Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 110 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
110
Dung lượng
1,6 MB
Nội dung
Phần I : ÐỊA LÍ TỰ NHIÊN Chương I : BẢN ÐỒ Ngày soạn : 9/8/2008 Ngày dạy : 11/8/2008 Tiết : 1 Tuần : 1 Bài 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ÐỒ CƠ BẢN I. Mục tiêu b ài học : 1.Kiến thức : - Nêu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau. - Hiểu rõ 1 số phép chiếu hình cơ bản . - Nhận biết được : để hình thành 1 BÐ đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu và thực hiện kết hợp với nhiều bước khác nhau. 2.Kĩ năng : - Phân biệt được một số điểm chiếu kinh vĩ tuyến khác nhau của BÐ. - Dự đoán được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác của BÐ, khu vực nào kém chính xác hơn. 3.Thái độ :Thấy được sự cần thiết của BÐ trong học tập. 4. Trọng tâm : - Khái niệm bản đồ . - Nhận biết được cách chiếu của 1 bản đồ thông qua hệ thống kinh - vĩ tuyến và xác định được khu vực tuơng đối chính xác và kém chính xác hơn . II. Ðồ dùng dạy học : - Quả Ðịa cầu + 1 Tấm giấy Rôki . - Bản đồ hành chánh thế giới . Bản đồ các châu : châu Á, châu Âu, Vùng cực Bắc. III. Phương pháp : -Vấn đáp . Trao đổi nhóm .Giảng giải . IV. Tiến trình tổ chức dạy học : 1. Ổn định lớp :( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài ) 2. Ki ểm tra bài cũ : 3. Bài mới : GV yêu cầu HS quan sát các bản đồ và phát biểu khái niệm bản đồ. HOẠT ÐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HÐ1 : Cá nhân Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát quả địa cầu và bản đồ thế giới, suy nghĩ cách thức chuyển hệ thống kinh vĩ tuyến trên quả địa cầu lên mặt phẳng. Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát lại 3 bản đồ và trả lời câu hỏi: - Bản đồ là gì? - Tại sao hệ thống kinh, vĩ thuyến trên 3 bản đồ này lại có sự khác nhau? - Tại sao phải dùng phép chiếu hình bản đồ khác nhau? HÐ 2: Cả lớp. Bước 1: GV sử dụng tấm bìa thay mặt chiếu: giữ nguyên là mặt phẳng hoặc cuộn lại thành hình nón và hình trụ. I - Phép chiếu hình bản đồ : 1. Khái niệm : - Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Ðất lên mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhất định nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí tự nhiên, KTXH và mối quan hệ giữa chúng; thông qua khái quát hoá nội dung và được trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ. - Phép chiếu hình bản đồ: Là cách biểu diễn mặt cong của Trái Ðất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng. 2.Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản : a. Phép chiếu phương vị : Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên quả cầu lên mặt chiếu là mặt phẳng. Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với quả cầu, có các Bước 2: GV cho mặt phẳng, hình nón và hình trụ lần lượt tiếp xúc với quả cầu tại các vị trí khác nhau. HÐ 3: Nhóm : Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm. Bước 2:. GV yêu cầu học sinh các nhóm nghiên cứu nội dung trong SGK.Trao đổi theo những yêu cầu sau : - Khái niệm về phép chiếu - Các vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với quả cầu để có các loại phép chiếu . - Ðặc điểm của các lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ, sự chính xác trên bản đồ, dùng để vẽ khu vực nào trên Trái Ðất. Nhóm 1 v à 2: Phép chiếu phương vị Nhóm 3 v à 4: Phép chiếu đồ hình nón Nhóm 5 v à 6: Phép chiếu hình trụ - Mô tả cách tiếp xúc giữa giấy vẽ và quả Ðịa Cầu . -Ðặc điểm hệ thống kinh - vĩ tuyến? -Xác định vùng tương đối chính xác? Kém chính xác ? - Phép chiếu đồ này thường dùng để vẽ những loại BÐ ở khu vực nào ? * Quan sát và phân tích các hình 1.3 a,b (SGK -5), hình 1.5 a,b (SGK -6) và hình 1.7 a, b (SGK – 7) trong