1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN

9 185 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 25,42 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI . I. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, VÀ HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI. 1. Nhận xét chung Có thể nói cho đến nay, công ty xây dựng Hà Nội thuộc tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội đã khẳng định được chỗ đứng và vai trò quan trọng của mình trong ngành xây dựng. Từ lúc thành lập cho đến nay (khoảng 4 năm ), từ chỗ sát nhập hai công ty là điểm xuất phát thấp, có những lúc công ty rơi vào tình trạng hết sức khó khăn ( thiếu vốn, sản phẩm sản xuất ứ đọng ). Ngày nay, công ty đã tạo cho mình một hướng đi đúng đắn tạo được niềm tin trên thương trường và có lãi. Sự lớn mạnh này của công ty được thể hiện qua cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được nâng cao, cũng như trình độ quản lýcũng đang từng bước được hoàn thiện. Trong nền kinh tế thị trường, công ty đã luôn khẳng định tính độc lập tự chủ của mình trong kinh doanh, biết phát huy khai thác sử dụng có hiệu quả nội lực tiềm năng sẳn có của mình, trong đó TSCĐ luôn là yếu tố hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng nàyban lãnh đạo công ty đã có những biện pháp tích cực đặc biệt quan tâm tới quản lý và sử dụng TSCĐ: - Công ty không ngừng tăng cường công tác quản lý, sử dụng TSCĐ như : phân công, phân cấp quản lý, sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên, sử dụng TSCĐ đúng công suất, cố gắng sử dụng TSCĐ đạt mức cao nhất. - Công ty cũng đã đầu tư máy tính vào sử dụng phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng, nhờ đó mà hiệu quả công việc được nâng lên rõ rệt, giảm bớt nhân lực . - Công ty đã làm tốt công tác phân công, bố trí nhân lực song song với việc tổ chức gọn nhẹ các bộ phận như ở phòng kế toán với chỉ 6 nhân viên nhưng tỏ ra làm việc có hiệu quả, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác những tình hình biến động tài sản, tính toán, tập hợp đầy đủ những chi phí phát sinh và kết quả kinh doanh cũng như quản lý các nguồn vốn trong công ty. Trong đó phải tính đến sự đong góp không nhỏ của kế toán TSCĐ đã phản ánh được tương đối đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình biến động tăng giảm TSCĐ, quá trình sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ. 1 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Qua thực tap, bằng những kiến thức đã học, cũng như những điều ghi nhận được trong thời gian thực tap và đựoc sự giúp đỡ của các nhân viên phòng tài vụ, em thấy công tác quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ của công ty có những ưu, nhược điểm nhất định. 2. Ưu điểm 2.1 Trong công tác quản lý, sử dụng : Đã tạo được tính chủ động trong quản lý, và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận, nâng cao được tinh thần trách nhiệm ở mỗi bộ phận sử dụng TSCĐ. Qua đó cho thấy được việc sử dụng TSCĐ đã đạt được những kết quả nhất định. 2.2 Trong công tác hạch toán TSCĐ : - Kế toán luôn cập nhật, phản ánh chính xác, kịp thời tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ trong năm lên hệ thống sổ sách của công ty: Sổ chi tiết- Sổ nhật kí chứng từ - Sổ cái. - Kế toán nắm chắc số TSCĐ hiện có của nhà máy cũng như bộ phận quản lý và nơi sử dụng. - Ở bộ phận sử dụng cũng theo dõi, quản lý chặt chẽ số lượng TSCĐ hiện có ở bộ phận mình thông qua sổ chi tiết riêng. - Kế toán hạch toán tăng giảm, trích khấu hao TSCĐ trên hệ thống sổ sách: Sổ nhật kí chứng từ, sổ cái TK 211, 214. Theo đúg chế độ kế toán hiện hành. - Kế toán thường xuyên nắm vững và sử dụng những thông tư quyết định mới của Bộ tài chính trong công tác hạch toán TSCĐ để có những thay đổi cho phù hợp. - Kế toán tiến hành phân loại và đánh giá TSCĐ theo đúng chế độ của Bộ tài chính. Cách phân loại TSCĐ theo công dụng và nguồn gốc để giúp cho việc quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu quả cao. Nhưng TSCĐ lại được hình thành từ những nguồn khác nhau nên có cách sử dụng và trích khấu hao khác nhau. - Kế toán có thể nắm vững tình trạng kĩ thuật, thời gian sử dụng TSCĐ thông việc trích khấu hao, từ đó tham mưu cho các lãnh đạo về các quyết định như đầu tư, mua mới TSCĐ hay nhượng, bán thanh lý những TSCĐkhông còn hiệu quả hay không thể sử dụng được nữa. 3. Nhược điểm 2 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bên cạnh những ưu điểm trên, trong công tác quản lý sử dụng và hạch toán TSCĐ có một số vấn đề còn tồn tại cần khắc phục, nhằm không ngừng củng cố và hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ để nó thực sự trở thành công cụ quản lý. - Việc theo dõi TSCĐ không mở thẻ TSCĐ làm cho việc theo dõi TSCĐ gặp nhiều khó khăn, tuy kế toán có mở sổ theo dõi chi tiết TSCĐ nhưng nếu có thẻ theo dõi chi tiết thì sẽ dễ dàng hơn cho việc quản lý, kế toán sẽ nắm rõ hơn các chỉ tiêu thông số của TSCĐ. - Hệ thống sổ chi tiết của công ty còn thiếu sổ theo dõi chi tiết TSCĐ cho từng đơn vị sử dụng. - Trong công tác quản lý sử dụng TSCĐcông ty chưa có kế hoạch tiến độ cụ thể cho việc sửa chữa lớn TSCĐ nên kế toán không có cơ sở trích trước khoản chi phí này. Vì vậy khi có phát sinh nghiệp vụ đã gây ra hện tượng đột biến giá thành một cách giả tạo, ảnh hưởng đến kết quả hạch toán kinh doanh và mất ổn định trongkế hoạch sản xuất chung của công ty. - Những TSCĐ không cần dùng hoặc hư hỏng không có khả năng khắc phục sửa chữa, công ty chưa tiến hành thanh lý, nhượng bán dứt điểm để thu hồi vốn kịp thời. II. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI. Có thể nói, đói với bất kì một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì yêu cầu sống còn kà không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, tồn tại và phát triển. Muốn làm được điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển tốt, kjhông ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra và trong đó quản lý sử dụng TSCĐ là một trong những biện pháp rất tích cực Trong những năm qua, công ty không ngừng lớn mạnh, bên cạnh đó còn có những hạn chế cần phải khắc phục dần mà trước hết là cần phải hoàn thiện hơn nữa kế toán và quản lý TSCĐ : Thứ nhất : Khi hạch toán TSCĐ tăng thêm, kế toán phải lưu tất cả các chứng từ liên quan vào hồ sơ riêng và trên cơ sở đó, kế toán cần thiết phải mở thẻ TSCĐ để hạch toán chi tiết TSCĐ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra bảo quản TSCĐ của công ty. Thẻ TSCĐ được lập theo mẫu 02- TSCĐ được quy định thống nhất của Bộ tài chính như sau: 3 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI Mẫu 01-TSCĐ ĐỊA CHỈ: 76 AN DƯƠNG-TÂY HỒ- HÀ NỘI Ban hành theo quy định số: 1141TC/QĐ/CAKT Ngày 01/11/1995 THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số : . Ngày .tháng .năm lập thẻ. Họ tên kế toán trưởng: Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ: số ngày tháng năm 200 Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng)TSCĐ Số hiệu Nước sản xuất: .Năm sản xuất Bộ phận quản lý sử dụng Năm đưa vào sử dụng : Công suất, (diện tích) thiết kế: Đình chỉ sử dụng TSCĐ: ngày .tháng .năm . Lí do đình chỉ: . Số hiệu chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày, tháng, năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn STT Tên qui cách, dụng cụ, phụ tùng kèm theo Đơn vị tính Số lượng Giá trị Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: .ngày .tháng năm 200 . Lí do giảm: . 5 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thẻ TSCĐ được lập và lưu tại phòng kế toán để theo dõi, phản ánh diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. Toàn bộ thẻ TSCĐ phải được bảo quản tập trung tại hòm thẻ trong đó được chia làm nhiều ngănđể xếp thẻ theo yêu cầu phân loạiTSCĐ. Mỗi ngăn dùng để xếp thẻ của nhóm TSCĐ chi tiết theo đơn vị sử dụng và số liệu TSCĐ. Thứ hai: Kế toán trong quá trình quản lý TSCĐ, ngoài việc phân loại TSCĐ theo nguồn vốn, theo công dụng thì cần thiết phải phân theo mục đích sử dụng gồm: TSCĐ dùng cho sản xuất, TSCĐ dùng cho quản lý, TSCĐ dùng cho các mục đích khác. Trên cơ sở cách phân loại này, kế toán có thể dễ dàng tiến hành phân bổ khấu hao cho các bộ phận (sản xuất, quản lý, các đơn vị sử dụng) một cách chính xác, hợp lý đồng thời kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc: TSCĐ tăng (giảm) trong tháng này thì tháng sau sẽ tính và trích (hoặc thôi trích khấu hao). Thứ ba: Để đảm bảo phản ánh đúng mức độ hao mòn của TSCĐ đối với các loại thiết bị tin học, công ty nên sử dụng phương pháp khấu hao luỹ thoái. Phương pháp khấu hao luỹ thoái được tính như sau: Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao luỹ thoái Trên cơ sở vừa đáp ứng yêu câu cầu vừa đảm bảo lợi ích của công ty, vừa đảm bảo lợi ích của nhà nước. Tỷ lệ khấu hao luỹ thoái hàng năm cần phải tuân thủ các nguyên tác sau: - Phải được cấp có thẩm quyền cho phép - Phải tương ứng với khả năng bù đắp của doanh thu (SXKD không được thua lỗ) - Thời gian sử dụng TSCĐ vẫn phải đảm bảotheo quy định hiện hành. Phương pháp khấu hao luỹ thoái nếu được áp dụng hợp lý sẽ có những ưu điểm sau: 6 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Tạo khả năng thu hồi vốn nhanh. Vào những năm đầu hạn chế những tổn thất do hao mòn vô hình gây ra. Đồng thời tạo điều kiện tăng tốc độ quay vòng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Nếu tài sản được đầu tư bằng vốn tín dụng, phương pháp khấu hao này sẽ đảm bảo trả vốn vay nhanh trong những năm đầu dẫn đến việc giảm được số lãi vay phải trả. Thứ tư: Hàng năm công ty cần lập kế hoạch chi tiết cho việc sửa chữa TSCĐ, để kế toán tiến hành trích trước hay phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kỳ. Có kế hoạch bảo dưỡng và thay thế từng chi tiết bộ phận TSCĐ để kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu qủa sử dụng TSCĐ của tài sản. Thứ năm: Căn cứ vào thực trạng TSCĐ, công ty cần khẩn trương làm thủ tục thanh lý, nhượng, bán đối với những TSCĐ cũ, hỏng lạc hậu, lỗi thời không còn giá trị sử dụng để thu hồi vốn kinh doanh cho ngân sách nhà nước. Thứ sáu: Quá trình hạch toán và ghi sổ tại công ty dầu tư xây dựng Hà Nội nên được thực hiện theo sơ đồ sau: 7 7 Chứng từ gốc Sổ theo dõi TSCĐTheo bộ phận sử dụng Bảng phân bốKhấu hao TSCĐ Nhật ký chứng từSố Sổ cái TK211, 212, 214 Thẻ TSCĐSố thẻ TSCĐ Bảng tổng hợp Tăng, giảm TSCĐ Báo cáo Tài chính Bảng kê phân loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ : Đối chiếu kiểm tra 8 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Kết luận Nói tóm lại một lần nữa chúng ta có thể khẳng định lại rằng TSCĐ là một bộ phận rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, trong nền kinh tế và thông thường chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng cơ cấu tài sản của bất kì một doanh nghiệp nào. Cùng với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, TSCĐ trong doanh nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế quốc dân nói chung không ngừng được đổi mới, hiện đại hoá và tăng lên nhanh chóng để tạo ra năng suất chất lượng và sản phẩm ngày càng cao trên thị trường. Điều đó đòi hỏi phải không ngừng tăng cường công tác quản lý TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng, làm được điều đó đòi hỏi công tác hạch toán kế toán TSCĐ phải được thực hiện tốt, phải được thường xuyên cập nhật tình hình tăng giảm, hiện có, khấu hao, sửa chữa, cũng như tính toán một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Công tác quản lý TSCĐ phải được càng ngày hoàn thiện và không ngừng nâng cao. Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty đã chú trọng quan tâm tới việc đầu tư đổi mới TSCĐ phục vụ cho SXKD. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng bên cạnh những thành tích đã đạt được thì vẫn còn có những hạn chế tồn tại mà công ty cần khắc phục trong thời gian tới để hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ của mình. Trong thời gian thực tap tại công ty đầu tư xây dựng Hà Nội, em đã có nhiều điều kiện tiếp cận thực tế, trên cơ sở đó để đề suất một số ý kiến bổ xung nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty. Song do thời gian thực tập không nhiều, với kiến thức còn hạn chế chắc chắn báo cáo của em không tránh khỏi việc có sai sót. Vì vậy em rất mong có sự chỉ bảo của thầy cô và toàn thể bạn đọc. Cuối cùng em xin chân thành cám ơn thầy giáo Trần Nam Thanh và các cô chú trong phòng tài vụ của công ty đầu tư xây dựng Hà Nội đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập và hoàn thành bản báo cáo thực tập của mình. 9 9 . nghiệp PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI . I. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, VÀ HẠCH TOÁN. phục dần mà trước hết là cần phải hoàn thiện hơn nữa kế toán và quản lý TSCĐ : Thứ nhất : Khi hạch toán TSCĐ tăng thêm, kế toán phải lưu tất cả các chứng

Ngày đăng: 30/10/2013, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phân bốKhấu hao TSCĐ - PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN
Bảng ph ân bốKhấu hao TSCĐ (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w