Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
24,96 KB
Nội dung
MỘTSỐGIẢIPHÁPĐỀXUẤTNHẰM HOÀN THIỆNCÔNGTÁCQUẢNLÝDỰÁN CPCU GIAIĐOẠN2010–2012. 3.1. Định hướng giaiđoạn2010–2012. 3.1.1. Định hướng hoạt động và phát triển của DựánCPCUgiaiđoạn2010–2012. Mục tiêu của Dựán THCS 2: "Hỗ trợ nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục THCS; hoàn thiện, củng cố những kết quả đã đạt được ở Dựán phát triển giáo dục THCS; hỗ trợ phát triển giáo dục THCS ở các địa bàn khó khăn, vùng dân tộc; góp phần đạt và củng cố mục tiêu phổ cập THCS có chất lượng trong cả nước vào năm 2010". Giaiđoạn2010–2012 là giaiđoạn hậu kỳ của dự án. Mọi vấn đề về tài chính, về nhân sự, về chất lượng các hạng mục nội dung sẽ được tổng kết, báo cáo và rút kinh nghiệm trong giaiđoạn này. Đồng thời, giaiđoạn này cũng là giaiđoạn xác định tính tiếp tục hoặc chuyển hướng của dự án. Với ý nghĩa đó, định hướng hoạt động và phát triển của dựán cũng không nằm ngoài mục tiêu cơ bản nói trên: tất cả vì cải thiện chất lượng giáo dục bậc THCS ở Việt Nam. 3.1.2. Những thuận lợi và thách thức đối với DựánCPCU trong giaiđoạn2010–2012. Thuận lợi trước mắt của dựánCPCU là những cải thiện trong cơ chế quảnlý hành chính. Chính sách một cửa tạo điều kiện cho các đơn vị triển khai thủ tục hành chính. Cơ chế quảnlý trong lĩnh vực tài chính có cải thiện cũng khiến cho côngtácgiải ngân tích cực hơn. Việt Nam đang trong giaiđoạn phát triển, năm 2010 được đánh giá là năm bản lề, vượt qua giaiđoạn khủng hoảng kinh tế theo xu thế chung của khu vực và trên thế giới. Chính vì thế, hoạt động đầu tư, tài trợ vào Việt Nam sẽ được đẩy mạnh. Việt Nam sẽ là nơi thu hút nhiều nhà đầu tư và nhiều nguồn viện trợ từ các nước phát triển. Bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư nước ngoài đã có sự thay đổi tích cực, tỉ trọng đầu tư cho lĩnh vực giáo dục ngày càng tăng. Vì thế, triển vọng kéo dài và mở rộng dựánCPCU là điều hoàn toàn khả thi. Cơ cấu vốn chi ngân sách và phân bổ nguồn vốn đầu tư của nhà nước ta cho hoạt động giáo dục cũng ngày càng được cải thiện. Bảng 3.1. Chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục đào tạo qua các năm. Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 % Chi ngân sách 11,63 11,89 12,04 12,63 11,83 10,89 12,12 13,46 Tuy nhiên, thuận lợi cũng song hành với thách thức. Khi luồng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng lên và có tính trọng điểm hơn, thì việc đánh giá và giám sát quá trình thực hiện dựán cũng chặt chẽ hơn. Ngân hàng ADB là đơn vị tài trợ cấp vốn ODA cho nhiều dựán và công trình ở nước ta. Các quy định, điều luật của ADB khá rõ ràng và chi tiết. Tuy vậy, cũng không loại trừ những yêu cầu nghiêm khắc của các nhà đầu tư khác. Điều đó đòi hỏi các dựán ở Việt Nam cần được xây dựng một cách cụ thể hơn, ban quảnlý các dựán cần phải làm việc tích cực hơn cũng như là nhân lực cho dựán cần phải có trình độ chuyên môn vững chắc ở cấp cao hơn. Việc phát triển mộtdựán giáo dục sẽ mang lại những ảnh hưởng về văn hóa và xã hội theo cả hai hướng: tích cực và tiêu cực. Tác dụng tích cực của dựán đã được thể hiện ngay trong mục tiêu ma dựán hướng tới. Tuy nhiên những ảnh hưởng tiêu cực như: tính cục bộ của các trường trọng điểm, sự căng thẳng và mất cân đối của việc học tủ, thi chọn, bệnh thành tích, cố gắng đạt chuẩn trọng điểm bằng nhiều cách… không phải là không thể xảy ra. Có thể nỏi rằng, đó sẽ là sự thách thức lớn nhất đối với các dựán về giáo dục ở nước ta nói chung, và dựánCPCU trong giaiđoạn hậu kỳ 2010–2012 nói riêng. 3.2. Phân tích SWOT của Dự án. Từ những đánh giá về thành tích và các điểm còn hạn chế của dựán CPCU, cũng như những nhận xét, phân tích về điều kiện thuận lợi và các nguy cơ thách thức có thể tác động tới dự án, em xin đưa ra bảng phân tích SWOT dưới đây. Bảng 3.2. Phân tích SWOT của Dự án. Điểm mạnh 1, Tổ chức quảnlýdựán phù hợp với yêu cầu, tính chất của dự án. 2, Quy trình quảnlýdựán được áp dụng tương đối khoa học, tuân thủ chặt chẽ những quy định của Chính phủ Việt Nam, Bộ GD&ĐT và cơ quan tài trợ là Ngân hàng ADB. 3, Nội dung quảnlý đã bao trùm được mọi vấn đề về phạm vi, chất lượng, tiến độ thời gian cũng như chi phí của dự án. Hoạt động quảnlý được thực hiện xuyên suốt quá trình thực hiện dự án. 4, Việc sử dụng vốn vay ODA tuân thủ nghiêm ngặt theo lịch trình chi tiết đã dự trù, đảm bảo sự công khai, minh bạch. Điểm yếu 1, Thứ nhất, côngtácquản lý, chỉ đạo đối với hoạt động của các nhà thầu chưa được thực hiện sát sao. 2, Phương phápquảnlý được áp dụng chưa ứng dụng nhiều thành tựu khoa học hiện đại. 3, Đội ngũ cán bộ quảnlý cấp địa phương có trình độ hạn chế, chưa thật sự đảm bảo về các kỹ năng của một cán bộ quản lý: kỹ năng điều hành, chỉ đạo, hướng dẫn, kỹ năng giao tiếp và thông tin … 4, Hạn chế lớn nhất ở dựán này, cũng giống như ở hầu hết các dựán ODA tại Việt Nam là vấn đềgiải ngân. Các thủ tục giải ngân còn phức tạp, gây chậm trễ cho cả nhà tài trợ và đơn vị triển khai dựán Cơ hội 1, Những cải thiện trong cơ chế quảnlý hành chính tạo điều kiện cho các đơn vị triển khai thủ tục hành chính. 2, Cơ chế quảnlý trong lĩnh vực tài chính có cải thiện cũng khiến cho côngtácgiải ngân tích cực hơn. 3, Xu thế đầu tư, tài trợ vào Việt Nam sẽ được đẩy mạnh. Việt Nam sẽ là nơi thu hút nhiều nhà đầu tư và nhiều nguồn viện Thách thức 1, Khi luồng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng lên và có tính trọng điểm hơn, thì việc đánh giá và giám sát quá trình thực hiện dựán cũng chặt chẽ hơn. 2, Những ảnh hưởng tiêu cực như: tính cục bộ của các trường trọng điểm, sự căng thẳng và mất cân đối của việc học tủ, thi chọn, bệnh thành tích, cố gắng đạt chuẩn trọng điểm bằng nhiều cách… có trợ từ các nước phát triển. 4, Bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư nước ngoài đã có sự thay đổi tích cực, tỉ trọng đầu tư cho lĩnh vực giáo dục ngày càng tăng. 5, Cơ cấu vốn chi ngân sách và phân bổ nguồn vốn đầu tư của nhà nước ta cho hoạt động giáo dục cũng ngày càng được cải thiện thể xảy ra và tiếp tục nếu không có sự quan tâm đúng mức của các cấp quảnlý hữu quan. 3.3. Mộtsốgiảiphápđềxuất trong việc hoàn thiệncôngtácquảnlýdựán tại dựán CPCU. 3.3.1. Hoànthiện cơ chế tổ chức quảnlýdựán ở dựán CPCU. Theo định hướng đã đề ra, dựán tiếp tục duy trì cơ cấu bộ máy quảnlý sao cho gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao. Muốn đạt được điều đó, ban điều hành dựán cần tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự hiện tại. Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân lực quảnlý ở cấp địa phương. Các công việc của Ban điều hành dựán nên được hệ thống hóa lại theo cách khoa học hơn. Thực tế, các công việc sẽ được thực hiện có kết quả cao hơn nếu như chúng được sắp xếp theo một kế hoạch cụ thể, được phân côngmột cách khoa học và đáp ứng yêu cầu của ban điều hành cũng như của các đơn vị tài trợ, giám sát, tham gia triển khai dựán có liên quan. Hiện nay, việc lưu trữ những báo cáo và thông tin số liệu mà dựán đã thu thập được trong suốt quá trình triển khai chưa được lưu ý và quan tâm đúng mức. Vì vậy, Ban điều hành dựán cần sắp xếp lại các hồ sơ cẩn thận và hệ thống hơn. Do những tài liệu này rất cần thiết để có thể đưa vào nghiên cứu, rút ra bài học kinh nghiệm cho các dựán tiếp theo. Tăng cường áp dụng máy móc, trang thiết bị cũng như phương pháp kỹ thuật hiện đại vào quảnlýdự án. Máy móc thiết bị luôn là một trong những yếu tố cần thiết đối với bất kỳ một đơn vị nào. Trong côngtácquảnlýdựán hiện nay, việc sử dụng các phần mềm tin học dường như không còn là điều quá xa lạ. Trong thời gian tới, dựán cần phổ biến mộtsốcông cụ tin học vào việc quảnlýdựán đặc biệt là ở cấp địa phương. Ví dụ, phần mềm phổ biến đểquảnlý hiện nay là Microsoft Office Project. Không phải đơn vị nào cũng áp dụng thành thạo phần mềm này để phục vụ cho côngtácquảnlýdựán của mình. Việc đưa Microsoft Office Project vào thực tiễn là cả một quá trình, không thể vội vàng được. 3.3.2. Giảipháp nâng cao hiệu quả quảnlýdựán theo từng nội dung quản lý: a. Giảipháp cho hoạt động quảnlý thời gian, tiến độ của dự án: Việc lập kế hoạch quảnlý thời gian một cách chi tiết, tỉ mỉ sẽ là công cụ đắc lực giúp cho Ban quảnlýdựán có được cái nhìn sâu sắc, cụ thể về tình hình hoạt động của dự án. Mộtdựán được chia ra thành nhiều hạng mục thành phần nhỏ có thời gian thực hiện và chi phí là khác nhau. Việc quảnlý chi tiết không chỉ giúp cho ban điều hành và nhà tài trợ giám sát được sát sao tình hình thực hiện từng công việc mà còn giúp phát hiện những sai sót kịp thời trong quá trình thi công nó. Nếu như việc quảnlý tiến độ diễn ra sơ sài và thiếu chi tiết thì cán bộ quảnlý khó có thể phát hiện được những phát sinh xảy ra như vậy. Trong quá trình thực hiện công tác, Ban điều hành dựán không nên chỉ lập ra một kế hoạch và cho tiến hành theo kế hoạch đó ngay. Cán bộ quảnlý cần phải cố gắng tìm tòi ra các phương án khác, sắp xếp lại quy trình của các công việc để từ đó lựa chọn ra phương án tối ưu nhất. Phương án được lựa chọn là phương án có thời gian thực hiện tương đối ngắn so với các phương án còn lại mà vẫn đảm bảo chất lượng trong nguồn kinh phí cho phép. Ngoài ra, Ban điều hành dựán cũng nên có nhiệm vụ xem xét lại thời gian thực hiện của tất cả các công việc trong dự án. Từ đó, Ban sẽ tìm xem liệu có thể rút ngắn thời gian của công việc nào mà vẫn đảm bảo được yêu cầu chung của dựán hay không. Những côngđoạn nào không thật sự cần thiết thì có thể bỏ qua hoặc rút ngắn đến mức tối đa thời gian dành cho công việc đó. Để có thể quảnlý cụ thể hơn các công việc thực hiện trong dự án, ban điều hành cần bố trí cho một đội ngũ ghi chép cẩn thận những hạng mục công việc đã triển khai ở từng địa phương đến cấp thôn, bản và tiến độ của từng loại. Biên bản ghi chép này có thể thực hiện theo từng tháng, từng quý, thậm chí có thể là từng tuần, đảm bảo cho các công việc được quảnlý sát sao. Dựán nào cũng bao hàm một chuỗi các công việc được thực hiện liên tiếp. Nhưng không phải tất cả các hạng mục công việc đều do một đơn vị thi công thực hiện. Giữa các côngđoạn của dựán thường tốn một khoảng thời gian để bàn giao. Chính vì vậy đểdựán được hoàn thành đúng tiến độ thì thời gian bàn giao này cần phải được diễn ra nhanh chóng, tránh ì ạch kéo dài làm ảnh hưởng tới các côngđoạn tiếp theo. Mặt khác, Ban điều hành cũng nên xem xét bố trí những côngđoạn có thể tiến hành cùng lúc mà không ảnh hưởng tới chất lượng triển khai công việc. Việc bố trí này không những có thể đảm bảo đúng tiến độ mà thậm chí có thể đẩy nhanh thời gian hoàn thành của dự án. Các nhà thầu đôi khi cũng là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ của dự án. Việc nhà thầu cố tình kéo dài thời gian thực hiện không chỉ làm tăng thêm chi phí mà còn ảnh hưởng tới cả tiến độ chung. Ban điều hành cũng cần phải có biện phápđể phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng này. Cần phải có bộ phận giám sát côngtác thực hiện của các nhà thầu, tránh để mặc cho nhà thầu hoàn toàn tự do hoàn thành công việc theo ý riêng của họ. Ngoài ra, Ban điều hành dựán cũng cần thường xuyên đôn đốc và động viên kịp thời toàn thể đội ngũ nhân lực tham gia dự án, giúp họ nâng cao ý thức tự giác để làm việc có năng suất, đảm bảo cho tiến độ của dựán được hoàn thành theo đúng mục tiêu đã đề ra. b. Giảipháp cho hoạt động quảnlý chất lượng của dự án. Quảnlý chất lượng là một trong ba nội dung chính trong côngtácquảnlýdựán tại dựán CPCU. Quá trình này phải được diễn ra xuyên suốt trong cả ba giaiđoạn của dự án. Chất lượng của sản phẩm dựán luôn là một mục tiêu hàng đầu nếu muốn xác lập uy tín của đơn vị tiếp nhận tài trợ. Đặc biệt đối với sản phẩm dựán là các hạng mục nâng cao chất lượng giáo dục, vấn đề chất lượng càng trở nên cấp thiết vì nó liên quan tới xây dựng cơ sở hạ tầng lâu dài cho sự phát triển của cả quốc gia. Trước hết, ngay ở khâu Lập dự án, ban điều hành dựán cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tổ chức tư vấn để thực hiện tốt chất lượng của các báo cáo đầu tư, hồ sơ đấu thầu, hồ sơ mua sắm trang thiết bị, báo cáo xây dựng trường điểm, bộ quy tắc tiêu chuẩn FSQL… Sau đó, Ban điều hành dựán nên có tổ chức thẩm định lại dựánmột cách khách quan, khoa học và toàn diện. Kết quả thẩm định sẽ có vai trò giúp chủ đầu tư đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Sang đến côngđoạn đấu thầu, chất lượng của các hồ sơdự thầu cũng là một vấn đề cần được dựán chú ý tới. Việc lựa chọn phải những nhà thầu không có năng lực có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thời gian, chi phí và chất lượng của dự án. Vì vậy, Ban điều hành dựán cần chú ý tới việc lựa chọn nhà thầu có thể đáp ứng được những yêu cầu mà kế hoạch đã đặt ra Trong giaiđoạn thực hiện dự án, Ban điều hành cần phải giám sát chặt chẽ, sát sao việc thực hiện của các đơn vị địa phương. Ban điều hành dựán phải phối hợp cùng các đơn vị giám sát kiểm tra thường xuyên việc thực hiện có đúng với dự trù ban đầu của dựán hay không. Đối với mộtsố địa phương có nguồn lực hạn chế như điều kiện địa lý khó khăn, nhân sự không đủ trình độ và năng lực, ban điều hành cần trao đổi với cơ quan hữu quan tìm cách giải quyết. Trong trường hợp cần thiết, cần bổ sung nhân sự từ ban điều hành để hỗ trợ quá trình triển khai dựán tại địa phương đó. Tất cả đều phải đặt mục tiêu chất lượng công việc lên hàng đầu. Sau khi hạng mục công việc ở mỗi địa phương đã được hoàn thành, ban điều hành dựán cần tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình theo đúng thứ tự và quy trình được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành và các hiệp định đã ký kết giữa chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ là ngân hàng ADB. c. Giảipháp cho hoạt động quảnlý chi phí của dự án. Chi phí của dựán phải được tính toán một cách chi tiết, cụ thể cho từng hạng mục công việc. Việc bỏ chi phí được tiến hành xuyên suốt cả dự án, từ khâu chuẩn bị đầu tư tới tận khi nghiệm thu và bàn giao, kết thúc. Trước hết, việc ước tính chi phí tài nguyên phải được thực hiện cẩn thận với những tính toán tương đối chính xác. Muốn như vậy, Ban điều hành cần phải có sự quảnlý chặt chẽ danh mục các tài nguyên, đồng thời cũng nên nắm rõ danh mục các công việc cần thực hiện. Sau đó, Ban điều hành sẽ dự tính tổng chi phí để thực hiện dựán đó. Sau khi biết được tổng chi phí, Ban điều hành sẽ tiến hành việc phân bổ chi phí cho từng giai đoạn, từng hạng mục công việc. Quá trình phân bổ tài nguyên nguồn lực này phải được thực hiện phù hợp với tính chất của từng hạng mục. Những hạng mục công việc nào đòi hỏi nhiều nguồn lực thì cần được ưu tiên cho nguồn kinh phí lớn hơn những hạng mục có tính chất đơn giản. Ban điều hành cũng nên xem xét việc phân bổ chi phí này sao cho khoa học, tránh sự lãng phí không cần thiết. Để thực hiện việc phân bổ được dễ dàng hơn, dựán nên áp dụng các phần mềm tin học hỗ trợ, điển hình là phần mềm Microsoft Office Project. Đây sẽ là công cụ giúp đắc lực cho dựánđể công tácquảnlýdựán được tốt hơn. Trong giaiđoạn thực hiện đầu tư, có nhiều đơn vị thực hiện các hạng mục công việc khác nhau, mỗi hạng mục lại có chi phí riêng. Vì vậy Ban điều hành dựán phải liên kết chặt chẽ với các đơn vị điều hành tại địa phương để nắm bắt được tình hình một cách kịp thời. Thông thường trong giaiđoạn này, chi phí có xu hướng phát sinh lên, nằm ngoài dựđoán của dự án. Vì vậy Ban điều hành cũng nên có biện pháp phòng ngừa và chuẩn bị cho những phát sinh đó, cần tăng cường kiểm tra giám sát trong nội bộ các hạng mục ngân sách đã triển khai. Đối với các khu vực dựán triển khai ở vùng sâu vùng xa cũng cần quy hoạch cụ thể các nội dung chi ngân sách. Cân đối giữa nội dung thực chi và kế hoạch hàng quý, hàng năm để có sự điều chỉnh kịp thời. Nếu như có phát sinh ngoài ý muốn, cán bộ giám sát cần phải thông báo ngay cho Ban điều hành dựán cấp tỉnh và cấp TW để cùng tìm ra phương hướng giải quyết. Một điểm lưu ý nữa mà Ban điều hành dựán cũng cần phải có tinh thần chuẩn bị để đối phó. Đó là nguy cơ liên kết ngầm giữa các nhà thầu để đẩy giá lên cao so với giá trị thực của nó. Vấn đề này cũng đòi hỏi người quảnlý phải có cái nhìn tinh tế và trình độ chuyên môn cao để hiểu biết rõ về các đơn vị dự thầu. Khâu chấm thầu được coi là vô cùng quan trọng để chọn ra nhà thầu thích hợp. Dựán nên tổ chức chấm thầu một cách công khai, minh bạch cũng như phải khách quan trong kết quả đã lựa chọn. Bên cạnh đó, quá trình quảnlý chi phí phải kết hợp chặt chẽ với quảnlý tiến độ và quảnlý chất lượng. Đây là những nội dung không thể tách rời trong công tácquảnlýdự án. Mộtdựán không thể gọi là thành công khi nó có thể hoàn thành đúng chi phí nhưng lại bị kéo dài tiến độ và chất lượng không đảm bảo. Do đó, Ban điều hành dựán cần phải cân đối hợp lý giữa các nội dung trên để đạt được những mục tiêu và yêu cầu đặt ra. Tăng cường quan hệ giữa nhà tài trợ và đơn vị triển khai dựán (ở đây là Bộ Giáo dục và Đào tạo). Bản thân ADB cũng có những báo cáo về tình hình triển khai dựán cũng như tình hình sử dụng vốn nên ban điều hành dựán cần tích cực tiếp thu và phối hợp nhà tài trợ trong các trường hợp cần thiết. Điều này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho côngtácgiải ngân vốn mà đồng thời lại khắc phục được những hạn chế cơ bản trong côngtácquảnlý tài chính ở mộtdựán ODA nói chung: tính minh bạch, hiệu quả báo cáo tài chính, hiệu quả hệ thống tổ chức quyết toán và kiểm toán. d. Giảipháp cho hoạt động quảnlý nhân lực của dự án: Con người là yếu tố trung tâm của dự án, bởi mộtdựán không thể thực hiện được nếu như không có yếu tố con người, cho dù có máy móc thiết bị tiên tiến đến đâu đi chăng nữa. Việc phân bổ tài nguyên cho dựán không đơn thuần chỉ là phân bổ nguyên vật liệu máy móc mà là phân bổ nguồn nhân lực cho từng hạng mục con người. Theo đó, những địa phương nào có tính chất phức tạp thì ban điều hành dựán nên ưu tiên số lượng nhân lực nhiều hơn và với trình độ chuyên môn cao hơn. Ban điều hành dựán nên có kế hoạch cụ thể để bố trí công việc một cách hiệu quả, nhằm tận dụng tối đa trí tuệ và khả năng sáng tạo của nhân sự. Việc bố trí sắp xếp nhân sự không chỉ diễn ra trong giaiđoạn thực hiện dựán mà ngay cả khi dựán kết thúc, ban điều hành dựán cũng cần phải quan tâm tới sự bố trí lại công việc cho những người tham gia trong suốt quá trình triển khai dự án. Sau khi dựán kết thúc và được đưa vào bàn giao, dựán cần có chính sách quan tâm hỗ trợ tới những thành viên trong Bản quảnlýdự án, đảm bảo cho họ được tiếp tục làm việc. Những thành viên này có thể quay trở lại công việc cũ hoặc được bố trí sang một bộ phận khác để làm trong khi chờ dựán tiếp theo. Trình độ chuyên môn nguồn nhân lực cũng là một vấn đềquan trọng mà dựán cần phải chú ý cải thiện. Trong thời buổi khoa học công nghệ phát triển liên tục như hiện nay, nếu những nhân viên quảnlýdựán lại không nắm vững kiến thức kỹ thuật, kiến thức quá yếu kém, thì không chỉ làm ảnh hưởng tới tiến độ, làm mất thời gian thực hiện mà còn có thể giảm chất lượng của công việc. Chính vì vậy, dựán đã, đang và cần nỗ lực hơn nữa trong côngtác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ tham gia. Việc nâng cao chất lượng chuyên môn của các cán bộ côngtác trong Ban điều hành Dựán cũng là mộtgiảipháp rất tích cực và hiệu quả nhằm đảm bảo việc thực hiện công việc thông suốt, hiệu quả tốt. Để nâng cao ý thức cho đội ngũ lao động, dựán cần có một cơ chế thưởng phạt rõ ràng. Dựán cần tăng cường tính kỷ luật trong lao động, đặc biệt là việc chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy của dự án. Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích động viên người lao động, dựán nên phát động những phong trào thi đua giữa các bộ phận, tổ sản xuất. Từ đó, tìm ra những cá nhân, bộ phận xuất sắc nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh chung để khen thưởng kịp thời. Đồng thời, dựán nên đẩy mạnh vai trò hoạt động của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ để động viên người lao động tham gia tích cực vào quá trình quản lý, điều hành cũng như tổ chức sản xuất kinh doanh của dự án. Một yếu tố có tác động rất lớn tới mỗi người lao động là chế độ lương thưởng. Dựán cần xây dựng chính sách lương riêng, chính sách lương hợp lý, công bằng sẽ là yếu tố động viên hiệu quả, kích thích tinh thần làm việc hăng say của những nhân viên tham gia dự án. Mặt khác, dựán có thể bồi dưỡng thêm cho những cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác. Song song với chế độ lương thưởng là các chính sách về mặt xã hội, và để động viên các nhân viên tham gia, dựán cũng cần phải tạo một môi trường làm việc thuận lợi, tạo điều kiện cho tất cả mọi người có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình vào công việc. Một môi trường làm việc khẩn trương với tác phong công nghiệp sẽ là phương pháp tốt để nâng cao hiệu suất công việc, giúp cho dựán được hoàn thành không chỉ đúng tiến độ mà còn đảm bảo chất lượng trong phạm vi ngân sách được duyệt. Giữa các bộ phận thành phần trong dựán cần có một mối liên kết, cũng như sự hỗ trợ lẫn nhau của các nhân viên ở từng địa phương và nhân viên ở ban điều hành địa phương với nhân viên ở ban điều hành TW. Qua đó, hiệu quả làm việc nhóm cũng được tăng lên và công việc cũng sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn với sự góp sức của tất cả mọi người. [...]... LUẬN Dựán Phát triển Giáo dục THCS 2 trên thực tế chỉ kéo dài trong khoảng thời gian từ năm 1998 cho đến năm 2010, với hai giaiđoạn chính: giaiđoạn 1: Từ 27/03/1998 đến 30/6/2006; giaiđoạn 2: Từ 18/03/2005 đến cuối 2010 Cho đến nay, dựán đã đi vào giaiđoạn hậu kỳ Việc triển khai tiếp dựán trong thời gian tới còn dựa trên nhiều yếu tố, nhưng trong phạm vi khuôn khổ chuyên đề này, em chỉ đề cập... cập đến trường hợp dựán kéo dài thêm hai năm nữa, nếu có và cũng là nghiên cứu, phân tích, đánh giá để rút kinh nghiệm và đềxuất biện pháp có thể có ích cho các dựán tương tự sau này Qua ba chương nội dung chính, chuyên đề đã đề cập lần lượt từ cơ sởlý luận, đến phân tích thực tiễn, và cho đến cuối cùng là đềxuấtgiảipháp Do yếu tố thời gian còn hạn hẹp và sự thiếu hụt mộtsố tài liệu và thông... lần lượt từ cơ sởlý luận, đến phân tích thực tiễn, và cho đến cuối cùng là đềxuấtgiảipháp Do yếu tố thời gian còn hạn hẹp và sự thiếu hụt mộtsố tài liệu và thông tin thống kê của Dự án, nên chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Em rất mong sẽ nhận được sự quan tâm và góp ý thêm của các thầy cô, các bạn học và các bạn độc giả! . MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CPCU GIAI ĐOẠN 2010 – 2012. 3.1. Định hướng giai đoạn 2010 – 2012. 3.1.1 thiện công tác quản lý dự án tại dự án CPCU. 3.3.1. Hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý dự án ở dự án CPCU. Theo định hướng đã đề ra, dự án tiếp tục duy