1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM AM - HẢI PHÒNG

10 607 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 71,62 KB

Nội dung

- Trang 1 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM AM - HẢI PHÒNG 2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng 2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng là một trong những chi nhánh loại 3 của Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam, có trụ sở tại Nam Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Được thành lập từ năm 1961 dưới tên gọi là quỹ tiết kiệm Nam Am, sau đó năm 1988 đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển cấp 3 Nam Am trực thuộc Ngân hàng loại 3 Vĩnh Bảo, Hải Phòng, đến năm 2008 Ngân hàng nâng cấp lên thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nam Am trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Hải Phòng. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng đang ngày càng phát triển, tăng cường tích lũy vốn để mở rộng đầu tư cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao đời sống người dân tại địa bàn hoạt động, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng. 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Phạm Thị Hiền - TCDN 47B Giám Đốc Các Phó Giám Đốc Trưởng phòng Tín dụng TP. Kế toánNgân quỹ TP hành chính nhân sựTổ kiểm tra nội bộ - Trang 2 - Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nam Am, Hải Phòng 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Phạm Thị Hiền - TCDN 47B Phòng Tín DụngPhòng Kế Toán Ngân Quỹ Phòng Hành Chính – Nhân Sự Phòng Quản trị rủi ro Ban Giám Đốc - Trang 3 - Sơ đồ 2.2: Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nam Am, Hải Phòng 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Phạm Thị Hiền - TCDN 47B - Trang 4 - Trong Báo cáo thường niên năm 2008 của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng, chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban như sau: 2.1.2.1. Phòng tín dụng * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ, trực tiếp giao dịch với khách hàng để khai thác vốn, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn. * Nhiệm vụ: - Khai thác nguồn vốn từ khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam. - Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam. - Thực hiện nghiệp vụ tín dụng xử lý các giao dịch: Nhận xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh các hình thức cấp tín dụng khác; Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn; Đưa ra các đề xuất chấp nhận/từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ kết quả thẩm định; Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong sau khi cấp các khoản tín dụng. - Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời, đúng kì hạn, đúng hợp đồng đã kí. Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc tìm biện pháp thu hồi các khoản vay này; Quản lý tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam. 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Phạm Thị Hiền - TCDN 47B - Trang 5 - - Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng, đáp ứng yêu cầu quản lý tín dụng; thực hiện chấm điểm khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch đang có giao dịch tín dụng với chi nhánh. - Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành, chuyển kết quả phân loại nợ cho phòng quản trị rủi ro để tính toán, trích lập dự phòng rủi ro… 2.1.2.2. Phòng kế toán ngân quỹ * Chức năng: Quản lý toàn bộ dữ liệu ngân quỹ của chi nhánh. Phối hợp với các phòng ban khác để quản lý an toàn kho quỹ, toàn bộ hoạt động thu chi, cân đối của chi nhánh. * Nhiệm vụ: - Bộ phận kế toán có nhiệm vụ quản lý hệ thống giao dịch trên máy, thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày. Nhận các dữ liệu tham số mới nhất từ Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Hải Phòng. Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch; Thực hiện kiểm soát sau: Kiểm soát tất cả các bút toán mới các bút toán điều chỉnh; tra soát tài khoản điều chuyển vốn ( ngoại tệ VND; Kiểm tra đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán; kiểm soát các giao dịch trong ngoài theo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập báo cáo phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên theo quy định; Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh điện tử, thanh toán liên ngân hàng. - Bộ phận ngân quỹ có nhiệm vụ quản lý an toàn kho quỹ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn; Thực hiện ứng tiền thu tiền cho các quỹ tiết kiệm; Phối hợp với 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Phạm Thị Hiền - TCDN 47B - Trang 6 - phòng kế toán, tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của chi nhánh với các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn trên địa bàn. 2.1.2.3. Phòng tổ chức hành chính. * Chức năng: Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh. *Nhiệm vụ: - Thực hiện quy định của nhà nước của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… - Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực trình độ yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh. - Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch lãnh đạo của chi nhánh. - Xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên chi nhánh. - Thực hiện việc mua sắm tài sản công cụ lao động, trang thiết bị phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Thực hiện theo dõi bảo dưỡng sửa chữa tài sản, công cụ lao động theo uỷ quyền. - Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp sửa chữa nhà làm việc. 2.1.2.4 Phòng quản trị rủi ro. 