1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

27 371 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 52,42 KB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. I. Tổng quát về Bưu điện Thành phố Hải Phòng. 1. Quá trình hình thànhphát triển. Bưu điện Thành phố Hải Phòng là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam. Quá trình hình thànhphát triển của Bưu điện Thành phố Hải Phòng có thể chia ra các giai đoạn chính sau: a) Giai đoạn 1955 – 1975: Ngày 13/5/1955 biên bản bàn giao Bưu điện Thành phố Hải Phòng giữa Pháp và cách mạng đã được ký kết. Sau đó, đoàn cán bộ tiếp quản của ta nhận của Pháp một “di sản” thông tin bưu điện nghèo nàn, thiếu đồng bộ, chắp vá, cũ kỹ, lạc hậu. Tại trụ sở của bưu điện có một tổng đài cộng điện có dung lượng 600 số. Một tổng đài 10 với 20 máy điện thoại từ thạch anh. Hệ thống đường dầy vĩ tuyến có một đường cáp chính đi ngầm dung lượng từ 68 đến 112 đôi, độ dài không vượt quá 5 km, hệ thống vô tuyến điện vừa hỏng vừa cũ, chỉ vẻn vẹn một máy phát kiểu Booc-Do 15w và 2 máy Hanmrlure. Sau đó ít ngày ta tiến hành tiếp quản đài phát tín ở phố Lạch Tray cơ sở vật chất của trạm gồm có: 2 máy Thomjonhouston 2 km, 1 máy kiểu Sipl 800w, 1 máy Bachelet 50w, 1 máy kiểu Srat 50w và một máy Radio dùng để kiểm soát các máy phát. Ở Bưu điện Kiến An chúng ta tiếp nhận từ tay Pháp duy nhất một tổng đài 10 số trong đó có 10 máy điện thoại từ thạch thì một nửa đã hỏng. Sau giải phóng ít ngày mạng lưới thông tin Bưu điện Hải Phòng, Kiến An bắt đầu thông, phục vụ ngay cho các cơ quan thành uỷ, chính quyền, đoàn thể, quần chúng, một xí nghiệp sản xuất công nghiệp, đảo đèn Long Châu và Hòn Dáu. Song song với việc phục hồi cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị chúng ta khẩn trương xây dựng, hình thành bộ máy quản lý và điều hành sở Bưu điện Hải Phòng và Bưu điện Kiến An. Trước mắt bộ máy của 2 cơ quan gồm các phòng: Phòng điện chính, phòng bưu chính, hệ thống Bưu cục các khu, huyện, thị xã, cơ sở. Nhìn chung giai đoạn này do điều kiện chiến tranh nên Bưu điện Hải Phòng chưa có sự phát triển lớn, hoạt động chủ yếu là phục vụ sửa chữa tuy cũng có một số công trình nhỏ. b) Giai đoạn 1976 – 1985. Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra giai đoạn phát triển mới của đất nước và của thành phố Hải Phòng - thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vai trò của ngành Bưu điện thành phố ngày càng trở nên quan trọng trong việc phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội và quốc phòng. Yêu cầu khách quan đó đòi hỏi ngành Bưu điện Hải Phòng phải xác định được hướng đi đúng, nâng cao chất lượng thông tin liên lạc trong tình hình mới. Trước tình hình đó ngành Bưu điện Hải Phòng đã chủ động khôi phục và củng cố 32km đường dây cáp, tổng đài điện 1000 số. Cuối năm 1975 Bưu điện Hải Phòng đã lắp đặt mạng điện thoại tự động loại 1000 số hiện đại. Năm 1978 Bưu điện Hải Phòng lắp đặt và đưa vào khai thác tổng đài điện thoại di động, ưu tiên phục vụ các cơ quan lãnh đạo thành phố và một số ngành kinh tế trọng điểm. Năm 1979 ngành đưa vào sử dụng các loại tổng đài tự động 50 số, 70 số dùng để lắp đặt cho một số cơ sở kinh tế - xã hội trọng điểm của thành phố. Cũng trong năm Bưu điện đã thành lập đường thư biển quốc tế giữa Hải Phòng với Vladivostok. Việc bồi dưỡng xây dựng một số cán bộ được coi trọng, trong giai đoạn 1976 – 1980 đã có 135 cán bộ công nhân viên được cử đi học các lớp trung cấp, sơ cấp chuyên môn và chính trị, 46 cán bộ công nhân viên được cử đi học các lớp đại học tại chức và tập trung. Trong giai đoạn này, Bưu điện Hải Phòng cũng như các doanh nghiệp khác đều trong giai đoạn khủng hoảng do điều kiện cơ sở vật chất còn lạc hậu, hơn nữa lại thiếu vốn để cải tạo và đầu tư mới. c) Giai đoạn 1986 – 1996. Năm 1986 mở đầu cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Bưu điện Hải Phòng thực hiện 3 mục tiêu của ngành là: “ Nâng cao chất lượng thông tin, khai thác mọi tiềm năngkhả năng, sắp xếp lại tổ chức sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý và lề lối làm việc”. Đến cuối năm 1986 Bưu điện 3 quận đã được sát nhập với Bưu cục trung tâm thành Bưu cục nội thành. Cùng với nó cơ quan quản lý cũng thay đổi để có thể thích ứng với thị trường, Bưu điện Hải Phòng được phân chia thành các công ty, mỗi công ty quản lý một loạt sản phẩm nhất định như: Công ty điện thoại quản lý những sản phẩm điện thoại, Bưu điện trung tâm quản lý các sản phẩm bưu chính… Việc phân chia này giúp cho Bưu điện Hải Phòng quản lý các hoạt động của mình một cách hiệu quả hơn. Tổ chức mạng lưới coi mạng Viễn thông là mạng chủ chốt của Bưu điện Hải Phòng, trong những năm trước mắt Bưu điện Hải Phòng đã thực hiện đầu tư phát triển thêm các tổng đài mới. Đây là bước phát triển quan trọng mang tính chuyển đổi công nghệ với ý nghĩa không chỉ có tổng đài sẽ tăng thêm dung lượng mà còn do đây là công trình mở ra khả năng phát triển mới hoàn toàn về kỹ thuật công nghệ của Bưu điện Hải Phòng, khả năng tự động hoá số trở thành hiện thực, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng điện thoại, có thể tự động gọi điện thoại cho bất cứ thuê bao nào trong thành phố, đi các tỉnh có tổng đài điện tử tự động và quốc tế. d) Giai đoạn 1996 đến nay. Bưu điện Hải Phòng đã vào giai đoạn 5 năm lần thứ 3, bắt đầu từ giai đoạn này hoạt động viễn thông được coi là hoạt động chính của Bưu điện Hải Phòng (thể hiện ở mức đầu tư cho dịch vụ, các kết quả thu được như doanh thu từ các dịch vụ, lợi nhuận…) Mạng bưu chính cũng rất phát triển trong thời gian qua, đặc biệt là trong những năm gần đây. Song song với việc không ngừng nâng cao chất lượng, khối lượng phục vụ đã đưa thêm nhiều dịch vụ bưu chính vào khai thác như: chuyển phát nhanh, điện hoa, Bưu phẩm ghi số… Công nghệ sản xuất bưu chính kết hợp mạnh mẽ kỹ thuật điện tử và kỹ thuật tin học trong dây chuyền sản xuất và khai thác Bưu chính để tăng nhanh quá trình cơ giới hoá, tự động hoá, khai thác và vận chuyển các thông tin Bưu chính. 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Bưu điện Hải Phòng. a) Đặc điểm công nghệ kỹ thuật. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông luôn phải đảm bảo sao cho quá trình này diễn ra liên tục ở các khâu. Nếu một khâu không hoạt động thì sản phẩm sẽ không có giá trị sử dụng. Do đó chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Bưu chính Viễn thông là vô cùng quan trọng, chỉ khi chất lượng truyền đưa thông tin cao thì mới có chất lượng sản phẩm cao. Vì thế việc đầu tư phát triển phải được thực hiện tập trung đồng bộ các quy trình công nghệ và định mức kỹ thuật, các chính sách kỹ thuật phát triển phải được thực hiện thống nhất trên toàn quốc và phù hợp với phương tiện truyền thông của các nước trên thế giới. Đây là điểm khác biệt giữa Bưu chính Viễn thông với các ngành sản xuất khác, vì trong xí nghiệp công nghiệp từng xí nghiệp riêng biệt có thể có mức độ ứng dụng kỹ thuật mới khác nhau, trong ngành Bưu chính Viễn thông vấn đề này phải có quy định nghiêm ngặt nếu không thông tin sẽ không thông suốt. Ngày nay do yêu cầu đổi mới trang thiết bị nhằm cải tiến hệ thống mạng, ngành Bưu chính Viễn thông đã thực hiện đại hoá công trình công nghệ.  