Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
52,63 KB
Nội dung
SỰCẦNTHIẾTPHẢIHOÀNTHIỆNCÔNGTÁCĐÀOTẠOVÀPHÁTTRIỂNNGUỒNNHÂNLỰCTRONGTỔCHỨC 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Đàotạo - pháttriểnTrong bất kỳ một tổchức nào thì nguồnlực con người hay nguồnnhânlực cũng là nguồnlực có vai trò quyết định nhất. Với tư cách là một nguồnlực của quá trình phát triển, nguồnnhânlực của tổchức là nguồnlực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho tổchức đó, thể hiện ở tất cả những người làm việc trongtổ chức, với số lượng và chất lượng nhất định. Chất lượng nguồnnhânlực có thể được tạo ra, duy trì và nâng cao thông qua nhiều biện pháp, trong đó có đàotạovàphát triển. Đàotạovàpháttriểnnguồnnhânlực (hay pháttriểnnguồnnhânlực theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có tổchức diễn ra trong những khoảng thời gian xác định nhằm thay đổi hành vi làm việc của người lao động (Nguồn: Giáo trình Quản trị nhânlực – ThS. Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân chủ biên – 2004) Các hoạt động đó là do tổchức cung cấp cho người lao động, có thể trong vài giờ, vài ngày hoặc vài năm tuỳ vào mục tiêu học tập và nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp theo hướng đi lên, tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp của họ. Do vậy, xét về nội dung thì đàotạovàpháttriểnnguồnnhânlực gồm ba loại hoạt động là giáo dục, đàotạovàphát triển. - Giáo dục: bao gồm các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai. - Đào tạo: hoạt động học tập giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đàotạo hướng vào công việc hiện tại, chuyên môn hiện tại của người lao động và vì thế nó là mối quan tâm đầu tiên trong nhóm pháttriểnnguồnnhân lực. - Phát triển: các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, giúp đỡ họ tiếp cận được với sự thay đổi của môi trường, đáp ứng được yêu cầu công việc trong tương lai dựa trên định hướng của tổchức nhưng phải dựa trên nền tảng năng lực chuyên môn sẵn có. Từ những khái niệm trên có thể thấy mặc dù đàotạovàpháttriển đều là những hoạt động nhằm nâng cao năng lực cá nhân của người lao động nhưng giữa chúng có sự khác nhau đáng kể. Trong khi đàotạo tập trung vào khắc phục sự thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng, pháttriển hành vi nghề nghiệp trongcông việc hiện tại của người lao động và đa số chỉ diễn ra trong ngắn hạn thì pháttriển là hoạt động mang tính chất lâu dài, phục vụ cho lợi ích của cá nhânvàtổchứctrong tương lai. Để đạt được sựpháttriển bền vững doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm côngtácđàotạo mà còn phải đặc biệt chú trọng đến pháttriểnnguồnnhân lực, hướng tới tầm nhìn, mục tiêu của tổchứcvà xu thế pháttriển chung của ngành, của xã hội. 1.1.2. Phân loại Căn cứ theo các tiêu chí khác nhau có thể phân chia đàotạovàpháttriển thành các loại khác nhau: - Theo đối tượng đào tạo: có đàotạo cho công nhân, nhân viên vàcán bộ quản lý. - Theo nội dung đàotạo có đàotạo các lĩnh vực chuyên môn như kế toán, tài chính, quản trị nhân lực, xây dựng, cơ khí… cũng như những vấn đề chuyên sâu của từng chuyên ngành cụ thể. - Theo mục đích đào tạo: + Đàotạo định hướng: Chủ yếu là phổ biến thông tin, định hướng và cung cấp kiến thức mới như giải thích cho người lao động về cấu trúc tổchức mới của doanh nghiệp hay cung cấp các thông tin cơ bản về tổchức cho những người mới. + Đàotạo mới: Khi người