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Phạm Thị Hiền - TCDN 47B - Trang 7 - * Chức năng: Tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chi đạo của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam. * Nhiệm vụ:- Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế…phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của chi nhánh tình hình phát triển kinh tế địa phương. - Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, giám sát thực hiện các khoản cấp tín dụng việc nhập dữ liệu với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh. - Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ của các nghiệp vụ về tài trợ thương mại, chuyển tiền ngoại tệ, mua bán nợ theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh. - Nghiên cứu các danh mục tài sản bảo đảm tiền vay, cảnh báo rủi ro trong việc nhận tài sản đản bảo. - Triển khai chực hiện các chính sách, quy trình, quy định về quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán… của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Hải Phòng nhằm giúp các hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh ngăn ngừa hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro. 2.1.3 Tình hình hoạt động chủ yếu qua các năm tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nam Am, Hải Phòng 2.1.3.1 Những kết quả đạt được * Hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trong suốt những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nam Am, Hải Phòng đã biết phát huy những lợi thế của mình để trở 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Phạm Thị Hiền - TCDN 47B - Trang 8 - thành một chi nhánh hoạt động có hiệu quả với nhiều năm liên tục đạt lợi nhuận trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ ngoại hối… Trong các năm 2006, 2007, 2008 lợi nhuận của chi nhánh không ngừng gia tăng. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh những năm gần đây. Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I Nguồn vốn 43.426 66.842 96.842 1 Tiền gửi dân cư 19.000 25.000 30.000 2 Tiền gửi doanh nghiệp 0 0 0 3 Tiền vay trung tâm điều hành 28.226 46.842 72.842 II Dư nợ cho vay 43.426 66.842 96.842 1 Dư nợ cho vay KH nhân 42.034 63.5 92 2 Dư nợ cho vay khác 2.212 3.342 4.842 3 Tỷ trọng cho vaytài sản bảo đảm 40% 40,5% 40,9% 4 Tỷ trọng cho vay không có TSĐB 60% 59,5% 59,1% 5 Tỷ lệ nợ quá hạn 0% 1% 1.15% III Doanh thu từ các hoạt động khác 0.09 0.104 0.302 IV Lợi nhuận 6.09 8.305 13.156 Nguồn: chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Nam Am, Hải Phòng Đặc biệt năm 2008 tuy nền kinh tế gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao…Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam chỉ đạo thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng nhưng lợi nhuận của chi nhánh vẫn tăng đạt trên 10 tỷ đồng. Có được điều này là do có sự chỉ đạo kịp thời có hiệu quả của Ngân hàng các cấp, sự chủ động, linh hoạt quyết tâm cao của tập thể cán 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Phạm Thị Hiền - TCDN 47B - Trang 9 - bộ nhân viên chi nhánh. Tiếp tục đà thắng lợi đó, 3 tháng đầu năm 2009, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nam Am, Hải Phòng tiếp tục đạt được những kết quả vững chắc trên tất cả các mặt hoạt động, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch được giao. * Hoạt động huy động vốn Bảng 2.2: Hoạt động huy động vốn của chi nhánh (đơn vị triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nguồn vốn 43.426 66.842 96.842 Tiền gửi dân cư 19.000 25.000 30.000 Tiền gửi doanh nghiệp 0 0 0 Tiền vay trung tâm điều hành 28.226 46.842 72.842 Nguồn: chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Nam Am, Hải Phòng Qua bẳng số liệu ta có thể thấy là nguồn vốn của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nam Am, Hải Phòng được hình thành từ hai nguồn chủ yếu huy động từ dân cư vay từ trung tâm điều hành. Từ năm 2006 đến năm 2008, nguồn vốn của chi nhánh không ngừng tăng cao do nguồn huy động từ dân cư lượng tiền vay từ trung tâm điều hành tăng nhanh. Điều nay có được là do sự thành công trong việc huy động vốn từ dân cư bằng các biện pháp như nâng cao chất lượng dịch vụ, tuyên truyền rộng rãi về các dịch vụ của chi nhánh, đồng thời có các chính sách ưu đãi với người gửi tiền… Điều này giúp chi nhánh giữ vững được lượng tiền huy động từ dân cư ngày càng tăng đạt được các chỉ tiêu đạt ra kể cả là trong tình trạng kinh tế khó khăn cuối năm 2008, giúp chi nhánh nâng cao uy tín, thương hiệu của mình. * Hoạt động tín dụng Bảng 2.3: Hoạt động tín dụng của chi nhánh (đơn vị triệu đồng) 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Phạm Thị Hiền - TCDN 47B - Trang 10 - Dư nợ cho vay 43.426 66.842 96.842 Dư nợ cho vay KH nhân 42.034 63.5 92 Dư nợ cho vay khác 2.212 3.342 4.842 Tỷ trọng cho vaytài sản bảo đảm 40% 40,5% 40,9% Tỷ trọng cho vay không có TSĐB 60% 59,5% 59,1% Tỷ lệ nợ quá hạn 0% 1% 1.15% Nguồn: chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Nam Am, Hải Phòng Tổng dư nợ cho vay ngày càng tăng với tốc độ tăng khá nhanh. Từ năm 2006 đến năm 2008 dư nợ cho vay đã tăng gấp hơn 2 lần từ 43.426 triệu đồng lên 96.842 triệu. Để làm được điều này, chi nhánh đã thực hiện đúng phương châm: “Minh bạch hóa chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng” bằng cách thường xuyên rà soát, sàng lọc khách hàng, tăng cường không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định khách hàng; thực hiện một cách nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, đảm bảo vốn được đầu tư đúng đối tượng, an toàn hiệu quả… * Hoạt động dịch vụ Nhìn chung hoạt động dịch vụ tại chi nhánh chưa được đẩy mạnh do một số lý do khách quan lý do chủ quan. Hoạt động dịch vụ tại chi nhánh chủ yếu là hoạt động chuyển tiền, kiều hối, phát hành thẻ thu đổi ngoại tệ. Doanh thu của hoạt động dịch vụ chưa nhiều, tuy nhiên doanh thu cũng ngày một tăng, điều này chứng tỏ hoạt động dịch vụ nếu được quan tâm phát triển hơn nữa có thể sẽ mang lại một nguồn lợi đáng kể cho chi nhánh. * Lợi nhuận hoạch toán nội bộ Lợi nhuận của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nam Am, Hải Phòng trong những năm qua không ngừng gia tăng. Tuy trong quá trình hoạt động kinh doanh chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn nhưng cùng 10 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV:Phạm Thị Hiền - TCDN 47B . - Trang 1 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM AM - HẢI PHÒNG. nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Am - Hải Phòng là một trong những chi nhánh

Ngày đăng: 30/10/2013, 03:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh những năm gần đây. - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM AM - HẢI PHÒNG
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh những năm gần đây (Trang 8)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w