Mạng viễn thông. Quan trọng nhất đối với mạng viễn thông là hệ thống tổng đài và cáp dẫn. Những năm trước do khả năng về vốn, kỹ thuật, lao động cũng như do nhu cầu của nền kinh tế đối với dịch vụ viễn thông còn thấp nên hệ thống mạng còn tương đối lạc hậu và quy mô bị hạn chế. Phần lớn các tổng đài đều thuộc hệ Analog (tương tự) chỉ cho phép truyền dẫn và xử lý dữ liệu tương tự. Quá trình truyền dưới dạng sóng tương tự với dữ liệu – sóng là một biểu hiện tương tự dữ liệu. Các sóng này mang tính chất liên tục do đó rất dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiễu tới chất lượng truyền dữ liệu. Các tổng đài ngày nay đã sử dụng kỹ thuật truyền dữ liệu số (Digital) do sự phát triển tiến bộ trong lĩnh vực điện tử. Các tổng đài điện tử số có thể tích và trọng lượng nhỏ, tiêu thụ điện thấp, độ tin cậy cao, tốc độ nhanh so với tổng đài Analog rẻ hơn về lắp đặt và bảo dưỡng. Việc truyền số không có mạng liên tục mà thay voà đó là các bit (đơn vị thông tin nhỏ nhất) được truyền đi với xung cực ngắn rời rạc. Những tín hiệu số này ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu so với những tín hiệu tương tự, do đó thông tin được truyền đi với độ chính xác cao hơn. Cùng với hệ thống tổng đài số, đó là việc hiện đại hoá mạng cáp bao gồm bảo dưỡng, duy trì, mở rộng, cải tiến nâng cấp mạng cáp cũ, phát triển mạng cáp mới. Việc mở ra nhiều tổng đài vừa có ý nghĩa phân tải vừa làm giảm độ dài đường dây dẫn đến các máy chính, vì vậy chất lượng các dịch vụ viễn thông có chất lượng cao. Tiến tới sẽ mở ra thêm một số dịch vụ mới như: Dịch vụ truyền số liệu và dịch vụ điện thoại thấy hình… Phần lớn các cáp dẫn giữa các tổng đài đều được thay thế bằng cáp quang (cáp trung kế liên đài). Với tốc độ truyền thông 565 Mbit/s (565 triệu bit trên giây), công nghệ cáp quang cho phép 7680 cuộc gọi cùng một lúc, mặt khác nhờ có cáp quang mà hao tốn thông tin không còn, điều đó có ý nghĩa lớn để nâng cao chất lượng thông tin. Sự cải tiến thông đồng bộ mạng viễn thông đã góp phần nâng cao, cải tiến đáng kể các dịch vụ viễn thông.  Mạng lưới Bưu chính. Mức độ đầu tư cho mạng không đòi hỏi nhiều vốn như mạng viễn thông. Tuy nhiên việc cải tiến chất lượng của mạng Bưu chính cũng là nhân tố chính cho việc nâng cao chất lượng của các dịch vụ. Hệ thống bưu cục, các tuyến đường thư là những bộ phận cấu thành mạng. Hoạt động của mạng Bưu chính cũng như mạng Viễn thông gắn liền với địa bàn. Hệ thống các bưu cục nhiều thì khả năng phục vụ khách hàng được tốt hơn, tránh được tình trạng một bưu cục phải phục vụ khá nhiều người từ đó có thể nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ khách hàng. b) Đặc điểm về thị trường. Cũng như mọi sản phẩm dịch vụ khác, các dịch vụ của Bưu điện Hải Phòng cũng có một thị trường nhất định. Việc phân loại thị thị trường theo những tiêu thức: giới tính, lứa tuổi, thu nhập… là quan trọng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay thì yếu tố thu nhập hoặc tính hiệu quả giữ vai trò ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định sử dụng dịch vụ Bưu chính Viễn thông của khách hàng, nhất là đối với các dịch vụ viễn thông. Đối tượng sử dụng các dịch vụ cũng rất đa dạng và họ sử dụng các dịch vụ cũng khác nhau tuỳ theo mục đích công việc của họ hoặc tuỳ theo đặc điểm công dụng của các dịch vụ. Hiện tại, phần lớn các dịch vụ Bưu chính Viễn thông được cung cấp trên thị trường có tính thống nhất, tính đồng bộ, tính toàn cầu, vì vậy hiện tại có rất ít sự cạnh tranh của các đối thủ khác về dịch vụ tương tự.  Giới hạn về thị trường (xét về mặt không gian của thị trường): Do đặc điểm phân bố sản xuất theo địa bàn nên bề mặt không gian có thể xác định tương đối rõ giới hạn của thị trường các dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Đặc điểm phân bố sản xuất của Bưu điện Hải Phòng là theo địa giới hành chính. ♦ Nội thành Hải Phòng. ♦ Các vùng ngoại thành. Có thể nói thời gian trước mắt, Bưu điện Hải Phòng vẫn chiếm thị phần chủ yếu tại Thành phố Hải Phòng. Doanh thu, lợi nhuận tạo ra từ thị trường này lớn hơn rất nhiều so với thị trường khác. Qua bảng số liệu sau ta có thể thấy rõ điều