng tiền thanh toán : 29.402.851 đồng Số tiền viết bằng chữ : (Hai chín triệu bốn trăm lẻ hai ngàn tám trăm năm mươi mốt đồng). Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu) Căn cứ vào hợp đồng mua bán, hoá đơn GTGT và biên bản kiểm nghiệm thì phòng Kế hoạch - Vật tư lập phiếu nhập kho như sau : Hình 2 – 6 : Mẫu phiếu nhập kho Điện lực Lạng Sơn Mẫu số : 01 – VT 109 Trần Đăng Ninh – TP Lạng Sơn Theo QĐ số : 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 Của Bộ trưởng BTC PHIẾU NHẬP KHO Nợ TK : 15222 Có TK : 33111 Ngày 20 tháng 02 năm 2009 Số 0037 Họ tên người nhập : Nguyễn Trọng Thái. Theo…….Số….ngày….tháng… năm…. Nhập tại kho : Điện lực Lạng Sơn. STT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) = (6)*(7) 1 Cáp vặn xoắn 31090102 Mét 500 41.000 20.500.000 2 Cáp điện 30466482 Mét 1.000 5.800 5.800.000 3 Xi măng Lạng Sơn 41561305 Kg 420 730 306.600 4 Thép tròn các loại 20501000 Kg 10 12.381 123.810 Cộng 26.729.810 Tổng số tiền (bằng chữ) : (Hai mươi sáu triệu bảy trăm hai mươi chín ngàn tám trăm mười đồng). Số chứng từ gốc kèm theo : 9 Hoàng Kim Chính - Lớp: Kế toán K20 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ngày 20 tháng 02 năm 2009 Người lập phiếu Phụ trách vật tư Người giao hàng Thủ trưởng đơn vị Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập để ghi thẻ kho. Thẻ kho (mẫu số 06 – VT) được sử dụng để theo dõi số lượng nhập - xuất - tồn kho của từng thứ nguyên vật liệu theo tường kho. Thẻ kho do phòng Tài chính - Kế toán lập được dùng để hạch toán ở kho không phân biệt hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp nào. Hình 2 – 7 : Mẫu thẻ kho Điện lực Lạng Sơn Mẫu số : S12 – DN Kho : Vật liệu điện Theo QĐ số : 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 Của Bộ trưởng BTC THẺ KHO Ngày lập thẻ 20/02/2009 Tờ số : 03 Tên nhãn hiệu quy cách vật tư : Cáp vặn xoắn Mã số : 31090102 Đơn vị tính : mét Ngày nhập xuất Chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của Kế toán Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn Tồn đầu tháng 01 năm 2009 0 20/02/09 0037 Cáp vặn xoắn 500 500 Tồn cuối tháng 500 0 500 Hình 2 – 8 : Sổ chi tiết nhập vật tư Công ty Điện lực 1 10 Hoàng Kim Chính - Lớp: Kế toán K20 10 [...]... Điện lực Lạng Sơn hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp khai thường xuyên Tài khoản kế toán được sử dụng theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hạch toán trên phần mềm FMIS, kế toán nguyên vật liệuĐiện lực Lạng Sơn sử dụng một số tài khoản sau : - Tài khoản 152 : Nguyên liệu, vật liệu Tài khoản 152 được mở các tài khoản cấp 2,3 như sau : + TK 15218 : Nhiên liệu + TK 15222 : Vật liệu phụ... 24.765.880 Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu với thẻ kho tương ứng do thủ kho chuyển đến, đồng thời từ sổ kế toán chi tiết vật liệu, kế toán lấy số liệu để ghi vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu theo từng danh điểm, từng loại nguyên vật liệu để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu Bảng 2 – 13 : Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn Điện lực Lạng Sơn 109 Trần... trình kế toán khoá sổ tổng hợp, thì tất cả các khâu chức năng sẽ không thêm, không bớt được chứng từ nào 23 Hoàng Kim Chính - Lớp: Kế toán K20 23 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp  Các sổ kế toán tổng hợp :  Bảng phân bổ nguyên vật liệu : Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu kế toán tập hợp vật liệu sử dụng cho từng đối tượng, kế toán ghi vào phần ghi có tài khoản 152 trên bảng phân bổ nguyên vật liệu, ... chất vật tư; mã số; đơn vị tính; số lượng; đơn giá; thành tiền; tài khoản hạch toán; …Phiếu xuất kho lập thành bốn liên, trong đó : 01 liên giao cho phòng Tài chính - Kế toán; 01 liên giao cho phòng Kế hoạch - Vật tư; 01 liên giao cho đơn vị nhận vật tư; 01 liên lưu cuống Trích dẫn tình hình thực tế xuất kho nguyên vật liệu tại Điện lực Lạng Sơn như sau : Hình 2 – 9 : Mẫu phiếu xuất kho Điện lực Lạng Sơn. .. có tài khoản 152 trên bảng phân bổ nguyên vật liệu, cuối tháng cộng bảng phân bổ nguyên vật liệu kế toán vật liệu chuyển cho bộ phận kế toán giá thành để tập hợp hao phí về đối tượng lao động và một phần tư liệu lao động trong giá thành sản phẩm Hình 2 - 14 : Bảng phân bổ nguyên vật liệu Công ty Điện lực 1 Điện lực Lạng Sơn TỔNG HỢP XUẤT THEO TÀI KHOẢN Tháng 03 năm 2009 Tài khoản kho Tài khoản Nợ Tổng... 26.729.810 Xuất kho nguyên vật liệu : Hàng tháng, hoặc hàng quý căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, định mức tiêu hao và khả năng thực hiện, các đơn vị, chi nhánh điện phải lập kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu Kế hoạch này phải sát với thực tế và trừ đi số nguyên vật liệu còn tồn đầu kỳ ở đơn vị mình, trình ban Giám đốc Điện lực xem xét phê duyệt, nếu được thì chuyển phòng Kế hoạch - Vật tư làm thủ... dụng là biên bản giao nhận vật tư thu hồi và biên bản đánh giá giá trị vật tư thu hồi 2.2.2 Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu  Quy trình tính giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất kho ở Điện lực Lạng Sơn áp dụng phương pháp bình quân gia quyền tức thời để tính đơn giá xuất kho Trong chương trình quản lý vật tư FMIS đã cài đằt sẵn công thức tính, vì vậy mỗi lần xuất kho Kế toán chỉ cần nhập số lượng... thức sổ kế toánĐiện lực Lạng Sơn đã áp dụng, đó là hình thức Nhật ký chứng từ Đó là sự kết hợp giữa việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi chép theo hệ thống, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu kế toán ghi vào bảng tài khoản 152 cho từng phân xưởng, chi nhánh điện, ... Lớp: Kế toán K20 Tồn đầu kỳ 2.200.000 78.000 186.620 2.464.620 Nhập trong kỳ 20.500.000 5.800.000 306.600 123.810 26.729.810 Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ 20.500.000 5.800.000 306.600 0 123.810 0 1.300.000 900.000 46.900 31.100 186.620 0 1.963.930 27.230.500 Ngày 30 tháng 03 năm 2009 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 17 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Điện lực Lạng Sơn Điện lực. .. đúng theo quy định Nguyên vật liệu xuất kho phải có thủ tục sau : - Tất cả nguyên vật liệu đưa ra khỏi kho phải có phiếu xuất kho hợp lệ - Nguyên vật liệu nhập kho theo đơn vị tính nào thì khi xuất kho phải bằng đơn vị tính đó - Các bộ phận có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phải làm giấy đề nghị cấp vật tư gửi cho phòng Kế hoạch - Vật tư, nếu nguyên vật liệu nằm trong kế hoạch thì cũng phải được thủ . đề thực tập tốt nghiệp THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN 2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Điện lực Lạng Sơn. Nguyên vật liệu. 2.1.2. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Điện lực Lạng Sơn. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu đồng thời ở kho và ở phòng Kế toán trên cùng