quá trình trao đổi nhóm để mô tả từng cách chiếu Bước 3:. GV: -Gọi từng HS đại diện nhóm đứng lên lần lượt trả lời từng câu hỏi . -Hoàn thiện phần trình bày của HS. * Sử dụng các bảng vẽ sẵn treo bảng và giấy rôki để HS trình bày trước lớp và giảng bài cho HS . HS: Lắng nghe phần phát biểu của bạn, bổ sung nếu còn thiếu ý . => Qua 3 phép chiếu cơ bản vừa học, rút ra được kết luận chung gì về khu vực chính xác ở từng phép chiếu ? phép chiếu phương vị khác nhau: - Phép chiếu phương vị đứng. - Phép chiếu phương vị ngang. - Phép chiếu phương vị nghiêng. * Phép chiếu phương vị đứng. - Mặt phẳng tiếp xúc với quả cầu ở cực. - Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực, kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực. - Những khu vực ở gần cực tương đối chính xác. - Dùng để vẽ những khu vực quanh cực. b. Phép chiếu đồ hình nón :Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên quả cầu lên mặt chiếu là hình nón. Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của hình nón với quả cầu, có các phép chiếu hình nón khác nhau: - Phép chiếu hình nón đứng. - Phép chiếu hình nón ngang. - Phép chiếu hình nón nghiêng. *Phép chiếu hình nón đứng. - Hình nón tiếp xúc với quả cầu tại 1 vòng vĩ tuyến. - Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, tâm là đỉnh của hình nón. Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở đỉnh hình nón. - Những khu vực ở vĩ tuyến tiếp xúc tương đối chính xác. - Dùng để vẽ các khu vực ở vĩ độ trung bình. c. Phép chiếu hình trụ : Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên quả cầu lên mặt chiếu là hình trụ. Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của hình trụ với quả cầu, có các phép chiếu hình trụ khác nhau: - Phép chiếu hình trụ đứng. - Phép chiếu hình trụ ngang. - Phép chiếu hình trụ nghiêng. * Phép chiếu hình trụ đứng. - Hình trụ tiếp xúc với quả cầu theo vòng xích đạo. - Kinh tuyến và vĩ tuyến là những đường thẳng // và thẳng góc với đều nhau. - Dùng để vẽ những khu vực gần xích đạo. - Những khu vực ở xích đạo tương đối chính xác. 4. Củng cố : - Ở mỗi phép chiếu người ta thường dùng để vẽ những loại bản đồ ở khu vực nào ? - Cho biết khu vực chính xác khi chiếu bản đồ ? 5. D ặn dò : - Học bài, xem trước bài tiếp theo, Làm BT 1 ( SGK - 8) Ngày soạn : 11/08/2008 Ngày dạy : 13/08/2008 Tiết : 2 Tuần : 1 Bài 2 : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ÐỐI TƯỢNG ÐỊA LÍ TRÊN BẢN ÐỒ I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : - Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được 1 số đối tượng địa lí nhất định trên BÐ và từng đặc điểm của đối tượng đều được thể hiện ở từng phương pháp. - Biết đọc được BÐ ÐL trước hết phải tìm hiểu bảng chú giải của BÐ. 2. Kĩ năng : Qua các ước hiệu của BÐ, HS nhận biết được các đối tượng ÐL thể hiện ở từng phương pháp. 3.Thái độ : Tinh thần và thái độ học tập của học sinh. 4. Trọng tâm : Nắm được 6 phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ. II. Ðồ dùng dạy học : - Bản đồ khoáng sản thế giới . - Bản đồ GTVT thế giới . - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam . III. Phương pháp : -Vấn đáp, Chia nhóm . IV.Tiến trình tổ chức dạy học : 1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài ) 2. Kiểm tra bài cũ : CH 1: Bản đồ là gì? Thế nào là phép chiếu hình bản đồ? Cho biết về phép chiếu phương vị đứng? SGK trang 4 và 5. CH 2 : Có mấy phép chiếu hình bản đồ cơ bản? Cho biết về phép chiếu hình nón và hình trụ . Có 3 phép chiếu hình bản đồ cơ bản.Phép chiếu hình nón và hình trụ ( SGK Trang 6 và 7 ) 3. Bài mới : - Trước tiên giới thiệu bản đồ khung Việt Nam, sau đó giới thiệu 1 số bản đồ Việt Nam or của thế giới với các nội dung khác nhau và yêu cầu học sinh cho biết bằng cách