Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
70,02 KB
Nội dung
CÁCCHÍNHSÁCHBIÊNPHÁPTHÚCĐẨYXUẤTKHẨUVÀTÌNHHÌNHXUẤTKHẨUCỦAVIỆTNAMGIAIĐOẠN 1986- 2000 I. CÁCCHÍNHSÁCHVÀBIỆNPHÁP MÀ NHÀ NƯỚC TA ĐÃ VÀ ĐANG SỬ DỤNG. 1. Quá trình đổi mới cơ chế chínhsáchxuất khẩu. Với nghị định 40/NĐ-CP ngày 07/02/1980 củaChính phủ về quy định một số chínhsáchvàbiệnpháp khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, từ chỗ chỉ có một vài doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Ngoại thương độc quyền xuấtkhẩu đã mở rộng hoạt động xuấtkhẩu đến các DN quốc doanh thuộc các tỉnh, thành phố trọng điểm vàcác Bộ khác ngoài Bộ Ngoại thương lúc bấy giờ. Cho đến năm 1989, với nghị định 64/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ), ngày 10/06/1989 đã thực sự bắt đầu thời kỳ đổi mới toàn diện cơ chế chínhsáchxuấtkhẩu từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, lần đầu tiên các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được quyền xuấtkhẩu trực tiếp các sản phẩm do mình làm ra. Trong quá trình thực hiện, Nhà nước không ngừng xây dựng và hoàn thiện cơ chế chínhsáchxuấtkhẩu làm cho nó ngày càng thông thoáng và phù hợp dần với thông lệ quốc tế. - Ngày 07/04/1992 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 114/NĐ-HĐBT đã mở rộng đến tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt quy mô sản xuất được quyền xuấtkhẩucác sản phẩm do mình sản xuất ra. Còn các DN kinh doanh thuần túy nếu có đủ vốn lưu động từ 200 ngàn USD trở lên và lãnh đạo DN đáp ứng tiêu chuẩn quy định cũng được quyền xuấtkhẩu hàng hóa. Nếu như Nghị định 64 là bước “ đột phá ” đổi mới cơ chế chínhsách điều hành hoạt động xuấtkhẩu thì Nghị định 57/1998/NĐ-CP ra ngày 31/07/1998 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài là bước “ ngoặt lịch sử ” chuyển sang cơ chế thị trường của hoạt động xuất khẩu. Điểm nổi bật của sự đổi mới là mở rộng quyền kinh doanh xuấtkhẩu thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích mạnh mẽ sản xuất hàng xuấtkhẩuvàxuấtkhẩu thông qua cácchínhsách thuế, tín dụng ưu đãi . Từ chỗ chỉ có 50 doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước chỉ định nắm độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩunăm 1986 đến cuối tháng 7/1998 (trước nghị định 57/NĐ-CP) toàn quốc đã có 2.250 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu theo nghị định 114/NĐ- HĐBT, trong đó có 654 doanh nghiệp dân doanh và 1.596 doanh nghiệp Nhà nước. Theo nghị định 57/NĐ-CP thì tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định củapháp luật đều được phép xuất nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đưng ký kinh doanh và trước khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu chỉ cần đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố nới doanh nghiệp đóng trụ sở . Nhờ vậy mà số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan thì đến hết tháng 11/2000 đã có 10 ngàn doanh nghiệp đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chiếm gần 20% tổng doanh nghiệp của cả nước. Trong đó có 4.500 doanh nghiệp Nhà nước, chiếm gần 90% số doanh nghiệp Nhà nước hiện có và có 5.500 doanh nghiệp dân doanh, chiếm hơn 12% tổng số doanh nghiệp dân doanh. Có thể nói cùng các văn bản pháp quy hướng dẫn củacác Bộ, ngành có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan . đến nay, hệ thống cơ chế chínhsách điều hành hoạt động xuấtkhẩu nói riêng vàxuất nhập khẩu nói chung đã được hình thành khá đồng bộ, thông thoáng và phù hợp dần với các thông lệ quốc tế. 2. Cácchínhsáchvàbiệnpháp cụ thể đã được sử dụng: 2.1. Cơ chế quản lý: nói chung chínhsách thương mại củaViệtNam mang tính bảo hộ khá cao qua việc thực hiện nhiều biệnpháp phi thuế quan như cấm nhập khẩu tạm thời, hạn chế số lượng, hạn chế hạn ngạch nhập khẩuvà điều chỉnh tỷ giá hối đoái . Và tỷ lệ thuế nhập khẩu trung bình trong ba năm gần đây đã tăng 0,8%. Mặc dù, thông qua cácchínhsách bảo hộ đã giúp bảo vệ trực tiếp các nhà sản xuấtViệt Nam.trong việc cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài và phát triển, chiếm lĩnh thị trường trong nước nhưng do còn mang tính bảo hộ khá cao và hơn nữa là sự kéo dài việc thực hiện bảo hộ đã là nguyên nhân gây ra tác động xấu cho nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, như: * Thứ nhất, người tiêu dùng bao gồm những người tiêu dùng cho các sản phẩm chịu thua lỗ do việc họ phải mua hàng hóa với mức giá cao hơn giá thế giới. * Hai là, chínhsách bảo hộ thương mại làm tăng chi phí củacác sản phẩm được làm từ các nguyên liệu trong nước.Ví dụ giá cả đắt như sắt, thép, xi măng . làm tăng chi phí củacác công trình và sản phẩm xây dựng . Chínhsách bảo hộ thương mại gây bất lợi cho ngành công nghiệp chế biếncủaViệtNam mà ngành này là đặc trưng của một đất nước công nghiệp hóa và hiện đại hóa. * Hầu hết các nhà đầu tư bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài ở ViệtNam cũng muốn được bảo vệ và có khuynh hướng đầu tư vào những ngành công nghiệp được bảo hộ cao vì vậy họ quan tâm đến chínhsách thay thé nhập khẩuvà không quan tâm đến sự cạnh tranh sản phẩm của họ với doanh nghiệp nước ngoài. * Lợi thế so sánh củaViệtNamcủacác hàng hóa chủ lực bị giảm sút, vì thực tế do giá cả của chúng, nếu so với giá trung bình của thế giới khá đắt từ 30% đến trên 2 lần. 2.2. Quyền kinh doanh xuất khẩu: để nhận được giấy phép kinh doanh xuấtkhẩu một doanh nghiệp phải có ít nhất một khoản vốn bảo đảm 200.000 USD (theo nghị định 114/HĐBT 4/1992). Từ đầu năm 1993 điều kiện vốn đã được nới lỏng, vì vậy số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đã tăng lên. Khoản vốn bảo đảm 200.000 USD quả thực là một khó khăn đối với các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân. Bên cạnh đó các doanh nghiệp chỉ có thể xuấtkhẩu những hàng hóa được đăng ký trong giấy phép của họ. Có thể nói trước năm 1998 thương mại quốc tế củaViệtNam chịu sự độc quyền của khu vực nhà nước. Về phần các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tư nhân, Nhà nước có thể huỷ bỏ giấy phép kinh doanh của họ bất cứ lúc nào. Điều này, vì vậy, tạo nên môi trường kinh doanh không ổn định và không công bằng. Luật thương mại được thông qua vào đầu năm 1997 dẫn đến việc thay đổi một số thay đổi trong cơ chế quản lý hoạt động xuấtkhẩucủaViệt Nam.cụ thể ; Đến năm 1998, theo nghị định 55/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ 3/1998, tất cả các doanh nghiệp có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất nhập khẩu mà không cần phải có bất cứ điều kiện nào, trừ việc đăng ký mã mặt hàng kinh doanh tại cơ quan Hải quan. Từ 7/1998 sự điều chỉnh này đã được áp dụng cho hàng xuất, nhập khẩu theo nghị định 57/1998/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ, cung cấp chỉ dẫn, quy định chi tiết thi hành luật Thương mại. Theo nghị định này các doanh nghiệp ViệtNam được phép hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố và không phải xin giấy phép từ Bộ trưởng Bộ Thương mại, thủ tục cũng được rút gọn và việc cấp giấy phép cho các sản phẩm gia công đã được bãi bỏ. Sự thay đổi rõ ràng trong quyền xuấtkhẩucủa khu vực đầu tư nước ngoài, Theo nghị định 10/1998/NĐ-CP củaChính phủ (23/01/1998) về một số biệnpháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể xuấtkhẩuvàthực hiện việc xuấtkhẩucác hàng hóa không phải do họ sản xuất ra, loại trừ 12 loại hàng hóa trong sự điều chỉnhcủa Nhà nước (xuất khẩu theo đúng với các giấy phép đầu tư). Theo nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và kinh doanh chứng khoán, người nước ngoài được phép có đến 30% cổ phần trong công ty ViệtNam nhất định. Điều này đã tạo nên loại công ty kinh doanh xuấtkhẩu khác với vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp. Với những sự sửa đổi trên về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu là cở sở tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán các hiệp định thương mại với các nước và việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). 2.3. Giấy phép xuất khẩu, hạn chế số lượng và hạn chế hạn ngạch. Trong suốt thời kỳ trước năm 1991 hạn ngạch xuấtkhẩu được phân bổ cho 100 mặt hàng. Từ tháng 4/1991, hạn ngạch được chỉ áp dụng cho 4 mặt hàng xuấtkhẩu (gạo, cà phê, cao su và gỗ) và từ năm 1992 gạo là mặt hàng duy nhất cần hạn ngạch xuất khẩu. Một số điều khoản đưa ra cho hạn ngạch và giấy phép xuấtkhẩu giảm đột ngột vào năm 1998 sau khi có quyết định 11/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 2.4. Các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu: xuất khẩu, trong phạm vi hội nhập thế giới, không chỉ được giới hạn trong việc kinh doanh hàng hóa hữu hình qua biên giới quốc gia mà còn bao gồm cả việc thực hiện các dịch vụ thông qua các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Để phát triển xuất nhập khẩuvà để tăng khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp có khuynh hướng sử dụng ngày càng nhiều dịch vụ hỗ trợ. Các dịch vụ đó là đòn bẩy quan trọng làm tăng giá trị của hàng hóa hữu hìnhxuấtkhẩucủacác doanh nghiệp. Cho đến bây giờ, có cáchìnhthức hỗ trợ xuấtkhẩu khác nhau ở Việt Nam. Bao gồm: * Dịch vụ cung cấp thông tin: cung cấp cho các công ty thông tin về thị trường, giá cả, đối thủ cạnh tranh, xu hướng của thị trường vàcác hoạt động xúc tiến thương mại (quảng cáo, xúc tiến bán, tuyên truyền, bán hàng cá nhân). Dịch vụ này đã ra đời được một vài năm nhưng nó vẫn chưa có sự phát triển một cách mạnh mẽ và chủ yếu do các tổ chức của Nhà nước (một số Bộ, các ngành công nghiệp trung tâm và địa phương), đại diện thương mại củaViệtNam ở nước ngoài và một số tổ chức phi Chính phủ khác (NGOs) như Phòng thương mại và công nghiệp ViệtNam . Nói chung, các doanh nghiệp phải tìm kiếm thông tin trên thị trường, về đối thủ cạnh tranh thông qua phương tiện thông tin đại chúng, sách báo . Còn đại diện thương mại củaViệtNamvà cơ quan đại diện và chi nhánh củacác doanh nghiệp ở nước ngoài vẫn chưa thể hiện được vai trò của mình trong việc thúcđẩyxuất khẩu. Hiện nay, thông tin thương mại từ Phòng thương mại và công nghiệp ViệtNam có lẽ là nguồn cung cấp quan trọng củacác doanh nghiệp. * Dịch vụ quảng cáo và triển lãm: nhằm giúp giới thiệu về các doanh nghiệp và sản phẩm của họ, cung cấp cho các đối tác nước ngoài thông tin về các doanh nghiệp và sản phẩm của họ, vì vậy làm tăng sự hợp tác buôn bán và mở rộng thị trường xuất khẩu. Vào năm 1995, ViệtNam có khoảng 15 tổ chức thực hiện dịch vụ triển lãm, 55 đơn vị dịch vụ quảng cáo và 15 cơ quan nước ngoài đang làm hoạt động quảng cáo. Có khoảng 20 đại diện thương mại ViệtNam ở nước ngoài và một số tổ chức hợp tác quốc tế, thông tin quan trọng thuộc về 18 Bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương. Thông qua các tổ chức đó các doanh nghiệp ViệtNam có thể nhận được các dịch vụ như: trưng bày sản phẩm ở các hội chợ thương mại, trao đổi thông tin ở các hội nghị thương mại, tìm kiếm cơ hội để thúcđẩy buôn bán, đầu tư được dễ dàng và tham gia các dự án kinh doanh. Nhưng cho đến nay, các doanh nghiệp ViệtNam chủ yếu tự quảng cáo bằng việc in các tờ rơi để giới thiệu các sản phẩm của họ hay bằng các nhân viên marketing hay ở các phòng trưng bày của họ . Hìnhthức khác của quảng cáo như: phương tiện thông tin đại chúng, panô, áp phích quảng cáo . hay đang được quảng cáo bởi các tổ chức vàcác công ty khác mà đã từng ít được sử dụng Hiện nay, vẫn có một lượng lớn các doanh nghiệp mà không sử dụng dịch vụ quảng cáo, triển lãm hay hội chợ thương mại để cải thiện hoạt động xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp đó, chi phí cho các dịch vụ đó quá cao. Những lí do khác có thể là các doanh nghiệp vẫn chưa tìm được các dịch vụ thích hợp. * Các dịch vụ tài chínhvà bảo hiểm: các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng sử dụng các dịch vụ tài chínhvà bảo hiểm để hướng dẫn các hoạt động tài chínhvà thanh toán, để được trợ giúp tài chínhvà bảo hiểm cho sản phẩm và hoạt động xuất khẩu. Hiện nay ViệtNam có khoảng 4.200 tổ chức tín dụng và tài chính trong đó: 10 công ty bảo hiểm, 18 công ty kiểm toán và 4 công ty mua và bán tài chính. Nhưng, việc sản xuất cho xuấtkhẩuvàcác doanh nghiệp thực hiện xuấtkhẩu phần lớn được giúp đỡ tài chính bởi các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Trong thời hạn tín dụng các doanh nghiệp đó có thể hưởng cácchínhsách ưu đãi như: - Vay vốn (cả vay trung và dài hạn). - Lãi suất thấp (lãi suất ngắn hạn cho các doanh nghiệp thường xuyên thấp hơn khoảng 20- 25% hơn so với các dự án kinh doanh khác. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu thực hiện bởi 2 loại: một là để mua quyền bảo hiểm sau một thời gian mở thư tín dụng (L/C) và thứ hai là để ký hợp đồng của cả gói bảo hiểm hàng năm hay cho hàng hóa lớn được vận chuyển trong nhiều chuyến. Các doanh nghiệp có thể có quyền lựa chọn trong việc mua bảo hiểm: bảo hiểm mọi rủi ro, bảo hiểm đặc biệt, bảo hiểm chỉ những rủi ro chính . Các doanh nghiệp ViệtNam thường mua hàng hóa với giá CIF và bán với giá FOB, chỉ 30% doanh thu nhập khẩuvà 5% doanh thu xuấtkhẩu được bảo hiểm. * Dịch vụ nghiên cứu và kiểm định: dịch vụ này được thực hiện bởi các công ty kiểm định nhất định để cấp phát giấy chứng nhận hàng hóa và chứng nhận về nguồn gốc. Công việc này nhằm cung cấp các bản điều tra, nghiên cứu để đáp ứng các mong muốn của đối tác kinh doanh về chất lượng, số lượng, sự nhận biết, bao bì, mất mát của hàng hóa . Sự giám sát, kiểm định hoạt động xuất nhập khẩu bao gồm kiểm định cả hàng hóa và phi hàng hóa mà trước đây là dịch vụ cung cấp chủ yếu củacác cơ quan kiểm định củaViệtNam (chiếm khoảng 70% thu nhập của họ) trong khi gần đây bao gồm cả khảo sát, kiểm định biển, xây dựng và hệ thống máy móc (khoảng 30% doanh thu). Trình độ giám sát, kiểm định xuất nhập khẩucủaViệtNam còn thấp so với thế giới, còn nhiều điểm yếu, cả trong công việc giám sát, kiểm định trước và sau sản xuấtvàcác trang thiết bị giám sát, kiểm định nghèo nàn. Bởi vì những yếu kém đó, trong một vài trường hợp hàng hóa xuấtkhẩucủaViệtNam bị phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài. Cho đến nay, Phòng thương mại và công nghiệp ViệtNamvà một vài cơ quan giám sát, kiểm định khác của nhà nước đã quan tâm đến cấp giấy chứng nhận hàng hóa và giấy chứng nhận nguồn gốc. Liên quan đến các bản điều tra, có 7 tổ chức (3 là của Nhà nước) thực hiện loại dịch vụ này. * Dịch vụ giao hàng và vận chuyển hàng: chỉ 20% hàng hóa củacác doanh nghiệp xuất nhập khẩuViệtNam được vận chuyển do các công ty ViệtNam trong khi phần còn lại được làm bởi các công ty nước ngoài. Lý do chính là các đội tàu ViệtNam yếu, kém phá triển, chi phí cao và sức cạnh tranh kém. Hầu hết các doanh nghiệp thường mua với giá CIF và bán với giá FOB vì theo phương thức mua bán theo hai điều kiện thương mại này thì các doanh nghiệp ViệtNam sẽ không phải thuê tàu chuyên chở mà phần trách nhiệm này thuộc về các đối tác củacác doanh nghiệp Việt Nam, như vậy các doanh nghiệp ViệtNam sẽ không chỉ không phải thuê tàu, mà theo hai điều kiện thương mại này thì họ cũng được bảo đảm về quyền lợi trong việc mua, bán hàng hóa Hiện nay, có khoảng 20 công ty ViệtNamthực hiện kinh doanh vận chuyển và giao hàng, bao gồm các hàng hóa nhập xuấtkhẩu bình thường, hàng hóa trưng bày, vật liệu xây dựng, hàng hóa EMS và theo kiểu door-to-door thông qua các đại lý gửi hàng, đóng gói, kiểm tra và bốc dỡ, bảo quản hàng hóa; hoàn thành thủ tục hải quan cho các hàng hóa của họ, mua bảo hiểm vàthực hiện các thủ tục khác có liên quan đến giao hàng và vận chuyển hàng. * Dịch vụ tư vấn pháp luật: bao gồm cáccác dịch vụ về hòa giải, thương lượng. cung cấp các thông tin chính xác về thuế, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, hải quan . các chỉ dẫn để làm các hợp đồng kinh tế, hợp đồng nhập xuất khẩu, lựa chọn và chuyển giao công nghệ và giúp đỡ các doanh nghiệp trong các cuộc tranh chấp và bảo vệ quyền lợi củacác doanh nghiệp tại các toà án và trọng tài kinh tế. Cho đến nay ở ViệtNam có 25 công ty pháp luật và trên 200 phòng và trung tâm tư vấn, 25 công ty nước ngoài và 45 chi nhánh củacác công ty pháp luật nước ngoài đang hoạt động. Mặc dù đã có những cố gắng nhưng về chất lượng, số lượng và kinh nghiệm củacác công ty tư vấn pháp luật vẫn còn rất kém. Vì vậy mà dịch vụ này ít được sử dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu gần đây trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ ra rằng hầu hết các doanh nghiệp được phỏng vấn ít hay nhiều đều muốn và cần sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu. Các dịch vụ đó theo ước lượng của họ có thể chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của họ hay ở mức dưới trung bình. Các dịch vụ bưu điện, phương tiện truyền hình, phương tiện vận chuyển được đánh giá là các dịch vụ cung cấp tốt trong khi ngân hàng và lĩnh vực thông tin thì còn kém. Chí phí cho việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xuấtkhẩu trong các doanh nghiệp còn thấp, vì thiếu vốn, hầu hết các chi phí được dùng cho các dịch vụ bắt buộc phải làm, không thể tránh khỏi như phương tiện vận chuyển, ngân hàng và dịch vụ thanh toán. Việc sử dụng các dịch vụ mới như: nghiên cứu, thực nghiệm (R&D), chuyển giao công nghệ, marketing, thông tin thị trường và dịch vụ bảo hiểm với một quy mô vừa phải. Hiện nay, hệ thống các dịch vụ xuấtkhẩu được chiếm phần lớn bởi các công ty và cơ quan nhà nước do khả năng vốn, các mối quan hệ và kinh nghiệm của họ . Nhưng có thể nói rằng các dịch vụ hỗ trợ xuấtkhẩu nên là “ mảnh đất ” của khu vực tư nhân vì các doanh nghiệp tư nhân mặc dù không có lợi thế về vốn vàcác mối quan hệ với các bạn hàng và kinh nghiệm bằng các doanh nghiệp Nhà nước nhưng do các doanh nghiệp này tự đứng ra để hoạt động nên khả năng năng động, nhanh nhậy với sự phát triển và thay đổi của thị trường, chủ động đón trước các sự thay đổi đó để có thể đáp ứng được các nhu cầu trên thị trường thế giới, nhưng hiện nay sự hạn chế của hệ thống luật phápcủaVIệtNam vẫn chưa thể hiện được năng lực của chúng. 