quyết nghị ban hành các quyết định, qui định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng khoá XI, hướng dẫn việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng tại Chương VII, Chương V
Trang 1NGUYỄN THỊ TUYẾT OANH
CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN KIỂM TRA
THÀNH ỦY THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 2
NGUYỄN THỊ TUYẾT OANH
CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN KIỂM TRA
THÀNH ỦY THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu trường Đại học Vinh, Ban Giám hiệu trường Đại học KT-CN Long An, Phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Vinh, Khoa Giáo dục Chính trị - trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được
học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Xin chân thành cảm ơn các nhà giáo, các nhà khoa học đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Đặc
biệt, xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Đinh Trung Thành - người hướng dẫn khoa
học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn tốt
Long An, năm 2017
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA,
1.3 Nội dung, phương pháp và tiêu chí đánh giá công tác kiểm tra,
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN KIỂM TRA THÀNH ỦY THÀNH PHỐ TÂN AN 48 2.1 Khái quát về Đảng bộ thành phố Tân An và Ủy ban Kiểm tra
2.2 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra
Trang 53.1 Quan điểm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thành phố Tân An, tỉnh Long An giai
đoạn hiện nay 81 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám
sát của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thành phố Tân An, tỉnh Long An 90 Kết luận Chương 3 101
C KẾT LUẬN 102
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
E PHỤ LỤC THỐNG KÊ SỐ LIỆU 108
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Cán bộ, đảng viên Công tác kiểm tra, giám sát
CB, ĐV
CT KT, GS Dấu hiệu vi phạm
Đảng ủy viên
DHVP ĐUV
Trang 7A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Kế thừa các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, Ðảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình phát triển luôn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát của Ðảng Điều này trở thành tất yếu khách quan giúp cho Ðảng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu góp phần hoàn thành vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội Ðể bảo đảm cho tổ chức Ðảng thật sự trong sạch, vững mạnh trong tình hình hiện nay, không thể thiếu hoạt động kiểm tra, giám sát của Ðảng Ðặc biệt trong hơn 30 năm đổi mới, công tác kiểm tra của Ðảng
đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ đường lối, quan điểm, các nguyên tắc
của Ðảng; thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ chính trị; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng; góp phần tăng cường, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Ðảng
Nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, Đảng ta luôn khẳng định: coi kiểm tra là một trong những
chức năng lãnh đạo của Đảng, “lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo” Qua mỗi thời kỳ cách mạng, nội dung và phương thức
lãnh đạo của Đảng đều có sự đổi mới nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả, thể
hiện trong việc không ngừng hoàn thiện quan điểm, nguyên tắc, phương pháp
công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng
Công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ, ủy ban kiểm tra trong Đảng bộ
thành phố Tân An được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, có nhiều đổi mới và đạt
Trang 8quyết nghị ban hành các quyết định, qui định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng khoá XI, hướng dẫn việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng tại Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI; nhận thức của hầu hết cấp uỷ, tổ chức đảng và uỷ ban kiểm tra các cấp về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng có chuyển biến tích cực; lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát có nhiều đổi mới và có hiệu quả Ủy ban kiểm tra các cấp, với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình đã làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời kiểm tra, phát hiện những ưu điểm, nhân tố mới để tuyên truyền, nhân rộng và phát huy; đồng thời phát hiện những thiếu sót, khuyết điểm để phòng ngừa, ngăn chặn; xử lý nghiêm các sai phạm, nhất là trong việc kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; giám sát các hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên, giúp cấp ủy đánh giá, rút kinh nghiệm, bổ sung phương hướng, kế hoạch kiểm tra, giám sát của đảng bộ góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội của địa phương được đảm bảo Bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn chung chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Ủy Ban Kiểm tra Thành ủy cũng như của ủy ban kiểm tra cấp dưới vẫn còn những bất cập, hạn chế, vai trò của uỷ ban kiểm tra chưa được phát huy tích cực; chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các
cơ quan, ban ngành, nhất là các cơ quan trong khối nội chính đối với công tác kiểm tra, giám sát; chưa coi trọng kiểm tra nhằm phòng ngừa, phát huy nhân tố tích cực; nhiều khuyết điểm, sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được
Trang 9“Công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thành phố Tân An, tỉnh Long An giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
Chính trị học
Công tác kiểm tra, giám sát có vai trò hết sức quan trọng trong công tác
xây dựng Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng, nên trong các thời kỳ cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giành sự quan tâm đặc biệt tới
công tác kiểm tra, giám sát Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cũng được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với
các góc độ khác nhau, tiêu biểu có các công trình, bài báo tiêu tiểu như:
* Các công trình bàn về công tác kiểm tra, giám sát và nâng cao chất
lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng
Phạm Thị Ngạn:“Bàn về chất lượng công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng”, Tạp chí Kiểm tra, số 7 năm 2006 Tác giả bài viết đã đưa ra khái niệm
về chất lượng công tác kiểm tra, giám sát xác định sáu tiêu chí đánh giá chất
lượng công tác kiểm tra, giám sát và đề xuất năm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát
Phạm Thị Hải Chuyền:“Công tác giám sát của Đảng sau hơn hai năm thực hiện”, Tạp chí Kiểm tra, số 7 năm 2008 Tác giả bài viết đã đánh giá công
tác giám sát của Đảng sau hơn hai năm thực hiện; những việc đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân và một số kinh nghiệm bước đầu, đồng thời nêu lên một
số nhiệm vụ và đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát trong thời gian tới
Trang 10TS Đặng Đình Phú làm chủ nhiệm (đã nghiệm thu và in thành sách) nghiên cứu nội dung giám sát trong Đảng của ủy ban kiểm tra và các tổ chức Đảng các cấp
Đề tài đã tập trung phân tích mối quan hệ giữa kiểm tra và giám sát trong Đảng
Tác phẩm “ Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát cán bộ giai đoạn hiện nay” do TS Lê Văn Giảng chủ biên – Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia 2012
Tác phẩm “Bài học từ những vụ kiểm tra, thi hành kỷ luật Đảng” - Ủy
ban Kiểm tra Trung ương – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2013
Tác phẩm “Một số giải pháp nhằm hạn chế mối quan hệ không bình thường giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền với các doanh nghiệp để trục lợi ở nước ta” – do Tiến sĩ Lê Hồng Liêm chủ biên – Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia 2014
Nhóm các Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ:
Nguyễn Thế Tư, “Nâng cao chất lượng kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu
vi phạm của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy ở các tỉnh Duyên hải Miền Trung hiện nay”, năm 2004, Luận án Tiến sĩ, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh
Lê Minh Sơn “Công tác giám sát của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Định trong giai đoạn hiện nay”, năm 2007, Luận văn Thạc sĩ, bảo vệ tại Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Lê Thị Ngân, “Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra các huyện, thị ủy ở Kon Tum giai đoạn hiện nay” Luận văn Thạc sĩ, (2007),
Trang 11thể và đã đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác kiểm
tra, giám sát nói chung và từng nhiệm vụ cụ thể theo quy định Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát ở từng địa phương nói riêng Những công trình khoa học nói trên là tài liệu tham khảo quý báu cho bản thân khi thực hiện luận văn
này
Nhóm các bài viết đăng trên các tạp chí:
- Nguyễn Văn Sỹ, “Công tác kiểm tra, giám sát thúc đẩy quá trình đổi
mới, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng”, Tạp chí Kiểm tra số 4, năm
2010
- Phạm Thị Ngạn, “Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra
vững mạnh”, Tạp chí Kiểm tra số 3, năm 2011
- Nguyễn Nam Việt, “Công tác kiểm tra, giám as1t động lực để Long An thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)”, Tạp chí Kiểm tra số 7, năm
2014
- Trần Thị Nhanh, “Công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương”, Tạp chí Kiểm tra số 7, năm 2014
- Phan Tấn Tu, “Bến Lức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm kiểm tra tổ chức
đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm”, Tạp chí Kiểm tra số 7,
năm 2014
- Trần Ngọc Tam, “Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm
tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng”, Tạp chí Kiểm tra số 8, năm 2016
- Cao Văn Thống, “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đảng viên trong
Trang 12kiểm tra, giám sát của Đảng và công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
đầy đủ, có tính hệ thống và sâu sắc về công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Tân An Vấn đề này cần phải được nghiên cứu, tổng kết, cả
về lý luận và thực tiễn, để có các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát
2 Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn chất lượng công tác kiểm
tra, giám sát và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thành phố Tân An hiện nay
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải làm rõ cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, giám sát và thi
hành kỷ luật của Đảng
- Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra
Thành ủy thành phố Tân An, tỉnh Long An từ năm 2011 đến năm 2016; chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả công tác kiểm
tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Tân An trong thời gian tới
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thành phố
Trang 13- Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng từ năm 2011- 2016 và đề
xuất phương hướng, giải pháp cho thời gian tới
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam trong các
văn kiện Đại hội Đảng và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương các khóa; các
văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An, Đảng bộ thành phố Tân An các khóa về công tác kiểm tra Đảng
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Tân An, tỉnh Long An, luận văn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phân tích và tổng hợp; thống kê
và so sánh; hệ thống hóa, khái quát hóa; điều tra xã hội học
6 Những đóng góp mới của đề tài
Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, giám sát của
Trang 14Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy
Chương 2: Thực trang công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Thành
ủy thành phố Tân An, tỉnh Long An
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thành phố Tân An, tỉnh Long An
Trang 15B NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN KIỂM TRA THÀNH ỦY 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Kiểm tra, giám sát
không: Kiểm tra việc thi hành các chính sách Kiểm tra là việc xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét, điều chỉnh” [39; tr 182]
