1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

35 505 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 46,69 KB

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG I. KHÁI NIỆM - BẢN CHẤT - ĐẶC ĐIỂM CỦA GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG. 1. Khái niệm về giải phóng mặt bằng . Ngay từ thời xa xưa, khi con người bắt đầu sống quần cư trong các bộ tộc, bộ lạc đã xuất hiện những hình thức đầu tiên của việc lấy đất phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng. Theo quyết định của người đứng đầu các bộ lạc thì một vài đối tượng phải chuyển chỗ ở để lấy chỗ chuẩn bị cho các buổi cúng lễ, xây dựng miếu thời chùa mộ… Nhà nước phong kiến ra đời, việc tịch thu, trưng thu, xung công ruộng đất nhà ở của các hộ dân phục vụ cho lợi ích chung như công điền, công thổ, xây dựng đền chùa đường xá đắp đê, xây thành…. càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên trong giai đoạn này, những hộ dân phải di dời hầu như không được bù đắp gì cả, việc di dời ổn định cuộc sống của họ trở nên vô cùng khó khăn. Sau nhiều năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc thắng lợi, nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ra đời với công cuộc tái thiết xây dựng đất nước. Trong những năm gần đây, với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa cũng diễn ra hết sức mạnh mẽ. Hàng chục nghìn dự án xây dựng có giải phóng mặt bằng đã được phê duyệt, từng bước tạo lập một bộ mặt mới cho đô thị và nông thôn nước ta. Từ thực tiễn công tác giải phóng mặt bằng ở Việt Nam ta có thể nêu ra một khái niệm như sau : Giải phóng mặt bằng là quá trình Nhà nước thu hồi đất của các đối tượng sử dụng đất (tổ chức, cá nhân, hộ gia đình) chuyển giao cho chủ dự án tổ chức di dời các đối tượng như nhà ở, cây cối hoa màu, các công trình xây dựng khác trả lại mặt bằng để thi công công trình trên cơ sở bồi thường thiệt hại, ổn định cuộc sống cho các đối tượng phải di dời. 2. Vì sao phải tiến hành giải phóng mặt bằng . 2.1 Giải phóng mặt bằng là một yêu cầu tất yếu đối với các dự án có đầu tư xây dựng. Đối với các dự án xây dựng thì mặt bằng là một yếu tố hết sức quan trọng. Có mặt bằng thì mới có thể tiến hành đo đạc thi công xây lắp công trình được. Không có mặt bằng thì chưa có thể tổ chức thi công. Tuy nhiên, do quĩ đất hạn hẹp và các yêu cầu của nền kinh tế văn hóa xã hội, không phải khi nào cũng có thể xây dựng các công trình ở nơi hoàn toàn vắng vẻ không có con người. Nhất là đối với yêu cầu mở rộng cải tạo đô thị thì việc xây dựng công trình trong các khu dân cư là không thể tránh khỏi. Giải phóng mặt bằng trở thành một yêu cầu kiên quyết đi trước một bước trong các dự án xây dựng. 2.2 Giải phóng mặt bằng thực hiện dự án nhằm sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả hơn. Đất đai là một tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức xương máu mới tạo lập bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay. Bởi vậy sử dụng đất đai tiết kiệm hợp hiệu quả là một yêu cầu tiên quyết. Do lịch sử hình thành và phát triển các đô thị, khu công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, khu dân cư… một cách tự nhiên, manh mún nhỏ lẻ thiếu hệ thống, thiếu sự đồng bộ nên một số lượng lớn đất đai bị sử dụng lãng phí kém hiệu quả. Nhà nước tiến hành sắp xếp bố trí lại qui mô cơ cấu sử dụng đất thông qua các quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, hiện thực hóa nó bằng các dự án cụ thể. Các dự án đưa ra nhằm mục tiêu sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực đất đai cũng như tạo điều kiện sử dụng tốt hơn các nguồn lực khác trong vùng. 3. Bản chất của giải phóng mặt bằng ở Việt Nam. Trước tiên, giải phóng mặt bằng được tiến hành theo các dự án xây dựng, là một bộ phận hết sức quan trọng không thể thiếu của dự án. Giải phóng mặt bằng bắt đầu bằng quyết định thu hồi đất của các đối tượng đang sử dụng và giao cho chủ dự án. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước cho các tổ chức hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài và cho thuê đất. Nhà nước là chủ sở hữu pháp duy nhất với đầy đủ ba quyền chiếm hữu sử dụng định đoạt với toàn bộ quỹ đất đai trên toàn bộ lãnh thổ Việt nam một cách toàn vẹn không bị giới hạn. Các đối tượng sử dụng đất chỉ có hai quyền chiếm hữu và sử dụng một cách hạn chế về không gian thời gian và nội dung pháp lý. Giải phóng mặt bằng thực chất là Nhà nước thu hồi hai quyền trên của các đối tượng và trao cho đối tượng sử dụng khác. Giải phóng mặt bằng không những chỉ là thay đổi chủ sử dụng đất mà còn có thể bao hàm cả sự thay đổi mục đích sử dụng đất. Giải phóng mặt bằng nhất thiết phải tiến hành bồi thường thiệt hại tái định cư cho các đối tượng phải di dời. Để ổn định đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng phải di dời, chủ dự án phải tiến hành bồi thường những thiệt hại do giải phóng mặt bằng gây ra như giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản trên đất, các khoản hỗ trợ ổn định cuộc sống khác theo giá trị thị trường hiện hành. Trong điều kiện hiện nay, giải phóng mặt bằng còn gắn liền với việc bố trí ổn định sản xuất đời sống của các đối tượng di dời. Nó không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp lại nơi ở cho các đối tượng mà cao hơn, nó còn đòi hỏi sự hợp trong bố trí, tái hoà nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng về kinh tế văn hóa giáo dục y tế… theo hướng sắp xếp lại cơ cấu dân cư, cơ cấu xã hội hiện đại văn minh. Giải phóng mặt bằng còn phải đảm bảo cho yêu cầu tái sản xuất, mở rộng kinh doanh của các đối tượng theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ môi trường sức khỏe cộng đồng. 4. Đặc điểm của giải phóng mặt bằng ở Việt Nam . 4.1 Giải phóng mặt bằng thường gắn liền với các dự án đầu tư có xây dựng. Các dự án có qui mô lớn, bao chùm một phạm vi rộng thường phải giải phóng mặt bằngnhững vùng đất hoang ngày càng ít hoặc không đáp ứng được yêu cầu của dự án như vị trí địa hình, điều kiện tự nhiên kinh tế, giao thông. Giải phóng mặt bằng là không thể thiếu được với các dự án mở rộng đô thị, xây dựng thêm, cải tạo giao thông, sửa chữa nâng cấp kênh mương, kè hồ ao, xây dựng khu chung cư, công trình an ninh quốc phòng, công trình chính trị văn hóa xã hội. 4.2 Giải phóng mặt bằng là hoạt động hết sức phức tạp và nhạy cảm do tác động tương hỗ qua lại với nhiều yếu tố đối tượng kinh tế văn hóa xã hội. 4.2.1 Giải phóng mặt bằng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. a) Chính sách đền bù tái định cư của nhà nước. Chính sách của Nhà nước về việc đền bù tái định cư có ảnh hưởng hết sức rõ rệt tới việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Các chính sách quy định về trình tự tiến hành giải phóng mặt bằng, quy định về quyền nghĩa vụ của các bên, đồng thời cũng quy định cụ thể về mức đền bù tái định cư. Do vậy chính sách có ảnh hưởng xuyên suốt quá trình tiến hành giải phóng mặt bằng. Chính sách cặn kẽ, tỉ mỉ toàn diện, có tính pháp và khả năng áp dụng thực tiễn cao sẽ tạo điều kiện cho giải phóng mặt bằng nhanh chóng. Ngược lại nếu các chính sách mà không phù hợp, mâu thuẫn với điều kiện thực tế thì nó lại trở thành một trở lực đối với giải phóng mặt bằng. b) Quy mô dự án và đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn. Địa điểm quy mô dự án và đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn quyết định khối lượng giải phóng mặt bằng, tính chất đặc điểm của các đối tượng, độ phức tạp của giải phóng mặt bằng. Các dự án có quy mô lớn sẽ có khối lượng phải giải phóng lớn hơn, thời gian đăng ký kê khai tài sản dài hơn, lượng vốn cho giải phóng cũng lớn hơn dự án có quy mô nhỏ. Các dự án có giải phóng mặt bằng tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội phức tạp như đô thị, khu dân cư thì việc bồi thường tái định cư sẽ đòi hỏi mức giá cao, đa dạng hơn, có nhiều các đơn thư khiếu nại hơn là ở các vùng nông thôn hay ở đồng ruộng ao hồ do sự đông đúc về dân cư, đất đai nhỏ lẻ, tính chất pháp lý, mục đích sử dụng đa dạng, mức sinh lời của đất cao, giá trị tài sản lớn. c) Công tác giao đất cho thuê đất - cấp giấy chứng nhận, thống kê kiểm kê đất, nhà ở. Khi tiến hành bồi thường thiệt hại thì việc xác lập hồ sơ pháp về đất đai và tài sản là một yêu cầu không thể thiếu. Việc xác lập hồ sơ không chỉ dựa vào đo về thực tế mà còn dựa vào các hồ sơ lưu như giấy chứng nhận quyền sử dựng đất nhà, giấy chuyển quyền sử dụng đất, mua bán nhà, thừa kế, giấy phép xây dựng, biên bản thống kê kiểm kê đất đai thường xuyên, định kỳ… Nếu các loại giấy tờ đầy đủ thì việc xác lập hồ sơ sẽ đơn giản nhanh gọn, tránh được chanh chấp giữa các bên. Do vậy công tác giao đất cho thuê đất cấp giấy chứng nhận, kiểm kê thống kê của nhà nước có ảnh hưởng tới công tác giải phóng mặt bằng . d) Lượng vốn dự kiến dành cho giải phóng mặt bằng . Trong giải phóng mặt bằng, phát sinh là một hiện tượng tương đối phổ biến. Với khối lượng đền bù, lượng vốn đã xác định, những phát sinh tăng vọt như mức giá đền bù về đất sẽ làm tăng lượng tiền cho giải phóng mặt bằng đôi khi quá cả mức dự kiến nên tiếp tục tiến hành nhà đầu tư sẽ bị lỗ nặng, sự đình trệ đến ngay từ phía nhà đầu tư. Đó là hậu quả của việc tính toán chủ quan, sai lầm trong việc xác định mức vốn dự kiến cho giải phóng mặt bằng. c) Thị trường bất động sản. Bất động sản là một tài sản có giá trị rất lớn, giá cả biến động hết sức sôi nổi từng ngày từng giờ trên thị trường. Giá cả trên thị trường bất động sản thực tế rất cao, chênh lệch nhiều so với mức giá đền bù. Mức giá đền bù thấp hơn giá thị trường sẽ khiến cho các đối tượng bị di dời bị ảnh hưởng mạnh mẽ tới quyền lợi. Hơn nữa giá đất thay đổi liên tục theo xu hướng ngày càng tăng lên làm cho lợi ích các hộ ngày càng bị hao hụt. Do vậy, hiện tượng khiếu nại tố cáo, chây ỳ không chịu hợp tác liên quan tới giá bất động sản làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng là phổ biến. g) Quỹ đất, nhà tái định cư. Quỹ nhà tái định cư là một yêu cầu cấp thiết đối với việc ổn định đời sống sản xuất của các đối tượng phải di dời. Giải phóng mặt bằng với qui mô lớn, thị trường không thể trong giai đoạn ngắn mà có thể đáp ứng được nhu cầu đai nhà ở được. Do đó không thể ổn định lại cuộc sống hoàn toàn bằng tiền mà phải có quỹ nhà tái định cư cho các hộ gia đình và các tổ chức sản xuất kinh doanh. Có quĩ đất nhà đầy đủ phù hợp để tổ chức di dân thì mới có thể giải phóng mặt bằng được. h) Tổ chức thực hiện. Đây là yếu tố quyết định đối với thực hiện giải phóng mặt bằng. Trên cơ sở chính sách của nhà nước, điều kiện thực tế địa bàn và dự án, việc tổ chức thực hiện (trình tự công việc, cơ cấu nhân sự, hình thức phương pháp làm việc…) một cách hợp và khoa học sẽ mang lại kết quả tốt như đúng đủ khối lượng, đúng tiến độ, đúng trình tự thủ tục, giảm được cường chế, đảm bảo lợi ích các bên. 4.2.2. Đối tượng giải phóng mặt bằng rất đa dạng. Các dự án có giải phóng mặt bằng phải tiến hành bồi thường thiệt hại đất với nhiều vị trí, mục đích sử dụng (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở, chuyên dùng…) khác nhau, với nhiều bất động sản muôn hình vạn trạng có tính chất đơn chiếc đặc thù, với nhiều hình thức sở hữu sử dụng quản lý, nhiều đối tượng xã hội đa dạng. Do đó nó đòi hỏi sự tỉ mỉ cặn kẽ chính xác rất lớn trong xác lập hồ sơ pháp và lên phương án, giá cả bồi thường tái định cư. 4.2.3. Giải phóng mặt bằng có ảnh hưởng tới các vấn đề kinh tế xã hội. Giải phóng mặt bằng gắn liền với việc di chuyển các cụm dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh, y tế giáo