2.5. Cácchínhsách khuyến khích xuất khẩu: để làm giảm bớt tác động của cuộc khủng hoảng khu vực và đặc biệt là để khuyến khích các doanh nghiệp trong việc sản xuất phục vụ xuấtkhẩuChính phủ ViệtNam đã ban hành một số chínhsách để khuyến khích xuất khẩu, bên cạnh cácbiệnpháp mở rộng quyền kinh doanh để khai thác các khả năng của tất cả các khu vực kinh tế. Bao gồm: a. Khuyến khích xuấtkhẩu thông qua thuế: Việc sửa đổi Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998, tạo ra sự ưu đãi cho các ngành sản xuất hàng hóa xuấtkhẩu chủ lực. Theo Luật này thuế ưu đãi đưa ra cho sản phẩm xuấtkhẩuvà đầu tư kinh doanh là: * Các doanh nghiệp sản xuấtcác hàng hóa xuấtkhẩu chủ lực thuộc sự giúp đỡ dặc biệt của Luật có thể được hưởng thuế ưu đãi như giảm hay miễn thuế thu nhập (từ 2 đến 4 năm miễn thuế và từ 2 đến 7 năm giảm thuế, tùy thuộc vào từng trường hợp) * Hơn nữa, các doanh nghiệp đó có thể được hưởng một trong các sự ưu đãi cho thuế thu nhập xuấtkhẩu như: - Giảm 50% thuế thu nhập trong các trường hợp: + Trong năm đầu tiên thực hiện xuấtkhẩu trực tiếp. + Xuấtkhẩucác sản phẩm mới của công nghệ kinh tế riêng khác với các sản phẩm xuấtkhẩu trước. + Xuấtkhẩucác sản phẩm đến các nước và khu vực mới, khác với các thị trường trước. - Giảm 50% thuế thu nhập từ thu nhập thêm củacác doanh nghiệp trong trường hợp thu nhập xuấtkhẩucủa một năm cao hơn năm trước. - Giảm 20% thuế thu nhập từ các thu nhập thêm củacác doanh nghiệp trong các trường hợp: + Thu nhập xuấtkhẩu tăng thêm củacác doanh nghiệp đạt được nhiều hơn 50% tổng thu nhập. + Doanh nghiệp có thể làm ổn định thị trường xuấtkhẩuvà giá trị xuấtkhẩu trong ba năm liên tiếp. - Giảm 25% thuế thu nhập nếu doanh nghiệp đưa ra quá trình hoạt động các kế hoạch đầu tư của mình trong các khu vực kinh tế - xã hội khó khăn như trong điều khoản 1, 2, 3 của Luật khuyến khích đầu tư trong nước (danh sách B ) - Được miễn thuế thu nhập nếu doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch đầu tư của mình trong các khu vực kinh tế - xã hội khó khăn như trong điều khoản 1, 2, 3 của Luật khuyến khích đầu tư trong nước ( danh sách C ). - Hoàn lại thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thô, phụ hay bán thành phẩm để sản xuấtcác hàng hóa. - Hoãn thu thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thô đẻ sản xuất (hiện nay trong thời gian là 9 tháng). - Miễn thuế cũng được áp dụng cho các hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuấtkhẩu để khuyến khích dịch vụ loại này. c. Thành lập Quỹ thưởng xuất khẩu: Quỹ thưởng xuấtkhẩu được thành lập và hoạt động theo quyết định 764/QĐ-TTg 24/08/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của quỹ thưởng này bao gồm các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định củapháp luật: doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Hợp tác xã, Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để khuyến khích họ tham gia vào quá trình thay đổi của kết cấu xuấtkhẩucủa nước ta. Các phần thưởng cho các doanh nghiệp được dựa theo 5 tiêu chuẩn sau: * Xuấtkhẩu mặt hàng (hoặc một chủng loại của mặt hàng) sản xuất tại ViệtNam mà lần đầu tiên được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, và/ hoặc lần đầu tiên tiêu thụ dc ở thị trường mới có hiệu ủa ( xuấtkhẩu thu được vốn, có lãi) với kim ngạch đạt từ 100.000 USD/năm trở lên. * Mở rộng thị trường xuấtkhẩu đã có hoặc mở thêm các thị trường mới, có hiệu quả với mức kim ngạch xuấtkhẩu tăng trên 20%.so với năm trước, đối với các hàng hóa trong danh sáchcác sản phẩm được khuyến khích xuấtkhẩu theo hướng dẫn hàng nămcủa Bộ thương mại * Các mặt hàng xuấtkhẩu có chất lượng cao đạt huy chương tại các triển lãm - hội chợ quốc tế tổ chức ở nước ngoài hoặc được các tổ chức quốc tế về chất lượng hnàg hóa được cấp chứng chỉ hoặc xác nhận bằng văn bản. * Xuấtkhẩucác hàng hóa được gia công - chế biến bằng các nguyên vật liệu trong nước chiếm 60% trị giá trở lên hoặc xuấtkhẩucác mặt hàng thu hút nhiều lao động trong nước, như: hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông lâm thủy hải sản chế biến (như tương ớt, chuối sấy, thức ăn chế biến sẵn .), hàng may mặc (không kể hàng xuất theo hạn ngạch) với mức kim ngạch xuấtkhẩu đạt từ 10 triệu USD/ năm trở lên, riêng đối với các sản phẩm mỹ nghệ là từ 5 triệu USD/năm trở lên. * Xuấtkhẩucác hàng hóa không thuộc danh sách có hạn ngạch xuấtkhẩu hay nằm ngoài những mục tiêu kế hoạch được phân giao đạt kim ngạch từ 50 triệu USD mỗi năm. - Thực tiễn và sự hoạt động của Quỹ thưởng xuất khẩu: thuận chiều với sự gia tăng củaxuất khẩu, số doanh nghiệp được thưởng về xuấtkhẩu ngày một nhiều. Năm Số DN được khen thưởng Tổng số tiền (tỷ đồng) 1998 66 4,6 1999 106 6,2 2000 158 10,5 Nguồn: Bộ Thương mại. 5 tiêu chuẩn đặt ra xét thưởng đều có doanh nghiệp đạt được. Đó là 42 trường hợp được thưởng theo tiêu chuẩn 1: có mặt hàng mới, thị trường mới; 124 trường hợp được thưởng theo tiêu chuẩn 2: về tốc độ tăng trưởng; 5 đơn vị được thưởng theo tiêu chuẩn 3: hàng xuấtkhẩu đạt chất lượng xuất sắc; 49 trường hợp thưởng về tiêu chuẩn 4: xuấtkhẩucác mặt hàng đặc biệt khuyến khích; và tiêu chuẩn 5 về quy mô lớn có 10 doanh nghiệp đạt được. Theo mật độ đạt được các tiêu chuẩn, dẫn đầu là Công ty sản xuấtxuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội đạt cả 5 tiêu chuẩn, mức thưởng cao nhất. Xí nghiệp chế biến thủy sản súc sản xuấtkhẩu Cần Thơ dạt 4 tiêu chuẩn, 15 đạt 3 tiêu chuẩn, 35 doanh nghiệp đạt 2 tiêu chuẩn và 106 doanh nghiệp đạt 1 tiêu chuẩn. Bắt đầu từ năm 1999, có quy chế khen thưởng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), năm 2000 cũng có 8 doanh nghiệp thuộc loại hinh này được thưởng. Kinh nghiệm củacác doanh nghiệp được thưởng là trên mặt trận xuấtkhẩu ở nước ta, bên cạnh các doanh nghiệp lớn, có truyền thống là khá đông các doanh nghiệp với số vốn không lớn, quy mô vừa phải, kinh nghiệm chưa nhiều, thị phần khiêm tốn, nhưng nếu biết tìm tòi sáng tác mẫu mã mới, mạnh dạn đầu tư đúng hướng, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, kiểm định nghiệm thu sản phẩm, sôi sục tìm bạn hàng, khai phá thị trường xa, thiết lập quan hệ tín nhiệm, bền vững . sẽ biến cơ hội thành hiện thực. d. Hỗ trợ xuấtkhẩu bằng tín dụng, lãi suất. Các sản phẩm xuấtkhẩu chủ lực vàcác doanh nghiệp thưong mại có thể được hỗ trọ từ quỹ Hỗ trợ xuất khẩu, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, các quỹ đầu tư phát triển: cung cấp các tín dụng [...]... trong các ngành đòi hỏi nhiều vốn và công nghệ bởi vì khoảng cách trong trình độ phát triển hiện nay - Các nước ASEAN chủ yếu xuấtkhẩu sang các thị trường cũng là các thị trường mục tiêu củaViệt Nam, vì vậy sự cạnh tranh về hàng hóa củacác nước đó tại các thị trường này là một khó khăn lớn đối với chúng ta Mỹ, một mặt, là thị trường xuấtkhẩu lớn nhất củacác nước ASEAN, ASEAN xuất khẩu sang Mỹ các. .. 60% thương mại thế giới Đối với Việt Nam, mặc dù khu vực đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể cho tổng giá trị xuấtkhẩucủa nước ta (bảng 5), sự góp phần củacác công ty đa quốc gia vẫn bị hạn chế Mặt khác, nếu các công ty đó đầu tư vào ViệtNam thì các sản phẩm củaViệtNam sẽ được xuấtkhẩu sang các thị trường với nhãn mác của mình Vì vậy, hàng hóa củaViệtNam vẫn chưa co được danh tiếng trên... hỗ trợ xuất khẩu: mọi thành phần kinh tế đều được vay Quỹ hỗ trợ xuấtkhẩu có ý nghĩa rất quan trọng, là một trong các công cụ củaChính phủ nhằm