1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÁN NHÂN TẠO CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO TRONG NHỮNG NĂM QUA

27 352 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 75,72 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÁN NHÂN TẠO CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO TRONG NHỮNG NĂM QUA. I-/ ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ - TỔ CHỨC - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN ƯPHẨM CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO. 1-/ Sơ lược về quá trình hình thành, phát triển của Công ty chế biến ván nhân tạo. a, Lịch sử hình thành. Từ 1993 trở về trước, trong Liên hiệp khoa học sản xuất thiết kế và xây dựng công trình lâm nghiệp có hai xí nghiệp chế biến lâm sản là: + Xí nghiệp chế biến lâm sản Việt Trì + Xí nghiệp mộc và trang trí nội thất. Tình hình sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp lúc đó sa sút, gần như xí nghiệp hoạt động bởi những nguyên nhân sau: - Xí nghiệp mộc và trang trí nội thất: với nhà xưởng tồi tàn, thiết bị sản xuất lạc hậu, sản phẩm sản xuất đơn chiếc, cộng với việc thực hiện theo chỉ thị 90 của Chính phủ (từ việc xuất khẩu nguyên liệu chuyển sang chế biến thành hàng hoá) sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng bởi chất lượng thấp. Vì thế mà sản lượng sản xuất hàng năm không đáng kể. - Xí nghiệp chế biến lâm sản Việt Trì có hai dây chuyển sản xuất ván dăm và ván sồi ép được các nước bạn là Nam Tư và Trung Quốc viện trợ trước đây so với bây giờ đã quá cũ kỹ, lạc hậu, không đồng bộ. Vì vậy, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, phải chuyển sang mặt hàng khác, nhưng tiêu thụ vẫn chậm. Do vậy sản lượng hàng năm của xí nghiệp đạt thấp; thiết bị không được khấu hao do kinh doanh thường bị lỗ. Trước tình hình đó, lãnh đạo Liên hiệp đặt vấn đề và không thể khoanh tay ngồi nhìn để dẫn tới giải thể, phải tìm hướng phát triển mới dựa trên xu hướng sử dụng đa dạng hoá các sản phẩm ván nhân tạo bằng gỗ rừng trồng và gỗ tận dụng trên thế giới ngày càng phát triển, thay thế dần nguồn gỗ rừng tự nhiên đang ngày một kiệt quệ. Trong tình hình hiện nay và trong tương lai không xa, các sản phẩm ván nhân tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và trong nền kinh tế quốc dân bởi vì: 1 1 - Ván nhân tạo có đặc tính ưu việt là không cong vênh, không nứt nẻ, mối mọt, sản xuất được tấm lớn, rất thông dụng trong lĩnh vực đồ mộc và trang trí nội thất, nguyên liệu chủ yếu là gỗ rừng trồng và gỗ tận dụng. - Ván nhân tạo sẽ thay thế dần các sản phẩm bằng gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt, góp phần bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái. Trên cơ sở định hướng đúng được thế mạnh của việc phát triển sản xuất và sử dụng những sản phẩm từ ván nhân tạo ở nước ta trong tương lai. Liên hiệp đã mạnh dạn lập dự án đầu tư đồng bộ, cải tạo phục hồi, bổ sung và xây dựng mới các dây chuyền sản xuất ván nhân tạo. Đến tháng 6/1994 các dây chuyền ván sợi, trang trí bề mặt và đồ mộc ván nhân tạo đã sản xuất thử để hoàn chỉnh công nghệ và đào tạo công nhân bắt đầu từ năm 1995 tất cả các dây chuyền đã ổn định và đi vào hoạt động sản xuất. Do sự thay đổi của tổ chức ngành lâm nghiệp, thành lập tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam, khâu chế biến lâm sản của liên hiệp được Bộ lâm nghiệp cho phép thành lập Công ty chế biến ván nhân tạo theo quyết định số 568/TCQĐ ngày 31 tháng 8 năm 1995 là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (tên giao dịch quốc tế Licola). b, Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty chế biến ván nhân tạo. Theo giấy pháp kinh doanh số 109943 được Uỷ ban kế hoạch thành phố Hà Nội cấp ngày 03 - 10 - 1995. Công ty chế biến ván nhân tạo sản xuất kinh doanh các mặt hàng chính phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước: - Sản xuất các loại ván nhân tạo: ván dăm, ván sợi ván ghép thanh tre luồng ghép. - Trang trí bề mặt các loại ván nhân tạo. - Sản xuất các loại đồ mộc và trang trí nội thất. - Kinh doanh và xuất nhập khẩu các mặt hàng lâm sảntrang trí nội thất. c, Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ lao động của Công ty. * Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Để tồn tại và phát triển thì đồng thời với các hoạt động kinh doanh phải tiến hành các hoạt động quản lý, do vậy cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty chế biến ván nhân tạo được hình thành và hoạt động theo sơ đồ sau. 2 2 GIÁM ĐỐC CÔNG TY PGĐ phụ trách hành chính, kỹ thuậtKế toán trưởng PGĐ phụ trách kinh doanhCác giám đốc các xí nghiệp trực thuộc Trưởng phòng tổ chức hành chínhTrưởng phòng kỹ thuật công nghệPhòng kế toán tài chínhTrưởng phòng kế hoạch kinh doanh Trưởng phòng xuất nhập khẩuTrưởng phòng trung tâm và dịch vụ thương mại Các khối sản xuất kinh doanh, dịch vụ Xí nghiệp ván nhân tạo Việt Trì Xí nghiệp Điện biên Thanh Hoá Xí nghiệp mộc và trang thí nội thấtXí nghiệp trang trí bề mặt trung văn Mô hình tổ chức quản lý: - Đứng đầu Công ty là Giám đốc Công ty, giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp và cao nhất đối với cấp trên trong mọi lĩnh vực hoạt động của Công ty, là người đại diện cho Công ty trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác giám đốc là người có quyền ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó giám đốc phụ trách kinh doanh là người có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các hoạt động kinh doanh của Công ty. Trực thuộc sự quản lý của Phó giám đốc phụ trách kinh doanh là các phòng: Phòng kế hoạch, phòng xuất nhập khẩu, phòng trung tâm tiếp thị, và dịch vụ, thương mại. - Phó giám đốc phụ trách hành chính, kỹ thuật: là người có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực kỹ thuật, xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, quý, năm, quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty theo phân cấp của Giám đốc Công ty, đồng thời giúp giám đốc Công ty và hướgn dẫn các đơn vị thành viên thực hiện các chế độ tuyển dụng, sử dụng lao động tiền lương và các chế độ tuyển dụng, sử dụng lao động tiền lương và các chế độ chính sách khác với người lao động theo đúng thể chế hiện hành. Trực thuộc sự quản lý của phó giám đốc phụ trách hành chính, kỹ thuật là các phòng, phòng tổ chức hành chính, phòng kỹ thuật công nghệ. - Kế toán trưởng là người giúp giám đốc về công tác kế toán, thống kê, hạch toán của Công ty, là người thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm 3 3 theo đúng chế độ kế toán trưởng do Nhà nước quy định. Trực thuộc sự quản lý của kế toán trưởng là phòng kế toán tài chính. - Các phó giám đốc các xí nghiệp trực thuộc chịu sự quản lý của giám đốc Công ty, là những người có quyền ra các quyết định, có thể tự mua nguyên vật liệu, tự sản xuất theo công nghệ kỹ thuật riêng, tự thành lập hệ thống tiêu thụ cho xí nghiepẹ trực thuộc mình quản lý. - Phòng kỹ thuật giúp giám đốc Công ty quản lý, xây dựng áp dụng và kiểm tra công tác khoa học, công nghệ và tiến bộ kỹ thuật của công ty và các đơn vị thành viên, đồng thời giúp giám đốc quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Phòng hành chính: tham mưu cho giám đốc thông qua phó giám đốc phụ trách hành chính về công tác lao động, quản lý, sử dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên, quỹ tiền lương, tiền thưởng định mức lao động. - Phòng kế hoạch tham mưu cho giám đốc qua Phó giám đốc phụ trách kinh doanh về kế hoạch thu mua vật tư, kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm . - Phòng xuất nhập khẩu tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế. Giải quyết các thủ tục trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế. - Phòng trung tâm tiếp thị và dịch vụ thương mại giúp giám đốc tìm hiểu nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để chuẩn bị kế hoạch kinh doanh sản xuất của Công ty phù hợp với thị trường, hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch (quý năm) và tổng hợp xây dựng kế hoạch của toàn Công ty trình giám đốc phê duyệt, nghiên cứu xác định, điều chỉnh khoán giá khoán cho các thời điểm khác nhau trong năm theo cơ chế thị trường, hướng dẫn các xí nghiệp thực hiện hợp đồng kinh tế và tiêu thụ sản phẩm theo phân cấp của Giám đốc Công ty, theo dõi kiểm tra hướng dẫn các đơn vị trực thuộc giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh (mà bản thân các đơn vị không tự giải quyết được). - Phía dưới các phòng ban là các xí nghiệp trực thuộc. Các xí nghiệp này hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập trong phạm vi của mình các xí nghiệp có thể tự mua nguyên vật liệu, tự sản xuất theo công nghệ kỹ thuật riêng, tự thành lập hệ thống tiêu thụ. Tuy vậy hàng năm cứ căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty, các xí nghiệp được giao một phần nhiệm vụ sản xuất đó. Điều này cho chúng ta thấy được hẳn nhiệm vụ cơ bản của xí nghiệp thành viên là: 4 4 một mặt hoàn thành kế hoạch sản xuất do Công ty giao cho, một mặt vẫn đáp ứng nhu cầu sản phẩm của thị trường. Đây là hướng đi mới của Công ty trong việc từng bước gắn người sản xuất với thị trường và hướng việc sản xuất theo thị trường. * Về đội ngũ lao động của Công ty chế biến ván nhân tạo. Công ty chế biến ván nhân tạo là một doanh nghiệp Nhà nước, có đội ngũ cán bộ, công nhân khá đông đảo. Từ khi chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, Công ty đã mạnh dạn đổi mới sắp xếp lại sản xuất lao động. Tuy nhiên, đội ngũ công nhân trẻ tuy được bổ sung song còn ít và được đào tạo chưa hoàn chỉnh. Số công nhân lớn tuổi khá đông, có phần hạn chế về sức khoẻ và trình độ chưa theo lập được những yêu cầu và đòi hỏi của một nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Số lượng lao động của Công ty biến đổi tăng, giảm theo từng năm. Điều đó tuỳ thuộc vào công nghệ sản xuất của máy móc, trình độ kỹ thuật của công nhân và bộ máy quản lý, quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, đạt kết quả cao hay thấp. Bằng các biện pháp hợp lý đúng đắn đúng chế độ, chính sách Công ty đã giảm được một số lượng lớn lao động thừa không cần thiết, các phòng ban được sắp xếp tinh giản, gọn nhẹ. Năm 1999 số lượng lao động là 581 đến 2001 còn là 496 cán bộ công nhân viên. Về cơ cấu lao động của Công ty được biểu hiện qua bảng sau: 5 5 BIỂU 1 - CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO. STT Phân loại Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số lượng % so với tổng số Số lượng % so với tổng số Số lượng % so với tổng số 1. Tổng số lao động 581 100 565 100 496 100 2. Theo giới tính - Nam 395 68 390 69 312 62,9 - Nữ 186 32 175 31 184 37,1 3. Theo trình độ - ĐH và trên ĐH 35 6 41 7,2 50 10,1 - Trung cấp 19 3,3 21 3,7 25 4 - PTTH 527 90,7 503 89,1 421 85,9 4. Hình thức làm việc - Trực tiếp 475 81,8 465 82,3 409 82,5 - Gián tiếp 106 18,2 100 17,7 87 17,5 Nhìn vào cơ cấu lao động của Công ty chúng ta có nhận xét như sau: - Đội ngũ lao động Công ty đã áp dụng các chính sách, biện pháp hợp lý để tinh giản số lượng lao động thừa. Con số biến đổi khá lớn chỉ qua hai năm 1999 số lao động của toàn Công ty là 581 người, cho đến 2001 là 496 người. - Chất lượng lao động đang dần dần được cải thiện từ chỗ số lượng lao động có trình độ Đại học và trên đại học là 6% năm 1999 tăng lên 10,1% năm 2001. Điều đó phản ánh Công ty đã tăng cường các biện pháp vừa giảm lao động thừa nhưng lại vừa chú ý bổ sung những lao động có trình độ cao để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Đội ngũ lao động trực tiếp, gián tiếp cũng thay đổi theo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Số lượng lao động gián tiếp liên tục giảm qua các năm từ 106 người vào năm 1999 xuống còn 87 người năm 2001. Trong khi đó đội ngũ lao động trực tiếp lại tăng lên từ 81,8% năm 1999 nên 82,5% năm 2001. Tuy vậy, để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Công ty cũng cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn lao động và phân bổ nguồn lao động hợp lý hơn nữa, bởi Công ty có tồn tại và phát triển hay không điều đó phụ thuộc nhiều vào đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty. 6 6 Gỗ rừng trồngGỗ tận dụngĐóng đồ mộc trang trí nội thất Gia công thô băm nghiền Trang trí bề mặt ván Gia công tinh vào hoá chất hơi Cắt xén đánh bóng ván Trải thảm định hình ván Ép bóng 2-/ Những đặc điểm về kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, tới duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. a, Về máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất của Công ty chế biến ván nhân tạo. Năm 1979, được sự giúp đỡ của các nước bạn là Trung Quốc, Nam Tư, ngay từ những ngày đầu thành lập vì thế mà máy móc của Công ty đang đi vào đã hư hỏng. Sau nhiều năm sử dụng Công ty đã từng bước thay thế mới, bổ sung các máy móc hiện đại để dần nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động bằng cách thay thế dần các loại máy móc cũ bằng các loại máy tự động và bán tự động của Trung Quốc, Việt Nam. Hiện nay Công ty có dàn máy thiết bị vào dạng hiện đại nhất trong ngành chế biến lâm sản ở Việt Nam. Về công nghệ sản xuất của Công ty: Công nghệ sản xuất các sản phẩm ván nhân tạocông nghệ khép kín từ khâu sơ chế qua khâu chế biến. Công nghệ của Công ty chưa mang tính đồng đều giữa các sản phẩm, cần phải thay thế dần những công nghệ cũ, lạc hậu bằng những công nghệ hiện đại hơn. Thiết bị máy móc và công nghệ hiện đại sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường về sản phẩm của Công ty, nó góp phần không nhỏ trong quá trình thay đổi mẫu, chất lượng, số lượng . Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất ván nhân tạo và bảng liệt kê số máy móc thiết bị của Công ty chế biến ván nhân tạo. 7 7 BIỂU 2 - BẢNG LIỆT KÊ SỐ MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO ST T Tên máy móc, thiết bị Nước sản xuất Năm chưa vào sử dụng Nguyên giá 1 Dây chuyển sản xuất ván dăm Nam Tư 1979 2.453.177.925 2 Dây chuyền sản xuất ván sợi ép Trung Quốc 1993 3.528.223.287 3 Máy cưa đĩa Φ 700 Việt Nam 1980 1.541.000 4 Máy cưa cắt ngang Việt Nam 1980 22.801.000 5 Máy tiện gỗ 83 Việt Nam 1988 3.708.028 6 Máy tiện gỗ Trung Quốc 1988 3.635.910 7 Máy tiện kim loại C620 Trung Quốc 1980 38.746.400 8 Máy tiện kim loại Σ32K Trung Quốc 1980 14.609.200 9 Máy bào kim loại B665 Trung Quốc 1980 4.832.000 10 Máy phay kim loại Trung Quốc 1980 14.893.200 11 Máy cưa kim loại Trung Quốc 1980 5.451.264 12 Bặm ép thuỷ lực bằng tay. Trung Quốc 1980 4.200.000 13 Máy hàn điện 1 chiều AT 320 Trung Quốc 1980 6.126.848 14 Palăng điện Trung Quốc 1980 473.258 15 Máy mài hai đá Việt Nam 1980 759.500 16 Máy ngắt đầu nguồn Việt Nam 1979 7.562.612 17 Máy đùn gạch Việt Nam 1980 612.000 18 Máy nấu keo 2 tấn Việt Nam 1998 64.604.241 19 Máy cưa vòng lượn Việt Nam 1994 1.675.860 b, Về nguyên vật liệu của Công ty chế biến ván nhân tạo. Đặc điểm chủ yếu của nguyên vật liệu sản xuất của Công ty là tính đa dạng và phức tạp. Nó được thể hiện qua đặc thù của các sản phẩm gỗ. Đó là sự kết hợp phức tạp của các nguyên vật liệu, các yếu tố hoá học. Nguyên liệu chủ yếu của Công ty bao gồm: * Đối với ván dăm bao gồm các loại nguyên vật liệu sau: - Gỗ nguyên liệu (bạch đàn, bồ đề). - Keo Ure quy khô. 8 8 - Than cục số 2. - Giấy nháp các loại. * Đối với ván sợi ép. - Gỗ bồ đề, gỗ bạch đàn, dổi. - Keo Phênol - Axit tôreich. - Amôniắc - Paraphin - Phèn chua. - Than cám. * Nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho Công ty từ hai nguồn chính sau: - Nguồn trong nước: Các loại gỗ, gỗ rừng trồng và gỗ tận dụng được nhập từ các tỉnh miền Bắc là chủ yếu như các loại gỗ bạch đàn, bồ đề, gỗ thông bào, gỗ dổi . hàng năm để đáp ứng cho việc sản xuất Công ty phải nhập khoảng 13.500 m 3 gỗ các loại được phân ra làm nhiều loại. Các loại gỗ chủ yếu (gỗ rừng trồng 50% = 6800 m 3 , gỗ tận dụng 50% = 6700 m 3 ) được thu mua từ các hộ nông dân trồng rừng, các lâm trường thuộc Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Bắc Thái, Hà Bắc . do đó mà quá trình thu mua nguyên vật liệu sản xuất không theo một vị trí cụ thể nhất định mà nan toả ra nhiều địa bàn khu vực rộng. Điều này gây không ít khó khăn cho công tác thu mua, vận chuyển, bốc dỡ và làm tăng các khoản chi phí bất thường. Tuy nhiên, có những khó khăn như vậy song cũng có thuận lợi là Công ty liên hệ trực tiếp với bên cung cấp nguyên liệu, không phải qua các trung gian. Vì thế mà giá mua các loại nguyên vật liệu sản xuất không cao và được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con trồng rừng. - Nguồn nhập khẩu: Hầu hết các nguyên liệu quan trọng của ngành đều phải nhập từ nước ngoài chủ yếu từ các nước Hồng Kông, Nhật, Singapore . Các loại vật liệu được nhập từ nước ngoài gồm có: + Keo Ure quy khô. + Keo phênol + Axit tonêích + Paraphin + Phèn chua 9 9 + Amôniắc. Chính do Công ty thường xuyên nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài nên phải phụ thuộc vào các nhà cung ứng, dễ bị gây sức ép, kế hoạch sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào thời gian nhập khẩu, thị trường cung ứng. Tuy có những khó khăn như vậy nhưng trong quá trình nhập, Công tynhững thuận lợi như nhập khẩu với khối lượng lớn, giá cả rẻ hơn và không phải trả chi phí trung gian. Điều này đòi hỏi quản lý vật tư của Công ty bộ phận tiếp liệu của Công ty phải nhanh nhạy kịp thời phục vụ cho sản xuất. BIỂU 3 - KẾT QUẢ NHẬP KHẨU NĂM 1999, 2000, 2001 STT Tên vật tư Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Keo Ure quy khô kg 200149 132699 77390 2 Keo phê nol kg 100173,52 51228,48 68304,64 3 Axit tonêích kg 1382,33 706,92 942,56 4 Paraphin kg 7123,54 3642,96 4857,28 5 Phèn chua kg 49955,59 25547,16 34062,88 6 Amôniắc kg 746,66 381,84 509,12 Qua bảng liệt kê các loại vật tư nhập khẩu các năm của Công ty. Nếu ta đem so các loại nguyên vật liệu mà Công ty nhập về với các loại nguyên liệu mà Công ty dùng để sản xuất hai loại ván nhân tạo thì ta thấy Công ty còn nhập quá nhiều các loại nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất trong khi với mức thuế