lao động vừa vào làm việc cần có quá trình đàotạo cho họ làm quen với thực tế thực hiện công việc tại tổ chức. + Đàotạo lại vàđàotạo nâng cao: Trong quá trình làm việc doanh nghiệp còn tổchức các khoá học giúp người lao động bổ sung lại những kiến thức đã có và nâng cao hơn nữa kỹ năng, hiểu biết của mình về công việc. 1.2. Các phương pháp đàotạovàpháttriển Để đàotạovàpháttriển kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ lao động của mình các tổchức hiện nay thường sử dụng hai nhóm phương pháp chủ yếu đàotạotrongcông việc vàđàotạo ngoài công việc. Mỗi phương pháp có cách thức thực hiện, ưu, nhược điểm riêng và mỗi tổchức khi nghiên cứu sẽ tuỳ thuộc vào điều kiện công việc và các đặc điểm của tổchức như lao động, tài chính, lĩnh vực hoạt động… để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. 1.2.1. Đàotạotrongcông việc Là các phương pháp đàotạo trực tiếp tại nơi làm việc, người học sẽ được tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những lao động lành nghề hơn. Đàotạotrongcông việc bao gồm bốn phương pháp sau: 1.2.1.1. Đàotạo theo kiểu chỉ dẫn công việc Đây là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc cho côngnhân sản xuất ngay trong quá trình làm việc. Người lao động được đàotạo thông qua sự hướng dẫn, giảng giải của giáo viên (thường là những người quản lý trực tiếp hoặc côngnhân có tay nghề và kinh nghiệm cao hơn) về mục tiêu, đặc thù cũng như từng bước thực hiện công việc. Học viên sẽ theo dõi quá trình làm mẫu của giáo viên sau đó làm lại cho đến khi thành thạo. Phương pháp này giúp cho việc tiếp thu được dễ dàng hơn, lại không cần chi phí cho trang thiết bị riêng cho học tập nhưng lại can thiệp vào sự tiến hành công việc do đó có khả năng làm hư hỏng thiết bị cũng như ảnh hưởng đến công việc. 1.2.1.2. Đàotạo theo kiểu học nghề Đây là phương pháp đàotạo khá hoàn chỉnh dành cho côngnhân sản xuất trong đó học viên được học lý thuyết trên lớp sau đó chuyển đến làm các công việc thực tế dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong một vài năm cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng đòi hỏi của nghề. Phương pháp này cho phép người lao động được rèn luyện cả lý thuyết và thực hành, việc học được dễ dàng hơn nhưng mất nhiều thời gian, chi phí và đôi khi việc học hoàn chỉnh nghề lại không liên quan trực tiếp tới yêu cầu công việc. 1.2.1.3. Kèm cặp và chỉ bảo Là phương pháp dùng chủ yếu cho cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát bằng cách họ làm việc dưới sự giám sát của những người giỏi hơn. Dựa trên kết quả làm việc cụ thể của họ người giám sát sẽ đưa ý kiến nhận xét và chỉ bảo cụ thể để ngày càng hoànthiệnsự thực hiện công việc. Người lao động có thể được kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp hoặc bởi một cố vấn hoặc người quản lý có kinh nghiệm hơn. Về bản chất thì phương pháp này giống kiểu chỉ dẫn công việc nhưng được áp dụng cho đối tượng đã có kiến thức cao. Do vậy việc tiếp thu kiến thức cũng dễ dàng hơn nhưng không thực sự được làm công việc đó một cách đầy đủ. 1.2.1.4. Luân chuyển và thuyên chuyển công việc Luân chuyển và thuyên chuyển công việc là phương pháp chuyển người quản lý từ công việc này sang công việc khác, theo đó họ sẽ vừa học hỏi được kiến thức, kỹ năng vừa có kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau trongtổ chức. Đây là phương pháp mà học viên được học tập thực sự, được làm nhiều việc khác nhau và do đó mở rộng kỹ năng làm việc, đảm bảo khả năng thực hiện những công việc cao hơn trong tương lai. Có thể luân chuyển và thuyên chuyển công việc theo ba cách: chuyển đối tượng đàotạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phận khác nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn như cũ, hoặc cử đến nhận cương vị côngtác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ, hoặc bố trí luân chuyển công việc trong phạm vi nội bộ một nghề chuyên môn. Với những đặc tính như vậy, nhìn chung đàotạotrongcông việc có những ưu điểm sau: - Do không đòi hỏi không gian hoặc trang thiết bị riêng biệt đặc thù nên tiết kiệm được chi phí cũng như những cơ sở vật chất nhất định. - Vì đàotạo những kiến thức gắn với thực tế làm việc do đó tốn ít thời gian, việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, đồng thời hiệu quả của đàotạo có thể được đánh giá một cách nhanh chóng, chính xác và rõ ràng. - Với hình thức đàotạo này thì người lao động vừa học vừa làm do đó đảm bảo mang lại thu nhập cho người lao động, giúp họ yên tâm trau dồi kiến thức. - Đàotạotrongcông việc giúp người lao động được làm việc cùng với những người quản lý trực tiếp hoặc những côngnhân lành nghề hơn…, tạo điều kiện pháttriển văn hoá làm việc theo nhóm, một phương pháp làm việc rất hiệu quả hiện nay. Bên cạnh đó còn tạo ra môi trường làm việc quen thuộc, thoải mái cho người lao động, góp phần pháttriển văn hoá doanh nghiệp của tổ chức. Tuy nhiên đàotạotrongcông việc cũng có những nhược điểm: - Chủ yếu chỉ đàotạo những kỹ năng theo thực tế làm việc nên không hệ thống, đặc biệt là lý thuyết, không thể áp dụng để đàotạo nghề hiện đại, chỉ có thể bổ sung kiến thức hoặc đàotạo các nghề truyền thống. - Đội ngũ giáo viên là những thành viên của tổ chức, không được đàotạo nghiệp vụ sư phạm do đó có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng truyền đạt. Hơn nữa vì việc đàotạo được thực hiện thông qua hướng dẫn, chỉ bảo, làm theo nên học viên có thể bắt chước những kinh nghiệm, thao tác không tiên tiến của người dạy. Vì vậy tổchứccần xây dựng kế hoạch đàotạo cụ thể, rõ ràng và kiểm soát tiến trình thực hiện một cách chặt chẽ. Đồng thời việc lựa chọn giáo viên phải được tiến hành cẩn thận, đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, có uy tín trongtổ chức, đặc biệt là có mong muốn chia sẻ kiến thức, tránh trường hợp người dạy không nhiệt tình. Như vậy mới có thể hạn chế được những nhược điểm của các phương pháp này, phát huy ưu điểm để mang lại hiệu quả cao cho tổ chức. 1.2.2. Đàotạo ngoài công việc Đàotạo ngoài công việc là phương pháp đàotạotrong đó người học được tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế. Nhóm này gồm tám phương pháp sau: 1.2.2.1. Tổchức các lớp cạnh doanh nghiệp Đối với những nghề tương đối phức tạp, hoặc các công việc có tính đặc thù thì việc kèm cặp không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp có thể tổchức các lớp đàotạo với đầy đủ các phương tiện vàthiết bị dành riêng cho học tập. Chương trình học sẽ bao gồm cả lý thuyết và thực hành, trong đó học viên sẽ được học lý thuyết trước do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật giảng dạy sau đó thực hành tại các xưởng thực hành do các kỹ sư hoặc côngnhân lành nghề hướng dẫn. Phương pháp này giúp học viên được trang bị kiến thức đầy đủ và có hệ thống tuy nhiên lại cần có các phương tiện và trang thiết bị riêng