thúcđẩy phát triển kinh tế trong năm nay vàcácnăm sau Theo số liệu thống kê, xuấtkhẩu đóng góp đến 45% GDP Mặt khác nếu không xuất khẩu, không chen chân vào thị trường thế giới thì khi hội nhập ViệtNam sẽ ở thế bị động, trở thành thị trường củacác nước... quan trọng của hệ thống kênh phân phối ở nước ngoài Vì vậy, do việc thiếu hệ thống các kênh phân phối trong các thị trường mục tiêu nên các hàng hóa của chúng ta vẫn phải xuấtkhẩu qua các thị trường trung gian Ví dụ: sản phẩm quần áo thường xuyên được xuấtkhẩu thông qua các nước trung gian Nói cách khác các quần áo của chúng ta được nhập khẩu đến các thị trường qua các trung gian của họ là các thị trường... khí Các máy móc, xe máy, các công cụ máy móc cỡ nhỏ và một vài sản phẩm khác làm ở ViệtNam được xuấtkhẩu sang Đài Loan để tái xuấtkhẩu sang các thị trường mục tiêu Vì vậy mặc dù giá bán củacác sản phẩm tại các thị trường mục tiêu khá cao nhưng giá xuấtkhẩu thấp hơn nhiều bởi vì thiếu một hệ thống kênh phân phối ở các thị trường nước ngoài Đây cũng là một nhân tố làm giảm sức cạnh tranh của các. .. ĐỘ TĂNG TRƯỞNG XUẤTKHẨUGIAIĐOẠN 1986 - 2000 Đơn vị tính: % Nguồn: số liệu bảng 1 2 Thị trường xuấtkhẩu đã có những thay đổi khá lớn (bảng 2) trong đó kim ngạch xuấtkhẩu sang các nước châu Á tăng nhanh Giaiđoạn 1986-1990 tỷ trọng hàng xuất khẩucủaViệtNam sang các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa vẫn chiếm ưu thế lớn như: thị trường Liên Xô chiếm từ 64 - 78% kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo... đối với ViệtNam Hơn nữa để nhập khẩucác khoáng sản và nguyên liệu thô từ các nước ASEAN, Nhật Bản cũng là thị trường nhập khẩu cho các sản phẩm đòi hỏi nhiều vốn được sản xuất ở các nước ASEAN như: hoá chất vàcác sản phẩm chế tạo khác Hiện nay, Nhật Bản là nhà nhập khẩu lớn nhất củaViệtNam về giá trị xuấtkhẩu mặc dù hiệp định thương mại giữa hai nước vẫn chưa được ký kết Nhưng để giữ và tăng... thể thấy rằng hầu hết các hàng hóa xuấtkhẩu chủ lực củaViệtNam sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm của Trung Quốc trên thị trường thế giới Hai thị trường xuấtkhẩu lớn nhất và chủ yếu của Trung quốc là Nhật Bản và Mỹ đặc biệt giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ có sự tăng lên mạnh mẽ Như Trung Quốc, đó cũng là các thị trường quan trọng và chủ yếu củaViệtNam Vì vậy, việc Trung Quốc gia nhập... 1998 (trong đó xuấtkhẩu hàng công nghiệp nặng và khoáng sản là 2609 triệu USD và hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp là 3427,6 triệu USD) (bảng 4) III NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ THÁCH THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨUCỦAVIỆTNAM 1 Cơ chế quản lý chưa đầy đủ, chínhsách chưa phù hợp Cácchínhsáchcủa chúng ta còn thiếu sự ổn định và rõ ràng, vì vậy làm giảm sự khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp... Ngân hàng Đầu tư và Phát triển vàcác ngân hàng thương mại quốc doanh bảo lãnh hoặc cho vay tín dụng xuất khẩu, kể cả cho vay mua hàng xuấtkhẩuvà cho vay đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất hàng xuấtkhẩu Nếu các ngân hàng này không đủ vốn để cho vay thì Ngân hàng Nhà nước ViệtNam có trách nhiệm cho các ngân hàng nói trên vay tái cấp vốn theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam Riêng đối với . CÁC CHÍNH SÁCH BIÊN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986- 2000 I. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP MÀ NHÀ NƯỚC TA ĐÃ VÀ. chính sách xuất khẩu. Với nghị định 40/NĐ-CP ngày 07/02/1980 của Chính phủ về quy định một số chính sách và biện pháp khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu,