ĐỀ CƯƠNG ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN 1 .Quan niệm về cảnh quan Quan niệm bergel(1931) cảnh quan địa lý là tập hợp hay nhóm các sự vật hiên tượng trong đó dặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất ,lớp phủ thực vật,lớp động vật cũng như hoạt động của con người hòa trộn với nhau một v=cách có hệ thông hòa hợp lặp lại 1 cách điển hình trên 1 đới nhất định nào đó của trái đất Quan niệm IXATSENKO(1991) cảnh quan là 1 hệ địa thống nhất về mặt phát sinh ,đồng nhất các dấu hiệu địa đới và phi địa đới bao gồm 1 tập hợp đặc trưng các hệ địa lien kết bậc thấp Quan điểm X.V Kalexnik(1959) cảnh quan địa lý là 1 bộ phận của bề mặt đất ,về mặt định tính khác hẳn các bộ phận khác được bao bọc bởi những ranh giới tự nhiên và là các tập hợp các đối tượng ,hiện tượng tác động lẫn nhau 1 cách có quy luật và thống nhất trong bản thân nó được biểu hiện 1 cách điển hình trên 1 không gian rộng lớn và có quan hệ không tách rời về 1 mặt vs lớp vỏ địa lý. Quan điểm Vũ Tự Lập(1976) cảnh quan địa lý là 1 địa tổng thể được phân hóa ra trong phạm vi 1 đới ngang ở đồng bằng và 1 đai cao ở miền núi có 1 cấu trúc thẳng đứng thống nhất về nền địa chất ,về kiểu hình ,kiểu thủy văn ,về đại tổ hợp thổ nhưỡng,và đại tổ hợp thủy văn và bao gồm 1 tập hợp có quy luật của những dạng địa lý và những động vật có cấu tạo nhỏ khác theo 1 cấu trúc ngang đồng nhất. Cảnh quan địa lý là địa tổng thể được tạo bởi từ tác động tương hỗ có quy luật của các nhân tố tự nhiên và tác động của con người. 2.Cấu trúc của cảnh quan Là sự tổ hợp sắp xếp của các thành phần cấu tạo cảnh quan theo không gian và thời gian. Cấu trúc thời gian là cấu trúc động lực .cấu trúc chức năng không gian là cấu trúc đứng và ngang. +cấu trúc thẳng đứng là sự sắp xếp các nhân tố thành tạo cảnh quan theo chiều thẳng đứng tạo nên cấu trúc phân tầng của cảnh quan dưới cùng nền địa chất ,kiểu địa hình trên là kiểu thổ nhưỡng thủy văn,thảm thực vật trên cùng là đối lưu. Cấu trúc đứng thể hiện sự phân bố theo tầng của các thành phần địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn, sinh vật và khí quyển theo chiều từ dưới lên trên. Cấu trúc