Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
28,68 KB
Nội dung
CƠ SỞLÝLUẬN THÁI ĐỘ I. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ: Trong tâm lý học cũng như một số ngành khoa học có liên quan, thuật ngữ Tháiđộ được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, thông thường người ta sử dụng thuật ngữ này gần với nghĩa của khái niệm “mối quan hệ”.(1.T317). Thực chất ý nghĩa khoa học của thuật ngữ phức tạp hơn rất nhiều và đã có rất nhiều trường phái nghiên cứu tháiđộ khác nhau nhưng vẫn chưa tìm được sự thống nhất hoàn toàn. Ngay từ năm 1935,trong “sổ tay TLH xã hội” G.W.Allport đã cho rằng khái niệm tháiđộ “có lẽ là khái niệm phân biệt nhất trong TLH xã hội hiện đại Mỹ”. William Mcguire cũng tổng kết: Tháiđộ và sự thay đổi tháiđộ vẫn là một trong những đề tài được nghiên cứu nhiều nhất trong TLH xã hội. Sự cố gắng của các nhà TLH trong các nghiên cứu về tháiđộ nhằm hiểu rõ, dự đoán, kiểm soát và thay đổi hành vi con người đã mang lại rất nhiều kết quả, tuy nhiên phải thừa nhận đây là một khái niệm tâm lý học khó xác định một cách chính xác. Chính vì vậy, lịch sử nghiên cứu vấn đề này cho đến nay vấn còn nhiều tranh cãi. 1.1. Nghiên cứu tháiđộ TLH phương tây. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, từ Darwin và Spencer, ý nghĩa quan trọng của tháiđộ đã được xem xét trong mối quan hệ với sự định hướng. Còn Shikhireb khi phân tích lịch sử nghiên cứu tháiđộ ở phương Tây đã chia nó làm ba thời kỳ: + Thời kỳ đầu tiên (từ 1918 đến chiến tranh thế giới thứ 2). Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của việc nghiên cứu Thái độ, những người đầu tiên sử dụng khái niệm tháiđộ như một đặc tính quan trọng của các vấn đề xã hội là Thomas và Znaniecki. Trong các nghiên cứu của mình về người nông dân Ba Lan, hai ông rất chú ý tới sự thích ứng của họ với môi trường xã hội thay đổi ở Mỹ, tới sự thay đổi các giá trị cũ bằng các giá trị mới mà đặc điểm chủ yếu của nó là vấn đề thái độ. Hai ông rút ra rằng: “Thái độ là trạng thái tinh thần “State of mind” của mình của cá nhân đối với một giá trị” (1.T318). Từ sự phát hiện trên bắt đầu bùng nổ các cuộc nghiên cứu khác nhau về thái độ, mà tập trung chủ yếu vào định nghĩa, cấu trúc, chức năng, mối quan hệ giữa tháiđộ và hành vi. Đặc biệt trong giai đoạn này La. Piere đã làm một thí nghiệm gây kinh ngạc với kết luận chứng minh tháiđộ và hành vi (những gì chúng ta nói và những gì chúng ta làm ) đôi khi rất khác nhau. +Thời kì thứ 2: Từ 1940 đến cuối những năm 1950. Đây là thời kì các nghiên cứu về tháiđộ giảm sút về số lượng và chất lượng vì những khó khăn và bế tắc, đặc biệt là do sự quan tâm giảm sút của các nhà TLH đối với các vấn đề xã hội sau kết luận của La Piere. Nét đặc trưng của nghiên cứu tháiđộ thời kì này chính là sự hoài nghi về vai trò của tháiđộ trong việc chi phối hành vi con người. +Thời kì thứ 3: Từ cuối những năm 1950 đến nay Thời kì này việc nghiên cứu tháiđộ tái phát triển trở lại, xuất hiện nhiều ý tưởng, quan điiểm mới nhưng cũng kèm theo tình trạng khủng hoảng.(1.T318) Trong TLH xã hội, vấn đề tháiđộ đã có một chỗ đứng xứng đáng. Nhiều nhà khoa học đã đưa ra nhiều lý thuyết lý giải mối quan hệ giữa tháiđộ và hành vi, như thuyết “Bất đồng nhận thức” của Leon Festinger(1957), thuyết “tự nhận thức” của Daryl Bem(1967) _ Theo Leon Festinger, “Bất đồng nhận thức” thường diễn ra khi hành vi mâu thuẫn với thái độ. Và sự căng thẳng giữa các hành vi và tháiđộ quan trọng thường được chúng ta làm giảm đi bằng cách bào chữa cho suy nghĩ chứ không phải hành động của mình (1.T332) _ Còn Daryl Bem lại nhấn mạnh một điều là khi tháiđộ của chúng ta không rõ ràng hoặc cường độ của nó quá lớn thì chúng ta dựa vào các tình huống mà nó diễn ra rồi suy luận về tháiđộ của mình. _ Trong lúc đó, năm 1969 nhà TLH Allan Wicher lại tổng kết một loạt các nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra một kết luận kinh ngạc: Tháiđộ của con người hầu như chẳng dự báo gì về hành vi của họ (1.T1327) Bên cạnh đó các tác giả cũng đưa ra nhiều thang đotháiđộ như phương pháp “Đường ống giả vờ” của Edward Jones và Harold Sigall (1971) hay kỹ thuật “Lấn từng bước một” của Jonathan Freedman và Scott Fraser (1966). Theo Shikhirep, đặc điểm của tình trạng nghiên cứu tháiđộ ngày nay ở phương Tây là có nhiều công trình và phương pháp cụ thể nghiên cứu tháiđộ nhưng trong việc lí giải các số liệu thực nghiệm lại lâm vào cảnh bế tắc về phương pháp luận. 1.2. Nghiên cứu tháiđộ trong TLH Liên Xô cũ Có thể nói các công trình nghiên cứu tháiđộ của các nhà TLH Liên Xô có đóng góp rất lớn vào hệ thống lí luận của vấn đề này. Hầu hết các nghiên cứu tháiđộ trong TLH Liên Xô chịu sự chi phối từ nền tảng TLH hoạt động A.N. Leonchier, trong đó nổi lên thành công của thuyết tâm thế xã hội(Uznatze và các đồng sự) và thuyết định vị(Iadop) là những học thuyết có ảnh hưởng tới TLH Xô viết hơn cả. Theo Uzatze, tháiđộ hay “tâm thế” được hiểu là “sự biến dạng hoàn chỉnh của chủ thể” là trạng thái sẵn sàng hướng tới một hoạt động nhất định, là cơsở của tính tích cực có sự lựa chọn của chủ thể, xuất hiện khi có sự hội ngộ của hai yếu tố nhu cầu và hoàn cảnh thoả mãn nhu cầu. Tuy nhiên, hạn chế của Ông là chỉ sử dụng các vô thức để lí giải hành vi con người. Iadob khi nghiên cứu về vai trò của tâm thế trong những hành vi xã hội của nhân cách thì cho rằng con người có một hệ thống các tổ chức định vị khác nhau phức tạp điều khiển hành vi. Các định vị này được tổ chức 4 bậc với các mức độ khác nhau, hình thành trên cơ sở: Các nhu cầu và tình huống đơn giản nhất (bậc 1)_ các tình huống giao tiếp trong nhóm nhỏ (bậc 2)_ các lĩnh vực hoạt động xã hội cụ thể (bậc 3) và bậc 4 là sự hình thành nên hệ thống định hướng giá trị của nhân cách, điều chỉnh hành vi và hoạt động của nhân cách trong những tình huống mà tính tích cực xã hội có giá trị nhất đối với nhân cách. Còn V.N.Miasixer, tác giả thuyết “thái độ nhân cách” thì lại coi nhân cách như một hệ thống tháiđộ và thường sử dụng các thuật ngữ “thái độ cá nhân”, “thái độ tâm lý” … để phân tích các dạng, các hình thức của chúng. Ông cho rằng: “Thái độ là khía cạnh chủ quan bên trong, là hệ thống toàn vẹn của mối liên hệ cá nhân_ có chọn lọc, có ý thức_ của nhân cách với các khía cạnh khác nhau của hiện thực khách quan.” Ông cũng khẳng định cơsở sinh lí học của tháiđộcó ý thức của con người là các phản xạ có điều kiện “… tháiđộ là điều kiện khái quát bên trong của hệ thống các hành động của con người”. Có nghiên cứu vấn đề thái độ, Miasixer đã nhìn nhận nó với con mắt xã hội_ lịch sử, chú ý đến tháiđộ trong mối quan hệ với hành vi và cho rằng: nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, tình cảm….cũng là thái độ. Tuy nhiên, việc coi hàng loạt các thuộc tính tâm lí nhân cách, các quá trình tâm lý là tháiđộ thì chưa cócơsở khoa học. Như vậy, với cách tiếp cận hoat động_ nhân cách, gắn tháiđộ với nhu cầu và điều kiện hoạt động, coi tháiđộ là hệ thống có thứ bậc, TLH Liên Xô đã đưa ra cách giải thích hợp lí về sự hình thành thái độ, vị trí của tháiđộ trong cấu trúc nhân cách, chức năng của tháiđộ trong điều chỉnh hành vi xã hội và hoạt động của cá nhân. 1.3. Nghiên cứu tháiđộ ở Cộng hoà dân chủ Đức Những công trình nghiên cứu tháiđộ tiêu biểu của các nhà tâm lý xã hội M.Phovec, V.Mayzo… Ngoài việc đề cập đến các vấn dề truyền thống như khái niệm, chức năng …của tháiđộ còn đi sâu vào tìm hiểu về các kiểu tháiđộ và cơ chế hình thành tháiđộ (bắt chước, đồng nhất hoá, giảng dạy, chỉ dẫn) và đạt được kết quả khả quan. 1.4. Nghiên cứu tháiđộ ở Việt Nam Những nghiên cứu tháiđộ ở Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều của hệ thống TLH Liên Xô. Nghiên cứu lýluận về vấn đề này chưa nhiều, chủ yếu là các quan điểm của một số nhà nghiên cứu tâm lý đầu ngành như Nguyễn Khắc Viện, Phạm Minh Hạc .(2) Khi bàn về thái độ, Nguyễn Khắc Viện cho rằng:” trước một đối tượng nhất định nhiều người thường có những phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chống đối như đã có sẵn những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó. Từ những tháiđộ sẵn có tri giác về đối tượng cũng như tri thức bị chi phối, về vận động thì tháiđộ gắn liền với tư thế” Như thế, quan điểm của Nguyễn Khắc Viện về vấn đề này là tháiđộ đối với một đối tượng nào đó sẽ chi phối hành động của họ đối với đối tượng ấy. Theo tạp chí tâm lý học số 8/2004, tháiđộ được nhìn nhận “là một trạng thái tâm lý chủ quan của cá nhân sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định đối với một đối tượng nào đó, được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi cụ thể”. Cũng đã có rất nhiều bài báo, bài viết nhỏ, các luận án, khoá luận hay các báo cáo đi vào nghiên cứu tháiđộ nhưng là đối với một đối tượng cụ thể, và nghiên cứu về tháiđộ của một bộ phận người dân địa phương đối với vấn đề bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm thì có lẽ chưa nhiều. II. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ CỦA ĐỀ TÀI: 2.1. Khái niệm “Thái độ” 2.1.1. Khái niệm. - Theo đại từ điển tiếng Việt: + Tháiđộ là mặt biểu hiện bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hay việc gì thông qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động. + Tháiđộ là ý thức, cách nhìn nhận, đánh giá và hành động theo một hướng nào đó trước một sự việc. - Trong Xã hội học có quan điểm cho rằng: “thái độ là nền tảng ứng xử xã hội của cá nhân, là một hoạt động tâm lý của cá nhân bao hàm sự lý giải và biến đổi các khuôn mẫu xã hội thông qua kinh nghiệm của cá nhân”. - Theo phương Tây: + 1918 – 1920 những người đầu tiên sử dụng khái niệm tháiđộ là W.I. Thomas và F. Zaniecki cho rằng “thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị”. + Còn Allport cho rằng “thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đối với phản ứng của cá nhân hướng đến các khách thể và tình huống mà nó quan hệ”. Như vậy, tháiđộ được coi như một trạng thái tâm lý và thần kinh của hoạt động, tuy nhiên ông chưa nói đến vai trò của môi trường xã hội, của nhu cầu trpng quá trình hình thành thái độ. + Newcome cho rằng: “thái độ của cá nhân đối với một đối tượng nào đó là thiên hướng hành động, nhận thức, tư duy, cảm nhận của anh ta với khách thể liên quan”. (1. T319). Theo đó, ông cho rằng tháiđộ nhất định với khách thể sẽ quy định sự sẵn sàng phản ứng của chủ thể. + Phillmore. H định nghĩa: “Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng tích cực hay tiêu cực đối với đối tượng hay các ký hiệu (biểu tượng) trong môi trường….Thái độ là sự định hướng của cá nhân đến các khía cạnh khác nhau của môi trường và là cấu trúc có tính động cơ. + H.C . Triandis đã coi: “thái độ của con người bao gồm những điều người ta suy nghĩ và cảm thấy về đối tượng cũng như sự xử sự của họ đối với nó…” Như vậy, các tác giả TLH phương Tây đều định nghĩa tháiđộ dựa trên một điểm tựa là chức năng của