cho học tập nên cũng khá tốn kém. 1.2.2.2. Cử đi học ở các trường chính quy Các doanh nghiệp cũng có thể cử người lao động đến học tập tại các cơ sở đàotạo do các Bộ, ngành hoặc do Trung ương tổ chức. Với phương pháp này thì học viên sẽ được trang bị tương đối đầy đủ và có hệ thống cả kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành, lại không ảnh hưởng tới thực tế công việc và có thể giảm chi phí khi số lượng học viên tăng lên. Song bên cạnh đó thì phương pháp này vẫn rất tốn kém về cả thời gian và tiền bạc. 1.2.2.3. Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo Người lao động có thể tham gia các bài giảng, hội nghị hoặc hội thảo do doanh nghiệp hoặc bên ngoài tổ chức. Tại đó họ sẽ được nghe, thảo luận theo từng chủ đề và học hỏi được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết. Phương pháp này khá đơn giản, có thể áp dụng cho cả côngnhânvà người quản lý, không đòi hỏi phương tiện, thiết bị riêng nhưng tốn nhiều thời gian và phạm vi học tập hạn hẹp do mỗi bài giảng hoặc hội thảo chỉ giới hạn trong một đề tài nhất định. 1.2.2.4. Đàotạo theo kiểu chương trình hoá, với sự trợ giúp của máy tính Cùng với sựpháttriển của khoa học công nghệ thì đây là phương pháp đàotạo kỹ năng hiện đại mà ngày nay nhiều doanh nghiệp đang sử dụng rộng rãi. Việc học được thực hiện bởi hệ thống máy tính với chương trình học được viết sẵn trên đĩa. Do đó có thể đàotạo rất nhiều kỹ năng mà không cần có người dạy, học viên có điều kiện học hỏi cách giải quyết các tình huống thực tế mà chi phí thấp hơn nhiều, lại có thể học tập một cách linh hoạt, chủ động theo điều kiện vàsự lựa chọn của mình. Việc học tập diễn ra nhanh hơn nhưng phương pháp này chỉ hiệu quả về chi phí khi sử dụng cho số lớn học viên. Áp dụng chủ yếu cho các kỹ sư, nhân viên chuyên nghiệp đòi hỏi trình độ cao. 1.2.2.5. Đàotạo theo phương thức từ xa Đàotạo từ xa là phương thức đàotạo mà người dạy và người học không trực tiếp gặp nhau tại cùng thời điểm và địa điểm nhất định mà thông qua phương tiện nghe nhìn trung gian như sách, băng hình, đĩa CD, Internet… Phương pháp phù hợp hơn cho cán bộ quản lý chuyên môn. Người học được cung cấp một khối lượng lớn thông tin về nhiều lĩnh vực khác nhau và thường xuyên được cập nhật. Đồng thời có thể chủ động bố trí thời gian học tập phù hợp với kế hoạch của cá nhânvà đáp ứng được nhu cầu học tập của các học viên ở xa trung tâm đào tạo. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi chi phí và mức độ chuyên môn cao cho việc đầu tư, chuẩn bị bài giảng. Thiếu sự trao đổi trực tiếp giữa học viên và giáo viên. 1.2.2.6. Đàotạo theo kiểu phòng thí nghiệm Đây là các khoá đàotạotrong đó người học sẽ được tiếp thu kiến thức, kỹ năng thông qua các tình huống được giả lập giống thực tế, ví dụ như bài tập tình huống, diễn kịch, mô phỏng trên máy tính, trò chơi quản lý… Đàotạo theo kiểu phòng thí nghiệm là phương pháp đàotạo hiện đại, học viên ngoài việc được trang bị kiến thức lý thuyết còn có cơ hội rèn luyện kỹ năng thực hành nhưng tốn nhiều công sức, chi phí và thời gian để xây dựng các chương trình mẫu cho học tập. 1.2.2.7. Mô hình hoá hành vi Đây cũng là phương pháp diễn kịch nhưng các vở kịch được thiết kế sẵn để mô hình hoá các hành vi hợp lý trong các tình huống đặc biệt. 1.2.2.8. Đàotạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ Phương pháp này tập trung vào việc cải thiện các kỹ năng quản lý tài liệu, hồ sơ và ra quyết định nhanh chóng, đúng đắn. Học viên được làm việc thật sựvà qua đó học hỏi được những kinh nghiệm cầnthiết nhưng đồng thời điều đó cũng có thể gây ảnh hưởng tới công việc. Chủ yếu áp dụng cho các lao động hành chính, thư ký, trợ lý giám đốc… Các phương pháp đàotạo ngoài công việc như vậy rất có ý nghĩa trong việc nâng cao kiến thức và đổi mới tư duy, tầm nhìn cũng như pháttriển khả năng sáng tạo của người lao động nhưng đòi hỏi chi phí cao cả về tài chính và thời gian. 1.3. Trình tự xây dựng chương trình đào tạo/phát triển Các hoạt động đàotạovàpháttriển không diễn ra riêng biệt mà có liên quan và ảnh hưởng qua lại bởi các hoạt động khác của quản trị nhân lực. Việc thực hiện chương trình đào tạo, pháttriển nếu không phù hợp sẽ gây tác động xấu tới nguồnnhânlực của tổchứcvà do vậy sẽ ảnh hưởng tới nhiều hoạt động quản trị nhânlực khác. Chính vì vậy các chương trình đàotạovàpháttriểnphải được thiết lập một cách khoa học, có tính tới các vấn đề mang tính chiến lược như tại sao tổchứccần đầu tư cho đàotạovàphát triển, phải tiến hành chương trình đàotạovàpháttriển nào, ai cần được đào tạo, ai sẽ là người cung cấp chương trình đàotạovàphát triển, làm thế nào để đánh giá chương trình. Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải quyết cụ thể qua từng bước xây dựng chương trình đàotạovàpháttriển như sau: 1.3.1. Xác định nhu cầu đàotạoTrong sản xuất kinh doanh nhiều trường hợp kết quả thực tế đạt được không đúng như mong muốn của tổchức đặt ra. Có thể là do những nguyên nhân xuất phát từ môi trường làm việc, cơ cấu tổ chức, trao đổi thông tin, chính sách của doanh nghiệp hay động cơ làm việc của người lao động… Để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất trước hết các nhà lãnh đạocầnphát hiện đúng nguyên nhân thông qua các phương pháp như phỏng vấn, quan sát, xem xét tài liệu… Mỗi một nguyên nhân sẽ có biện pháp khắc phục khác nhau. Chỉ khi xuất phát từ nguyên nhân kỹ năng, kiến thức cá nhân thì sử dụng phương pháp đàotạo mới đem lại hiệu quả. Xác định nhu cầu đàotạo là bước đầu tiên trong tiến trình xây dựng, thực hiện côngtácđàotạovàphát triển. Xác định nhu cầu đàotạo là xác định khi nào, ở bộ phận nào cầnphảiđào tạo, đàotạo kỹ năng nào, cho loại lao động nào và bao nhiêu người. Xác định dựa trên phân tích 3 vấn đề: - Phân tích tổ chức: Phân tích mục tiêu của tổchứcvà quan hệ với việc đạt được mục tiêu đó như thế nào. Đạt được là do yếu tố trình độ người lao động, hay công nghệ, hay động cơ làm việc… - Phân tích tác nghiệp: Phân tích trong các bộ phận thực hiện mục tiêu yếu hoặc có dấu hiệu suy giảm để xác định xem cơ cấu nhânlực có phù hợp không, cần yêu cầu gì về cân đối số lượng, chất lượng lao động không… Để phân tích tác nghiệp có thể sử dụng các thông tin lấy từ bản mô tả công việc và bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện. - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nguồnnhânlực hiện tại: Phân tích xem năng lực của người lao động có đáp ứng yêu cầu công việc hay không, người lao động hiện tại có những điểm mạnh, điểm yếu nào có thể khai thác hoặc cần khắc phục… sử dụng nguồn thông tin từ hồ sơ nhân sự, kết quả đánh giá thực hiện công việc hoặc thu thập ý kiến của người lãnh đạo trực tiếp và đồng nghiệp… Để xác định nhu cầu đàotạo có thể sử dụng ba phương pháp sau đây: - Căn cứ tổng hao phí thời gian lao động kỹ thuật cầnthiết cho từng loại sản phẩm và quỹ thời