Nhưng việc đánh giá, xác định, nhận xét đúng, sai, tốt, xấu này phải căn
cứ vào những tiêu chí, văn bản đang có giá trị hiện hành so với thực tế của đối tượng được kiểm tra Hoạt động kiểm tra được thực hiện ở mọi lĩnh vực hoạt
động và đối với các tổ chức, cá nhân để xem xét, đánh giá những kết quả, những ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế và đưa ra kết luận
“Kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc
vi phạm của các cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp
hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước” [15, tr 53]
Quan niệm trên cho thấy rõ: Chủ thể của công tác kiểm tra của Đảng là các cấp uỷ đảng, tổ chức đảng, đảng viên Đối tượng của công tác kiểm tra của Đảng
là tổ chức đảng và đảng viên Nội dung chủ yếu của công tác kiểm tra là kiểm tra
Trang 16Kiểm tra “việc” và kiểm tra “người” là hai nội dung chủ yếu, có quan hệ
mật thiết với nhau, nhằm hoàn thiện con người và xây dựng tổ chức đảng mạnh hơn, từ đó đề ra quyết định đúng và thực hiện thắng lợi trong thực tiễn
Cũng theo Từ điển tiếng Việt, “giám sát là sự theo dõi, quan sát hoạt động
mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi
đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ
trước, đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh” [39; tr 174]
Hoạt động giám sát yêu cầu sự theo dõi, quan sát, nắm tình hình hoạt
động mang tính chủ động, trực tiếp, thường xuyên đối với đối tượng giám sát
Khi tiến hành giám sát phải xác định rõ chủ thể, đối tượng, phạm vi, nội dung, hình thức, phương pháp giám sát một cách cụ thể trong từng thời điểm,
thời gian cụ thể
Giám sát của Đảng là việc các cấp uỷ, tổ chức đảng theo dõi, xem xét,
đánh giá hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát trong việc
chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, các quyết định của Đảng và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung -
ương
Công tác giám sát nhằm mục đích: góp phần cảnh báo vi phạm; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót, phát hiện nhân tố tích cực, đảm bảo nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức đảng Giúp cấp uỷ, tổ chức đảng chủ động nắm chắc tình hình tổ chức
Trang 171.1.2 Ủy ban Kiểm tra Thành ủy
1.1.2.1 Ủy ban Kiểm tra trong hệ thống tổ chức của Đảng
Do yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, quy mô và tổ chức hoạt động của Đảng, cơ quan chuyên trách của Đảng được chính thức thành lập, từng bước phát triển, ngày càng được kiện toàn và lớn mạnh Ban Kiểm tra Trung ương đầu tiên được thành lập theo Quyết nghị số 29/QN/TW
ngày 16/10/1948 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (khóa I) do đồng chí
Tổng Bí thư Trường Chinh ký Ban Kiểm tra Trung ương đầu tiên gồm 3 đồng
chí: Trần Đăng Ninh, ủy viên Trung ương Đảng, Nguyễn Thanh Bình ủy viên
Thường vụ khu ủy và đồng chí Hà Xuân Mỹ, do đồng chí Trần Đăng Ninh làm Trưởng ban, dưới Ban kiểm tra có các phái viên có nhiệm vụ “đi xuống các khu xem xét chủ trương của Đảng có được thi hành và có sát, đúng không, đồng thời xem xét sự thi hành kỷ luật trong Đảng để tiếp thu kinh nghiệm giúp Trung ương bổ khuyết cho phù hợp chính sách của Đảng”
Cùng với sự ra đời và kiện toàn Ban Kiểm tra, sau này là UBKT các cấp, đội ngũ cán bộ kiểm tra ngày càng phát triển Về nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT các cấp do Điều lệ Đảng quy định Điều lệ Đảng giao cho UBKT các cấp nhiều nhiệm vụ cụ thể, không những tăng thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với
đảng viên cho UBKT từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên, Điều lệ Đại
hội X còn bổ sung nhiệm vụ giám sát cho cấp ủy và UBKT các cấp
Nằm trong hệ thống tổ chức của Đảng, tổ chức UBKT các cấp có đủ các
đặc điểm cơ bản, quan trọng của tổ chức đảng; đồng thời có những đặc điểm
Trang 18Thứ hai, chủ nhiệm và ủy viên UBKT các cấp đều phải qua chế độ bầu
cử, do hội nghị toàn thể của Ban Chấp hành bầu Các phó chủ nhiệm do UBKT bầu Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên UBKT phải được cấp ủy cấp trên trực tiếp chuẩn y
Thứ ba, UBKT các cấp đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy cùng
cấp, sử chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của UBKT cấp trên; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa
số
Là những tổ chức của Đảng tất yếu phải tuân theo các nguyên tắc về xây dựng tổ chức đảng; đồng thời, căn cứ vào tình hình và yêu cầu của công tác xây dựng Đảng từng thời kỳ và thực tiễn hoạt động của công tác kiểm tra, giám sát
vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng
Nhiệm vụ của Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy
Thực hiện nhiệm kiểm tra, giám sát do Điều lệ Đảng quy định (Điều 32, Điều lệ Đảng) gồm:
Trang 19nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng
Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản
lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương
Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp ủy thi hành kỷ luật
Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại
Quyền hạn của Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy
UBKT Thành ủy được quyền hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành
kỷ luật trong Đảng, theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương Đảng; tham gia ý kiến với cấp ủy về việc chuẩn bị nhân sự UBKT, xây dựng tổ chức tổ chức bộ máy cơ quan UBKT và đội ngũ cán bộ UBKT
UBKT Thành ủy được yêu cầu các tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên báo cáo tình hình, cung cấp tài liệu về những vấn đề có liên quan đến nội dung
Trang 20viên được kiểm tra, xem xét lại quyết định hoặc việc làm đó; đồng thời thông báo hoặc báo cáo kịp thời với cấp ủy có thẩm quyền giải quyết
Các quyết định, kết luận, thông báo của UBKT về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng phải được tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên
có liên quan chấp hành nghiêm túc Trường hợp có ý kiến khác nhau thì được quyền khiếu nại, báo cáo với cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định
UBKT Thành ủy có thẩm quyền thi hành kỷ luật, chuẩn y, thay đổi, xóa bỏ hình thức kỷ luật theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định và hướng dẫn của Trung ương
Ngoài ra, UBKT Thành ủy được quyền quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của cấp ủy viên cấp dưới trực tiếp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý
1.1.2.3 Nguyên tắc và chế độ làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy Nguyên tắc làm việc
UBKT các cấp làm việc dưới sự lãnh đạo của cấp ủy mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ, cấp ủy, UBKT chấp hành các kết luận, quyết định của cấp ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng
Trường hợp UBKT có ý kiến khác với kết luận, quyết định của Ban Thường vụ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT theo quy định Điều lệ Đảng, thì UBKT chấp hành kết luận, quyết định đó, nhưng có quyền báo cáo để cấp ủy xem xét, quyết định UBKT chịu sự kiểm tra, giám sát của cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy; có trách nhiệm trả lời các cấp ủy viên về công tác kiểm
Trang 21Khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra, giám sát nếu thấy có vấn đề cần tham gia ý kiến thì phản ánh với chủ
nhiệm hoặc thường trực UBKT, không được gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra, giám sát
Các quyết định, kết luận, thông báo của UBKT Thành ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng phải được thông báo công khai, bằng hình thức thích hợp đến tổ chức đảng, đảng viên liên quan; tổ chức
đảng cấp dưới và đảng viên liên quan phải chấp hành nghiêm chỉnh các quyết
định, kết luận, thông báo này Trường hợp có ý kiến khác thì được quyền khiếu nại, báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền theo quy định Điều lệ Đảng để
xem xét, quyết định
Chế độ làm việc
UBKT họp thường kỳ, khi cần có thể họp bất thường Ủy ban có thể họp
thiếu nhưng phải quá nửa số thành viên tham gia Những vấn đề biểu quyết phải
có quá nửa số thành viên ủy ban tán thành mới có giá trị và phải thông báo để
các thành viên khác biết Sau hội nghị, quyết định, kết luận của ủy ban phải được triển khai thực hiện nghiêm túc và phải được báo cáo ủy ban trong phiên
họp gần nhất
UBKT thực hiện chế độ báo cáo sơ, tổng kết: Hàng năm, báo cáo cấp ủy
về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; về thực hiện nhiệm vụ
của ủy ban Định kỳ, sáu tháng một lần hoặc khi có yêu cầu đột xuất, báo cáo
Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ
Trang 22trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước [15, tr53]
Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra Tổ chức đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên
Về chủ thể và đối tượng kiểm tra
Chủ thể kiểm tra của Đảng là các tổ chức đảng, bao gồm: chi bộ (chi bộ
cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận),
đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ
sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các ban đảng, văn phòng cấp ủy, cơ quan ủy ban kiểm tra (gọi chung là các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy); ban cán
sự đảng, đảng đoàn
Đối tượng kiểm tra là chi bộ (chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ
sở, chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận), đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở; cấp
ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; ban cán sự đảng, đảng đoàn; đảng viên
Đặc trưng của công tác kiểm tra
Thứ nhất, Công tác kiểm tra của Đảng là hoạt động trong nội bộ đảng,
vì vậy phải thực hiện theo qui định của Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, các qui định, hướng dẫn thực hiện của Ban chấp hành Trung ương, UBKT Trung ương về công tác kiểm tra
Thứ hai, Nội dung công tác kiểm tra của Đảng là xem xét, đánh giá,
Trang 23Thứ ba, Mục đích của kiểm tra là giáo dục, rèn luyện, làm cho tổ chức
đảng, đảng viên thực sự trong sạch, vững mạnh Vì vậy, khi tiến hành công
tác kiểm tra phải chỉ rõ được những ưu điểm để phát huy, phát hiện các nhân
tố mới, điển hình, tiên tiến để phổ biến, nhân rộng; chỉ ra được khuyết điểm, yếu kém để khắc phục, sửa chữa; khi phát hiện có vi phạm phải xử lý, đến
mức phải kỷ luật thì phải kỷ luật nghiêm minh, kể cả những sai phạm trước
đây nay mới phát hiện vẫn phải kiểm tra để kết luận, xử lý
Công tác giám sát của Đảng là việc tổ chức đảng theo dõi, xem xét,
đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới
và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, qui định của Đảng, bảo đảm
cho mọi hoạt động theo yêu cầu, mục tiêu đã được xác định, góp phần thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng [15; tr.341]
Chủ thể, đối tượng giám sát
Chủ thể giám sát của Đảng là các tổ chức đảng, bao gồm: chi bộ (chi bộ
cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận),
đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ
sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các ban đảng, văn phòng cấp ủy, cơ quan ủy ban
kiểm tra (gọi chung là các cơ quan tham mưu giúp việc của cấp ủy); ban cán
sự đảng, đảng đoàn
Đối tượng giám sát là chi bộ (chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng ủy
cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận), đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở;
Trang 24khi tiến hành giám sát phải xác định rõ phạm vi, nội dung, đối tượng, hình
thức, phương pháp giám sát một cách cụ thể trong từng thời điểm, thời gian
cụ thể, không có hoạt động giám sát chung chung
Thứ hai, Hoạt động giám sát phải nhằm bảo đảm cho chủ trương,
đường lối, nghị quyết, chỉ thị, qui định của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, qui định của các đoàn thể chính trị - xã hội, được chấp hành nghiêm túc, đúng quỹ đạo, đúng mục tiêu, yêu cầu đã xác định từ trước Mục đích chủ yếu của giám sát là uốn nắn những lệch lạc, sai sót trong lãnh đạo và
tổ chức thực hiện, phòng ngừa, ngăn chặn những khuyết điểm, sai phạm của
tổ chức đảng và đảng viên ngay từ lúc mới manh nha
Thứ ba, Qua giám sát, chủ thể giám sát xem xét, nhận xét, đánh giá về