Ngày đăng: 30/10/2013, 18:20

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Giao diện chi tiết chứng từ nhập vật tư. - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN

Hình 1.

Giao diện chi tiết chứng từ nhập vật tư Xem tại trang 2 của tài liệu.
Hình 2: Giao diện chi tiết phiếu nhập kho nhiều loại vật tư. - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN

Hình 2.

Giao diện chi tiết phiếu nhập kho nhiều loại vật tư Xem tại trang 3 của tài liệu.
Hình 3: Giao diện chi tiết phiếu xuất kho một loại vật tư. - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN

Hình 3.

Giao diện chi tiết phiếu xuất kho một loại vật tư Xem tại trang 4 của tài liệu.
Hình 4: Giao diện chi tiết phiếu xuất kho nhiều loại vật tư. - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN

Hình 4.

Giao diện chi tiết phiếu xuất kho nhiều loại vật tư Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 6: Mẫu phiếu nhập kho - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN

Hình 6.

Mẫu phiếu nhập kho Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 7: Mẫu thẻ kho - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN

Hình 7.

Mẫu thẻ kho Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 2– 10 : Mẫu thẻ kho - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN

Hình 2.

– 10 : Mẫu thẻ kho Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 2– 12 : Sổ chi tiết nguyên vật liệu - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN

Hình 2.

– 12 : Sổ chi tiết nguyên vật liệu Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 2– 13 : Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn. - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN

Bảng 2.

– 13 : Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn Xem tại trang 16 của tài liệu.
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình 2- 18 : Mẫu sổ cái tài khoản 152. - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN

Hình 2.

18 : Mẫu sổ cái tài khoản 152 Xem tại trang 29 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan