Phân tích môi trường bên ngoài (nhân tố gián tiếp) là quá trình xem xét và đánh giá môi trường bên ngoài, để xác định các xu hướng tích cực và tiêu cực nào đó có thể tác động tới hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh bên ngoài được phân tích thông qua:
1.1. Môi trường kinh tế.
Mức tiêu dùng dịch vụ điện thoại di động của khách hàng phụ thuộc rất lớn vào mức độ thu nhập hiện tại, giá cả, số tiền tiết kiệm. Suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao, lãi suất vay tín dụng đều ảnh hưởng đến mức dùng.
Mức sống của người dân Việt Nam chưa cao, thu nhập bình quân đầu người trung bình là 400 đôla/ người/năm. Hơn 80% dân số sống ở nông thôn, miền núi, hàng ngày còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nên việc sử dụng điện thoại nhất là điện thoại di động còn xa lạ với đa số dân số. Tuy vậy thì việc sử dụng điện thoại, điện thoại di động đối với người dân sống ở thành phố, ở các trung tâm kinh tế thì không còn gì là xa lạ và thị trường này đang phát triển rất mạnh mẽ.
Sự hội nhập của nền kinh tế ảnh hưởng đến sự gia tăng của khách hàng sử dụng điện thoại di động. Với nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước như hiện nay thì các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra mạnh mẽ, có nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra càng mạnh mẽ thì nhu cầu trao đổi tin tức càng tăng, việc di chuyển thông thương diễn ra càng nhiều. Vì vậy nhu cầu sử dụng các dịch vụ Bưu chính Viễn thông, nhất là dịch vụ điện thoại di động ngày càng tăng mạnh mẽ.
Tuy nhiên giá cước của các dịch vụ điện thoại di động hiện nay chính là nhân tố cản trở việc sử dụng điện thoại di động của những người có nhu cầu. Trong số những người có nhu cầu sử dụng điện thoại di động thì có người chỉ có nhu cầu sử dụng điện thoại di động trong một vùng hẹp nhất định, và có thu nhập tương đối thấp thì mạng điện thoại di động với giá cước như hiện nay không phải là sự lựa chọn của họ. Vì thế cần phải triển khai mạng điện thoại di động giá rẻ tại các thành phố, các trung tâm kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ để tạo cơ sở hạ tầng viễn thông hoàn thiện để phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh, cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay trên thị trường cung cấp dịch vụ điện thoại di động đã bước đầu có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, với hình thức tính cước và các hoạt động Marketing, xúc tiến bán hàng khác nhau. Đặc biệt là sự ra đời của các dịch vụ điện thoại di động với giá cước cố định như mạng điện thoại Cityphone ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mạng điện thoại NGN ở Nghệ An …
1.2. Môi trường pháp lý.
Hiện nay Bộ Bưu chính - Viễn thông là cơ quan quản lý Nhà nước về cung cấp các dịch vụ Viễn thông. Bộ ban hành các quyết định, quy chế kiểm soát để điều chỉnh và quản lý cung cấp dịch vụ. Việc cung cấp các dịch vụ thông tin di động đang được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông ban hành năm 2002.
1.3. Môi trường cạnh tranh.
Một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy doanh nghiệp tự nâng cao năng lực cạnh tranh là tạo ra các đối thủ cạnh tranh cho doanh nghiệp đó trên thương trường, vì nếu duy trì môi trường độc quyền, doanh nghiệp không phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác nên không có động cơ phát triển theo xu hướng cạnh tranh. Khi xuất hiện những đối thủ cạnh tranh, dù muốn hay không doanh nghiệp cũng phải tự điều chỉnh lại hoạt động của mình để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường mới.
Cho đến thời điểm này, Bộ Bưu chính Viễn thông đã cấp phép cho 6 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động và đã có 4 mạng đi vào hoạt động là Vinaphone, Mobifone, S- Fone và Viettel. Như vậy, vẫn còn 2 doanh nghiệp nữa là VP Telecom (Công ty Viễn thông Điện lực) và Hanoi Telecom vẫn chưa cung cấp dịch vụ. Theo dự kiến, trong quý I/2005, VP Telecom sẽ đưa mạng CDMA vào khai thác thương mại. Tuy nhiên, sự góp mặt VP Telecom vào thị trường thông tin di động được nhận định sẽ chưa mạnh mẽ bởi doanh nghiệp này vẫn đang thử nghiệm dịch vụ trong phạm vi hẹp.
Hiện Hanoi Telecom vẫn đang chờ đợi Chính phủ phê duyệt dự án liên doanh mạng CDMA với quy mô gấp 3 lần dự án của mạng S-Fone với khoảng trên 600 triệu USD. Nếu dự án này được phê duyệt thì đây sẽ là mạng di động có quy mô rất lớn. Vì vậy, Hanoi Telecom vẫn đang là ẩn số trên thị trường thông tin di dộng. Như vậy, năm 2005 sẽ có ít nhất 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động cạnh tranh quyết liệt.
1.4. Yếu tố về dân số.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 83 triệu dân, trong đó số đông là những người dưới 14 tuổi, được coi là dân số trẻ. Điều này tạo nên một môi trường đầy tiềm năng, vì đây chính là đối tượng phục vụ chủ yếu của dịch vụ điện thoại di động trong tương lai. Số
người sử dụng dịch vụ điện thoại di động hiện tại mới chiếm 5% dân số, như vậy tiềm năng phát triển dịch vụ là rất lớn