dục. Điều đó làm ảnh hưởng tới các vấn đề kinh tế xã hội và dân cư khu vực họ chuyển đi, nơi họ chuyển đến cả trước, trong và sau khi thực hiện giải phóng mặt bằng. a) Một là đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và công ăn việc làm. Giải phóng mặt bằng buộc các tổ chức hoạt động kinh doanh trên địa bàn phải ngừng trệ và di chuyẻen địa điểm sản xuất kinh doanh. Nó ảnh hưởng rất xấu đối với công ty do điều đó làm thay đổi cung cầu giá cả thị trường, chi phí sản xuất tăng… Nếu chính sách ổn định sản xuất không thỏa đáng có thể làm họ ngừng trệ sản xuất đến nối phá sản. Ngược lại sẽ thúc đẩy sản xuất của họ. Các hộ gia đình, các đối tượng buôn bán nhỏ làm nghề tự do sẽ bị mất đi địa bàn và công việc, lại phải mất thời gian tiền bạc tìm địa điểm mới hoặc chuyển nghề. b) Hai là đối với cơ cấu kinh tế xã hội dân cư, kết cấu cơ sở hạ tầng. Giải phóng mặt bằng sẽ tác động phân bố lại cơ cấu sử dụng đất cũng như cơ cấu xã hội dân cư, giới tính, lực lượng lao động giải phóng mặt bằng không chỉ làm thay đổi cơ cấu xã hội mà còn làm thay đổi cả kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như điện nước, giao thông, thông tin liên lạc, kết cấu cơ sở hạ tầng xã hội như bệnh viện trường học, nhà văn hóa… c) Ba là đối với tập quán sinh hoạt của người dân. Do phải di chuyển từ nơi này tới nơi khác, bị tác động bởi các điều kiện khách quan mới, ý thức của những đối tượng bị dời này cũng thay đổi. Sự thay đổi đó khi thì theo chiều hướng tích cực khi lại theo chiều hướng tiêu cực, một phần phụ thuộc vào việc bố trí tái định cư. d) Bốn là đối với thị trường. Giải phóng mặt bằng có ảnh hưởng làm thay đổi các cơ cấu, kết cấu xã hội của vùng do đó cũng làm thay đổi qui mô số lượng cung cầu các loại hàng hóa trong vùng. Giá cả thường là tăng lên nói chung với các loại hàng hóa. Có lẽ giải phóng mặt bằng có ảnh hưởng rõ rệt nhất đối với thị trường bất động sản. Song hành cùng với giải phóng mặt bằng là sự tăng lên và nhu cầu nhà ở đối với hộ gia đình, địa điểm sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp. Trong khi đó, cung bất động sản bị hạn chế. Giá bất động sản tăng mạnh. Năm 2002 được coi là năm đồng khởi về giải phóng mặt bằng nhưng có lẽ giải phóng mặt bằng chính là một trong những nguyên nhân gây nên cơn sốt đất đai tại Việt Nam trong những năm qua. 4.2.4. Giải phóng mặt bằng thực hiện dự án tạo ra mức giá trị cao hơn cho đất đai các khu vực xung quanh. Việc thực hiện giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án mà đặcbiệt là những dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị thường làm tăng giá trị đất đai của khu vực xung quanh. Do sự thay đổi về vị trí và mức sinh lời mà giá cả đất trong khu vực tăng lên nhiều. Đây là giá trị mà dự án đã tạo ra nhưng đáng lẽ ra phần chênh lệch đó phải được trả lại cho chủ dự án thì nay lại rơi vào túi các hộ dân. Việc thu lại khoản này là rất khó khăn bởi việc thay đổi thuế sử dụng đất hay bắt đóng thuế thu nhập bất thường là rất khó khăn. 4.2.5. Giải phóng mặt bằng trong các khu dân cư đông đúc nhiều khi còn làm ảnh hưởng kiến trúc đô thị. Do lịch sử hình thành tư phát không theo quy hoạch, hầu hết nhà ở trong các khu dân cư đều không có hình dạng chuẩn, không vuông vức mà rất muôn hình vạn trạng. Sau khi giải phóng mặt bằng, các hộ mới ra mặt đường hầu hết bị cắt xén chắp vá. Hình thể nhà mặt tiền này thường rất xấu như chiều sâu quá ít, chiều ngang quá hẹp, nhà hình tam giác… do vậy tuy sửa chữa trang trí lại, bộ mặt mỹ quan vẫn bị ảnh hưởng. 