trên. Bảng 2.1: Mật độ điện thoại/100 dân Năm Vùng 1997 1998 1999 2000 Nội thành 6,17 7,91 11,82 14,76 Ngoại thành 0,37 0,64 0,96 1,54 Toàn thành phố 2,44 3,12 4,02 5,29 Trên cơ sở bảng mật độ điện thoại trên 100 dân trên, ta thấy rõ những thị trường nông thôn chưa thể là một trong những trọng tâm của Bưu điện Hải Phòng. Mức độ hoạt động của thị trường có thể được đánh giá qua chỉ tiêu về doanh thu được tạo ra ở các thị trường. Bảng2.2: Doanh thu trên các thị trường Năm Vùng 1996 1997 1998 1999 2000 Đồ Sơn 2,365 2,7 3,154 3,842 4,458 An Hải 2,845 3,032 2,89 3,286 3,454 Thuỷ Nguyên 7,57 7,384 7,592 7,932 8,514 Kiến Thuỵ 1,258 1,905 3,072 3,873 4,245 Tiên Lãng 0,596 0,863 1,133 1,512 2,141 Vính Bảo 0,818 1,195 1,55 1,986 2,267 An Lão 0,585 0,845 1,29 1,895 2,476 Cát Hải 0,780 1,008 1,532 2,143 2,825 Bạch Long Vĩ 0,099 0,237 0,255 0,543 0,957 Ngoại thành 16,844 17,244 22,468 27,003 31,337 Nhận định về thị trường các dịch vụ trên rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ ưu tiên đầu tư hơn cho thị trường nào và xác định được thị trường chính cho Bưu điện Hải Phòng trong những năm tới cũng như hướng phát triển lâu dài. Trong điều kiện khó khăn về vốn, công nghệ lạc hậu việc xác định thị trường chính trọng điểm có ý nghĩa rất lớn. Từ đó có hướng tập trung vốn, giải quyết được tình trạng thiếu vốn lại phân tán vốn. Hướng xác định thị trường tiềm năng đối với các dịch vụ của Bưu điện Hải Phòng đó là: Việc hình thành các khu công nghiệp, các vùng dân cư lớn, các khu chế xuất. Với một thị trường rộng lớn (khu vực Hải Phòng), tính cạnh tranh lại chưa cao thì việc tiêu dùng dịch vụ của Bưu điện Hải Phòng từ phía khách hàng có tiềm năng rất lớn. Đồng thời thị trường là nơi cuối cùng kiểm tra về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Để đáp ứng tốt nhất lượng khách hàng trên thị trường này thì chất lượng dịch vụ được nâng cao chính là mục tiêu hàng đầu của Bưu điện Hải Phòng. c) Đặc điểm về lao động. Là một ngành dịch vụ nhưng đòi hỏi công nghệ hiện đại vì thế Bưu điện Hải Phòng không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đáp ứng được với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật. Việc phân bố sắp xếp các lực lượng lao động do đặc điểm của quy trình sản xuất do Bưu điện Hải Phòng quyết định. Ngoại trừ bộ phận lao động trực tiếp giao dịch với khách hàng ở các bưu cục, các tổng đài, nói chung phần lớn lao động ở Bưu điện Hải Phòng thuộc bộ phận sản xuất có tính dây truyền như khai thác phổ thông, đóng gói, vận chuyển,… Do đó, tuy là một ngành dịch vụ nhưng có bộ phận tính chất sản xuất thể hiện rất rõ và nó cũng tạo ra giá trị như quá trình sản xuất công nghiệp. Công tác tổ chức lao động: Trước kia Bưu điện Hải Phòng chủ yếu áp dụng hình thức lao động biên chế và chỉ tiêu biên chế do ngành quy định. Nhưng hiện nay, sau khi có và thực hiện quyết định 217 của Hội đồng bộ trưởng với chính sách chuyển sang chế độ hợp đồng lao động, lực lượng lao động của Bưu điện Hải Phòng được cân đối, sắp xếp lại phù hợp. Tổng số lao động của Bưu điện Hải Phòng hiện nay là 1190 người (trong đó số lao động Nam là 669 người, lao động nữ là 521 người). Trong tổng số lao động của Bưu điện Thành phố Hải Phòng có 1 Tiến sỹ; 2 Thạc sỹ; 337 người có bằng Đại học, Cao đẳng; 260 người có bằng Trung cấp; còn lại là công nhân. Bưu điện Hải Phòng đã hình thành 2 loại lao động: + Lao động trong biên chế. + Lao động theo hợp đồng. Bưu điện Hải Phòng sử dụng nhiều thiết bị có tỷ trọng phần mềm là nơi có tiềm năng ứng dụng tin học để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hiệu quả khai thác dịch vụ Bưu chính Viễn thông và đặc biệt hơn tin học đang trở thành dịch vụ kinh doanh phần mềm của Bưu điện Hải Phòng và đang dần dần hình thành lối ra cho công nghệ viễn thông. Chính vì thế trình độ của công nhân trong Bưu điện Hải Phòng có ảnh hưởng nhiều tới chất lượng dịch vụ. Với thiết bị máy móc hiện đại như hiện nay thì bắt buộc nhân viên Bưu điện Hải Phòng phải có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ, khả năng nắm bắt tiến độ kỹ thuật nhanh. Bên cạnh trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp của nhân viên bưu điện đặc biệt ở bộ phận giao dịch cũng được đề cao. Người công nhân có trình độ lao động cao sẽ mang lại cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ có chất lượng dịch vụ tốt. Nhận thức được tầm quan trọng này, hàng năm Bưu điện Hải Phòng đều tổ chức thi nâng bậc và công tác nâng cao trình độ công nhân được đặc biệt chú ý. Năm 1997 Bưu điện Hải Phòng đã chọn 52 người đi đào tạo nước ngoài, 122 người bồi dưỡng tại trung tâm Bưu chính Viễn thông I, bổ túc nghề cho 332 công nhân, cử 60 người đi học ở các lớp kỹ thuật mới do chuyên gia giảng dạy. d) Đặc điểm về tổ chức sản xuất. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành Bưu điện nói chung và Bưu điện Hải Phòng nói riêng ảnh hưởng lớn đến quá trình hạch toán của Bưu điện. Do chu trình sản xuất của ngành Bưu điện nói chung là khép kín, phải có sự tham gia của hai đơn vị trở lên, trong khi đó chỉ có một đơn vị đứng ra thu cước mà hiện nay ngành Bưu điện chưa xác định được khối lượng, giá trị chi phí cho từng công đoạn trong quá trình tạo ra sản phẩm toàn trình. Cho nên, áp dụng chính sách hạch toán kinh tế tập trung bởi còn có sự liên quan, gắn bó về kinh tế đối với nhiều đơn vị cơ sở Bưu điện có sản phẩm đến, qua quá nhiều, phải bỏ ra chi phí lớn mà lại không có thu. Mặc dù hiện nay xu hướng các doanh nghiệp phát triển độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh nhưng đặc điểm về nối mạng toàn ngành có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Bưu điện Hải Phòng, cũng như công tác cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong một số trường hợp Bưu điện Hải Phòng muốn phát triển mạng hoặc hoàn thiện một số dịch vụ mới, phải phụ thuộc vào mức độ phát triển chung của một số Bưu điện khác trong ngành. Ví dụ như dịch vụ Videophone - điện thoại thấy hình muốn phát triển tại Bưu điện Hải Phòng thì cũng cần tính yêu cầu đồng bộ với một số thành phố lớn khác như Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, do đây là dịch vụ hoạt động chỉ có hiệu quả kinh tế ở địa bàn tương đối xa vì giá cước lớn. Tuy có những hạn chế mang tính chất cục bộ nhưng nó cũng có những thuận lợi đó là: ♦ Một trong những nguyên nhân bắt buộc Bưu điện Hải Phòng nói riêng cũng như các Bưu điện khác nói chung phải đổi mới nâng cao chất lượng của mình. ♦ Ngay khi hoạt động giao lưu kinh tế phát triển, yêu cầu nối mạng giữa Bưu chính Viễn thông các nước trên thế giới là một tất yếu, đòi hỏi Bưu điện Hải Phòng phải có sự theo kịp với trình độ kỹ thuật, quản lý quốc tế về các dịch vụ và chất lượng của các dịch vụ đó. 3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của Bưu điện Hải Phòng. a) Cơ cấu tổ chức của Bưu điện Hải Phòng theo sơ đồ sau: Phòng Viễn thông – Tin học Phó giám đốc doanh thác Các trung tâm tin học, KTVC bưu điện Các bưu điện Quận, Huyện, Thị xã Các công ty Điện thoại, Viễn thông, Xây lắp, thiết kế Phòng bảo vệ Trạm Y - tế Phòng thi đua tuyên truyền Phòng thanh tra Phòng kiểm toán Phòng hành chính Phòng TCCB - LĐ Phòng tiếp thị bán hàng Phòng kế toán thống kê Phòng kế hoạch Phòng Bưu chính - PHBC Phòng đầu tư – xây dựng Phó giám đỗc viễn thông Phó giám đốc đầu tư Giám đốc b) Phân cấp quản lý: Bưu điện Hải Phòng phân thành 2 cấp quản lý: ♦ Quản lý cơ sở (Bưu điện Hải Phòng) bao gồm giám đốc, phó giám đốc và các phòng ban chức năng. Kiểu tổ chức bộ máy quản lý là kiểu trực tuyến chức năng. Phương pháp quản lý là áp dụng cả 3 phương pháp: giáo dục, kinh tế và hành chính. ♦ Quản lý cấp công ty: Bao gồm các giám đốc công ty, các chức năng giúp việc giám đốc và các tổ chức sản xuất. Kiểu tổ chức bộ máy quản lý là kiểu trực tuyến tham mưu. Phương pháp quản lý là phương pháp tổng hợp áp dụng cả 3 phương pháp kinh tế, hành chính và giáo dục. c) Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bưu điện Hải Phòng.  