gian lao động của loại (công) nhân viên kỹ thuật tương ứng: . Ti KTi Qi Hi = KT i : Nhu cầu (công) nhân viên thuộc nghề (chuyên môn) i. T i : Tổng hao phí thời gian lao động kỹ thuật thuộc nghề (chuyên môn) I cầnthiết để sản xuất. Q i : Quỹ thời gian lao động của một (công) nhân viên kỹ thuật thuộc nghề (chuyên môn) i. H i : Khả năng hoàn thành vượt mức ở kỳ triển vọng của (công) nhân viên kỹ thuật thuộc nghề (chuyên môn) i. - Căn cứ vào số lượng máy móc, thiết bị kỹ thuật cầnthiết cho quá trình sản xuất, mức đảm nhiệm của một (công) nhân viên kỹ thuật và hệ số ca làm việc của máy móc thiết bị: .SM Hca KT N = SM:Số lượng máy móc trang thiết bị kỹ thuật cầnthiết ở kỳ triển vọng. H ca : Hệ số ca làm việc của máy móc trang thiết bị. N: Số lượng máy móc trang thiết bị do côngnhân viên kỹ thuật phải tính. - Phương pháp chỉ số: Theo phương pháp này nhu cầu côngnhân viên kỹ thuật được dự đoán căn cứ vào chỉ số tăng của sản phẩm, chỉ số tăng của côngnhân viên kỹ thuật trên tổng số côngnhân viên và chỉ số tăng năng suất lao động ở kỳ kế hoạch. Isp.It Iw Ikt = I kt : Chỉ số tăng côngnhân viên kỹ thuật. I sp : Chỉ số tăng sản phẩm. I t : Chỉ số tăng tỉ trọngcôngnhân viên kỹ thuật trên tổng số. I W : Chỉ số tăng năng suất lao động. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng và được sử dụng phù hợp nhất cho những đối tượng khác nhau. Xác định đúng nhu cầu góp phần quan trọngtrongsự thành công của côngtácđào tạo, giúp tổchức đưa ra các giải pháp hợp lý, tránh được các chi phí không cần thiết… 1.3.2. Xác định mục tiêu đàotạo Là xác định kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo. Bao gồm các yếu tố sau: - Những kỹ năng cụ thể cần được đàotạovà trình độ kỹ năng có được sau đào tạo. - Số lượng và cơ cấu học viên được đào tạo. - Thời gian đào tạo. Bất kỳ một hoạt động nào cũng cần xác định mục tiêu phải đạt đến. Đàotạovàpháttriểnnguồnnhânlực cũng vây. Để hoạt động đàotạo có hiệu quả đòi hỏi phải huy động về cả con người và các nguồnlực khác của tổ chức. Nếu không có mục tiêu hoặc mục tiêu không hợp lý thì kết quả của cả quá trình chỉ là sự lãng phí nguồn lực. Do vậy mục tiêu đàotạocầnphải được xây dựng xuất phát từ nhu cầu và tuân thủ nguyên tắc SMART (Specific - Cụ thể, Measurable - Đo lường được, Achievable - Có thể đạt được, Relevant - Có liên quan, Timebound - Hạn định thời gian hợp lý), theo đó các mục tiêu đặt ra phải: - Cụ thể: Các mục tiêu đàotạophải nêu một cách rõ ràng và chính xác điều mà tổchức mong muốn đạt được. Nói cách khác mục tiêu của một chương trình đàotạo cụ thể phải nêu [...]... công tácđàotạovàpháttriểnnguồnnhânlực của một tổchức chịu sựtác động của rất nhiều nhântố thuộc môi trường hoạt động của tổchức Bất kỳ một tổchức nào cũng hình thành, tồn tại vàpháttriểntrong môi trường nhất định, và môi trường này thì luôn luôn biến đổi, đòi hỏi tổchứcphải thay đổi theo Do vậy có thể phân các nhântố ảnh hưởng đến công tácđàotạovàpháttriểnnguồnnhânlực thành... kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy việc đàotạo cho nhân viên là hết sức cầnthiết 1.5 Vai trò của đào tạovàpháttriểnnguồnnhânlực đối với tổchứcNguồnnhânlực bao gồm tất cả những người đang làm việc trongtổchức với cả trí lực, thể lực, tâm lực, tài lực của họ Nhânlực là nguồnlực cơ bản và quan trọng nhất quyết định khả năng pháttriển bền vững của tổchức Dù cơ sở vật chất, tài chính có tốt... rất thấp, số lao động chưa qua đàotạo hoặc đã đàotạo nhưng chất lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu công việc còn rất lớn Phương pháp đàotạo cũng lạc hậu, phương tiện phục vụ dạy và học còn yếu, côngtácđàotạo chưa được quan tâm đúng mức… Từ những điều trên có thể thấy sựcầnthiếtphảiđàotạovàhoànthiệncôngtácđàotạotrongtổchức là vấn đề chiến lược, cần được các nhà lãnh đạo quan... về côngtác quản trị nhânsự nói chung vàđào tạo, pháttriểnnguồnnhânlực nói riêng Đó là sự thừa kế triết lý quản trị nhânlực từ những người lãnh đạo tiền nhiệm trongtổ chức, kết hợp với tư tưởng, nhận thức riêng của mỗi người Những quan điểm này sẽ chi phối đến cách thức xây dựng, thực hiện quy trình đàotạovàpháttriển Nếu một nhà lãnh đạo không thấy được vai trò của đàotạo đối với sự phát. .. quản trị nhân lực: Quản trị nhânlực bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và chúng có tác động tương hỗ lẫn nhau do cùng tác động lên một đối tượng là nguồnnhânlực của tổchức Chất lượng và kết quả thực hiện các hoạt động khác sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến côngtácđàotạo - pháttriển Ví dụ côngtác kế hoạch hoá nguồnnhânlực là quá trình đánh giá, xác định nhu cầu về nguồnnhânlực để... động Đàotạovàpháttriển là cách thức hiệu quả nhằm tăng khả năng thích nghi của tổchức - Xu hướng pháttriển kinh tế - xã hội: Xu hướng pháttriển kinh tế - xã hội cũng giống như khoa học - kỹ thuật - công nghệ Khi có sự thay đổi bắt buộc tổchức cũng phải thay đổi để thích nghi, trước hết là ở chất lượng của đội ngũ lao động Do đó có tác động lớn đến xu hướng đào tạovàpháttriểnnguồnnhânlực trong. .. vàtrong doanh nghiệp để phát huy hết những ưu điểm của hai nguồn đó, mang lại hiệu quả cao nhất cho công tácđàotạovàpháttriểnnguồnnhânlực của tổchức 1.3.7 Đánh giá chương trình và kết quả đàotạo Sau khi thực hiện chương trình đàotạo thì việc đánh giá là rất cầnthiết Bước này sẽ cung cấp cho tổchức những thông tin quan trọng về chương trình đó như mục tiêu đàotạo có đạt được không, điểm... hiện côngtácđàotạovàpháttriển Khi có nhu cầu phát sinh tổchức lại tiếp tục xây dựng chương trình theo trình tự từng bước như đã nêu ở trên Có thể khái quát trình tự xây dựng một chương trình đàotạovàpháttriển bằng sơ đồ dưới đây: Xác định nhu cầu đàotạo Xác định mục tiêu đàotạo Xác định đối tượng đàotạo Đánh giá lại nếu cầnthiết Xác định chương trình và lựa chọn phương pháp đàotạo ược... sự có thể đo lường được các mục tiêu Lựa chọn vàđàotạo giáo viên Dự tính chi phí đàotạoThiết lập quy trình đánh giá Sơ đồ 1.1: Trình tự xây dựng một chương trình đàotạo – pháttriển (Nguồn: Giáo trình Quản trị nhânlực – Th.S Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân – 2004) 1.4 Các nhântố ảnh hưởng đến côngtácđàotạovàpháttriển của doanh nghiệp Cũng như tất cả các hoạt động khác, công tác. .. thành côngtrong tương lai, nhất là trong môi trường đầy biến động như hiện nay Một tổchức với số lượng lao động hợp lý, chất lượng lao động cao, năng động, sáng tạo sẽ nâng cao khả năng đối mặt với những thay đổi, những biến cố xảy ra, giúp tổchức đứng vững và tiếp tục pháttriển trên thương trường Vai trò của nguồnnhânlực đối với sựpháttriển của tổchức không phảiphát huy chỉ trong một vài ngày . SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Đào tạo - phát triển Trong. có đào tạo và phát triển. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (hay phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức