Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
223 KB
Nội dung
Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Huệ Tiết55 - Làm văn: CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận diện, phân tích và xây dựng kết cấu, bố cục văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: Có ý thức tạo lập văn bản đúng kết cấu… B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC : 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: + Tổ chức HS trả lời các câu hỏi trong ví dụ SGK. + Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích. 1.2 Phương tiện dạy học: + SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10. + Sách tham khảo. 2. Học sinh: + Chủ động tìm hiểu bài học từ các nguồn thông tin khác nhau. Tìm thêm tư liệu có liên quan. + Phân tích bài học theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : - Trình bày những nét chính về thể thơ Hai- cư? 3. Giới thiệu bài mới: Mỗi VBTM đều phải viết theo một bố cục nhất định. Nhưng cơ sở của những bố cục ấy là gì? Có phải chỉ có một loại bố cục duy nhất hay có thể có nhiều bố cục khác nhau. Nguồn gốc của sự khác nhau đó chính là nội dung vấn đề mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Hướng dẫn giới thiệu về VBTM Thao tác 1: -HS đọc to phần khái quát trong sgk/ 165 -Thế nào là VBTM? → HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý và nhấn mạnh mục đích của VBTM là cung cấp những tri thức chính xác và phong phú về sự vật hiện tượng khách quan cho người đọc và người nghe. Thao tác 2: - Có mấy loại văn bản thuyết minh? → HS trả lời, GV chốt ý. I. Văn bản thuyết minh: 1. Khái niệm: VBTM là kiểu văn bản giới thiêu, trình bày về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của sự vật hiện tượng, một vấn đề thuộc về tự nhiên và con người. 2. Các loại văn bản thuyết minh: - Trình bày, giới thiệu ( tác giả, tác phẩm…) - Miêu tả sự vật hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu tính biểu tượng. II. Kết cấu của văn bản thuyết minh: Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10( 2010 – 2011) 1 Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Huệ Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các hình thức kết cấu của VBTM: Thao tác 1: - Thế nào là kết cấu văn bản? - Từ khái niệm chung vềkết cấu chúng ta có thể thế nào là kết cấu VBTM? →HS nêu khái niệm, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý Thao tác 2: - GV gọi HS đọc to văn bản 1 sgk/ 166. - Chia lớp thành 3 nhóm trả lời các câu hỏi sau: + Nhóm 1: Xác định dối tượng và mục đích thuyết minh của văn bản? + Nhóm 2: Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của văn bản? + Nhóm 3: Phân tích cách sắp xếp trong văn bản? → HS thảo luận nhóm sau đó cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm, GV nhận xét và chốt ý. - GV cho HS đọc thầm văn bản và lần lượt nêu câu hỏi giống văn bản 1. - HS làm theo yêu cầu của GV. 1. Kết câu văn bản thuyết minh:là cách thức tổ chức , sắp xếp nội dung thuyết minh theo một trình tự nào đó. 2. Phân tích ngữ liệu: Văn bản “ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”: a. Đối tượng: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Mục đích: Giúp người đọc hình dung được thời gian, địa điểm, diễn biến và ý nghĩa của lễ hội. b. Các ý chính: - Thời gian: 15/1 hàng năm ( âm lịch) - Địa điểm: Làng Đồng Vân. - Diễn biến: + Thi nấu cơm: dâng hương, lấy lửa châm đuốc, giã thóc thành gạo, lấy nước và nấu cơm. + Chấm thi: tiêu chuẩn và cách chấm đảm bảo công bằng, chính xác. - Ý nghĩa: đời sống tinh thần của người dân. c. Cách sắp xếp các ý: - Trình tự lôgic: giới thiệu thời gian, địa điểm, diễn biến ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân. - Trình tự thời gian: thủ tục bắt đầu, diễn biến cuộc thi và chấm thi. Văn bản “ Bưởi Phúc Trạch”: a. - Đối tượng: Bưởi Phúc Trạch - Mục đích: giúp người đọc cảm nhận được hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn, sự bổ dưỡng và danh tiếng của Bưởi Phúc Trạch. b. Các ý chính: - Hình dáng: Bên ngoài: “ quả không tròn…không bị rỗ”. Bên trong: màu hồng đào… - Vẻ ngon lành và hương vị hấp dẫn. - Giá trị hấp dẫn và bổ dưỡng. Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10( 2010 – 2011) 2 Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Huệ Thao tác 3: - Từ việc phân tích 2 Văn bản trên, em cho biết VBTM có những hình thức kết cấu nào? →HS nêu các hình thức kết cấu, GV nhận xét bổ sung. Hoạt động 3: Hướng dẫn hình thành phần ghi nhớ - HS đọc thầm phần ghi nhớ sgk/ 168 và nhập tâm. - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học. Hoạt động 4:Hướng dẫn luyện tập: - GV yêu cầu HS đọc lại bài thơ và nội dung bài giảng, chọn các hình thức kết cấu TM phù hợp với bài “Tỏ lòng” - HS làm theo yêu cầu. - Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch. c. Cách sắp xếp các ý: - Trình tự không gian: từ ngoài vào trong. - Trình tự lôgic: + Các phương diện khác nhau của quả bưởi ( hình dáng, màu sắc, hương vị, bổ dưỡng và danh tiếng). + Nhân quả: 1-2-3 → 4. 3. Các hình thức kết cấu của VBTM: - Theo trình tự thời gian. - Theo trình tự không gian. - Theo trình tự lôgic. - Theo trình tự hỗn hợp. III. Ghi nhớ: sgk/ 168. IV. Luyện tập: Bài tập 1/ 168: - Hình thức thuyết minh: Lôgic hoặc hỗn hợp. - Gợi ý: + Giới thiệu chung về bài thơ, tác giả , thể loại, nội dung chính. + Thuyết minh về giá trị của bài thơ : hào khí, sức mạnh của quân đội nhà Trần và chí làm trai theo tinh thần nho giáo. + Thuyết minh về giá trị nghệ thuật của bài thơ : sự cô động đạt tới trình độ súc tích cao, nhấn mạnh tính kì vĩ về thời gian, không gian và con người. 4. Củng cố : Nhắc lại các hình thức kết cấu của VBTM 5. Dặn dò: - Học thuộc phần ghi nhớ và viết bài thuyết minh về bài thơ “ tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. - Chuẩn bị bài “ Lập dàn ý bài văn thuyết minh”. Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10( 2010 – 2011) 3 Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Huệ Tiết 56 - Làm văn: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kỹ năng lập dàn ý để lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập dàn ý cho bài văn thuyết minh. 3. Thái độ: Có ý thức tạo lập văn bản đúng kết cấu… B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: - Định hướng HS tiếp nhân bài học bằng các câu hỏi trong SGK. - HS tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ. Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10( 2010 – 2011) 4 Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Huệ 1.2. Phương tiện dạy học: - SGK ngữ văn 10, sách chuẩn kiến thức 10 - Sách tham khảo. 2. Học sinh: - Chủ động tìm hiểu bài học trong SGK và từ các nguồn thông tin khác. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ sgk/ 168. 3. Giới thiệu bài mới:Lập dàn ý là một trong những kĩ năng rất cần thiết cho việc viết một bài văn. Vì thế muốn viét tốt một bài văn thuyết minh chúng ta phải làm công việc lập dàn ý . Đó cũng là nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu dàn ý của bài văn thuyết minh: Thao tác 1: - GV lần lượt nêu các câu hỏi ở sgk/ 169: + Nêu bố cục 3 phần của một văn bản và nhiệm vụ của mỗi phần? + Bố cục này có phù hợp với văn bản thuyết minh hay không? Vì sao? + Mở bài và kết bài của VBTS và VBTM có những điểm tương đồng và khác biệt nào? + các hình thức thuyết minh trong sgk có phù hợp với một bài văn TM hay không? → HS lần lượt trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý. Thao tác 2: - GV kết luận lại phần I. - HS lắng nghe và ghi chép. I. Dàn ý bài văn thuyết minh: 1. Ôn tập về dàn ý nói chung: a. Bố cục 3 phần của văn bản: - MB: giới thiệu khái quát. - TB: Triển khai nội dung. - KB: Nhấn mạnh nội dung và ạo ấn tượng… b. Phù hợp: dù thuyết minh về đối tượng hay vấn đề nào cũng phải giới thiệu từ khái quát ( MB) đến cụ thể, chi tiết (TB) và đuă lại cho ngưòi đọc một bài học, cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét về đối tượng đó (KB). c. So sánh: - Giống nhau: + MB: Giới thiệu chung, khái quát. + KB: nhán mạnh ấn tượng, tạo cảm xúc, tình cảm cho ở người đọc. - Khác nhau: + MB: ▪ VBTS: giới thiệu nhân vật, tình huống tuyện. ▪ VBTM: giới thiệu về đối tượng hay vấn đề TM. + KB: ▪ VBTS: kết thúc câu chuyện. ▪ VBTM: nhấn mạnh nội dung chính ( trở lại mở đầu) d. Có thể phù hợp hoặc không tuỳ theo đối tượng TM. 1. Kết luận: VBTM cũng có bố cục 3 Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10( 2010 – 2011) 5 Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Huệ Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục II Thao tác 1: - Trước khi lập dàn ý chúng ta cần làm những công việc gì? - Vì sao ta phải xác định đề tài trước khi lập dàn ý? → HS giải thích, GV chốt ý. Thao tác 2: - hiệm vụ của phần mở bài là gì? - Còn phần thân bài? - Trong phần thân bài người viết cần làm những công việc gnào? - Nhiệm vụ của kết bài? → HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý . Hoạt động 3: Hình thành phần ghi nhớ - HS đọc to phần ghi nhớ sgk/171. - GV nhấn mạnh ghi nhớ. Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS phân tích và lập dàn ý bài tập 1 trong sgk/171 phần: MB, TB, KB. II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh: 1. Xác định đề tài: - Là thao tác định hướng cho bài văn thuyết minh về đối tượng nào. - Yêu cầu: người viết phải yêu thích và am hiểu về đề tài đó. 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: - Giới thiệu đối tượng để thu hút sự chú ý của người đọc. - Cho người đọc nhận ra kiểu bài văn thuyết minh. b. Thân bài: thuyết minh cụ thể, chi tiết đối tượng. - Tìm ý và chọng ý: + Phải phù hợp với đối tượng và yêu cầu thuyết minh. + Ý phải đủ đeer làm rõ được đối tượng thuyết minh, không sơ sài thiếu sót. - Sắp xếp cá ý: phải theo một hệ thống nhất định để không trùng lăp hay chồng chéo. - Lựa chọn kết cấu phù hợp. c. Kết bài: trở lại vấn đề và lưu lại cảm xúc và suy nghĩ bền lâu trong lòng người đọc. III. Ghi nhớ: sgk/ 171 IV. Luyện tập: Phân tích kết cấu , dàn ý của VBTM “ Chu Văn An – nhà sư phạm mẫu mực”: a. MB: Giới thiệu chung về danh nhân Chu Van An b. TB: Thuyết mih về thân thế và sự nghiệp của CVA - Thân thế: Tiểu sử từ khi sinh đến khi mất. + Thời kì dạy học ở quê nhà. + Thời kì làm quan. Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10( 2010 – 2011) 6 Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Huệ + Thời kì ở ẩn tại núi Phương Sơn. - Sự nghiệp: Tấm gương về tài năng và đức độ. c. KB: thái độ và việc làm của nhân dân đối với CVA. 4. Củng cố: dàn ý của bài văn thuyết minh. 5. Dặn dò: - Lập dàn ý về tấm gương học tốt và viết đoạn MB, KB của đề tài. - Soạn bài “ Phua sông Bạch Đằng”. Tiết 57- Đọc văn: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG ( Bạch Đằng giang phú ) < Trương Hán Siêu > A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Khái quát một vài nét về tác giả, thể loại tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác Đọc văn bản, cảm nhận chung về nhân vật khách. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng dịch và đọc hiểu thể loại phú 3. Thái độ: Có ý thức trân trọng quý mến nhà quân sự, nhà thơ Trương Hán Siêu. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: + Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản. + Hướng dẫn HS đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm và đặt câu hỏi. + Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích. 1.2 Phương tiện dạy học: + SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10. + Sách tham khảo. 2. Học sinh: + Chủ động tìm hiểu về tác phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu tầm tư liệu về tác phẩm. + Đọc kĩ tác phẩm.Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích,tìm hiểu tác phẩm.Phân tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp: 2. kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới:Nhiều thế hệ Nho sĩ các đời sau đều xem Trương Hán Siêu là một trong những trí thức nho sĩ chân chính, tiêu biểu của giai đoạn thịnh Trần. Tác phẩm của ông để lại không nhiều nhưng ta thấy được nét chủ đạo trong ngòi bút của Trương Hán Siêu là tinh thần yêu quý non sông đất nước, tự hào về truyền thống LS vẻ vang, oanh liệt… Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu tiểu dẫn. Thao tác 1: GV gọi 1 HS đọc to phần tiểu dẫn sgk/ 3. Giới thiệu đôi nét về tác giả Trương Hán Siêu? I. Giới thiệu chung : 1. Tác giả : - THS ( ? – 1354) tự là Thăng Phủ, Người Phúc Thành, huyện Yên Ninh. - Ông từng là môn khách trong nhà Trần Hưng Đạo, tham gia khàng chiến Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10( 2010 – 2011) 7 Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Huệ → HS đọc và trả lời, GV bổ sung, chốt ý và cho HS gạch sgk/ 3. Thao tác 2: - Tại sao dòng sông BĐ được gọi là dòng sông ncủa lịch sử? Dẫn chứng? → HS trả lời, GV bổ sung chốt ý và khái quát. Thao tác 3: - Bài “PSBĐ” được tác giả sáng tác vào khoảng thời gian nào? - Bài thơ được viết theo thể phú. Vậy ở đây phú có nghĩa là gì? - Bố cục của một bài phú có mấy phần? → HS trả lời, GV giới thiệu đôi nét về thể loại phú. - HS đọc diễn cảm bài phú. - Nêu bố cục và nội dung của từng phần? → HS trả lời, GV chốt ý. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản Thao tác 1: - GV gọi HS đọc lại đoạn 1. - Nhân vật khách ở đây là ai? - Mục đích dạo chơi phong cảnh của tác giả là gì? - Qua hai câu thơ: Giương buồm… mải miết” ta thấy nhân vật khách xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn như thế nào? - Loại địa danh thứ nhất mà nhân vật đi qua là những nơi nào? - Vậy khách có thực sự lướt bể chơi trăng qua những nơi này không? → HS tìm kiếm, suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý . chống quân Mông – Nguyên, làm quan to dưói đời vua Trần. - Là nhà văn hoá, nhà chính trị nổi tiếng được mọi người kính trọng. 2. Dòng sông lịch sử Bạch Đằng: - Ghi dấu nhiều chiến công lịch sửgiữ nước của dân tộc. - Nơi khơi nguồn cảm hứng cho nhiều thi nhân. 3. Văn bản : a. Hoàn cảnh sáng tác: Vào khoảng đời Hiến Tông, Dụ Tông khi nhà thơ đi dạo sông Bạch Đằng cách khoảng 50 năm sau cuộc khamngs chiến chống quân Mông – Nguyên. b. Thể loại: phú cổ thể. c. Bố cục: 4 phần: - Đoạn 1 “ từ đầu… còn lưu”: Tâm trạng của tác giả trước sông nước Bạch Đằng. - Đoạn 2 “ Bên sông… ca ngợi”: Trận Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão. - Đoạn 3 “ Tuy nhiên… lệ chan”: Lời bình luận, đánh giá của các bô lão về trận Bạch Đằng. - Đoạn 4 (còn lại): Lời ca ngợi, khẳng định vai trò, đức độ của con người. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Hình tượng nhân vật khách: sự phân thân của tác giả . a. Thú du ngoạn trên sông: - Mục đích: thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiênvà nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức. - Câu thơ: “ Gương buồm … mải miết” → tâm hồn yêu thiên nhiên, phóng khoáng, thích ngao du. - Địa danh Trung Quốc: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,…. + Không gian rộng lớn. + thời gian: liên hoàn từ sớm đến chiều. Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10( 2010 – 2011) 8 Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Huệ - Loại địa danh thứ 2 tác giả trực tiếp mô tả là loại địa danh nào? - Tác giả miêu tả dòng sông BĐ với những cảnh sắc gì? - Em có nhận xét gì về cảnh sắc nơi đây? → HS phát hiện, nhận xét, GV bổ sung và chốt ý. - Trước cảnh sắc sông BĐ, nhân vật khách bộc lộ cảm xúc gì? → HS trả lời: Vui, tự hào, buồn, tiếc thương. GV chốt ý và giảng giải. Thao tác 2: - HS đọc tiếp đoạn 2. GV diễn giảng: Nhân vật các bô lão có thể là các người già ở địa phương ven sông BĐ đã từng chứng kiến cảnh xưa, cũng có thể là do tác giả hư cấu để cho lời kể thêm phong phú sinh động, hấp dẫn và khách quan. - Các bô lão đến với khách với thái độ như thế nào? → HS trả lời: Nhiệt tình, hiếu khách và tôn trọng . - Các bô lão kể cho khách nghe về 2 trận đánh nào? - Trận đánh được miêu tả cụ thể ra sao? - Em có nhận xét gì về thai độ và giọng điệu của các bô lão khi kể? → HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý . Thao tác 3: → Tráng chí bốn phươngvà hoài bão của khách. - Địa danh đất Việt: Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng. - Cảnh sắc sông Bạch Đằng: + Bát ngát sóng kình muôn dặm. + Thứơt tha đuôi trĩ một màu. + Nước trời một sắc , phong cảnh ba thu. + Bờ lao san sát, bến nướn đìu hiu. → Cảnh đẹp hùng vĩ, hoành tráng ,thơ mộng song cũng ảm đạm hiu hắt. b. Cảm xúc của khách khi đến sông Bạch Đằng: - Vui trước cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng. - Tự hào trước cảnh dòng sông lịch sử ghi bao chiến tích. - Buồn vì cảnh đìu hiu hoang vắng. - tiếc thương các anh hùng đã bỏ thân vì nước. → sự hoài niệm về quá khứ. ═►Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả yêu thiên nhiên, yêu đất nước. 2. Trận Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão: - Cảnh chiến trận: + Lực lượng: chiến đấu đông đảo, hùng hậu, tinh nhuệ, khí thế hào hùng. “ Thuyền bè muôn đội, giáo gươm sáng chói”. + Trận đánh diễn ra gay go, quyết liệt, căng thẳng không phân chia thắng bại. → Cuộc chiến kinh thiên động địa. - Giọng kể đầy nhiệt huyết tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc qua những câu văn dài ngắn, linh hoạt và nhịp thơ gấp gáp. 3. Lời bình luận của các bô lão về trận Bạch Đằng: a. Địch: - chủ quan khinh địch, kiêu ngạo khoác Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10( 2010 – 2011) 9 Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Huệ - HS đọc đoạn 3. - Theo các bô lão giặc bại trận thảm hại bởi những nguyên nhân nào? - Ta thắng địc nhờ những nguyên nhân nào? Trong 3 nguyên nhân đó yếu tố nào quyết định thắng lợi? → HS trả lời, GV chốt ý. Thao tác 4: - HS đọc đoạn 4. - Lời ca nối tiếp của nhân vật khách nhằm khẳng định điều gì? → HS trả lời, GV chốt ý bên. Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. - GV yêu cầu HS phát biểu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú? → HS làm theo yêu cầu, GV nhận xét và kết luận. Hoạt động 4: Hình thành phần ghi nhớ. - HS đọc to phần hi nhớ sgk/ 7. - GV nhấn mạnh ghi nhớ. lác. - Ỷ vào thế mạnh lực lượng. - Không hợp ý trời. → Thất bại thảm hại. b. Ta: - Địa hình hiểm trở. - Nhân tài giữ cuộc điện an. - Đại vương coi thế giặc nhàn. → hội tụ đủ 3 yếu tố “ thiên thời, địa lợi, nhân hoà”do đó thắng lớn. * Lời bình mang giá trị nhân văn, triết lí sâu sắc. 4. Lời ca của nhân vật khách: - Ca ngợi: + Công đức của 2 vị thánh quân. + chiến tích của sông BĐ lịch sử. - Khẳng định chân lí: Nhân kiệt là yếu tố quyết định thắng lợi. → Niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp. III. Tổng kết: 1. Chủ đề : Bài phú thể hiện niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và đạo lí nhân nghĩa của người Việt Nam. 2. Nghệ thuật: Cấu tứ đơn giản, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, ngôn từ trang trong vừa hào sảng vừa lắng động gợi cảm. IV. Ghi nhớ: sgk/ 7 4. Củng cố : - GV nhấn mạnh âm hưởng của bài phú. 5. Dặn dò: - Học thuộc bài phú + vở ghi. - Chuẩn bị bài “ Tác giả Nguyễn Trãi”. Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10( 2010 – 2011) 10 [...]... tựa là gì? Bài tựa do ai viết? Nội dung cần đạt I Giới thiệu chung: 1 Tác giả: - Nguyên quán ở hiện Văn Giang( Hưng Yên), trú quán ở Gia Lâm ( Hà Nội) - Đỗ tiến sĩ năm 1478, hoàn thành “ Trích diễm thi tập” năm 1497 2 Văn bản: a Thể tựa: bài viết đặt đầu tác phẩm do tác giả hoặc người khác viết nhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình và kết cấu tác phẩm Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10( 2 010 – 2011)... Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10( 2 010 – 2011) 14 Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Huệ Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản Thao tác 1: - GV gọi HS đọc phần 1 của bài cáo - Trong đoạn mở đầu chân lí nào đã được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai nội dung toàn bài? ( chính nghĩa) - Trong nguyên lí chính nghĩa đó Nguyễn Trãi đề cao 2 nội dung nào? - Theo tư tưởng của Nho giáo. .. chủ động và sáng tạo, chủ động khi phát biểu trước tập thể B CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1 Giáo viên: 1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học: - GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi 1.2 Phương tiện: Sgk Giáo án, đọc tài liệu tham khảo 2 Học sinh: Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước... BỊ BÀI HỌC Đọc sáng tạo- phân tích- thảo luận 1 Giáo viên 1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi 1.2 Phương tiện: Sgk Giáo án, đọc tài liệu tham khảo 2 Học sinh: Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo. .. kế bài dạy Ngữ văn 10( 2 010 – 2011) 18 Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Huệ 2 Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng bài “BNĐC” của NT? - Phân tích luận đề chính nghĩa của NT? 3 Giới thiệu bài mới: Để thuyết minh về một đối tượng nào đó chúng ta phải biết lựa chọn hình thức kết cấu như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng đó Tuy nhiên, chú ý về hình thức kết cấu thôi chưa đủ mà chúng ta cần chú ý đến. .. to phần ghi nhớ sgk/ 23 - HS làm theo yêu cầu 4.Củng cố: “BNĐC” là áng thiên cổ hùng văn có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và văn chương 5 Dặn dò: - Học thuộc lòng bài cáo + phân tích - Soạn bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10( 2 010 – 2011) 17 Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Huệ Tiết 56 - Làm văn TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH... đối với Nguyễn Trãi vào Lam Sơn theo Lê Lợi và đã có đóng Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10( 2 010 – 2011) 11 Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Huệ cuộc đời Nguyễn Trãi Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Thao tác 1: - HS đọc mục II.1 sgk /10 - NT chủ yếu sáng tác ở những loại thể nào? - Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu bằng chữ Hán và chữ Nôm của ông? → HS trả lời, GV chốt ý - GV nhấn mạnh: dù... CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1 Giáo viên: 1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: + Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản + Hướng dẫn HS đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm và đặt câu hỏi + Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích 1.2 Phương tiện dạy học: + SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10 Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10( 2 010 – 2011) 13 Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Huệ + Sách tham khảo 2 Học sinh:... viên ở tiết trước C HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1 Ổn định lớp: 2 kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng phần phiên âm của bài: Phú sông Bạch Đằng? Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Khách trong văn bản? 3 Giới thiệu bài mới: Đầu TK XV trên bầu trời Đại Việt toả sáng, rạng ngời một ngôi sao sáng, anh hùng dân tộc, danh nhân vă hoá thế giới, một con người đẹp nhất và oan khuất nhất: Ức Trai Nguyễn Trãi Tiết học... cho HS học sgk - Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, đặc biệt là tài liệu của các chuyên gia, các cơ quan có thẫm quyền - Chú ý đến thời điểm xuất bản, tính cập nhật kịp thời của tài liệu - Tránh sử dụng hư cấu, phóng đại Tiết 62 -Đọc văn: Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10( 2 010 – 2011) 20 Tổ Ngữ văn - Trường THPT Nguyễn Huệ TỰA “ TRÍCH DIỄM THI TẬP” - Hoàng Đức Lương A MỤC TIÊU: Giúp HS 1 Kiến thức: Hiểu . và viết bài thuyết minh về bài thơ “ tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. - Chuẩn bị bài “ Lập dàn ý bài văn thuyết minh”. Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10 ( 2 010 – 2011). hưởng của bài phú. 5. Dặn dò: - Học thuộc bài phú + vở ghi. - Chuẩn bị bài “ Tác giả Nguyễn Trãi”. Thiết kế bài dạy Ngữ văn 10 ( 2 010 – 2011) 10 Tổ Ngữ