1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long

20 249 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 285,01 KB

Nội dung

Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Thăng Long. 2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Thăng Long. 2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Thăng Long Sở giao dịch I là một bộ phận của Trung tâm điều hành NHNo&PTNT Việt Nam là một chi nhánh trong hệ thống NHNo, có trụ sở tại số 4 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa – Hà Nội. Sở giao dịch I NHNo&PTNT được thành lập theo Quyết định số 15/TCCB ngày 16/03/1991 của Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam với chức năng chủ yếu là đầu mối để quản lý các ngành nông - lâm - ngư nghiệp thực hiện thí điểm văn bản, chủ trương của ngành trước khi áp dụng cho toàn hệ thống, trực tiếp thực hiện cho vay trên địa bàn Hà Nội, cho vay đối với các công ty lớn về Nông nghiệp như: Tổng công ty rau quả, công ty thức ăn gia súc,… Ngày 01/04/1991, Sở giao dịch I chính thức đi vào hoạt động. Lúc mới thành lập Sở giao dịch chỉ có hai phòng ban: Phòng Tín dụng Phòng Kế toán cùng một Tổ kho quỹ. Năm 1992, Sở giao dịch I được sự uỷ nhiệm của Tổng Giám đốc NHNo đã tiến hành thêm nhiệm vụ mới là quản lý vốn, điều hoà vốn, thực hiện quyết toán tàu chính cho 23 tỉnh, thành phố phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra. Trong các năm từ 1992 – 1994, việc thực hiện tốt nhiệm vụ này của Sở giao dịch I đã giúp thực hiện tốt cơ chế khoán tài chính, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của 23 tỉnh, thành phố phía Bắc. Từ cuối năm 1994, Sở giao dịch I đã thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh vốn theo lệnh của Sở giao dịch I thực hiện kinh doanh tiền tệ trên địa bàn Hà Nội bằng cách huy động tiền nhàn rỗi của dân cư, các tổ chức kinh tế bằng nội tệ, ngoại tệ, sau đó cho vay để phát triển sử dụng kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra, Sở giao dịch I còn làm các dịch vụ vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm cố, thế chấp tài sản, mua bán kinh daonh ngoại tệ , vàng bạc đá quý, tài trợ xuất khẩu,… ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Từ ngày 14/04/2003, Sở giao dịch I đổi tên thành Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Theo quyết định số 17/QĐ/HĐQT – TCCB, ngày 12/02/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc chuyển đổi tên Sở giao dịch NHNo&PTNT I thành Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Năm 2006, Chi nhánh tập trung vào củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, sắp xếp lại địa bàn hoạt động của các Chi nhánh, Phòng giao dịch đã được thành lập nhằm phát huy hiệu quả tối đa. Trong năm 2006 mở thêm một phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp II. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức bộ máy. 2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. 4.PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÓ GIÁM ĐỐC 11. TỔ TIẾP THỊ, TỔ THẺ 10. PHÒNG VI TÍNH CHI NHÁNH CẤP II PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG GIAO DỊCH 2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ vủa các phòng ban ● Phòng tín dụng: + Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến tiêu thụ, xuất khẩu gắn tín dụng sản xuất, lưu thông tiêu dùng. + Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chon biện pháp cho vay an toàn đạt hiệu quả cao, tiếp nhận thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài, Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, Ngành khác các tổ chức kinh tế, cá nhân trong ngoài nước. + Xây dựng thực hiện mô hình tín dụng thí điểm, thí nghiệm trpng địa bàn đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Giám đốc, thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn,tìm nguyên nhân đề xuất hướng giải quyết. ● Phòng thẩm định: + Phân tích kinh tế theo ngành nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng, Lựa chọn biện pháp cho vay an toàn đạt hiệu quả cao. + Thẩm định đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền, tiếp nhận thực hiện thẩm định các chương trình dự án của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. ● Phòng ngân quỹ: + Quản lý sử dụng các quỹ theo quy định của Ngân hang nông nghiệp trên địa bàn, chấp hành quy định về an toàn kho quỹ định mức tồn quỹ theo quy định. + Quản lý sử dụng thiết bị thông tin, điện toán thực hiện nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn. ● Phòng thanh toán quốc tế: + vấn cho khách hàng, tham mưu cho lãnh đạo về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, xây dựng kế hoạch ngắn hạn trung hạn, các phương án, đề án để quản lý thực hiện việc kinh doanh trong lĩnh vực Thanh toán quốc tế hoặc những vấn đề về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế theo đúng đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng Nhà nước. + Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng hoạt động giao dịch, thanh toán ngoại tệ. Đồng thời Phòng Thanh toán quốc tế cũng là đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro, xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. ● Phòng Kế hoạch: + Nghiên cứu đề xuất các chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. + Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Thăng Long. + Tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm, dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Phòng Kế hoạch còn là đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro, xử lý các rủi ro tín dụng có thể xảy ra cũng như đưa ra đề xuất các biện pháp khắc phục trong ngắn hạn dài hạn. ● Phòng Kế toán: + Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê thanh toán theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước. + Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long trình Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam phê duyệt, quản lý sử dụng các quỹ chuyên dung theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp trên địa bàn. + Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán các báo cáo theo quy định, thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định, thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong ngoài nước. ● Phòng Tổ chức cán bộ Đào tạo: + Xây dựng quy chế lề lối làm việc trong đơn vị mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, Chi nhánh trực thuộc trên địa bàn, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong ngoài nước, tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ nhân viên được quy hoạch đào tạo. + Đề xuất, hoàn thiện lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, ngành Ngân hang trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam. + Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long, quản lý hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của Ngành Ngân hàng. ● Phòng Hành chính: + Xây dựng chương trình công tác hàng tháng,quý của Chi nhánh có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long phê duyệt, xây dựng triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. + vấn pháp chế trong viêc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên tài sản của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. + Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. + Thực hiện công tác cơ bản sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách nhà nghỉ của cơ quan. Đồng thời Phòng Hành chính cũng là đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh. ● Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ: + Kiểm tra công tác điều hành của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long các đơn vị tực thuộc theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị,chỉ đạo của Tổng Giám đốc Ngân hang Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. + Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Pháp luật, Ngân hàng Nông nghiệp. Ngoài ra, Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ còn giám sát việc chấp hành các quy định của khách hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng dịch vụ Ngân hàng. + Kiểm tra độ chính xác của các Báo cáo tài chính, Báo cáo cân đối kế toán, về việc tuân thủ các quy tắc chế độ chính sách kế toán theo quy định của Nhà nước, của Ngành Ngân hàng. + Giải quyết đơn thư, khiếu tố liên quan đến hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam. ● Phòng Vi tính: + Tổng hợp, thống kê lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của Chi nhánh, xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, tín dụng các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. + Chấp hành các chế độ báo cáo, thống kê cung cấp số liệu, thông tin theo quy định, quản lý, bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị tin học, làm dịch vụ tin học. ● Tổ Tiếp thị, tổ thẻ: + Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền, quảng bá, đặc biệt là các hoạt động của Chi nhánh cũng như các dịch vụ sản phẩm cung ứng trên thị trường, triển khai các phương án tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam Giám đốc Chi nhánh. + Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của Chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam, trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như: catalogue, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, áp phích,… theo quy định. + Thực hiện lưu trữ, khai thác sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vật phẩm như phim liệu, hình ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình,… phản ánh các sự kiện hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 5 năm trở lại đây. Bảng1: So sánh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long (2003 – 2007) Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 2007 1. Nguồn vốn 5.920 8.253 7.451 8.221 10.518 - Không kỳ hạn 2.200 3.797 3.787 4.299 6.668 - Có kỳ hạn < 12 tháng 1.420 2.195 1.529 1.091 - Có kỳ hạn > 12 tháng 2.300 2.261 2.135 2.83 3.850 2. Dư nợ 1.820 3.343 2.543 3.036 3.564 - Ngắn hạn 1.130 2.215 1.551 1.558 2.266 - Trung hạn 415 607 550 312 1.006 - Dài hạn 275 521 442 512 292 3. Nợ xấu 32 24 215 118 59 4. Kết quả KD - Tổng thu 390 405 879 1.178 1.531 - Tổng chi chưa lương 235,9 312 794 1.095 1.376 - Chênh lệch Thu – Chi 154,1 93 85 83 155 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Chi nhánh NHNo Thăng Long). Qua bảng trên, có thể thấy Nguồn vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long trong những năm gần đây có những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là các năm 2004, 2006, 2007. Các năm này đều có Tổng Nguồn vốn đạt trên 8 nghìn tỷ VND, cụ thể năm 2004 là 5.920 tỷ VND, năm 2006 là 7.451 tỷ VND, đến năm 2007 thì con số này đã lên đến 10.518 tỷ VND. [...]