nhập khẩu còn cao. Chính vì nguyên nhân này cũng sẽ là một trong các nguyên nhân làm cho giá thành của sản phẩm sản xuất ra tăng lên, làm ảnh hưởng đến vấn đề tiêu thụ của Công ty. Để giảm được giá thành sản phẩm Công ty cần tìm các nguồn cung cấp trong nước. Nhằm giảm bớt được các khoản chi phí khác như thuế nhập khẩu, vận chuyển, . Từ đó mà hạ giá thành sản phẩm, nâng thị phần của Công ty. c, Thị trường tiêu thụ sản phẩm ván nhân tạo của Công ty chế biến ván nhân tạo hiện nay. Như chúng ta đã biết do xu hướng sử dụng đa dạng hoá các sản phẩm được chế tạo từ gỗ rừng đang ngày càng phát triển trên thế giới, đặc biệt là trong những năm gần đây đã gây ra một hậu quả hết sức nặng nề là nguồn gỗ rừng tự nhiên đang ngày càng trở nên khan hiếm, kiệt quệ bởi bị khai thác quá mức. Trước tình hình đó, để đáp lại nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như ngoài nước, Công ty chế biến ván nhân tạo ra đời, góp phần vào việc đáp ứng 10 10 [...]... tiêu dùng ưa chuộng Các nhược điểm của sản phẩm ván nhân tạo do Công ty sản xuất và các sản phẩm khác thuộc Công ty cộng với sự phát triển ngày càng mạnh của các sản phẩm thay thế, các loại ván ngoại nhập do nước ngoài sản xuất đã gây không ít khó khăn cho thị phần của Công ty trên thị trường tiêu thụ sản phẩm ván nhân tạo Hiện nay thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty vẫn là các tỉnh miền Bắc như Hà... Đến nay Công ty đã cải tạo dây chuyền và cho ra loại ván đúng kích cỡ với mẫu quốc tế Vì thế sản phẩm ván nhân tạo của Công ty cũng đang dần chiếm lại thị trường - Về giá cả của sản phẩm ván nhân tạo: Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty Giá cả ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Chất lượng sản phẩm thấp... sản xuất Trước tình hình này, Công ty đã chủ động tận dụng máy ép chuyển sang sản xuất cót ép Đến 1994 Công ty phải tổ chức đại tu phục hồi thiết bị đưa vào sản xuất ván dăm thô từ 1995 trở lại đây Bước đầu các sản phẩm ván dăm, ván sợi ép đã chiếm được thị trường Một số mặt hàng tiêu thụ chủ yếu của Công ty chế biến ván nhân tạo và sự biến động của các sản phẩm qua các năm 17 17 BIỂU 6 - CÁC SẢN PHẨM... TỔNG SẢN LƯỢNG Qua bảng biểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta thấy chiều hướng sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi mặc dù Công ty đã có nhiều biện pháp củng cố, hỗ trợ cho sự tiêu thụ sản phẩm Điều đó được phản ánh qua các chỉ tiêu - Về giá trị sản lượng biến đổi qua các năm do nhiều nguyên nhân tác động: Năm 1999 là năm thứ hai Công ty chế biến ván. .. triển, đã tạo ra cho Công ty những khó khăn về vấn đề tiêu thụ Những khó khăn đó được phản ánh qua sự biến động về sản lượng tiêu thụ hàng năm của Công ty Từ 2121,6 m 3 ván dăm vào năm 1999 giảm xuống còn 1621,8 m3 vào năm 2001 Tuy mức tiêu thụ ván sợi có tăng lên từ 688,45 m3 năm 2000 nên 866,2 m3 năm 2001, nhưng mức tiêu thụ vẫn chưa cao Nếu tính ra tỷ lệ % thì vẫn dăm sụt giảm 49,1% của năm 2000... Tuy nhiên công ty cũng cần phải đẩy mạnh có các biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ % doanh số bán tại các tỉnh này trong tổng doanh số bán, mở rộng thị trường tiêu thụ về sản phẩm ván nhân tạo rộng hơn nữa Qua phân tích trên ta thấy vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty còn là một vấn đề hết sức nan giải Phân tích về khả năng cạnh tranh của sản phẩm của Công ty trên thị trường trong những năm qua ta thấy:... tranh của hàng ngoại và các sản phẩm thay thế làm cho sự tiêu thụ của Công ty bị chững lại Một số mặt hàng tiêu thụ chính của Công ty vẫn là các loại ván nhân tạo, và từ các loại ván đó Công ty cho ra các sản phẩm đồ mộc, được sản xuất tại xí nghiệp mộc và trang trí nội thất Ngoài ra Công ty còn kinh doanh một số mặt hàng khác phục vụ đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng BIỂU 4 - MỘT SỐ KẾT QUẢ TIÊU THỤ... đã ảnh hưởng lớn tới toàn Công ty và xí nghiệp ván Việt Trì đã ngừng sản xuất gồm 1 tháng để khắc phục vào năm 2001 Vì những nguyên nhân đó đã làm cho lợi nhuận của Công ty từ chỗ có lãi dẫn tới việc bị thua lỗ lớn 16 16 b, Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm ván nhân tạo của Công ty chế biến ván nhân tạo Mặc dù Công ty đã có bề dày về lịch sử (thành lập chính thức vào năm 1979) và có vị trí khá... 2000 so với 2001 Năm 2001 do áp dụng một số biện pháp nên đã thúc đẩy được vấn đề tiêu thụ và tăng mức tiêu thụ ván dăm nên tới 50% so với năm 2000 Tốc độ tiêu thụ ván sợi ép ngày càng tăng qua các năm tăng 25,8% vào năm 2001 Sở dĩ ván sợi ép tiêu thụ tăng đều và ổn định hơn ván dăm là vì sản phẩm của Công ty phải cạnh tranh với sự nhập khẩu ồ ạt qua nhiều đường về sản phẩm ván dăm của các nước Indonesia,... tiêu thụ ván nhân tạo của Công ty trong những năm qua a, Những ưu điểm cần phát huy Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra trong mấy năm qua không mấy thuận lợi, nhưng Công ty đã có định hướng đúng đắn trong sản xuất kinh doanh cũng như về các chiến lược phát triển phù hợp với chủ trương của Nhà nước Sản phẩm của Công ty cũng đã và đang chiếm dần thị phần và tạo dựng được chỗ đứng . phố Hồ Chí Minh 6 II-/ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ VÁN NHÂN TẠO CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO. 1-/ Kết quả tiêu thụ sản phẩm những năm qua. a, Kết quả cụ thể THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÁN NHÂN TẠO CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO TRONG NHỮNG NĂM QUA. I-/ ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ -

Ngày đăng: 30/10/2013, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4. Hình thức làm việc - THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÁN NHÂN TẠO CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO TRONG NHỮNG NĂM QUA
4. Hình thức làm việc (Trang 6)
BIỂU 2- BẢNG LIỆT KÊ SỐ MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO  - THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÁN NHÂN TẠO CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO TRONG NHỮNG NĂM QUA
2 BẢNG LIỆT KÊ SỐ MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO (Trang 8)
Qua bảng liệt kê các loại vật tư nhập khẩu các năm của Công ty. Nếu ta đem so các loại nguyên vật liệu mà Công ty nhập về với các loại nguyên liệu mà Công ty dùng để sản xuất hai loại ván nhân tạo thì ta thấy Công ty còn nhập quá nhiều các loại nguyên vật - THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÁN NHÂN TẠO CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO TRONG NHỮNG NĂM QUA
ua bảng liệt kê các loại vật tư nhập khẩu các năm của Công ty. Nếu ta đem so các loại nguyên vật liệu mà Công ty nhập về với các loại nguyên liệu mà Công ty dùng để sản xuất hai loại ván nhân tạo thì ta thấy Công ty còn nhập quá nhiều các loại nguyên vật (Trang 10)
BIỂU 6- CÁC SẢN PHẨM TIÊU THỤ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SẢN PHẨM QUA CÁC NĂM  - THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÁN NHÂN TẠO CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO TRONG NHỮNG NĂM QUA
6 CÁC SẢN PHẨM TIÊU THỤ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SẢN PHẨM QUA CÁC NĂM (Trang 18)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w