nó. Tháiđộ thực hiện việc định hướng hành vi ứng xử của con người, thúc đẩy và tăng cường tính sẵn sàng của những phản ứng nơi con người hướng tới đối tượng. - Trong TLH Liên Xô: + Theo D.N. Uznatze định nghĩa thì tháiđộ được nhìn nhận như một bộ phận cấu thành có tính toàn vẹn của ý thức cá nhân. Mặt khác , ông cũng thừa nhận tháiđộ mang trong mình tính tự giác, năng động của một hiện tượng tâm lý thuộc cấp độ ý thức - điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người. + Khái niệm tháiđộ của H. Hipror và M. Forvec nhấn mạnh chức năng của tháiđộ đối với hoạt động chung, hoạt động hợp tác của con người trong xã hội: “Thái độ là sự sẵn sàng bị quy định và có tính chất bắt buộc nào đó, nảy sinh trong những nhóm nhất định và trong những tình huống cụ thể”. Sự sẵn sàng này phụ thuộc không những vào chủ thể hữu quan, mà trước hết là một hiện tượng tâm lý xã hội phụ thuộc vào khuynh hướng của cá nhân gắn liền với những chuẩn mực của nhóm. Quan điểm này mở ra một con đường mới trong nghiên cứu tháiđộ là đi sâu vào nghiên cứu hành vi và hoạt động cụ thể. + Nhà TLH Miaxisev . B. H định nghĩa “Thái độ là khía cạnh chủ quan bên trong của các mối liên hệ đa dạng, có chọn lọc của con người với các khía cạnh khác nhau của hiện thực và với toàn bộ hiện thực nói chung… Tháiđộ là điều kiện khái quát bên trong của hệ thống các hành động của con người…”. - Trong TLH xã hội Mỹ: + Guil Ford quan niệm: “Thái độ là những cử chỉ, phong thái, ý nghĩ liên quan đến những hoàn cảnh xã hội” + David . Myers coi: “Thái độ là phản ứng mang tính chất đánh giá có thiện chí hay không có thiện chí về một điều gì đó, hay một người nào đó, được thể hiện trong niềm tin, cảm xúc hay hành vi có chủ định” + Mc . Guiner (1965), Os. Trom (1969), Zanna và Rempell cho rằng: “Thái độ là bất cứ sự thể hiện nào về mặt nhận thức tổng kết sự đánh giá của chúng ta về đối tượng của thái độ: Về bản thân, về những người khác, về đồ vật, hành động, sự kiện hay tư tưởng…” . - Trong TLH Việt Nam + Theo khía cạnh tâm lý, “Thái độ là những phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chống đối như đã có sẵn những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó” . + Còn theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì “Thái độ là cách nhìn nhận, hành động của cá nhân theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý chí, tình cảm của cá nhân đối với con người hay một sự việc nào đó.” Như vậy quan điểm của các nhà TLH Việt Nam về “Thái độ” là tương đối thống nhất với cách nhìn vấn đề này của các nhà TLH trên thế giới. Trên cơsở tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích các tài liệu, các định nghĩa và cách hiểu khác nhau về “tháiđộ” của các nhà tâm lý học, người viết mạnh dạn đưa ra cách hiểu của mình như sau: Tháiđộ là trạng thái tâm lý của chủ thể, thể hiện sự sẵn sàng, tích cực hoạt động của chủ thể với đối tượng thông qua hành vi, cử chỉ, nét mặt và lời nói trong những tình huống cụ thể” 2.1.2. Đặc điểm của thái độ: Năm 1935, G.W. Allport đã đưa ra 5 đặc điểm chung của tháiđộ (1. T322) dựa trên sự tổng kết 17 định nghĩa khác nhau. 1.Thái độ là trạng thái nhất định của tinh thần và hệ thần kinh. 2.Thái độ thể hiện sự sẵn sàng phản ứng. 3.Thái độ là trạng tháicó tổ chức. 4.Thái độ dựa trên kinh nghiệm tiếp thu trước đó. 5.Thái độcó ảnh hưởng, tác động và điều khiển hành vi. Rubinxtein – nhà TLH Liên Xô đưa ra 3 đặc điểm của thái độ. 1.Thái độ là hệ thống các điều kiện bên trong đáp lại những tác động bên ngoài và quy định hành vi cụ thể trong sự tác động qua lại với các điều kiện bên ngoài. 2.Thái độ luôn luôn phát triển trong sự phụ thuộc vào tồn tại xã hội có thực. 3.Thái độ cần được coi như các hệ thống chức năng, xem xét về mặt tâm lý học thần kinh. Khi xem xét đặc đIểm của thái độ, người ta còn chỉ ra một số đặc điểm quan trọng tạo nên sự khác nhau của thái độ: + Chỉ số còn được gọi là tích phân cực: tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối. + Mức độ: nhiều hay ít. + Cường độ: mạnh hay yếu. + Tính ổn định: thời gian tồn tại của thái độ, mỗi liên hệ giữa nhận thức, xúc cảm và hành vi. 2.1.3. Cấu trúc của thái độ. Mặc dù có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về tháiđộ nhưng hầu hết các nhà TLH đều nhất trí với cấu trúc ba thành phần của tháiđộdo M. Smith đưa ra năm 1942 “về cấu trúc, tháiđộ bao hàm cả ba mặt: Nhận thức, xúc cảm – tình cảm, hành vi”. - Nhận thức: “là quá trình phản ánh và tái tạo lại hiện thực trong tư duy con người. Trong quá trình nhận thức, con người thu được các kiến thức về sự vật, hiện tượng thực tế.”(1) Đây là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh ngiệm của xã hội loài người, tuy nhiên nó không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận tri thức mà còn là cả quá trình nhận biết, khám phá bản chất vấn đề. Nhận thức chính là sự hiểu biết của con nguời về đối tượng của thái độ, điều đócó nghĩa là khi một sự vật hiện tượng, một tình huống tác động đến cá nhân, để có một tháiđộ nhất định đối với đối tượng trước hết cá nhân phải hiểu biết về nó. Quá trình nhận thức đối tượng cũng chính là quá trình cá nhân tìm tòi, khám phá đối tượng để từ đócótháiđộ nhất định. Chính vì vậy mà nhận thức là một thành phần không thể thiếu, là cơsở cho việc hình thành thái độ. - Xúc cảm_tình cảm: là các cảm xúc, tình cảm của cá nhân với đối tượng của thái độ, được hình thành trong quá trình tiếp cận với đối tượng dưới ảnh hưởng của môi trường xã hội, và được biểu hiện ở sự rung động, quan tâm, chú ý, hứng thú say mê… Trong cấu trúc thái độ, xúc cảm_ tình cảm là thành phần vô cùng quan trọng, kích thích vào chủ thể hành động và đánh giá hành động của mình. Xúc cảm –tình cảm tích cực có thể hình thành nên tháiđộ tích cực và ngược lại. Nó tạo nên sự thích hay không, quan tâm hay không quan tâm của cá nhân đối với sự vạt hiện tượng. Tình cảm cá nhân và việc nhận thức các tình cảm đó, việc thể hiện chúng là điều kiện quan trọng của việc hình thành tháiđộ và điiều khiển hành vi cá nhân. - Hành vi: là những hành động hay ý dịnh hành động mà chủ thể sẽ ứng xử với đối tượng, là hình thức biểu hiện của thái độ, tuy đôi khi giữa tháiđộ và hành vi cũng có mâu thuẫn.Thái độ và hành vi luôn luôn quy định và ảnh hưởng lẫn nhau. Hành vi là một phần của tháiđộ còn tháiđộ muốn biểu hiện phải thông qua hành vi hay nói cách khác hành vi là tháiđộ bên ngoài. Tháiđộ Nhan thuc Cam xuc hanh vi [...]... Chính vì vậy, 3 thành phần của tháiđộcó mối quan hệ chặt chẽ thống nhất với nhau tạo nên tháiđộ xác định của chủ thể đối với đối tượng 2.1.4.Chức năng của tháiđộSở dĩ con người có khả năng ứng xử linh hoạt, phù hợp với tác động đa dạng của môi trường chính là nhờ khuôn mẫu các tháiđộ mà chúng ta có Tổng kết của các nhà nghiên cứu cho thấy tháiđộcó các chức năng cơ bản sau: - Chức năng thích... vệ: khi mỗi cá nhân có sự xung đột nội tâm (giữa suy nghĩ, niềm tin, giữa tháiđộ và hành vi…)thì cá nhân thường bào chữa, tự lí giải nhằm tạo ra một tháiđộ mới tương ưng, giảm bớt hoặc loại bỏ những bất đồng nội tâm - Chức năng tác động và điều chỉnh hành vi: là chức năng quan trọng biểu hiện sự ảnh hưởng của tháiđộ đối với hành vi cá nhân “Điều quan trọng là tháiđộ đảm bảo sự tham gia của cá nhân... con người tiếp nhận được qua nhận thức là cơsỏ để con người định hướng cho các hành vi của mình Tuy vậy, tỷ lệ các thành phần trong tháiđộcó sự khác nhau tuỳ thuộc theo tình huống cụ thể Tháiđộ được thể hiện dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, ảnh hưởng đến tâm lí con người Việc tỏ tháiđộ với hiện thực ở con người là phản ứng trở lại hiện thực, tác động vào thế giới để cải tạo nó theo mục... đổi tháiđộdo tác động của môi trường - Chức năng tiết kiệm trí lực:nhờ có những khuôn mẫu, hành vi quen thuộc đã hình thành ,à các cá nhân biết cách ứng xử thế nào trong các tình huống khác nhau một cách phù hợp, đơn giản, tiết kiệm sức lực và thời gian - Chức năng thể hiện giá trị: thông qua sự đánh giá 1 cách có chọn klọc về đối tượng, qua biểu lộ cảm xúc, hành động cũng như sự sẵn sàng hành động,... vào cuộc sống xã hội, quy định phương thức hành đông, mối quan hệ cá nhân với người khác và dođó quyết định tính chất và mức độ tham gia của họ vào sự phát triển của xã hội”._Lomov Như vậy, với các chức năng khác nhau, tháiđộcó một vị trí quan trọng trong đời sống tâm lý, hoạt động của con người và nó góp phần biểu hiện nhân cách cá nhân trong xã hôi 2.2 Khái niệm nghề truyền thống 2.2.1 Khái niệm... sống tâm linh của họ, từ lễ hội cho đến ma chay, cúng bái Chính vì vậy mà việc hầu như nhà nào cũng có khung cửu trong nhà là điều tất yếu Điều này đã giúp chúng tôi có cơ sở cần thiết để mạnh dạn triển khai nghiên cứu đề tài: “ Tháiđộ đối với việc bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống” của người dân tại địa bàn này./ ... thu từ xuất khẩu loại mặt hàng này lên tới hàng trăm triệu đô la b) Giá trị văn hoá xã hội: Sản phẩm nghề truyền thống đã thể hiện rõ và bảo tồn được những sắc thái độc đáo của dân tộc Những giá trị văn hoá của dân tộc thể hiện tư duy, triết lý á đông, phong tục tập quán truyền thống, phong cách sống của dân tộc….Tất cả đều được thể hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí và cấu trúc hình khối trên... thổ cẩm truyền thống của người dân tộc Thái ở đây chúng ta phải đặt nó vào trong quan điểm đúng đắn của tác giả Trần Ngọc Thêm và các nhà nghiên cứu khác Tức là bảo tồn nghề luôn hướng tới việc giữ gìn và phát triển nghề, thông qua việc “tiếp biến văn hoá” học hỏi và tiếp thu những nét đặc sắc độc đáo của các dân tộc khác để tạo nên sự biến đổi tích cực trong hoạt động sản xuát dệt thổ cẩm của dân tộc... dân cư trong cộng đồng 2.2.2 Giá trị của nghề truyền thống Sản phẩm của các nghề truyền thống được nhìn nhận từ nhiều góc độ của kinh tế-xã hội với những giá trị hết sức to lớn và độc đáo(8.tr 19) a) Về giá trị kinh tế: Nghề truyền thống đã làm ra các sản phẩm hết sức thiết dụng, độc đáo, từ vật dụng trong gia đình hàng ngày tới các mặt hàng tinh xảo trong lễ hội, đền chùa và cung đình… Nó không chỉ... những nét đặc sắc độc đáo của các dân tộc khác để tạo nên sự biến đổi tích cực trong hoạt động sản xuát dệt thổ cẩm của dân tộc mình Có như vậy, nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Thái ở đây mới tìm được vị trí xứng đáng trong cơ cấu kinh tế và đời sống sinh hoạt văn hoá địa phương, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắcdân tộc của nơi này III VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Nghĩa Lộ là một trong 9 Huyện, . CƠ SỞ LÝ LUẬN THÁI ĐỘ I. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ: Trong tâm lý học cũng như một số ngành khoa học có liên quan, thuật ngữ Thái độ được. giả thuyết thái độ nhân cách” thì lại coi nhân cách như một hệ thống thái độ và thường sử dụng các thuật ngữ thái độ cá nhân”, thái độ tâm lý … để phân