nào chúng ta biểu hiện được nội dung đó của bản đồ. HOẠT ÐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HÐ: Nhóm Bước 1: GV chia lớp ra thành các nhóm nhỏ từ 6 – 8 HS. Bước 2: GV yêu cầu các nhóm quan sát các bản đồ trong SGK, nhận xét và phân tích về: Ðối tượng biểu hiện và khả năng biểu hiện của từng phương pháp: Nhóm 1: Nghiên cứu H 2.1,H 2.2 trong SGK or bản đồ CNVN. Nhóm 2: Nghiên cứu H 2.3 trong SGK hoặc bản đồ khí hậu VN. Nhóm 3: Nghiên cứu H 2.4 trong SGK . Nhóm 4: Nghiên cứu H 2.5 trong SGK hoặc bản đồ nông nghiệp VN. Bước 3: GV yêu cầu đại diện của nhóm lên trình bày những điều đã quan sát và 1. Phương pháp kí hiệu : a. Ðối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. b. Các dạng kí hiệu : - Kí hiệu hình học - Kí hiệu chữ - Kí hiệu tượng hình c. Khả năng biểu hiện: - Vị trí phân bố của đối tượng - Số lượng của đối tượng - Chất lượng của đối tượng. 2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động : a. Ðối tượng biểu hiện: Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội. b. Khả năng biểu hiện: nhận xét. GV giúp HS chuẩn kiến thức. - Hướng di chuyển của đối tượng - Khối lượng của đối tượng di chuyển - Chất lượng của đối tượng di chuyển 3. Phương pháp chấm điểm: a. Ðối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau. b. Khả năng biểu hiện: - Sự phân bố của đối tượng. - Số lượng của đối tượng. 4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ: a. Ðối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó. b. Khả năng biểu hiện : - Số lượng của đối tượng - Chất lượng của đối tượng - Cơ cấu của đối tượng 4. Củng cố : Hãy điền những nội dung thích hợp vào những bảng sau đây. Phương pháp biểu hiện Ðối tượng biểu hiện Cách thức tiến hành Khả năng biểu hiện Phương pháp kí hiệu Phương pháp kí hiệu đường chuyển động Phương pháp chấm điểm Phương pháp bản đồ - biểu đồ 5. D ặn dò : Học bài cũ, làm bài tập 2 trang 14 SGK. Đọc trước bài mới. Ngày soạn : 20/08/08 Ngày dạy : 22/08/08 Tiết : 3 Tuần : 2 Bài 3 : SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG. I. Mục tiêu b ài học : 1. Kiến thức : Ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý. - Hiểu rõ việc sử dụng BÐ trong học tập và đời sống. - Nắm được một số điều cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập 2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng sử dụng BÐ trong học tập. 3. Thái độ: Tạo thói quen sử dụng BÐ trong suốt quá trình học tập. 4. Trọng tâm : - Bản đồ là phương tiện học tập hữu ích cho HS, trực quan và tiện dụng . - Bản đồ có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống . II. Ðồ dùng dạy học : - Bản đồ kinh tế Việt Nam . Bản đồ tự nhiên VN. - Atlát địa lí VN. III. Phương pháp : Phân tích . Giảng giải . Trao đổi nhóm . IV.Tiến trình t ổ chức dạy học : 1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài ) 2. Kiểm tra bài cũ : CH 1: Có mấy cách biểu hiện đối tượng địa lí trên BÐ? PP kí hiệu và PP chấm điểm dùng để biểu hiện những đối tượng ÐL nào ? So sánh 2 PP này . SGK trang 9, 10, 12. CH 2 : PP đường chuyển động và phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện những đối tượng ÐL nào ? So sánh hai PP này . SGK trang 11, 13. 3. Bài mới : GV hỏi: Tại sao học địa lí cần phải có bản đồ ? HOẠT ÐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CHÍNH HÐ 1: Cả lớp Bước 1: HS thảo luận vai trò và trình bày cụ thể 1 ứng dụng của bản đồ trong học tập và đời sống ngoài các vd đã có trong SGK. Bước 2: GV ghi tất cả ý kiến phát biểu của HS lên bảng . Bước 3 : GV nhận xét các ý kiến phát biểu và sắp xếp các ý kiến theo từng lĩnh vực tương ứng. HS: Quan sát Bản đồ kinh tế VN phân tích 1 vài ứng dụng của bản đồ này trong học tập và trong đời sống. HÐ 2: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS phát biểu về những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập được nêu ra trong SGK. Bước 2: GV yêu cầu HS giải thích ý I. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống : 1. Trong học tập : Là một phương tiện hữu ích để HS học tập tại lớp, ở nhà và trả lời các câu kiểm tra về ÐL . 2. Bản đồ trong đời sống : Phương tiện sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày : - Bảng chỉ đường - Phục vụ trong các ngành sản xuất - Trong quân sự. II. Sử dụng bản đồ, atlát trong học tập . 1. Một số vấn đề cần lưu ý : a. Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu b. Ðọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ của bản đồ và kí hiệu trên bản đồ c. Xác định phương hướng trên bản đồ 2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong atlát : nghĩa của những vấn đề cần lưu ý đó và cho ví dụ thông qua một số bản đồ cụ thể -HS phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần ÐL trên bản đồ. GV:Hoàn thiện, bổ sung các ý phân tích của HS . KL : Có thể dựa vào 1 bản đồ hoặc phối hợp nhiều bản đồ liên quan để phân tích các mối quan hệ, giải thích đặc điểm đối tượng. 4. Củng cố : Nhận định của em về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống ? 5. Dặn dò : - HS làm câu 2,3 trang 16 SGK. - Học bài, ôn lại tất cả các bài trước Phục vụ bài thực hành . - Xem trước bài thực hành . Ngày soạn : 24/08/2008 Ngày dạy : 26/08/2008 Tiết : 4 Tuần : 3 Bài 4: THỰC HÀNH XÁC ÐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ÐỐI TƯỢNG ÐỊA LÍ TRÊN BẢN ÐỒ I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: 0 - Hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng ÐL trên BÐ. 1 - Nhận biết được những đặc tính của đối tượng ÐL được biểu hiện trên BÐ 2. Kĩ năng : Nhanh chóng phân loại được từng phương pháp biểu hiện ở các loại BÐ khác nhau. 3.Thái độ : Sử dụng và khai thác bản đồ một cách thường xuyên trong học tập và đời sống . 4. Trọng tâm : Xác định được tên phương pháp biểu hiện, đối tượng biểu hiện, khả năng biểu hiện của các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. II. Đồ dùng dạy học : - Một số bản đồ Việt Nam ( công nghiệp, nông nghiệp, khí hậu ) - Bản đồ dân số thế giới . III. Phương pháp : -Trao đổi nhóm . Phân tích . IV .Tiến trình tổ chức dạy học : 1.Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài ) 2. Kiểm tra bài cũ : CH : Qua những ví dụ em hãy phân tích cho thấy vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống. SGK trang 15 3. Bài mới : Chúng ta vừa tìm hiểu qua chương đầu tiên về những vấn đề liên quan đến 1 phương tiện dạy và học rất quan trọng của bộ môn ÐL. Ðó là bản đồ. Ðể có thời gian cho chúng ta tổng hợp, củng cố kiến thức đã học, mang ứng dụng vào thực tế Chúng ta có tiết thực hành để quan sát 1 bản đồ, đọc ra các phương pháp biểu hiện trên bản đồ. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH HÐ1 : Cả lớp, nhóm. Bước 1: - GV nêu lên mục đích yêu cầu giờ thực hành cho cả lớp rõ. - Phân công và giao bản đồ đã được chuẩn bị trước cho các nhóm. Bước 2: Hướng dẫn nội dung trình bày của các nhóm theo trình tự sau: - Tên bản đồ - Nội dung bản đồ - Phương pháp biểu hiện nội dung trên bản đồ + Tên phương pháp + Ðối tượng biểu hiện của phương pháp + Khả năng biểu hiện của phương pháp Bước 3: - Lần lượt các nhóm lên trình bày về phương pháp đã được phân công. Nhóm 1: Phương pháp kí hiệu. Nhóm 2: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động. Nhóm 3: Phương pháp chấm điểm. Nhóm 4: Phương pháp bản đồ, biểu đồ. - Sau mỗi lần trình bày các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét về nội dung trình bày của từng nhóm và tổng kết bài thực hành. Hình 2.2 : Tên bản đồ : Công nghiệp điện Việt Nam. Tên phương pháp Kí hiệu điểm Kí hiệu theo đường Đối tượng biểu hiện - Nhà máy nhiệt điện. - Nhà máy thủy điện. - Nhà máy thủy điện đang xây dựng. - Trạm biến áp. - Đường dây 220 KV. - Đường dây 500 KV. - Biên giới lãnh thổ. Ta biết được gì? - Tên các đối tượng ( các nhà máy ) - Vị trí đối tượng. - Chất lượng, quy mô đối tượng. - Tên các đối tượng. - Vị trí đối tượng. - Chất lượng đối tượng. Hình 2.3 : Tên bản đồ : Gió và bão Việt Nam. Tên phương pháp Kí hiệu chuyển động Kí hiệu đường Kí hiệu điểm Đối tượng được biểu hiện - Gió. - Bão. - Biên giới - Đường bờ biển. - Sông. - Các thành phố. Ta biết được gì? - Hướng gió. - Hướng bão. - Tần suất gió, bão trên các lãnh thổ nưóc ta. - Hình d5ng đường biên giới, bờ biển. - Phân bố mạng lưới sông ngòi. - Vị trí các thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… Hình 2.4 : Tên bản đồ : Bản đồ dân cư Châu Á. Tên phương pháp Phương pháp chấm điểm Kí hiệu đường Đối tượng được biểu hiện Dân cư - Đường biên giới, đường bờ biển. Ta biết được gì? - Sự phân bố dân cư ở Châu Á nơi nào đông, nơi nào thưa. - Vị trí các đô thị đông dân ở Châu Á. - Hình dạng đường biên giới, bờ biển, các con sông. 4. Củng cố : Ðánh giá Tổng kết bài thực hành 5. Dặn dò : - Hoàn thành bài thực hành vào vở nếu chưa xong, đọc trước bài mới : “ Vũ trụ, hệ Mặt Trời và Trái Đất.Hệ quả của chuyển động tự quay của Trái Đất ”. Chương II : VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ÐỘNG CỦA TRÁI ÐẤT. Ngày soạn :26/08/2008 Ngày dạy : 28/08/2008 Tiết : 5 Tuần : 3 Bài 5 : VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ÐẤT HỆ QUẢ CHUYỂN ÐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ÐẤT I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : - Nhận thức được vũ trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ mặt trời trong đó có Trái Ðất chỉ là một bộ phận rất nhỏ bé của vũ trụ. - Hiểu và trình bày được khái quát về Hệ Mặt Trời, vị trí và vận động của Trái Ðất trong Hệ Mặt Trời. - Hiểu rõ vận động tự quay quanh trục của Trái Ðất đã tạo nên những hệ quả địa lí rất quan trọng trong đời sống Trái Ðất. 2. Kĩ năng : - Rèn luyện cho HS phát hiện những mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng, các đối tượng địa lí. - Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích. 3. Thái độ : - Nhận thức đúng đắn quy luật về sự hình thành và phát triển của các thiên thể. 4. Trọng tâm : -Hệ Mặt Trời ( Thái Dương Hệ ) là 1 trong hàng trăm tỉ ngôi sao của Ngân Hà gồm có Mặt Trời ở trung tâm & 8 hành tinh quay xung quanh . -Vận động tự quay của Trái Ðất tạo nên những hệ quả quan trọng đối với đời sống của Trái Ðất : - Sự luân phiên ngày-đêm . - Chuyển động biểu kiến hàng ngày của các thiên thể . - Giờ trên Tđất . - Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể . II. Ðồ dùng dạy học : - Quả Ðịa Cầu. Bản đồ hành chính thế giới . III. Phương pháp : -Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, giảng giải, thảo luận . IV. Tiến trình tổ chức dạy học : 1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài ). 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 1 số vở thực hành của học sinh 3. Bài mới : Vũ trụ là gì ?Vậy vị trí của Trái Ðất trong Vũ Trụ như thế nào ? Tại sao trên Trái Ðất có thể tồn tại sự sống ? Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu ở bài hôm nay . HOẠT ÐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CHÍNH HÐ 1: Cả lớp HS dựa vào H 5.1, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi sau : - Vũ Trụ là gì? - Phân biệt Thiên Hà với Dải Ngân Hà? HÐ 2: Bước 1 : HS dựa vào H 5.2, kênh chữ, vốn hiểu biết, trả lời câu hỏi : - Hãy mô tả Hệ Mặt Trời. I. Khái quát về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Ðất trong Hệ Mặt Trời : 1. Vũ Trụ : - Vũ trụ là khoảng không gian vô cùng tận chứa hàng trăm tỉ thiên hà. 2.Hệ Mặt Trời : (Thái Dương Hệ ) - Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong dải Ngân Hà. Gồm MT ở trung tâm và các thiên thể quay Xung quanh : (SGK) - Hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh : Thủy, Kim, TÐ, Hỏa, -Kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời. - Câu hỏi mục 2 SGK. - Các hành tinh tronh Hệ Mặt Trời có những chuyển động chính nào? Khi mô tả Hệ Mặt Trời chú ý quỹ đạo của các hành tinh ( quỹ đạo hình Elíp gần tròn và đều nằm trên cùng một mặt phẳng ) và hướng chuyển động của các hành tinh. Bước 2 : HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức : Các thiên thể gồm : Các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch. HÐ 3 : Cặp / nhóm. Bước 1 : HS quan sát H 5.2 và dựa vào kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau : - Trái Ðất là hành tinh thứ mấy tính từ Mặt Trời? Vị trí đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống? - TÐ có mấy chuyển động chính, đó là những chuyển động nào? - TÐ tự quay theo hướng nào? Trong khi tự quay, có điểm nào trên TÐ không thay đổi vị trí ? Thời gian TÐ tự quay? Bước 2 : HS trình bày kết quả,dùng quả địa cầu biểu diễn hướng tự quay và hướng chuyển động của TÐ quanh MT. GV chuẩn kiến thức, kĩ năng : Đặt quả cầu lên bàn, dùng tay đẩy sao cho quả địa cầu quay từ tay trái sang tay phải, đó chính là hướng tự quay cuả Trái Đất. HÐ 4: Cả lớp GV yêu cầu cả lớp dựa vào kiến thức đã học, trả lời câu hỏi: - Vì sao trên TÐ có ngày và đêm? - Vì sao ngày đêm kế tiếp không ngừng trên TÐ? HÐ5: Cặp / nhóm. Bước 1 : HS quan sát H 5.3, kênh chữ SGK và kết hợp với kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau: - Phân biệt sự khác nhau giữa giờ địa phương và giờ quốc tế. - Vì sao người ta phải phân chia ra các khu vực giờ và thống nhất cách tính giờ trên thế giới? - Trên TÐ có bao nhiêu múi giờ? Cách đánh số múi giờ? VN ở múi giờ thứ mấy? - Vì sao ranh giới các múi giờ không hoàn Mộc , Thổ , Thiên vương tinh, Hải vương tinh. 3.Trái Ðất trong Hệ Mặt Trời : - Vị trí thứ 3, khoảng cách trung bình từ TÐ đến MT là 149.5 triệu km, khoảng cách này cùng với sự tự quay giúp TÐ nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp với sự sống. - TÐ vừa tự quay, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh MT, tạo ra nhiều hệ quả địa lí quan trọng. II. Hệ quả của vận động tự quay của Trái Ðất : 1.Sự luân phiên ngày đêm : Do TÐ hình cầu và sự tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày và đêm. 2. Giờ trên Trái Ðất và đường chuyển ngày quốc tế : - Giờ địa phương ( giờ MT ): các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau. - Giờ quốc tế: Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT. [...]... lớp đá : Trầm tích, granit và badan ) TÐ, lớp Manti - Thế nào là thạch quyển? Vỏ đại dương phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển, bề dày trung bình từ 5 – 10 Km, không có lớp đá granit - Khái niệm thạch quyển: Là phần cứng ngoài cùng của TÐ, bao gồm vỏ Trái Ðất và phần trên cùng của lớp *Trình bày vai trò quan trọng của lớp vỏ Manti, có độ dày tới 100 km Trái Đất, lớp Manti Gv kết luận... những hợp chất khoáng hoà tan trong nước + Diễn ra mạnh nhất ở những miền khí hậu xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt - Phong hoá sinh học : + Là sự phá huỷ đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật, làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới, vừa bị phá huỷ về mặt hoá học BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT LỚP SĨ SỐ 10 C5 10 C6 10 C7 10 C8 10 C9 10 C12 41 44 41 40 38 39... câu hỏi sau bài học SGK.Làm bài tập 3 SGK trang 21 - Đọc trước bài mới “ Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất ” Ngày soạn : 31/08/2008 Ngày dạy : 02/09/2008 Tiết : 6 Tuần : 4 Bài 6 : HỆ QUẢ CHUYỂN ÐỘNG QUAY QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ÐẤT I Mục tiêu bài học : 1 Kiến thức: Làm cho HS hiểu các quy kết địa lí quan trọng do vận động của Trái Ðất xung quanh Mặt Trời 2 Kĩ năng :- Rèn luyện kĩ năng... đêm rất lớn.Bề mặt đất vào ban ngày rất nóng, ban đêm tỏa nhiệt và nguội lạnh nhanh làm cho đá dễ bị phá hủy về mặt cơ học HĐ 3: Cặp / Nhóm GV: Các đá và khoáng vật có thành phần hóa học khác nhau: - GV nêu 1 số công thức hóa học của một số loại khoáng vật tạo đá vd : Thạch anh – SiO2, Hêmatit – FeO3, Silicat ( H2 SiO3, H4 SiO4 ) Bước 1: Dựa vào kiến thức hóa học, xem tranh ảnh kết hợp với nội dung... động quay quanh MTrời của TÐất gây ra các hiện tượng nào ? - Nếu không có vận động tự quay mà chỉ có hoạt động quay quanh Mặt Trời thì Trái Ðất có ngàyđêm không ? Nếu có thì thời gian 1 ngày đêm là bao lâu?Có ảnh hưởng như thế nào đến sự sống ? 5 Dặn dò : - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sau bài học SGK HS làm bài tập 1, 3 trang 24 SGK - Tìm hiểu kĩ và giải thích được các hệ quả quay quanh MTrời của... lửa cũng là kết quả của các thời kì kiến tạo ở trong lòng TÐ, có liên quan tới vùng tiếp xúc của các mảng - Các núi trẻ, mới hình thành cách đây không lâu, các dãy núi chưa bị bào mòn, hạ thấp mà còn đang được nâng cao thêm: dãy Anpơ, Capca, Pirene ( Châu Âu), Himalaya ở châu Á, Coocdie, Andet ở châu Mỹ Sự hình thành chúng liên quan với các vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo lửa; các vùng núi trẻ :... - Mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển mới chỉ dựa trên quan sát về hình thái, di - Nguyên nhân dịch chuyển của các mảng kiến tạo: do tích hoá thạch hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và - Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về sự ăn có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên khớp của bờ Ðông các lục địa Bắc Mĩ, Nam - Ranh giới, chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là Mĩ với bờ Tây lục... Đất ” Ngày soạn :08/09/2008 Ngày dạy : 10/ 09/2008 Tiết : 8 Bài 8: TÁC ÐỘNG CỦA NỘI LỰC ÐẾN ÐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ÐẤT Tuần : 5 I Mục tiêu bài học : 1 Kiến thức : - Trình bày khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực - Trình bày tác động của nội lực thể hiện qua vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang 2.Kĩ năng : Quan sát hình vẽ, tranh ảnh về các tác động của nội lực để... thực tế Bước 2: - Ðại diện HS trình bày, phân tích được tác động của vận động theo phương nằm ngang đối với địa hình bề mặt TÐ - Các nhóm bổ sung, góp ý kiến GV kết luận: Có nhiều cách phân loại vận động kiến tạo nhưng quan trọng nhất là vận động theo phương thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang - Liên quan đến các hoạt động này là hoạt động động đất, núi lửa theo phương thẳng đứng - Diễn ra trên... chính : 1.Gió Tây ôn đới : - Thổi từ áp cao cận trí tuyến vế áp thấp ôn đới vĩ độ 600 - Thời gian hoạt động: quanh năm - Hướng: hướng Tây là chủ yếu - Tính chất của gió: ẩm, đem mưa nhiều 2 Gió mậu dịch : - Phạm vi hoạt động: thổi từ 2 cao áp cận chí tuyến về khu vực áp thấp xích đạo - Thời gian hoạt động: quanh năm - Hướng: Ðông Bắc (BCB), Ðông Nam (BCN) - Tính chất của gió: khô, ít mưa 3 Gió mùa : . đá : Trầm tích, granit và badan ). TÐ, lớp Manti. - Thế nào là thạch quyển? *Trình bày vai trò quan trọng của lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti Gv kết luận. trúc đá…. - Ở hoang mạc có sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn.Bề mặt đất vào ban ngày rất nóng, ban đêm tỏa nhiệt và nguội lạnh nhanh làm cho đá