Công ty viễn thông. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty viễn thông được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty viễn thông ban hành kèm theo Quyết định số: 2237/1999/QÐ-TCCB-LÐ ngày 02/10/1999 của Giám đốc Bưu điện thành phố Hải Phòng: ♦ Công ty viễn thông (sau đây viết tắt là CTVT) là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng, là một bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức và hoạt động của Bưu điện thành phố Hải Phòng, hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ cùng các đơn vị trực thuộc khác trong một dây chuyền công nghệ bưu chính viễn thông liên hoàn, thống nhất trong toàn Bưu điện thành phố Hải Phòng và trong cả nước, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ viễn thông để thực hiện những mục tiêu kế hoạch chung của Bưu điện thành phố Hải Phòng, hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện thành phố Hải Phòng đã được phê chuẩn tại Quyết định số: 300/QÐ - TCCB/HÐQT, ngày 16/10/1996 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam và các quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty viễn thông. ♦ Công ty viễn thông có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực: [...]... phát triển dịch vụ di động nội vùng tại Bưu điện Hải Phòng Sau đây là một số yếu tố chủ yếu: 1.1 Yếu tố về công nghệ Để phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng phải căn cứ vào tình hình hiện đại hoá hiện có của công nghệ sử dụng trong Viễn Thông tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng Hệ thống trang thiết bị Viễn thông sử dụng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng đã được... hệ I thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bưu điện hệ I thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Bưu điện hệ I thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số: 408/2003/QÐ/TCCB-LÐ ngày 4/3/2003 của Giám đốc Bưu điện thành phố Hải Phòng ♦ Bưu điện hệ I thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng là đơn vị kinh... doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông tăng đều hàng năm, tuy nhiên doanh thu từ dịch vụ kinh doanh Bưu chính Viễn thông có tăng nhanh, qua đây ta nhận thấy thị trường Bưu chính Viễn thông vẫn là một thị trường đầy tiềm năng II Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển dịch vụ di động nội vùng tại Bưu điện Hải Phòng 1 Môi trường bên trong Có rất nhiều yếu tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng phát triển. .. điện thành phố Hải Phòng; có tư cách pháp nhân theo phân cấp của Bưu điện thành phố Hải Phòng tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Bưu điện trung tâm thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng Công ty Ðiện thoại thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng được thành lập theo Quyết định số: 4364/QÐ/TCCB-LÐ, ngày 31/10/2002 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam ♦ Công ty Ðiện thoại có chức năng. .. phép  Bưu điện trung tâm thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bưu điện trung tâm thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Bưu điện trung tâm thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số: 2106 QÐ/ TCCB LÐ ngày 19/11/2002 của Giám đốc Bưu điện thành phố Hải Phòng ♦ Bưu điện Trung tâm (sau đây viết... điện thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm khai thác và vận chuyển thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm khai thác và vận chuyển bưu điện thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số: 2105QÐ/TCCB ? LÐ ngày 19/11/2002 của Giám đốc Bưu điện thành phố Hải Phòng ♦ Trung tâm khai... của thành phố Hải Phòng Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty Thiết kế: - Có quy chế tổ chức và hoạt động; - Có con dấu riêng theo tên gọi để giao dịch; - Ðược mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc nhà nước tại thành phố Hải Phòng  Các Bưu điện quận, huyện và thị xã thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng Chức năng, ... năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các Bưu điện quận, huyện và thị xã thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của các Bưu điện quận, huyện và thị xã thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng ♦ Công ty Ðiện thoại là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng; có tư cách pháp nhân theo phân cấp của Bưu điện thành phố Hải Phòng tại Quy... thành phố Hải Phòng; có tư cách pháp nhân theo phân cấp của Bưu điện thành phố Hải Phòng tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Bưu điện trung tâm thuộc Bưu điện thành phố Hải Phòng Bưu điện Trung tâm được thành lập theo Quyết định số: 4362/QÐ/TCCB-LÐ, ngày 31/10/2002 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam ♦ Bưu điện Trung tâm có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ. .. hoàn, thống nhất trong toàn Bưu điện thành phố Hải Phòng và trong cả nước Có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ viễn thông để thực hiện những mục tiêu kế hoạch chung của Bưu điện thành phố Hải Phòng Công ty hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện thành phố Hải Phòng đã được phê chuẩn tại Quyết định số: 300/QÐTCBÐ/HÐQT, . ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. I. Tổng quát về Bưu điện Thành phố Hải Phòng. 1. Quá trình hình thành. muốn phát triển tại Bưu điện Hải Phòng thì cũng cần tính yêu cầu đồng bộ với một số thành phố lớn khác như Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, do đây là dịch vụ

Ngày đăng: 30/10/2013, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Mật độ điện thoại/100 dân - ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Bảng 2.1 Mật độ điện thoại/100 dân (Trang 5)
Trên cơ sở bảng mật độ điện thoại trên 100 dân trên, ta thấy rõ những thị trường nông thôn chưa thể là một trong những trọng tâm của Bưu điện Hải Phòng - ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
r ên cơ sở bảng mật độ điện thoại trên 100 dân trên, ta thấy rõ những thị trường nông thôn chưa thể là một trong những trọng tâm của Bưu điện Hải Phòng (Trang 6)
TT Tên hệ thống thiết bị Nước sản xuất - ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
n hệ thống thiết bị Nước sản xuất (Trang 19)
Bảng2.5: Thống kê các hệ thống trang thiết bị chủ yếu của Bưu điện Hải Phòng năm 2000 - ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Bảng 2.5 Thống kê các hệ thống trang thiết bị chủ yếu của Bưu điện Hải Phòng năm 2000 (Trang 19)
Bảng:2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 20)
1 Kinh doanh dịch vụ BCVT - ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1 Kinh doanh dịch vụ BCVT (Trang 20)
Nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Bưu điện Hải Phòng ta thấy rằng doanh thu và lợi nhuận của Bưu điện Hải Phòng không ngừng tăng lên năm sau cao hơn  năm trước - ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
h ìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Bưu điện Hải Phòng ta thấy rằng doanh thu và lợi nhuận của Bưu điện Hải Phòng không ngừng tăng lên năm sau cao hơn năm trước (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w