GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSLĐ TẠI XÍ NGHIỆP KHẢO SÁT THIẾT KẾ XÂY DỰNG ĐIỆN I

10 342 0
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSLĐ TẠI XÍ NGHIỆP KHẢO SÁT THIẾT KẾ XÂY DỰNG ĐIỆN I

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSLĐ TẠI NGHIỆP KHẢO SÁT THIẾT KẾ XÂY DỰNG ĐIỆN I. 3.1. Đánh giá tình hình sử dụng Tài sản lưu động tại nghiệp. Như trên đã nhận xét, nghiệp khảo sát thiết kế xây dựng điện I sử dụng tài sản lưu động chưa thực sự hiệu quả - đây là một mặt hạn chế thuần về tài chính của nghiệp, chúng ta cần tìm nguyên nhân để khắc phục. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế là các khoản phải thu của khách hàng và nội bộ cũng như các khoản phải trả cùng với việc chi phí giảm, bên cạnh đó quy mô về vốn, thuế phải nộp ngân sách …tăng lên trong giai đoạn này của nghiệp thì cần ghi nhận những mặt tích cực, những thành tựu đó và phát huy tốt hơn trong thời gian tới. 3.1.1. Những mặt tích cực. Những năm đầu thành lập nghiệp đã trải qua sự chuyển mình đổi mới của Đất nước, đương đầu với những khốc liệt của kinh tế thị trường với bối cảnh cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ngày càng gay gắt. Hơn hai mươi năm hoạt động non trẻ đó của nghiệp cũng đã kịp ghi dấu những thành quả đáng khích lệ. Ngay trong việc sử dụng tài sản lưu động, nghiệp cũng có mặt tích cực: - Tình hình sử dụngsử dụng TSLĐ, quy mô không ngừng tăng. Năm 2003 là 59.626.888.115 đồng, năm 2004 là 62.798.821.459 đồng. nghiệp không có một khoản nợ khó đòi nào, tỷ trọng các khoản phải thu giảm mạnh (từ 45.646.537.911 đồng trong năm 2003 đã giảm nhanh xuống còn 30.620.026.792 đồng trong năm 2004). Đặc biệt là các khoản phải thu nội bộ trong nghiệp đã giảm rất nhanh (19.683.766.450.đồng xuống còn 4.056.162.193 đồng). - Việc đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh cũng được cải thiện. Nguồn tài trợ cho tài sản lưu động và tài sản cố định của nghiệp đều được đảm bảo thường xuyên và liên tục theo đúng nguyên tắc là tài sản cố định và một phần tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, phần tài sản lưu động còn lại được tài trợ bằng các nguồn ngắn hạn. - Lợi nhuận của nghiệp cũng khá cao mặc dù trong năm 2004 lợi nhuận có giảm hơn so với năm 2003. - Tỷ trọng vốn lưu động lớn hơn vốn cố định trong tổng vốn sản xuất là hợp lý và được duy trì tốt qua các năm. 3.1.2. Những hạn chế. Thực tế, có khá nhiều hạn chế trong việc sử dụng tài sản lưu động của nghiệp khảo sát thiết kế xây dựng điện. Đó là: Trước hết, nghiệp không thực hiện việc xác định nhu cầu vốn lưu động trong mỗi kỳ kế toán của mình cũng như không làm báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là chủ trương của nghiệp trong việc quản lý vốn lưu động. Và chủ trương này là không đúng đắn, nhất là trong tình trạng sử dụng vốn lưu động không hiệu quả như hiện nay ở nghiệp. Thứ hai, cơ cấu vốn lưu động của nghiệp là chưa hợp lý. Lượng tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng của nghiệpquá ít, không đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh, mở rộng sản xuất và nắm bắt thời cơ thuận lợi trong kinh doanh. Lượng tiền ít cũng làm khả năng thanh toán tức thời các chi phí phát sinh hàng ngày và các khoản nợ đến hạn của nghiệp bị yếu. Tình trạng này nghiệp phải vay ngắn hạn với lãi suất cao, tạo ra cái vòng luẩn quẩn tiền mặt ít - không đủ thanh toán nợ ngắn hạn - đi vay nợ ngắn hạn để trả nợ ngắn hạn mà nếu khong bổ sung thêm ngay tiền mặt thì nghiệp không thể thoát khỏi. Thứ ba, công tác thu hồi vốn các khoản phải trả thu được đánh giá là tốt, doanh nghiệp sẽ có vốn để tập trung vào việc trang trải các khoản nợ phải trả và mặt khác sẽ đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khoản nợ phải trả người bán hơi cao, nghiệp chiếm dụng vốn của khách hàng hơi cao, có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ với khách hàng, nghiệp cần lưu ý hơn. 3.2. Nguyên nhân 3.2.1. Nguyên nhân khách quan - Cạnh tranh trên thị trường xây dựng cơ bản ngày càng khốc liệt, giá nguyên vật liệu đầu vào thường xuyên biến động. - Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành về sản phẩm tồn kho, chi phí sản xuất dở dang… ảnh hưởng nhiều đến việc quản lý các TSLĐ. - Các dự án của Nhà nước giao xuống ít hơn do nhu cầu giảm dần và cũng do sự phân bổ tới các nghiệp Công ty khác. 3.2.2. Nguyên nhân chủ quan. Tuy thời gian thực tập ở nghiệp không nhiều, kinh nghiệm thực tế về việc quản lý, hoạt động, làm việc không mấy đáng kể nhưng sau khi quan sát và phân tích cặn kẽ, xin được mạnh dạn nêu ra một số nguyên nhân mà theo tôi đó là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hai năm gần đây, từ chính thực tế hoạt động của nghiệp. Nguyên nhân đầu tiên là do kết quả hoạt động của nghiệp không ổn định, năm 2003 doanh thu cao hơn năm 2004. Gây ra tình trạng này bên cạnh những khó khăn do thị trường mang lại (đã phân tích ở trên) thì còn nguyên nhân về sự quản lý sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả của nghiệp: - Công ty tuy chủ động nhiều trong việc tìm kiếm các công trình cho minh, thường đứng ra tự tìm dự án rồi xin ý kiến của Tổng Công ty nhưng việc tìm dự án chủ yếu là dựa vào các mối quan hệ quen biết từ trước. Đội trưởng các đội sản xuất hoặc Giám đốc đứng ra dự thầu. Làm như vậy có lợi thế là xác xuất thắng thầu cao hơn do tận dụng được mối quan hệ hiểu biết đối tác từ trước. Tuy nhiên, nghiệp sẽ không mở rộng hơn được lượng khách hàng của mình, dần dần thị trường sẽ bị thu hẹp. - Công tác phân tích tài chính chưa được quan tâm đúng mức: phân tích tài chính với trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua hệ thống các phương pháp, công cụ phân tích, là một khâu rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Nó giúp nhà quản trị đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Ban Giám Đốc, và đưa ra các dự báo tài chính. 3.3. Định hướng phát triển của nghiệp. Năm 2003 là năm một số dự án trọng điểm của Nhà nước như Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Tuyên Quang, dự án điện nông thôn….được Nhà nước đầu tư nên khối lượng công việc nhiều nên một số chỉ tiêu kinh tế tài chính đơn vị thực hiện cao. Năm 2004, một số công việc thuộc các dự án trên giảm nên nghiệp cũng không tránh khỏi những hạn chế trong việc thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế tài chính. Do vậy định hướng của nghiệp trong thời gian tới là: đảm bảo duy trì thu nhập của Cán bộ công nhân viên và thực hiện tốt các dự án thuỷ điện lớn mà Nhà nước giao. Đồng thời đơn vị tập trung vào một số công việc khảo sát thiết kế các công trình thuỷ điện nhỏ, đường dây 35 kv, xây dựng một số công trình thuỷ điện nhỏ (dưới 10MW) theo hình thức BOT (EVN). 3.4. Giải pháp Trong điều kiện doanh thu đang có xu hướng giảm dần, sử dụng vốn chưa hiệu quả và cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, để đạt được những chỉ tiêu đã đặt ra cho năm 2005, nghiệp khảo sát thiết kế xây dựng điện cần phải tiếp tục phát huy tối đa những lợi thế vốn có, đồng thời tìm ra và áp dụng kịp thời những giải pháp khắc phục các mặt chưa mạnh trong quản lý tài chính - nhân sự, cũng như trong tổ chức sản xuất kinh doanh. Một trong những mặt chưa mạnh của nghiệp là hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động thấp. Xin được kiến nghị một số giải pháp : 3.4.1 Các giải pháp nhằm tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Tốc độ luân chuyển là một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn tăng tốc độ luân chuyển của VLĐ doanh nghiệp cần phải cố gắng sử dụng hợp lý và tiết kiệm ở trong khâu dự trữ sản xuất và lưu động. * Khâu dự trữ: Muốn đẩy nhanh ở khâu này thì doanh nghiệp cần nhanh ổn định thị trường mua nguyên vật liệu mọi việc mua bán phải thực hiện qua hợp đồng có vậy mới đảm bảo nguyên vật liệu kịp thời giúp sản xuất tiến hành liên tục góp phần thúc đẩy tăng nhanh vòng quay của vốn. * Khâu sản xuất và rút ngắn chu kỳ sản xuất: Chu kỳ sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc tình hình kỹ thuật loại sản phẩm công nghệ sản xuất tổ chức tay nghề của công nhân… Chính vậy cần có mặt bằng sản xuất hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu giảm phế liệu… nhằm đảm bảo sản xuất đồng bộ, nhịp nhàng, liên tục. * Khâu tiêu thụ Thời gian ở khâu này phụ thuộc vào việc tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ và các hoạt động hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường công tác thông tin quảng cáo, cải tiến bao bì mẫu mã… sẽ giúp việc tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi làm vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn. Áp dụng hình thức thanh toán hợp lý tăng cường quan hệ giữa bên bán và bên mua, thường xuyên kiểm tra việc tiêu thụ sản phẩm, có ảnh hưởng lớn đến tốc độ luân chuyển VLĐ. 3.4.2 Các giải pháp cần thiết trong công tác quản trị tài chính 3.4.2.1. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. * Xây dựng kế hoạch huy động vốn Để tránh tình trạng bị động vì thiếu vốn nghiệp nên chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn và tập trung vào nhưng vấn đề sau: Thứ nhất: Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ kế hoạch. Thứ hai: Trên cơ sở tính toán ở trên, nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn bằng cách xin bổ sung thêm vốn ngân sách cấp, bổ sung từ các quỹ của nghiệp. Nếu nghiệp thấy cần thiết phải vay vốn ngân hàng thì nên tính toán lại các chính sách tín dụng sao cho phù hợp để đảm bảo có khả năng trả nợ mà doanh nghiệp vẫn thu được lợi nhuận. * Tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh Nguồn vốn có được chỉ là tiền đề phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn hoạt động này được trôi chảy đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp nói chung và các nhà quản trị tài chính nói riêng phải có cách thức tổ chức sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Mặt khác, sau khi xem xét đánh giá tình hình tài chính tại nghiệp ta thấy nghiệp nên tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh với phương thức chung là: căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn đã lập làm cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. 3.4.2.2. Các biện pháp đẩy nhanh việc thu hồi và thanh toán các khoản nợ. Công tác thanh toán diễn ra thường xuyên trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp và tình hình thanh toán của đơn vị nào thì biểu hiện qua bảng cân đối kế toán của đơn vị đó. Trong năm 2004, tình hình thanh toán của nghiệp không khả quan hơn năm 2003. Do vậy, nghiệp cần chú trọng vào công nợ nhiều hơn. Nói chung về việc thu hồi nợ, nghiệp nên xem xét và đưa ra những giải pháp tối ưu không quá “chặt chẽ” song cũng không quá “lỏng lẻo” để kết chặt hơn nữa mối quan hệ bạn hàng. Xét về các khoản phải trả: Do lượng sản phẩm còn tồn đọng với tỷ lệ cao nên việc thanh toán các khoản nợ với khách hàng còn chậm. Vì vậy nghiệp cần tìm kiếm và cân đối các nguồn tài trợ cho các khoản nợ đó nhưng nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc bất di bất dịch là: không dùng các khoản nợ dài hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bởi vì như thế không có nghĩa là nghiệp giảm bớt được các khoản nợ mà chỉ là giảm bớt được đối tượng cần phải thanh toán. 3.4.2.3. Nâng cao khả năng sinh lời của nghiệp. Nói đến khả năng sinh lời là nói đến mức lợi nhuận ròng đạt được cuả mỗi doanh nghiệp trên doanh thu tiêu thụ, tổng số vốn sản xuất kinh doanh, và vốn chủ sở hữu. Để nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt sử dụng 2 biện pháp sau: Thứ nhất: Chủ động và tích cực tìm kiếm thị trường để mở rộng hơn nữa quy mô kinh doanh. Thứ hai: Phấn đấu hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm thi công. Đây là hai biện pháp chủ chốt để nâng cao lợi nhuận của nghiệp, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn. Hiện nay, thị trường chủ yếu mà nghiệp khảo sát thiết kế xây dưng điện I khai thác là Miền Bắc mà lãng quên hai thị trường tiềm năng lớn là Miền Trung và Miền Nam. Thiết nghĩ, nghiệp nên vươn cánh tay ra xa hơn để có cơ hội nhiều hơn trong kinh doanh. Muốn vậy, nghiệp cần đảm bảo vững chắc về mặt tài chính để có thể cạnh tranh trong đấu thầu đem lại công trình lớn nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó trong quá trình thi công, nghiệp cần hạ thấp chi phí bao gồm: chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý. Kết hợp với việc quản lý, giám sát, nghiệm thu, kiểm tra chất lượng sản phẩm… ràng buộc trách nhiệm cho các tổ, đội và từng cán bộ công nhân viên trong tưng công đoạn. KẾT LUẬN Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Vốn lưu động có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vây, việc sử dụng nó có hiệu quả là yêu cầu hàng đầu, nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Để đánh giá tình hình sử dụng TSLĐ, người ta xây dựng ba nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lãi và tốc luân chuyển. Thông qua các chỉ tiêu này người ta có thể xác định TSLĐ có được sử dụng hiệu quả hay không. nghiệp khảo sát thiết kế xây dựng điện I là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. TSLĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn và tài sản hoạt động của nghiệp. Vì vậy việc sử dụng TSLĐhiệu quả sẽ đảm bảo khả năng linh hoạt về vốn, giảm rủi ro kinh doanh, tăng cường uy tín của nghiệp trên thị trường. Ngoài ra, nghiệp sẽ nâng cao mức doanh thu, mức lợi nhuận đạt được trên tổng TSLĐ và đẩy mạnh được tốc độ chu chuyển VLĐ, đảm bảo cho sự bảo toàn và phát triển vốn. Đồng thời, sử dụng TSLĐ là cơ sở nâng cao mức sống cho CBCNV, tạo điều kiện thúc đẩy sự nỗ lực, cố gắng và trách nhiệm trong công việc. Trong thời gian thực tập tại nghiệp khảo sát thiết kế xây dựng điện I với những kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường cùng với sự quan tâm giúp đỡ của thày cô giáo hướng dẫn và các cô chú trong phòng tài chính kế toán của nghiệp. Em xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn thày cô giáo và cô chú phòng tài chính kế toán của nghiệp khảo sát thiết kế xây dựng điện I đã giúp em hoàn thành đề tài này. . GI I PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSLĐ T I XÍ NGHIỆP KHẢO SÁT THIẾT KẾ XÂY DỰNG I N I. 3.1. Đánh giá tình hình sử dụng T i sản lưu động t i Xí nghiệp. . định TSLĐ có được sử dụng hiệu quả hay không. Xí nghiệp khảo sát thiết kế xây dựng i n I là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. TSLĐ

Ngày đăng: 30/10/2013, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan