1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

15 65 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 30,24 KB

Nội dung

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN. I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN. 1 Những ưu điểm về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nói chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty May Việt Tiến em nhận thấy: Trải qua hơn năm mươi năm xây dựng và phát triển, Công ty May Việt Tiến đã dần khẳng định vai trò và vị thế của mình trong ngành may mặc nói riêng và trong ngành công nghiệp nhẹ nói chung. Đạt tới quy mô sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý như hiện nay là cả một quá trình phấn đấu liên tục của toàn thể cán bộ, công nhân viên và ban giám đốc Công ty. Công ty đã cố gắng thực hiện các biện pháp nhằm hoà nhập bước đi của mình cùng với nhịp điệu phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, sự nhạy bén, linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất đã thực sự trở thành đòn bẩy tích cực cho quá trình phát triển của Công ty. Cùng với việc vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường, cải tổ bộ máy quản lý, đổi mới dây truyền công nghệ, . Công ty May Việt Tiến đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong sản xuất kinh doanh, hoàn thành các nhiệm vụ cấp trên giao phó và không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Trong sự phát triển chung của Công ty, bộ phận kế toán thực sự là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ kế toán trẻ tuổi, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao đối với phần hành kế toán do mình phụ trách. ♦ Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty và hệ thống sổ sách kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu quản lý về công việc và khả năng chuyên môn của mỗi Cán bộ trong phòng Kế toán - Tài chính. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy kế toán, trình độ nghiệp vụ kế toán và sự phân công các phần hành kế toán của các cán bộ kế toán, Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ và phương pháp hạch toán là phương pháp kê khai thường xuyên. Tuy hiện nay công tác kế toán được thực hiện trên máy tính nhưng hệ thống sổ sách kế toán tương đối đầy đủ, đáp ứng nhanh chóng, chính xác và kịp thời cung cấp các thông tin hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lý của Công ty cũng như các đối tượng quan tâm khác. Hệ thống sổ sách được thiết lập theo đúng chế độ kế toán hiện hành và theo đúng hình thức kế toán áp dụng tại Công ty. Trình tự ghi sổ và hạch toán chi phí sản xuất theo đúng hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty. Từ những bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu, bảng kê chi tiết xuất NVL chính, NVL phụ, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định,. . . do Kế toán viên các phần hành kế toán tương ứng cung cấp, Kế toán phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tiến hành tập hợp chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm cùng loại. Các công việc kế toán được sử dụng trên máy tính tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho các Cán bộ kế toán hoàn thành công việc của mình một cách chính xác và nhanh chóng nhất. ♦ Hệ thống tài khoản sử dụng ở Công ty. Hệ thống tài khoản, sổ sách được thiết lập đúng chế độ kế toán hiện hành, ngoài ra các cán bộ phòng kế toán cũng đã sáng tạo, mở thêm một số tiểu khoản chi tiết đối với một số các tài khoản để thuận lợi cho việc hạch toán nói chung và việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm nói riêng cụ thể là: -Trong sản xuất Công ty sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu do đó để thuận tiện cho việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu kế toán đã chi tiết tài khoản 152- Nguyên vật liệu thành các tiểu khoản: TK 1521, 1525: Nguyên vật liệu chính. TK 1522, 1526: Nguyên vật liệu phụ. TK 1524, 1528: Nguyên vật liệu phụ cho sản xuất chung. -Công ty May Việt Tiến gồm nhiều Xí nghiệp thành viên, các phân xưởng do đó để thuận tiện cho công tác Kế toán trên máy tính, các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung của mỗi Xí nghiệp thành viên, mỗi phân xưởng được kế toán theo dõi riêng trên từng tiểu khoản chi phí tương ứng được mở chi tiết theo từng Xí nghiệp, từng phân xưởng đó, cụ thể: Đối với tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chi tiết thành các tiểu khoản: + TK 62111- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho Xí nghiệp may I. + TK 62112- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho Xí nghiệp may II. +. . . Đối với tài khoản 622, 627 cũng được chi tiết thành các tiểu khoản tương tự như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. ♦ Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành áp dụng tại Công ty. Hiện nay Công ty đang sử dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm, theo phương pháp này các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân bổ theo nhóm sản phẩm cùng loại. Tương ứng với phương pháp hạch toán chi phí theo nhóm sản phẩm kế toán sử dụng phương pháp tính giá thành bằng phương pháp liên hợp kết hợp giữa phương pháp trực tiếp với phương pháp hệ số, phương pháp tính giá thành này phù hợp với phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, cụ thể: - Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Do đặc điểm sản xuất cuả Công ty là mỗi loại nguyên vật liệu được dùng để sản xuất một loại sản phẩm nhất định do đó kế toán sử dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp, tức là căn cứ vào bảng kê chi tiết xuất NVL chính, NVL phụ kế toán tính trực tiếp giá trị NVL thực tế xuất dùng sử dụng cho sản xuất đối với mỗi loại sản phẩm cụ thể. - Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Trên bảng phân bổ chi phí tiền lương do Kế toán tiền lương cung cấp không phản ánh chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm cụ thể mà chỉ phản ánh tổng số chi phí nhân công trực tiếp theo từng Xí nghiệp thành viên mà đối tượng tính giá thành lại là từng nhóm sản phẩm cùng loại do đó để tiến hành tính giá thành kế toán phải sử dụng phương pháp phân bổ thích hợp là phương pháp hệ số, hệ số phân bổ này được tính toán cho từng loại sản phẩm dựa trên giá gia công thực tế của từng loại sản phẩm đó. - Đối với chi phí sản xuất chung: Cũng như đối với chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung kế toán tập hợp được không phản ánh được chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm mà chỉ được phản ánh cho từng Xí nghiệp do đó kế toán cũng sử dụng phương pháp phân bổ như đối với chi phí nhân công trực tiếp đó là phương pháp hệ số. 2 Một số nhược điểm còn tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May Việt Tiến. Bên cạnh nhứng ưu điểm của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà Công ty đã đạt được vẫn còn tồn tại một số nhược điểm mà Công ty có khả năng cải tiến, hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng hơn nữa yêu cầu trong công tác quản lý ở Công ty. Những nhược điểm còn tồn tại đó là: ♦ Phương pháp trính BHXH, BHYT và Kinh phí công đoàn tại Công ty. Hiện nay Công ty đang thực hiện việc tính các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất chưa được phù hợp với quy định chung của việc trích các khoản này. Công ty tính tất cả 19% các khoản BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn của chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên quản lý Xí nghiệp, chi phí nhân viên bán hàng và chi phí nhân viên quản lý Công ty vào chi phí sản xuất chung như một khoản chi phí riêng nằm trong chi phí sản xuất chung. Với cách tính BHXH, BHYT, KPCĐ như hiện nay đang áp dụng tại Công ty thì ảnh hưởng rất lớn đến nội dung chi phí của từng khoản mục chi phí trong Bảng tính chi tiết giá thành sản phẩm. - Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí này bị giảm đi rất nhiều so với thực tế vì loại hình sản xuất chủ yếu ở Công ty là gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng, nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp, do đó chi phí nhân công trực tiếp là tương đối lớn trong tổng giá thành sản phẩm chính vì thế mà các khoản trích theo chi phí này cũng lớn. Khoản mục chi phí này chỉ được tính cho tiền lương của công nhân sản xuất mà chưa có các khoản trích theo số tiền lương này, kế toán cần trích 19% BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương của công nhân sản xuất để đưa vào chi phí nhân công trực tiếp - Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung: Khoản mục chi phí này bị tăng lên đáng kể so với thực tế vì tất cả các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn Công ty đều được đưa vào chi phí này. Để xác định một cách chính xác chi phí sản xuất chung kế toán chỉ được trích 19% BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương của nhân viên quản lý các Xí nghiệp thành viên, con số trích này sẽ rất nhỏ so với tổng số phải trích của toàn Công ty. - Đối với chi phí nhân viên bán hàng và chi phí nhân viên quản lý toàn Công ty: Hai chi phí này giảm đi so với thực tế từ đó làm giảm chi phí tiêu thụ hàng hóa và chi phí quản lý toàn Công ty. Mặt khác việc trích các khoản BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn không được thống nhất các khoản trích BHXH, BHYT thì được tính theo tiền lương cơ bản, còn đối với khoản trích Kinh phí công đoàn lại được tính theo tiền lương thực tế và con số này cũng chỉ là tạm tính, đến cuối năm mới được điều chỉnh chính xác. ♦ Xác định chi phí sản xuất chung. Trong công tác hạch toán chi phí sản xuất chung ở Công ty hiện nay còn tồn tại hai vấn đề sau: - Trong Bảng kê phát sinh TK 627- Chi phí sản xuất chung, còn có các chi phí sản xuất phát sinh trong tháng trước nhưng chưa được tính vào chi phí sản xuất của tháng đó mà lại được tính vào chi phí sản xuất của tháng này. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất chung giữa các tháng. - Công ty đang sử dụng Bảng tính và phân bổ khấu hao chưa thể hiện được rõ tình hình tăng, giảm Tài sản cố định trong tháng mà chỉ thể hiện được số phải trích khấu hao trong tháng. ♦ Xác định số lượng nguyên vật liệu chính ở khâu cắt và khâu may không thống nhất. Trong bảng theo dõi và đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu chính ở khâu cắt kế toán chỉ phản ánh số lượng nguyên vật liệu chính được theo dõi bằng đơn vị m vải, nhưng trong bảng theo dõi và đánh giá sản phẩm dở dang khâu may số lượng nguyên vật liệu chính được theo dõi theo đơn vị chiếc, sự không thống nhất về mặt số lượng này gây khó khăn cho việc theo dõi nguyên vật liệu chính về mặt số lượng từ khâu cắt chuyển sang khâu may. ♦ Công tác đánh giá sản phẩm dở dang. Hiện nay kế toán thực hiện việc đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu chính, mà ở Công ty sản xuất chủ yếu là gia công sản phẩm theo đặt hàng, giá trị nguyên vật liệu chính là của khách hàng, Công ty chỉ bỏ ra chi phí vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu này, chi phí vận chuyển bốc dỡ này được tính là chi phí nguyên vật liệu chính. Như vậy chi phí nguyên vật liệu chính là rất nhỏ so với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung mà sản phẩm dở dang lại được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính, do đó giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng chưa được đánh giá sát với thực tế. ♦ Việc lập bảng tính giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí. Hiện nay trong Bảng tính chi tiết giá thành sản phẩm theo khoản mục của Công ty gồm 5 khoản mục chi phí là: - Khoản mục chi phí nguyên liệu. - Khoản mục chi phí phụ liệu. - Khoản mục chi phí lương gia công. - Khoản mục chi phí tiền lương. - Khoản mục chi phí sản xuất chung. Do đó trong Bảng tính chi tiết giá thành sản phẩm theo khoản mục này chưa làm nổi bật nên nội dung của ba khoản mục chi phí cơ bản đó là: - Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. - Khoản mục chi phí sản xuất chung. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN. Với kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập kết hợp với việc tìm hiểu thực tế tại Công ty, em xin đưa ra một số ý kiến nhỏ nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May Việt Tiến. 1. Ý kiến 1: Hoàn thiện về việc trích BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn. Về việc trích BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn ở Công ty còn tồn tại hai vấn đề sau: 1) Xác định thống nhất cơ sở để trích BHYT, BHXH, Kinh phí công đoàn. Hiện nay việc trích các khoản BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất kinh doanh ở Công ty chưa được thống nhất. Điều này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trong tháng, Do đó Công ty cần thực hiện việc trích các khoản trích theo lương thống nhất theo lương cơ bản của công nhân: - Đối với khoản trích BHXH tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Công ty cần trích = 15% lương cơ bản của công nhân. - Đối với khoản trích BHYT tính vào chi phí sản xuất kinh doanh : Công ty cần trích = 2% lương cơ bản của công nhân. - Đối với khoản trích Kinh phí công đoàn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Công ty cần trích = 2% lương cơ bản của công nhân. Nếu thực hiện việc trích này thì Tổng số các khoản phải trích theo lương tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng 02 của toàn Công ty là: - Trích BHXH: 712.129.167x 15% = 106.819.375 đồng. - Trích BHYT: 712.129.167x 2% = 14.242.583 đồng. - Trích KPCĐ: 712.129.167x 2% = 14.242.583 đồng. Tổng cộng : 135.304.541 đồng. Trong khi đó tổng số các khoản trích này hiện nay ở Công ty là: 157.061.958 đồng. 2) Xác định đúng đối tượng trích BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn. Việc tính tất cả các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất chung như một khoản mục chi phí riêng như ở Công ty hiện nay làm ảnh hưởng tới nội dung chi phí sản xuất của từng khoản mục chi phí sản xuất, kinh doanh của toàn Công ty, các nội dung chi phí không phản ánh được chính xác chi phí thực tế của nó. Từ đó cũng ảnh hưởng tới công tác nghiên cứu, phân tích chi phí sản xuất, kinh doanh của Công ty. Do đó, những chi phí về lương công nhân phát sinh ở khoản mục chi phí nào thì cần thực hiện việc trích trực tiếp các khoản trích theo lương vào khoản mục chi phí đó. Ngoài ra việc tính các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý Công ty vào chi phí sản xuất chung đã đẩy chi phí này lên cao từ đó kéo theo giá thành sản xuất sản phẩm lên cao hơn so với thực tế. Ví dụ: Trong tháng 02 tổng số lương cơ bản của toàn Công ty là: 712.129.167 đồng trong đó: - Lương cơ bản tính cho công nhân trực tiếp sản xuất là: 539.039.215 đồng. - Lương cơ bản tính cho nhân viên quản lý các Xí nghiệp thành viên là: 41.753.282 đồng. - Lương cơ bản tính cho nhân viên bán hàng là: 8.024.410 đồng. - Lương cơ bản tính cho cán bộ quản lý Công ty là: 123.312.260 đồng. Công ty cần trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ dựa trên số tiền lương cơ bản của từng khoản mục chi phí để tính các khoản trích này trực tiếp vào các khoản mục chi phí đó cụ thể như sau: - Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp (TK 622): Ngoài số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất còn phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương đó để tính vào chi phí nhân công trực tiếp là: 539.039.215 x 19% = 102.417.451 đồng. Như vậy khoản mục chi phí nhân công trực tiếp đã tăng lên 112.677.450,85 đồng so với cách tính ở Công ty hiện nay. - Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung (TK 627): Số phải trích theo lương nhân viên quản lý Xí nghiệp thành viên đưa vào chi phí sản xuất chung trong tháng là: 41.753.282 x 19% = 7.933.124 đồng. Như vây chi phí sản xuất chung đã giảm đi so với cách tính của Công ty hiện nay là: 157.061.958 - 7.933.124 = 149.128.834 đồng. - Đối với khoản mục chi phí nhân viên bán hàng (TK 6411): Ngoài tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, số phải trích theo lương của nhân viên bán hàng trong tháng là: 8.024.410 x 19% = 1.524.638 đồng Như vậy chi phí nhân viên bán hàng đã tăng lên 1.524.637,9 đồng so với cách tính như ở Công ty hiện nay. - Đối với chi phí nhân viên quản lý Công ty (TK 6421): Ngoài tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý, số