đối tượng, nội dung giám sát nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện; phát hiện những nhân tố mới, những vấn đề cần nghiên cứu, đề xuất để hoàn chỉnh các chủ trương, chính sách, nghị quyết, quyết định của chủ thể quản lý Nếu thấy đối tượng
giám sát có những hoạt động chưa đúng với các qui định của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị- xã hội, có thiếu sót, khuyết điểm thì chủ thể giám
sát kịp thời nhắc nhở, cảnh báo, yêu cầu hoặc đề nghị thực hiện đúng qui định; nếu thấy đối tượng giám sát có những việc làm có biểu hiện sai trái thì
kiến nghị với tổ chức có thẩm quyền biết để giải quyết hoặc kiểm tra, xem
xét, quyết định
Mối quan hệ giữa kiểm tra và giám sát
Trang 25có một phần nội dung kiểm tra và trong công tác kiểm tra có một phần nội
dung giám sát Công tác giám sát và công tác kiểm tra đều nhằm mục tiêu là nắm vững, đánh giá đúng tình hình, từ đó điều chỉnh, uốn nắn mọi hành vi
liên quan theo định hướng đã được xác định Công tác kiểm tra chủ yếu là
kiểm tra việc, kiểm tra người Kiểm tra được tiến hành khi sự việc đã xảy ra
và qua mỗi cuộc kiểm tra phải có đánh giá, nhận xét, kết luận cụ thể Công
tác giám sát được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình hoạt
động, phát triển của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, nên có nội dung rất rộng Giám sát về tư tưởng chính trị, về công việc, về các mối quan hệ, về
sinh hoạt, đạo đức lối sống, về hồ sơ cán bộ, đảng viên… Công tác giám sát
mang tính thường xuyên, ngăn ngừa nhiều hơn Qua hoạt động giám sát có
thể kịp thời nhắc nhở các cá nhân, tổ chức có biểu hiện không đúng trong quá trình triển khai, thực hiện các chủ trương, nghị quyết và quyết định của Đảng, pháp luật của Nhà nước…
Như vậy, giám sát là công việc không thể thiếu trong hoạt động lãnh đạo và chỉ đạo của đảng và diễn ra trong tất cả các khâu của quá trình lãnh
đạo và quản lý Đảng ta rất quan tâm đến công việc giám sát hoạt động của
đảng viên, tổ chức đảng và các cơ quan trong hệ thống chính trị Kiểm tra và giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng Tổ chức đảng, đảng viên chịu sự
kiểm tra, giám sát của Đảng
Tuy giữa giám sát và kiểm tra có những điểm giống nhau và những điểm khác nhau, nhưng chúng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau Công tác
Trang 26Nguyên tắc kiểm tra, giám sát của Đảng
Khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng cần phải đảm bảo
3 nguyên tắc cơ bản như:
Thứ nhất, Nguyên tắc tính đảng Nguyên tắc tính đảng đòi hỏi khi tiến
hành công tác kiểm tra phải lấy nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng
làm mục tiêu, phương hướng, nội dung Trong kiểm tra, cả chủ thể kiểm tra
và đối tượng được kiểm tra đều phải thực hiện theo công tác đảng, luôn nêu
cao ý thức trách nhiệm, tự phê bình và phê bình, dám nhìn thẳng vào sự thật,
bảo vệ cái đúng, dũng cảm đấu tranh với cái sai trái, có thái độ nghiêm túc,
đúng mực với các sai phạm
Thứ hai, Nguyên tắc tính quần chúng Tổ chức đảng và đảng viên
không những phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng mà còn phải chịu kiểm tra, giám sát của nhân dân Vì vậy, khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát
phải biết dựa vào quần chúng nhân dân, động viên quần chúng tham gia vào
kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên Khi tiến hành công tác kiểm tra
phải mở rộng và phát huy dân chủ cả trong nội bộ Đảng và cả trong quần chúng nhân dân; tạo cơ chế, môi trường để cho nhân dân tham gia vào công
tác kiểm tra, giám sát của Đảng
Thứ ba, Nguyên tắc tính công khai Nguyên tắc tính công khai yêu cầu
khi tiến hành kiểm tra phải công khai, dân chủ, không gò ép, áp đặt Công
khai cả về chủ trương, kế hoạch, cả về qui trình tổ chức kiểm tra Khi có kết
luận thì phải thông báo công khai, trên cơ sở bảo đảm đúng nguyên tắc công
Trang 27hiện, ngăn chặn và khắc phục thiếu sót, khuyết điểm Nội dung kiểm tra thường xuyên là tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên Hình thức kiểm tra thường xuyên rất phong phú, đa dạng, tùy theo tình hình, đặc điểm, nội dung và thời gian mà tổ chức thực hiện phù hợp
Kiểm tra định kỳ, Là tùy vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và
công tác xây dựng đảng trong từng thời gian cụ thể mà xác định nội dung và
thời gian định kỳ kiểm tra cho phù hợp Nội dung kiểm tra định kỳ có thể kiểm tra toàn diện đối với tổ chức đảng và đảng viên, cũng có thể chỉ kiểm tra chuyên sâu một số nội dung cần thiết
Kiểm tra bất thường, Là hình thức áp dụng khi có sự việc đột xuất xảy
ra cần phải tiến hành kiểm tra hoặc khi có yêu cầu của một tổ chức đảng cấp
trên Đối tượng kiểm tra bất thường ít, nội dung tập trung vào một số vấn đề
nhất định; yêu cầu kiểm tra để kịp thời ngăn chặn, đòi hỏi phải xem xét, kết
luận nhanh chóng Do đó, tùy đối tượng, nội dung, yêu cầu cần kiểm tra mà
có kế hoạch tiến hành phù hợp
Công tác giám sát của Đảng có hai hình thức cơ bản là: giám sát thường
xuyên và giám sát chuyên đề
Giám sát thường xuyên, là căn cứ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công
tác xây dựng Đảng trong từng thời kỳ, chủ thể giám sát thường xuyên theo
dõi, nắm bắt, xem xét, đánh giá tình hình hoạt động của đối tượng giám sát;
qua đó mà phát hiện những ưu điểm, những điển hình tiên tiến, nhân tố mới
Trang 28cáo, trình bày hoặc theo dõi, xem xét hoạt động của đối tượng được giám sát Chủ thể giám sát bằng việc nghiên cứu các biên bản, nghị quyết, văn bản, báo cáo của tổ chức đảng, hoặc thông qua ý kiến phản ánh của tổ chức đảng, đảng viên, các đoàn thể và nhân dân về tình hình và hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi quản lý của mình
Giám sát chuyên đề, là căn cứ vào nhiệm vụ chính trị và công tác xây
dựng Đảng trong từng thời gian, địa bàn cụ thể, chủ thể giám sát lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm hoặc những vấn đề nổi cộm đang diễn ra trong thực tiễn để tổ chức giám sát Giám sát chuyên đề tuy không giống một cuộc kiểm tra (không có thẩm tra, xác minh, thi hành kỷ luật nếu có…), nhưng trong quá trình thực hiện phải được tiến hành theo đúng qui trình, thủ
tục, qui định của Trung ương
1.2 Tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
1.2.1 Kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng, trước hết là nhiệm vụ của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy, do cấp ủy trực tiếp tiến hành
Đảng Cộng sản Việt Nam có sứ mệnh lịch sử to lớn và vẻ vang là lãnh
đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng nước Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”,
bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc Để thực hiện sứ mệnh lịch sử đó,
Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có phương pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện sáng tạo, có hiệu quả Muốn vậy, Đảng phải thường xuyên kiểm tra,
Trang 29cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng và tiến hành có hiệu quả công tác kiểm tra,
giám sát Đảng ta xác định: vai trò của Đảng không chỉ là vạch ra đường lối,
chính sách và việc tổ chức thực hiện, bố trí cán bộ, lãnh đạo mà còn phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động; không chỉ kiểm tra việc thực
hiện đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết mà còn kiểm tra các tổ chức đảng, đảng viên, kiểm tra ngay bản thân ủy ban kiểm tra, nhằm bảo đảm
cho đường lối đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi trong thực tiễn, làm
cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ, đó là vấn đề có
tính nguyên tắc; “lãnh đạo mà không có kiểm tra thi coi như không lãnh đạo”
Đây cũng là những quan điểm, nguyên tắc hoạt động xuyên suốt của Đảng
để bảo đảm cho tổ chức Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng đã được Đảng ta quan tâm chỉ đạo nghiên cứu lý
luận, tổng kết thực tiễn để đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác này phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn cách mạng Tăng cường kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trở thành tất yếu khách quan giúp cho Ðảng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, góp phần hoàn thành vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, có kiểm tra mới góp phần xây dựng Đảng,
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng Người chú trọng hai vấn đề chính yếu đối với Đảng là rèn
luyện tư cách của Đảng và đổi mới phương pháp lãnh đạo của Đảng Người đòi
Trang 30những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào Nếu không vậy thì những nghị quyết
và chỉ thị đó sẽ hoá ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”
1.2.2 Kiểm tra, giám sát là yếu tố quan trọng để xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo
thì cũng như có ngọn đèn pha, bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ Có thể nói rằng: Chín
phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra” Người nhấn mạnh: “Kiểm tra có tác dụng thúc đẩy, giáo dục đảng viên và cán
bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương tốt cho nhân dân, do đó góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng và tổ chức” [19;
tr 154-156] Đảng ta xem công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là một bộ quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, là một khâu quan trọng của
tổ chức thực hiện, là biện pháp hữu hiệu để khắc phục bệnh quan liêu
Trong các kỳ đại hội, Đảng ta đều nhấn mạnh, Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là công tác của toàn Đảng, của
các tổ chức đảng Mục đích của kiểm tra, giám sát là làm cho đường lối, chủ
trương, nghị quyết của Đảng được thi hành một cách đúng đắn và sáng tạo,
làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng, mang lại lợi ích cho nhân dân Trong
điều kiện Đảng cầm quyền, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải được
Trang 31chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ hoạt động của Đảng nhằm làm cho hoạt
động và sự lãnh đạo ngày càng phù hợp với cuộc sống, với quy luật khách
quan Từ đó, Đảng nhận thấy rõ mọi khuyết điểm, những mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình lãnh đạo của các tổ chức Đảng, các cấp ủy và cả đội ngũ cán
bộ, đảng viên Do đó, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là bộ phận hữu cơ trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, góp phần phát huy vai trò, năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng có vai trò góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế- xã hội trong thời kỳ đổi mới Uỷ ban kiểm tra có nhiệm vụ tham mưu giúp cho cấp ủy xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, là người trực tiếp kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng, nhằm làm cho chủ trương, nghị quyết được thực hiện nghiêm túc, giúp cho Đảng trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt chức năng lãnh đạo của mình Nâng cao chất lượng, hiệu qủa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng,
của Uỷ ban kiểm tra nói chung và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy nói riêng đối
với cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng là nhiệm vụ tất yếu, khách quan, có tác dụng to lớn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn xã hội và cả hệ thống chính trị thực hiện công cuộc đổi mới đất nước hiện nay
1.2.3 Xuất phát từ đòi hỏi khách quan của công tác xây dựng Đảng và yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới
Trang 32lực lãnh đạo và sức chiến đấu, góp phần hoàn thành vai trò lãnh đạo Nhà nước
và xã hội
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, có kiểm tra mới góp phần xây dựng Đảng,
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng Người chú trọng hai vấn đề chính yếu đối với Đảng là rèn
luyện tư cách của Đảng và đổi mới phương pháp lãnh đạo của Đảng Từ tổng kết thực tiễn trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam và nghiên cứu lý
luận, Đảng ta đã khẳng định: “Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng”, do đó “lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không có kiểm tra, thì
hành kỷ luật của Ðảng đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ đường lối, quan điểm, các nguyên tắc của Ðảng; thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ chính trị; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của tổ chức đảng; góp phần tăng cường, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong
Ðảng Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của một số cấp ủy, tổ chức đảng còn yếu, chất lượng và
hiệu quả chưa cao; việc chủ động nắm chắc tình hình nhằm phát hiện sớm vi
phạm vẫn chưa được thực hiện tốt, nhiều khuyết điểm, sai lầm của đảng viên và
tổ chức đảng chậm được phát hiện; không ít tổ chức đảng và đảng viên vi phạm nhưng chưa được xử lý kịp thời, hoặc xử lý kéo dài, nên kỷ cương, kỷ luật ở một
số nơi chưa nghiêm; công tác tham mưu đề xuất cho cấp ủy tập trung kiểm tra ở những nơi, địa bàn trọng điểm còn hạn chế; công tác giám sát chưa thật mở
Trang 33công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong nhiệm kỳ qua so với yêu cầu nhiệm vụ cũng còn nhiều mặt hạn chế, nhiều nơi triển khai thực hiện chưa thực
sự quyết liệt, hiệu quả chưa cao, vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va
chạm Một số cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cấp ủy nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa thường xuyên và kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra,
giám sát tổ chức đảng và đảng viên; chưa chủ động trong việc chỉ đạo và thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát Một số ít cấp ủy còn chưa thật sự quan tâm,
tạo điều kiện cho Ủy ban Kiểm tra thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và Điều lệ Đảng đã giao cho Ủy ban Kiểm tra Nội dung chương trình kiểm tra, giám sát của một số cấp ủy, tổ chức đảng còn dàn trải
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, huy động và sử dụng nhiều nguồn lực, sẽ không tránh khỏi mặt trái của cơ chế thị trường tác động đối với
xã hội, đến cán bộ, đảng viên Thực tiễn cho thấy, nhận thức về công tác kiểm
tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng của một bộ phận tổ chức đảng và đảng
viên còn nhiều hạn chế, ý thức chấp hành kỷ luật đảng không nghiêm, thiếu tu
dưỡng, rèn luyện, dẫn đến vi phạm về phẩm chất đạo đức, tư cách của người cán
bộ, đảng viên Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho một số tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên mất uy tín và suy giảm niềm tin ở quần chúng nhân dân Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định:
“Trong những năm tới, yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ phát triển mới đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết,
Trang 341.3.1 Nội dung công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Thành
ủy
1.3.1.1 Công tác tham mưu và thực hiện nhiệm vụ cấp ủy giao theo Điều 30 Điều lệ Đảng
Nhiệm vụ tham mưu
Tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra,
giám sát theo điều 30 Điều lệ Đảng; giúp cấp ủy triển khai, quán triệt Điều lệ Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên và cấp mình về công tác kiểm sát, giám sát; xem xét, xử lý kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật
Xây dựng, chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp cấp ủy xây dựng phương hướng nhiệm vụ; phân công cấp ủy viên, các cơ quan tham mưu thực hiện công tác kiểm tra, giám sát Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các tổ chức đảng thực hiện các Chương trình, Kế hoạch kiểm tra, giám sát
Ban hành các văn bản theo thẩm quyền về công tác kiểm tra, giám sát, để các đoàn thể, chính trị- xã hội và nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát
Lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của ủy ban kiểm tra, xây dựng cán bộ kiểm tra Hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra, giám sát tổ chức đảng thực hiện công tác kiểm sát, giám sát; xem xét, xử lý kỷ luật Đảng
Nghe báo cáo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết các kiến nghị của tổ chức đảng cấp dưới và định kỳ thực hiện việc sơ tổng kết
Nhiệm vụ do cấp ủy giao
Tùy theo tình hình thực tế, nhiệm vụ chính trị mà cấp ủy giao cho UBKT
Trang 351.3.1.2 Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Điều 32 Điều lệ Đảng
- Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi
phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện
nhiệm vụ đảng viên
Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là việc tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra đảng viên có biểu hiện không tuân theo, không làm hoặc làm trái quy định để xem xét, đánh giá kết luận có hay không vi phạm tiêu chuẩn đảng
viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên
Những nội dung đảng viên thường vi phạm là tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên được quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 12 của Điều lệ Đảng Chú ý phát hiện, kiểm tra, kết luận
dấu hiệu vi phạm chủ yếu sau: Việc chấp hành Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; Việc chấp hành các quy định của Đảng và Nhà nước về
những điều mà đảng viên, cán bộ, công chức không được làm; việc giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, giữ gìn đoàn kết, thống nhất nội bộ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng; gắn bó mật thiết với Nhân dân; việc phục tùng tổ chức, kỷ luật Đảng
- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc
chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám
Trang 36quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng, pháp luật của Nhà nước Nội dung chủ yếu đối với việc kiểm tra chủ yếu như:
Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, của cấp trên và cấp mình; pháp luật của Nhà nước
Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất nội bộ
Việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Việc quản lý, giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên
Việc tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng, đề bạc, điều động, luân chuyển cán bộ
- Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý và
tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương
Để xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đảm bảo sát hợp, có tính khả thi, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy phải căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác của cấp ủy cấp trên, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng và tình hình thực tế của Đảng bộ trong từng thời gian
* Đối với cấp ủy các cấp, Ban Thường vụ đảng ủy cơ sở, Ban Thường vụ
Trang 37Đối với tổ chức Đảng: Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận
của Đảng, của cấp uỷ cấp trên và cấp mình, pháp luật của Nhà nước; việc thực
hiện các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, quy chế làm việc, chế độ công tác và việc bảo đảm quyền của đảng viên; việc giữ gìn đoàn kết nội bộ, quản lý đảng viên, chỉ đạo thực hiện quy định về những điều cán bộ, đảng viên không
được làm; việc chấp hành các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác tổ
chức, cán bộ và giữ mối liên hệ với quần chúng
Đối với đảng viên: Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên
* Đối với Uỷ ban kiểm tra các cấp giám sát
Đối với tổ chức đảng: Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Cương
lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, của cấp uỷ cấp trên và cấp mình, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác toàn khoá, hằng năm của cấp uỷ, tổ chức đảng trên các lĩnh vực
Đối với cấp uỷ viên và cán bộ diện cấp uỷ cùng cấp quản lý: Việc chấp
hành Cương lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy
định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, của cấp uỷ cấp trên và cấp mình, pháp luật của Nhà nước Việc giữ gìn đạo đức, lối sống; về tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên; việc
thực hiện chế độ kê khai và công khai tài sản của cán bộ, đảng viên theo quy
định của Đảng và pháp luật của Nhà nước
Trang 38Kỷ luật của Đảng là tổng thể những điều đã được quy định tại Cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng; những quy định cụ thể trong Đảng có tính chất bắt buộc đối với mọi tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghiêm, nhằm đảm bảo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng
và tổ chức trong toàn Đảng, từ trung ương đến địa phương và cơ sở Kỷ luật của Đảng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng đảng đảm bảo Đảng ta tồn tại, hoạt động và phát triển Mọi hành vi vi phạm kỷ luật của Đảng, dù nhỏ đều làm suy yếu năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Phương châm thi hành kỷ luật trong Đảng là
công minh, chính xác, kịp thời Trong điều kiện Đảng cầm quyền, lãnh đạo hệ thống chính trị, thì nội dung kỷ luật của Đảng bao gồm:
Những quy định trong nội bộ Đảng bắt buộc mọi tổ chức đảng và đảng viên phải nghiêm chỉnh chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, quy định, quy chế hoạt động của Đảng,
tiêu chuẩn, nhiệm vụ của đảng viên
Hiến pháp, pháp luật, nghị định, thông tư của Nhà nước được thể chế hóa
từ đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng Vi phạm Hiến pháp, pháp luật, nghị định, thông tư của Nhà nước là vi phạm kỷ luật của Đảng
Các đoàn thể chính trị - xã hội được lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng trong phạm vi tổ chức của mình Đảng viên vi phạm kỷ luật của đoàn thể chính trị - xã hội mà
mình tham gia là vi phạm kỷ luật của Đảng
Trang 39cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, tình hình vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên và tình hình tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên ngày càng xảy ra nghiêm trọng Vì vậy, đòi hỏi cán bộ làm công tác kiểm tra đảng phải nắm vững những nội dung cơ bản của công tác giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
Phần lớn các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các tổ chức đảng, nhà nước
và đoàn thể chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế đều do đảng viên đảm nhiệm Nên nội dung và đối tượng bị tố cáo thường khá rộng, UBKT các cấp cần phân loại, nghiên cứu và xử lý đơn tố cáo để xem xét, giải quyết đúng thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ
UBKT các cấp có nhiệm vụ giải quyết những nội dung tố cáo sau:
Đối với tổ chức đảng: Những nội dung liên quan đến việc chấp hành
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định,
quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của Đảng; đoàn kết nội bộ
Đối với đảng viên: Có liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp
uỷ viên và trong thực hiên nhiệm vụ đảng viên Có liên quan đến việc chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định,
quy chế, kết luận của Đảng; về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết nội bộ, tự phê bình và phê bình, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, thiểu số phục tùng đa số, thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và đạo đức lối sống
Trang 40* Giải quyết khiếu nại kỷ luật
Nội dung khiếu nại thường có nhiều vấn đề Ngoài khiếu nại kỷ luật Đảng, còn có khiếu nại về xử lý hành chính, kết luận lịch sử chính trị, tính tuổi
đảng, bầu cử trong Đảng, xóa tên trong danh sách đảng viên,…
Ủy ban kiểm tra chỉ xem xét giải quyết theo thẩm quyền về khiếu nại kỷ
luật đảng mà đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại Do đó, khi tiếp nhận các khiếu
nại không thuộc thẩm quyền, phạm vi giải quyết thì ủy ban kiểm tra các cấp chuyển các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết, đồng thời thông báo
đối tượng khiếu nại biết
- Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủy
cùng cấp
Tài chính đảng là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Đảng nhằm phục vụ các hoạt đồng của tổ chức đảng các cấp Tài chính đảng có vai trò quan trọng trong mỗi tổ chức đảng nói chung, với tổ chức đảng nói riêng Tài
chính có quan hệ đến sự tồn tại và hoạt động của Đảng Tài chính đảng giúp cho các tổ chức đảng các cấp có điều kiện tổ chức các hoạt động phục vụ hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao
* Đối với cấp ủy cấp dưới: nội dung kiểm tra tài chính cấp ủy cấp dưới
chính là kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của
Đảng và Nhà nước về quản lý tài chính, tài sản của Đảng cụ thể:
Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý tài chính, tài sản của