4.3. Giải phóng mặt bằng đòi hỏi một lượng vốn lớn. . Đất đai là một tài sản có giá trị sử dụng rất lớn gần như vô tận. đặc biệt ở đô thị, đất đai có mức sinh lời lớn nên giá cả thị trường rất cao. Nhà ở cũng là một tài sản có giá trị khá lớn, hơn thế nữa nó lại có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người. . Giải phóng mặt bằng phải tiến hàng bồi thường về đất đai tài sản trên đất, hỗ trợ di dời chuyển nghề, ổn định cuộc sống. . Giải phóng mặt bằng thường được tiến hành ở quy mô lớn hàng trăm thậm chí hàng nghìn hộ gia đình. . Công tác giải phóng mặt bằng có tính chất tỉ mỉ, đòi hỏi nhiều thời gian công sức, trang thiết bị hiện đại nên chi phí hoạt động cao. . Trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như tăng giá đất, giá nhà, kéo dài tiến độ… làm tăng chi phí. Từ các do trên nên giải phóng mặt bằng đòi hỏi một lượng vốn chiếm tỷ trọng khá cao trong toàn bộ lượng vốn đầu tư cho dự án. 5. Các yêu cầu đối với công tác giải phóng mặt bằng. Xuất phát từ đường lối của Đảng cộng sản, vai trò của Nhà nước và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Với mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, văn minh dân chủ, dân giàu nước mạnh. Giải phóng mặt bằng trong thời gian tới cần đảm bảo các yêu cầu sau: 5.1. Đảm bảo công bằng, công khai dân chủ. Đó là đảm bảo sự công bằng về lợi ích giữa các đối tượng bị di dời với nhau, giữa các đối tượng bị di dời và không bị di dời. Các hoạt động và kết quả giải phóng mặt bằng phải được công bố công khai dân chủ để mọi đối tượng được biết, được hiểu thêm và được quyền góp ý trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng. 5.2. Đảm bảo cân đối các lợi ích. Để ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh cho các hộ phải di dời, để tránh những bất ổn lớn với xã hội do giải phóng mặt bằng gây ra, một trong những yêu cầu hết sức quan trọng là phải đảm bảo lợi ích cho các đối tượng phải di dời. Tuy nhiên đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích chung vẫn là yêu cầu đặt lên hàng đầu của cả cộng đồng. Do vậy phải cân đói về mặt lợi ích giữa các đối tượng phải di dời với nhà nước và với chủ đầu tư. Không thể bồi thường một cách chủ quan thiên lệch lợi ích nhà nước hay lợi ích của công dân. Phải cân đối giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Tránh vì tiến độ một dự án cụ thể mà gây ảnh hưởng tới các dự án khác, ảnh hưởng tới chính sách đền bù trên thành phố. 5.3. Cụ thể hóa các yêu cầu. a) Đảm bảo tiến hành giải phóng mặt bằng đúng chính sách nhà nước, phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương. Đây là một yêu cầu cực kỳ quan trọng, giải phóng mặt bằng phải được tiến hành đúng trình tự thủ tục để các cấp chính quyền nhân dân có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đó còn là để đảm bảo tính thống nhất quản nhà nước về đất đai bằng pháp luật. Tuy nhiên, hệ thống chính sách còn nhiều hạn chế, chưa bao quát được toàn bộ nên khi áp dụng chính sách phải linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế mới có thể đẩy nhanh được tiến độ giải phóng mặt bằng. [...]... quản tại địa phương để thẩm định, xác nhận biên bản kê khai của người đang sử dụng đất kê khai và lập hồ sơ báo cáo Hội đồng giải phóng mặt bằng 3.3.2 Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội Có trách nhiệm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng mà hội đồng giải phóng mặt bằng không giải quyết được như bất cập về chính sách đền bù, bố trí quỹ tái định cư, giải. .. đại diện chủ đầu tư (hoặc tư vấn) , đại diện Hội đồng giải phóng mặt bằng phường xã tại địa bàn Đây chính là cầu nối giữa chủ dự án và hội đồng giải phóng mặt bằng d) Nhiệm vụ của Hội đồng giải phóng mặt bằng - Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra các điều kiện thủ tục thực hiện giải phóng mặt bằng - Hướng dẫn chủ dự án và đơn vị tư vấn về các chế độ chính sách đặc điểm giải phóng mặt bằng của địa phương, trách... trồng vật nuôi đền bù thiệt hại trình Chủ tịch UBND tỉnh thành phố phê duyệt làm căn cứ hướng dẫn Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xác định giá đền bù Thẩm định và kiểm tra việc xác định giá đền bù, mức đền bù mức trợ cấp do Hội đồng giải phóng mặt bằng báo cáo Trực tiếp giám sát hướng dẫn việc chi trả đền bù trợ cấp cho từng đối tượng và chi phí cho việc tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng 3.3.4... đất, sở tài chính vật giá Trong đó, Hội đồng giải phóng mặt bằng là đầu tầu trong công việc này 3.3.1 Thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng Hội đồng giải phóng mặt bằng được lập cho từng dự án và hoạt động cho tới khi thực hiện xong giải phóng mặt bằng Đối với các dự án nhỏ, đơn giản chủ dự án có thể tiến hành thỏa thuận với người bị thu hồi đất về mức đền bù thiệt hại theo quy định của Nghị định... 15 ngày kể từ ngày có quyết định khiếu nại Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, các hộ phải thực hiện di dời phá dỡ, giao đất đúng kế hoạch giải phóng mặt bằng 3.5 Đánh giá về hệ thống chính sách giải phóng mặt bằng Nghị định 22/1998/CP ra đời đã tạo ra cơ sở pháp hết sức quan trọng cho việc ra đời hàng loạt các văn bản khác về giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội Các văn bản đã hợp thành... pháp bắt buộc đối với giải phóng mặt bằng Nó đã được quy định cụ thể trong Nghị định 90CP Giải phóng mặt bằng trên cơ sở quyết định giao đất cho thuê và thu hồi đất” Luật đất đai 1993 cũng khẳng định cho thuê đất thu hồi đất “là một trong những nội dung quản về đất đai” “Quyết định giao đất cho thuê đất của cấp có thẩm quyền” là một thành phần quan trọng của hồ sơ thành lập Hội đồng giải phóng mặt. .. chức trực tiếp triển khai giải phóng mặt bằng Việc thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng và tổ công tác đã được đề cập trong Nghị định 90CP ngày 17/08/1994 nhưng nó chỉ được quy định một cách cụ thể trong Nghị định 22/1998/ND-CP quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh lợi ích quốc gia công cộng Hội đồng giải phóng mặt bằng công tác giúp việc... thiếu với giải phóng mặt bằng Từ Nghị định 90CP tới Nghị định 22CP/1998, cơ cấu của Hội đồng giải phóng mặt bằng đã được quy định cải tổ đáng kể, đặc biệt là thành phần mở rộng cho phù hợp với điều kiện thực tế mỗi công trình Chỉ ở quyết định 72/2001/QĐUB ngày 17/09/2001 mới quy định cụ thể về cơ cấu nhiệm vụ của tổ công tác giúp việc cho hội đồng giải phóng mặt bằng 2.3 Xác lập cơ sở pháp về đất... yêu cầu tất yếu cả về mặt kinh tế và xã hội c) Giảm sai sót trong công tác điều tra khảo sát do vẽ tài sản d) Giảm khiếu nại tố cáo, giảm các biện pháp cưỡng chế e) Tăng cường các biện pháp giáo dục tuyên truyền phục vụ giải phóng mặt bằng g) Giải phóng mặt bằng đồng thời giữ vững, cải thiện ổn định trật tự an ninh, kinh tế xã hội II QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH... giải phóng mặt bằng – quyết định 72/2001/QĐUB, điều 3 khoản 1 Quyết định giao đất cho thuê đất thu hồi nhằm xác lập cơ sở pháp cho chủ sử dụng đất mới, hợp thức hóa, sử dụng đất của đối tượng, tạo điều kiện để bồi thường giải phóng mặt bằng 2.2 Thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng và tổ công tác giúp việc Thành lập tổ công tác giúp việc cho Hội đồng và thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng nhằm xác . NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG I. KHÁI NIỆM - BẢN CHẤT - ĐẶC ĐIỂM CỦA GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG. 1. Khái niệm về giải phóng mặt bằng . Ngay. giải phóng mặt bằng nhằm xác lập tổ chức trực tiếp triển khai giải phóng mặt bằng. Việc thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng và tổ công tác đã được đề

Ngày đăng: 30/10/2013, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng giá xây dựng nhà mới tại Hà Nội ban hành kèm theo quyết định 05/2002/QĐUB của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
Bảng gi á xây dựng nhà mới tại Hà Nội ban hành kèm theo quyết định 05/2002/QĐUB của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w