phải trích theo lương của nhân viên quản lý trong tháng là: 123.312.260 x 19% = 23.429.329 đồng. Như vậy chi phí nhân viên quản lý đã tăng lên 1.524.637,9 đồng so với cách tính như ở Công ty hiện nay. Ngoài ra trong Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ở Công ty hiện nay chưa phản ánh rõ tiền lương cơ bản của cán bộ, công nhân viên từng Xí nghiệp thành viên do đó trong bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cần có thêm một cột tiền lương cơ bản của từng Xí nghiệp thành viên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán các khoản trích theo lương trên máy tính được nhanh chóng và chính xác. Toàn bộ các kiến nghị trên về việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ được thể hiện chi tiết trong "Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội" (Biểu số 26) 2. Ý kiến 2: Hoàn thiện phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung. 1) Hạch toán chi phí phát sinh tháng trước vào chi phí sản xuất tháng này. Chi phí sản xuất chung là một trong ba khoản mục chi phí cơ bản trong giá thành sản phẩm, do đó nó ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản xuất của sản phẩm. Như vậy việc xác định chi phí sản xuất chung một cách chính xác rất quan trọng đối với giá thành sản phẩm. Trong Bảng kê phát sinh chi phí sản xuất chung trong tháng của Công ty còn có những chi phí mà thực tế đã phát sinh ở tháng trước nhưng chưa được tính vào chi phí sản xuất tháng trước mà đến tháng này mới được tính Vi dụ: Trong Bảng kê phát sinh TK 627- Chi phí sản xuất chung có những chi phí như - Thanh toán chi phí dịch vụ mua ngoài của XN Hoa Phượng tháng 1 là 14.490.748 đ - Thanh toán chi phí dịch vụ mua ngoài của XN Vị Hoàng tháng 1 là 3.964.091 đ - . . . Các chi phí này đã ảnh đến chi phí sản xuất kinh doanh của cả hai tháng: - Các chi phí phát sinh tháng trước nhưng chưa được tính vào chi phí tháng trước do đó làm giảm chi phí sản xuất chung ở tháng trước, từ đó giá thành sản phẩm tháng trước cũng giảm. - Các chi phí phát sinh trong tháng trước được nhưng lại được tính vào chi phí trong tháng này do đó đẩy chi phí sản xuất chung trong tháng này lên và kéo theo giá thành sản phẩm trong tháng cũng tăng lên Từ sự ảnh hưởng trên làm giá thành sản phẩm giữa các tháng có sự biến đổi đáng kể. Trong điều kiện các Xí nghiệp thành viên ở xa, công việc cuối tháng nhiều hay vì một lý do nào đó không thể thanh toán kịp thời các chi phí phát sinh ngay trong tháng đó thì kế toán có thể ước tính các chi phí này và hạch toán như một khoản chi phí phải trả vào Tài Khoản 331 và tính vào chi phí sản xuất chung ngay trong tháng phát sinh các chi phí này, khi thanh toán chi phí này số chênh lệch nhỏ không đáng kể có thể tính vào chi phí sản xuất chung trong tháng này. 2) Lập Bảng tính và phân bổ khấu hao. Trong Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Công ty đang sử dụng hiện nay chỉ thể hiện được chi phí khấu hao Tài sản cố định tính cho từng Xí nghiệp thành viên mà chưa thể hiện chi tiết được một số chi tiết sau: - Số khấu hao đã trích tháng trước. - Số khấu hao tăng trong tháng và cụ thể cho từng loại tài sản cố định tăng trong tháng. - Số khấu hao giảm trong tháng và cụ thể cho từng loại tài sản cố định giảm trong tháng. Vì thế Công ty nên sử dụng bảng mẫu như "Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ" (Biểu số 27) để phản ánh được đầy đủ tình hình tăng, giảm của từng loại Tài Sản cố định phục vụ yêu cầu quản lý Tài sản cố định một cách rõ ràng, chi tiết. 3.2.3 Ý kiến 3: Hoàn thiện phương pháp hạch toán nguyên vật liệu khâu may và khâu cắt. Vì bán thành phẩm ở khâu cắt của Công ty không được bán ra ngoài và không có giá trị sử dụng hoàn chỉnh trong nền kinh tế do đó ở Công ty không thực hiện việc tính giá thành sản phẩm ở khâu cắt mà việc tính giá thành sản phẩm chỉ được thực hiện ở bước công nghệ sản xuất cuối cùng là khâu may. Để theo dõi về số lượng cũng như giá trị của nguyên vật liệu chính từ khâu cắt chuyển sang khâu may, kế toán tiến hành mở sổ chi tiết theo dõi NVL chính và đánh giá sản phẩm dở dang theo NVL chính khâu cắt và khâu may, trong đó có chỉ tiêu về mặt số lượng và giá trị nguyên vật liệu chính ở khâu cắt và khâu may trong tháng. Tuy nhiên, trong sổ chi tiết theo dõi NVL chính và đánh giá sản phẩm dở dang theo NVL chính khâu cắt kế toán chỉ phản ánh và theo dõi bằng đơn vị là m vải mà không phản ánh số lượng thành phẩm được cắt ra theo đơn vị là chiếc, mà kế toán chỉ lưu lại những biên bản xác nhận số lượng thành phẩm được cắt ra trong tháng do phòng kỹ thuật xác nhận. Trong khi đó số lượng nguyên vật liệu chính từ khâu cắt chuyển sang cho khâu may được theo dõi bằng đơn vị chiếc trong sổ chi tiết theo dõi NVL và đánh giá sản phẩm dở dang theo NVL chính khâu may. Ví dụ: Số lượng vải Kaneta được theo dõi ở khâu cắt chuyển sang khâu may là 57.298,6 m, nhưng ở khâu may số lượng bán thành phẩm từ khâu cắt chuyển sang lại được theo dõi là 35.047 chiếc. Như vậy ở đây không có sự thống nhất về mặt số lượng giữa hai khâu này, tạo sự khó khăn cho việc theo dõi, kiểm tra đối chiếu về mặt số lượng nguyên vật liệu từ khâu cắt chuyển sang khâu may. Để theo dõi, kiểm tra về mặt số lượng nguyên vật liệu này, ngoài việc theo dõi số lượng nguyên vật liệu khâu cắt là m vải, khi có biên bản xác nhận số lượng thành phẩm được cắt ra trong tháng do phòng kỹ thuật xác nhận, bên cạnh phản ánh về số lượng m vải kế toán cần phản ánh thêm về mặt số lượng thành phẩm khâu cắt theo đơn vị chiếc để tạo ra sự theo dõi thống nhất về đơn vị sản phẩm giữa khâu cắt và khâu may như trong “Sổ chi tiết theo dõi NVL chính và đánh giá sản phẩm dở dang khâu cắt” (Biểu số 28). Ngoài ra, hiện nay ở khâu cắt sổ chi tiết theo dõi NVL chính và đánh giá sản phẩm dở dang theo NVL chính khâu cắt được mở chi tiết theo từng Xí nghiệp thành viên, còn ở khâu may sổ chi tiết theo dõi NVL chính và đánh giá sản phẩm dở dang theo NVL chính khâu may chỉ được mở chung cho toàn Công ty, do đó việc xác định và so sánh khối lượng sản phẩm hoàn thành của mỗi Xí nghiệp thành viên trong tháng là rất khó khăn. như vậy kế toán nên mở sổ chi tiết theo dõi NVL chính và đánh giá sản phẩm dở dang theo NVL chính khâu may theo từng Xí nghiệp thành viên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý sản xuất của Công ty đối với mỗi Xí nghiệp thành viên. 4. ý kiến 4: Hoàn thiện phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng. Việc đánh giá chính xác giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng có một ý nghĩa quan trọng đối với giá thành của sản phẩm hoàn thành trong tháng. Nếu giá trị của sản phẩm dở dang cuối tháng được đánh giá cao hơn giá trị thực tế thì sẽ làm cho giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong tháng nhỏ hơn giá trị thực tế của nó và giá thành trong tháng sau sẽ tăng lên, ngược lại nếu giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng được đánh giá thấp hơn giá trị thực tế thì sẽ làm cho giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong tháng tăng lên và giá thành tháng sau sẽ giảm đi. Như vậy dù giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá cao hơn hay thấp hơn giá trị thực tế của nó đều ảnh hưởng [...]... công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May Việt Tiến để đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cũng như công tác kế toán nói chung Trên đây là nội dung của đề tài, có thể thấy rằng công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là một vấn đề vừa mang tính lý... lý luận vừa mang tính thực tiễn Để làm cho công tác kế toán thực sự phát huy tác dụng của mình, trở thành một công cụ sắc bén và có hiệu lực phục vụ cho quản lý kinh tế, Công ty cần kiện toàn và tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học và hợp lý hơn Những ý kiến ở trên cũng là nhằm mục đích hoàn thiện hơn công tác kế toán Tuy nhiên, với thời gian thực tập... nhân công trực tiếp: Trong Bảng tính chi tiết giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm hai khoản mục là chi phí lương thuê ngoài gia công và tiền lương của công nhân sản xuất Do đó hai khoản mục chi phí này được gộp thành chi phí nhân công trực tiếp trong Bảng tính giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí Để thực hiện việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. .. chỉ bỏ vào sản xuất một lần): Giá trị Sp dở dang = cuối kỳ Giá trị NVL chính dở dang đầu kỳ Chi phí NVL chính phát+sinh trong kỳ Số lượng sản phẩm dở dang x kỳ cuối Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SP dở dang cuối kỳ ♦ Đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung (chi phí bỏ dần theo mức độ chế biến): Giá trị SP dở dang = cuối kỳ Giá trị SP dở dang đầu kỳ Số lượng SP hoàn thành+ +... nào Do đó em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May Việt Tiến" Trong một chừng mực nhất định phù hợp với khả năng và trình độ của bản thân, đề tài đã giải quyết được những nội dung và yêu cầu cơ bản sau: Về mặt lý luận: Đã trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp,... giúp đỡ của tất cả các phòng ban trong Công ty và sự chỉ đạo, giám sát của lãnh đạo Công ty KẾT LUẬN Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty May Việt Tiến, cùng với sự giúp đỡ của Thầy giáo hướng dẫn, em đã nhận thức được ý nghĩa của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đó là một khâu quan trọng không thể thiếu được của bất kỳ một quá trình hạch toán kinh tế nào... theo giá trị nguyên vật liệu chính là 6.315.540 đ - Số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng là 32.096 sản phẩm và số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng là 14.151 sản phẩm với mức độ hoàn thành 30% - Tổng các chi phí khác là 368.171.191 đ (bao gồm chi nguyên vật liệu phụ là 52.144.108 đ, chi phí nhân công trực tiếp là 161.836.275 đ và chi phí sản xuất chung là 154.190.808 đ) - Giả sử giá trị dở dang... sản xuất chủ yếu của Công ty là gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng, giá trị nguyên vật liệu chính là của khách hàng, Công ty chỉ hạch toán phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ vào chi phí nguyên vật liệu chính do đó chi phí nguyên vật liệu chính là rất nhỏ so với chi phí khác, chi phí nguyên vật liệu chính chỉ chiếm từ 2% đến 3% trong tổng giá thành của sản phẩm hàng gia công trong khi đó chi phí gia công. .. mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo của Thầy giáo hướng dẫn, các Cán bộ trong phòng Tài chính kế toán Công ty May Việt Tiến để bài viết được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo của Thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Hải Hà và các Cán bộ kế toán trong Công ty đã tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề thực tập này ... đầu kỳ Số lượng SP hoàn thành+ + Chi phí phát sinh trong kỳ Số lượng SP dở dang cuối kỳ Số % hoàn lượng thành SP dở dang X cuối kỳ % hoàn x thành Giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng bằng tổng của cả hai giá trị sản phẩm dở dang trên Việc đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này cho phép kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng một cách sát với giá trị dở dang thực tế của nó hơn Ví dụ: . MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN. I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG. hiểu thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May Việt Tiến để đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế chi

Ngày đăng: 29/09/2013, 00:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức sản xuất chủ yếu của Công ty là gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng, giá trị nguyên vật liệu chính là của khách hàng, Công ty chỉ hạch toán  phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ vào chi phí nguyên vật liệu chính do đó chi phí  nguyên vật liệu chính l - MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
Hình th ức sản xuất chủ yếu của Công ty là gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng, giá trị nguyên vật liệu chính là của khách hàng, Công ty chỉ hạch toán phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ vào chi phí nguyên vật liệu chính do đó chi phí nguyên vật liệu chính l (Trang 11)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w