... Phòng thanh toán quốc tế - Chi nhánh NHNo Thăng Long) Từ bảng trên ta có thể thấy doanh số Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ luôn chi m một tỷ trọng lớn trong các Phương thức thanh toán quốc tế hiện đang được áp dụngChi nhánh NHNo Thăng Long Từ các năm 2004 đến 2006, doanh số của Phương thức thanh toán quốc tế Tín dụng lần lượt chi m 51,03%, 36,04%, 33,94% đến năm 2007 thì chi m... 2.2.1 Tình hình hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh 2.2.1.1 Về quy trình Nghiệp vụ Thư tín dụng chứng từ xuất khẩu là một trong các hình thức thanh toán phổ biến hiện nay Đây cũng là một hình thức thanh toán chính của Chi nhánh Agribank Thăng Long Phương thức thanh toán quốc tế Tín dụng chứng từ, thực chất, đó là sự thoả thuận giữa Ngân hàng phục vụ người nhập... khách hàng có thể xin chi t khấu bộ từ xuất khẩu tại Ngân hàng Ngân hàng có thể áp dụng 2 loại chi t khấu: Chi t khấu truy đòi Chi t khấu miễn truy đòi Số tiền Ngân hàng chi t khấu tối đa 95% trị giá bộ chứng từ hàng xuất khẩu Có hai hình thức chi t khấu chứng từ sau: + Chi t khấu truy đòi: Ngân hàng thực hiện chi t khấu bộ chứng từ được quyền truy đòi nếu Ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán. .. 2007 cho thấy Chi nhánh đã có các biện pháp phù hợp để khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong các năm trước Mức nợ xấu giảm xuống tức là Chi nhánh đã tìm được hướng đi đúng chắc chắn để phát triển vững mạnh hơn nữa trong tương lai 2.2 Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Thăng Long 2.2.1 Tình... tất cả các chứng từ đã yêu cầu trong L/C Khách hàng cần kiểm tra kỹ các chứng từ giao hàng trước khi xuất trình chứng từ cho Ngân hàng Sau khi giao hàng, khách hàng phải lập thư yêu cầu thanh toán theo hình thức của L/C mẫu của Ngân hàng xuất trình bộ chứng từ Khách hàng có trách nhiệm kiểm tra nội dung thư tín dụng thông báo do Ngân hàng gửi tới Khách hàng xuất trình chứng từ tại Ngân hàng trước... số từ thanh toán quốc tế Đây đều là các mức tỷ trọng lớn, có ý nghĩa đối với tổng doanh thu từ Thanh toán quốc tế của Chi nhánh Do đó mà mọi sự biến động của doanh thu từ phương thức này đều có ảnh hưởng to lớn rõ rệt đến doanh thu chung về thanh toán quốc tế ở Trung tâm Xét cho tổng doanh thu, có thể thấy tổng doanh thu từ thanh toán quốc tế nói chung doanh thu từ phương thức thanh toán Tín dụng. .. nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế có trình độ chuyên môn sẽ thực hiện nghiệp vụ theo đúng chuẩn mực quốc tế Khách hàng xuất trình những tài liệu sau: ○ Thư yêu cầu thanh toán theo hình thức L/C ○ Thư tín dụng (bản gốc) ○ Bộ chứng từ kèm theo - Dịch vụ chi t khấu chứng từ: Nếu bạn cần có tiền ngay để đầu vào một dự án khác trong khi chưa nhận được tiền từ ngân hàng mở L/C, Chi nhánh Thăng Long có thể thực. .. của Ngân hàng) ■ Thanh toán L/C: Khi bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với các điều kiện điều khoản của L/C, căn cứ theo “Thư yêu cầu thanh toán của khách hàng, Ngân hàng sẽ thanh toán theo một trong các hình thức sau: • Sau khi nhận được tiền từ Ngân hàng nước ngoài • Hoặc thanh toán ngay cho khách hàng một số tiền nhất định dưới hình thức chi t khấu bộ chứng từ Về việc chi t khấu bộ chứng từ, ... Khách hàng có cam kết hoàn trả số tiền Ngân hàng đã chi t khấu trong trường hợp Ngân hàng trả tiền (Ngân hàng chỉ định hoặc Ngân hàng phát hành) từ chối thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán Tuỳ từng trường hợp cụ thể, khách hàng có thể phải ký sẵn vào đơn xin vay hoặc giấy nhận nợ (theo mẫu của Ngân hàng) cho số tiền xin chi t khấu ◊ Thư yêu cầu thanh toán đơn xin chi t khấu (theo mẫu của Ngân. .. khi thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng công việc của ngân hàng có thể gói gọn như sau : ► Đối với thanh toán hàng xuất khẩu: - Dịch vụ thông báo L/C xuất khẩu: Để nhận thông báo L/C nhanh nhất thông qua mạng SWIFT đến các chi nhánh NHNo trên toàn quốc, bạn lựa chọn trong danh sách chi nhánh Agribank để chỉ định làm Ngân hàng thông báo L/C - Kiểm tra chứng từ đòi tiền: Đội ngũ cán bộ nghiệp . Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long. 2.1 nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long. 2.2.1. Tình hình hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh.

Ngày đăng: 30/10/2013, 00:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long - Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 1)
Qua bảng trên, có thể thấy Nguồn vốn của Chi nhánh NHNo&amp;PTNT Thăng Long trong những năm gần đây có những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là các năm 2004, 2006, 2007 - Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long
ua bảng trên, có thể thấy Nguồn vốn của Chi nhánh NHNo&amp;PTNT Thăng Long trong những năm gần đây có những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là các năm 2004, 2006, 2007 (Trang 10)
Bảng 2: Giá trị thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ trong tương quan với cácPhương thức thanh toán quốc tế khác 2004  - Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long
Bảng 2 Giá trị thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ trong tương quan với cácPhương thức thanh toán quốc tế khác 2004 (Trang 18)
Từ bảng trên ta có thể thấy doanh số Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong các Phương thức thanh toán quốc tế hiện đang được áp dụng ở Chi nhánh NHNo Thăng Long. - Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long
b ảng trên ta có thể thấy doanh số Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong các Phương thức thanh toán quốc tế hiện đang được áp dụng ở Chi nhánh NHNo Thăng Long (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w