Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
120,84 KB
Nội dung
CƠSỞKHOAHỌCVỀQUẢNTRỊRỦIROTRONGHOẠTĐỘNGNGÂNHÀNGĐIỆNTỬ I / TỔNG QUANVỀNGÂNHÀNGĐIỆNTỬ 1. Khái niệm vềngânhàngđiệntử Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, ngânhàngđiệntử - việc phát triển thương mại điệntửtrong lĩnh vực ngânhàng – đã có những bước tiến quan trọng. Ngày nay, hầu hết các ngânhàng và tổ chức tín dụng đã ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là máy tính và mạng máy tính, vào hoạtđộngngân hàng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở tác nghiệp nghiệp vụ ngânhàng thì chưa thể gọi là ngânhàngđiệntử mà bao hàm cả yếu tố kỹ thuật và phục vụ: tựđộng và dịch vụ. Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau vềhoạtđộngngânhàngđiện tử: Ngânhàng Commonweath Bank - ngânhàngcó mạng lưới ATM lớn nhất Australia - đã liệt kê ra các dịch vụ của mình để định nghĩa hoạtđộngngânhàngđiện tử: “Ngân hàngđiệntử là một loạt các dịch vụ ngânhàngcó sử dụng thiết bị điện tử, bao gồm: ATM, telephone banking, internet banking, chuyển khoản tựđộng AFT,… đem lại sự thuận tiện cho khách hàng khi tiến hành hầu hết các giao dịch ngânhàng tại bất ký thời điểm nào.” 1 Theo định nghĩa của Ngânhàng Trung Ương Bahamas trong “Guidelines for electronic banking” thì “ngân hàngđiệntử (e-banking) là hoạtđộng phân phối tựđộng các sản phẩm và dịch vụ ngânhàng truyền thống cũng như hiện đại trực tiếp đến khách hàng thông qua kênh giao tiếp tương tác điện tử. E-banking bao gồm các hệ thống cho phép các khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp tiếp cận với tài 1 Commonwealth Bank of Australia, “Electronic Banking - General Information and Terms and Conditions (Ngân hàngđiệntử - Thông tin và các điều khoản chung)”, 29/01/2007, Tr.1 khoản, thực hiện các giao dịch hoặc nhận được các thông tin về sản phẩm và dịch vụ ngânhàng thông qua mạng công cộng hoặc nội bộ, trong đó có Internet.” 2 Theo Quy định về các nguyên tắc quản lý rủirotronghoạtđộngngânhàngđiệntử của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 31/7/2006 thì “Hoạt độngngânhàngđiệntử là hoạtđộngngânhàng được thực hiện qua các kênh phân phối điện tử”. Trong đó, khái niệm kênh phân phối điệntử không chỉ được hiểu thuần tuý là cầu nối đưa sản phẩm và dịch vụ hoàn chỉnh từngânhàng đến người tiêu dùng, mà là một khái niệm bao hàm mọi hoạtđộng bên trong và bên ngoài ngânhàng để xử lý và thực hiện dịch vụ đến khách hàng. “Kênh phân phối điệntử là hệ thống các phương tiện điệntử và quy trình tựđộng xử lý giao dịch được tổ chức tín dụng sử dụng để giao tiếp với khách hàng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngânhàng cho khách hàng.” Theo đó, kênh phân phối điệntử gồm tổng thể các quy trình và hệ thống phương tiện điệntử giao dịch với khách hàng như hệ thống máy ATM, POS,…; hệ thống quản lý và xử lý dữ liệu – giao dịch tại các ngân hàng; hệ thống giao tiếp và xử lý giao dịch liên ngân hàng. Thực chất của ngânhàngđiệntử là việc thiết lập một kênh trao đổi thông tin tài chính giữa khách hàng và ngânhàng nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ ngânhàng của khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và thuận tiện. Như vậy, khái niệm “ngân hàngđiện tử” hay E-banking trongkhóa luận này được hiểu là việc sử dụng các kênh phân phối điệntử để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. 2. Phân loại ngânhàngđiệntử Cách phân loại này dựa trên tên gọi của thiết bị đầu cuối hoặc cơ chế hoạtđộng của dịch vụ ngânhàngđiện tử. 2 Ngânhàng Trung Ương Bahamas, “Guidelines for electronic banking (Quy định về các nguyên tắc tronghoạtđộngngânhàngđiện tử)”, 6/6/2006, Tr.1 2.1 Hoạtđộngngânhàngđiệntử qua hệ thống máy giao dịch tựđộng (ATM- banking) 3 ATM hay máy giao dịch tựđộng là một thiết bị ngânhàng giao dịch tựđộng với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻ ATM, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hay các thiết bị tương thích, và giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Ngoài chức năng cơ bản cho phép khách hàng rút tiền mặt, in sao kê, chuyển khoản thanh toán, nhiều ngânhàng đã bổ sung thêm dịch vụ gửi tiền mặt, gửi ngân phiếu vào tài khoản, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, bán vé hay các giao dịch điệntử trực tiếp khác cho các máy rút tiền tự động. Sự khác nhau này là những giao dịch thuộc giá trị gia tăng của thẻ do ngânhàng đó tạo ra, nhằm tạo thế khác biệt trong cạnh tranh và nâng cao năng lực của thẻ ATM cho khách hàng của ngânhàng mình. Máy rút tiền tự động, phối hợp với thẻ ATM hay thẻ ghi nợ, khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngânhàng cho chi tiêu hàng ngày. Một ví dụ là các ông chủ có thể trả lương nhân viên qua tài khoản ngân hàng, và người nhận lương có thể lấy tiền mặt từ tài khoản qua các máy thay vì phải giao dịch với nhân viên ngân hàng. Dữ liệu của các giao dịch ATM-banking được truyền qua hệ thống mạng ATM-banking. Đó có thể là đường truyền thuê bao, đường mạng dial-up theo điện thoại hay các đường truyền dữ liệu không dây nối giữa các máy ATM đến hệ thống chủ. 3 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Việt Nam, vi.wikipedia.org , ngày 1/10/2007 2.2. Hoạtđộngngânhàngđiệntử qua hệ thống máy chấp nhận thẻ (POS- banking) POS-banking là phương thức cung cấp dịch vụ ngânhàng qua hệ thống máy POS hay máy EDC (Electronic Data Capture) tại các điểm bán hàng. Máy EDC là một hệ thống điệntử dùng tại các điểm bán hàngcó khả năng ghi nhận, truy xuất các yêu cầu của khách hàng, thực hiện thanh toán bằng các thẻ mua hàng, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, kết nối tới các hệ thống khác trong mạng, và quản lý hàng tồn kho. Máy POS dùng để cung cấp dịch vụ ngânhàngđiệntử không cần cấu trúc phức tạp mà chỉ là những thiết bị đọc thẻ có nối tới một trung tâm dữ liệu tài khoản để thực hiện chức năng thanh toán bằng thẻ. Về bản chất, POS – đơn vị chấp nhận thẻ - là nhà hàng, khách sạn, siêu thị… được lắp đặt máy EDC và có chấp nhận thanh toán thẻ. Dịch vụ ngânhàng này được triển khai tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ thông qua hợp đồng chấp nhận thẻ đó. Việc thực hiện các giao dịch này tại điểm chấp nhận thanh toán phải có 2 điều kiện: 4 Điểm chấp nhận này đã có hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ này với ngânhàng phát hành hoặc là đại lý thanh toán của ngân phát hành và được ngânhàng trang bị loại máy thanh toán phù hợp. Khách hàng khi thực hiện giao dịch phải nhập mã số cá nhân của mình (PIN), chính vì phải nhập mã số cá nhân nên việc được trang bị loại máy phù hợp mới có thể thực hiện được giao dịch, do có nhiều loại máy hiện không cho phép khách hàng nhập mã số cá nhân vào máy. Công dụng của máy POS là có thể thanh toán hàng hóa tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng .; thanh toán phí dịch vụ như điện, nước, điện thoại, bảo 4 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Việt Nam, vi.wikipedia.org , ngày 1/10/2007 hiểm .; thực hiện các giao dịch như kiểm tra số dư, chuyển khoản ., hay một chức năng ít được biết đến như rút tiền mặt. Như vây, POS-banking thực sự khác biệt so với ATM-banking. Nếu ATM chỉ đơn giản thay cho cái ví tiền thì POS còn nhiều lợi ích hơn thế. Thông qua POS, khách hàng vừa có thể rút tiền như thẻ ATM, vừa có thể thanh toán trực tiếp. 2.3. Hoạtđộngngânhàngđiệntử qua điện thoại cố định (telephone-banking) 5 Telephone-banking là hệ thống trả lời tựđộnghoạtđộng 24/24, khách hàng nhấn vào các phím trên bàn phím điện thoại theo mã do ngânhàng quy định trước để yêu cầu hệ thống trả lời thông tin cần thiết. Dịch vụ ngânhàng được cung cấp qua một hệ thống máy chủ và phần mềm quản lý đặt tại ngân hàng, liên kết với khách hàng thông qua tổng đài của dịch vụ. Thông qua các phím chức năng được định nghĩa trước, khách hàng sẽ được phục vụ một cách tựđộng hoặc qua thông qua nhân viên tổng đài. Khi đăng ký sử dụng dịch vụ telephone-banking, khách hàng sẽ được cung cấp một mã khách hàng, hoặc mã tài khoản và tuỳ theo dịch vụ đăng ký khách hàngcó thể sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau. Nhìn chung, quy trình sử dụng dịch vụ telephone-banking như sau: - Đăng ký sử dụng dịch vụ: Khách hàng phải cung cấp các thông tin cần thiết và ký vào hợp đồngđồng ý sử dụng dịch vụ Phone-banking. Sau đó, khách hàng sẽ được cung cấp 2 số định danh duy nhất là mã khách hàng và mã khoá truy nhập hệ thống, ngoài ra khách hàng sẽ được cung cấp một mã tài khoản nhằm tạo sự thuận tiện trong giao dịch vũng như đảm bảo an toàn và bảo mật. - Xử lý một giao dịch: Khi khách hàng quay số tới tổng đài, nhập mã khách hàng và khoá truy nhập dịch vụ theo lời nhắc trên điện thoại, khách hàng chọn 5 PGS.TS. Trần Hoàng Ngân & Ngô minh Hải, “Sự phát triển Ngânhàngđiệntử (E-banking) tại Việt Nam”, http://www.lobs-ueh.net/LoBs/modules.php?name=News&file=article&sid=439, 23/8/2006 phím chức năng tương ứng với dịch vụ mình cần thực hiện giao dịch. Khách hàngcó thể thay đổi, chỉnh sửa trước khi xác nhận giao dịch với ngân hàng, chứng từ giao dịch sẽ được in ra và gửi tới khách hàng khi giao dịch được xử lý xong. - Qua telephone-banking, khách hàngcó thể sử dụng rất nhiều dịch vụ ngânhàng như : hướng dẫn sử dụng dịch vụ, giới thiệu thông tin về dịch vụ ngân hàng, cung cấp thông tin tài khoản và bảng kê các giao dịch, báo nợ, báo có, cung cấp thông tin ngânhàng như lãi suất, tỷ giá hối đoái, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn và dịch vụ hỗ trợ khách hàng,…thực hiện mọi lúc mọi nơi kể cả ngoài giờ hành chính. 2.4. Hoạtđộngngânhàngđiệntử qua điện thoại di động MobilE-banking là một kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngânhàng qua hệ thống mạng điện thoại di động. Về nguyên tắc, đây chính là quy trình thông tin được mã hoá, bảo mật và trao đổi giữa trung tâm xử lý của ngânhàng và thiết bị di động của khách hàng (ĐTDĐ, Pocket PC, Palm…). Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng dùng điện thoại nhắn tin theo mẫu đã quy định trước và gửi đến số máy dịch vụ Mobile-banking của ngân hàng. Mobile Banking cho phép khách hàng truy cập thông tin tài khoản cá nhân hoặc thực hiện giao dịch thanh toán hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại hoặc giao dịch chứng khoán. 2.5. Hoạtđộngngânhàngđiệntử qua mạng máy tính cục bộ (home-banking) 6 Home-banking là kênh phân phối dịch vụ của ngânhàngđiện tử, cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngânhàng (nơi 6 PGS.TS. Trần Hoàng Ngân & Ngô minh Hải, “Sự phát triển Ngânhàngđiệntư (E-banking) tại Việt Nam”, http://www.lobs-ueh.net/LoBs/modules.php?name=News&file=article&sid=439, 23/8/2006 khách hàng mở tài khoản) tại nhà, tại văn phòng công ty mà không cần đến ngân hàng. Đứng về phía khách hàng, home-banking đã mang lại những lợi ích thiết thực: nhanh chóng – an toàn - thuận tiện. Và khẩu hiệu “Dịch vụ ngânhàng 24h/ngày, 7ngày/tuần” chính là ưu thế lớn nhất mà mô hình ngânhàng “hành chính” truyền thống không thể nào sánh được. Dịch vụ ngânhàng tại nhà được xây dựng trên một trong hai nền tảng: hệ thống các phần mềm ứng dụng (Software base) và nền tảng công nghệ web (Web base), thông qua hệ thống máy chủ, mạng Internet và máy tính con của khách hàng, thông tin tài chính sẽ được thiết lập, mã hoá, trao đổi và xác nhận giữa ngânhàng và khách hàng. Mặc dù có một số điểm khác biệt, nhưng nhìn chung, chu trình sử dụng dịch vụ ngânhàngđiệntử qua mạng máy tính cục bộ gồm các bước cơ bản sau đây: Bước 1: Thiết lập kết nối Khách hàng kết nối máy tính của mình với hệ thống máy tính của ngânhàng qua mạng Internet, sau đó truy cập vào trang web của ngânhàng phục vụ mình (hoặc giao diện người sử dụng của phần mềm). Sau khi kiểm tra và xác nhận khách hàng (User ID, Password…), khách hàng sẽ được thiết lập một đường truyền bảo mật (https) và đăng nhập (login) vào mạng máy tính của ngân hàng. Bước 2: Thực hiện yêu cầu dịch vụ Dịch vụ NHĐT rất phong phú và đa dạng, có thể là truy vấn thông tin tài khoản, thiết lập nghiệp vụ chuyển tiền, huỷ bỏ việc chi trả séc, thanh toán điện tử, … và rất nhiều các dịch vụ trực tuyến khác. Trên website (hoặc giao diện người sử dụng) có sẵn hệ thống Menu chọn lựa và hướng dẫn cụ thể các bước để thực hiện quá trình giao dịch. Tất cả mọi việc khách hàng phải làm chỉ là chọn dịch vụ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của dịch vụ và của ngân hàng. Bước 3: Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin và thoát khỏi mạng (thông qua chữ ký điện tử, xác nhận điện tử, chứng thực điện tử,…): Khi giao dịch được thực hiện hoàn tất, khách hàng kiểm tra lại giao dịch và thoát khỏi mạng, những thông tin chứng từ cần thiết sẽ được quản lý, lưu trữ và gửi tới khách hàng khi có yêu cầu. 2.6. Hoạtđộngngânhàngđiệntử qua mạng máy tính toàn cầu (internet- banking) Internet banking cũng là một trong những kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, mang ngânhàng đến nhà, văn phòng, trường học, đến bất kỳ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Với máy tính kết nối Internet, khách hàng sẽ được cung cấp và được hướng dẫn các sản phẩm, các dịch vụ ngânhàng tại các website riêng của các ngânhàng đó. Qua Internet banking các khách hàngcó thể gởi đến ngânhàng những thắc mắc, góp ý với ngânhàng và được trả lời sau một thời gian nhất định. Các cấp độ triển khai Internet-banking: 7 Website thông tin: Mục đích của website này là cung cấp thông tin chung vềngân hàng, quảng cáo sản phẩm dịch vụ mà không có khả năng thực hiện giao dịch. Các ngânhàngcó thể thiết lập liên kết siêu văn bản từ trang web của mình đến trang web của bên thứ ba, hoặc quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của bến thứ ba. Mức độ triển khai này tiểm ẩn ít rủiro nhất do không liên kết đến hệ thống máy tính nội bộ có lưu trữ cơsở dữ liệu của ngân hàng. Nhưng mặt khác có thể bị các hacker tấn công làm sai lệch các thông tin. 7 Bala Shanmugam và Balachandher Krishna Guru, “Electronic Banking in Malaysia (Hoạt độngngânhàngđiệntử tại Malaysia)”, 2003, Tr.3 Website giao tiếp: cho phép một số giao dịch, giao tiếp giữa ngânhàng và khách hàng. Khi đó khách hàngcó thể gửi các yêu cầu và kiểm tra tài khoản. Hình thức liên lạc có thể gồm email, các form trực tuyến, và vấn tin tài khoản. Với mức độ rủiro cao hơn này, các ngânhàng phải kiểm soát, ngăn ngừa bất kỳ hành động không được uỷ quyền nào nhằm tiếp cận mạng lưới nội bộ. Website giao dịch: Website này cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch, nhưng đồng thời cũng mang lại rủiro lớn nhất cho ngân hàng. Vì khách hàngcó khả năng tiếp cận với mạng lưới nội bộ và hệ thống máy tính nắm giữ thông tin tài khoản. Do đó yêu cầu mã hoá các thông tin dữ liêu nhạy cảm là vô cùng cần thiêt. Hiện nay, có nhiều quan điểm đồng nhất Internet-banking với E-banking. Thực chất. Internet-banking chỉ là một bộ phận của E-banking và có những tiện ích lớn hơn các kênh phân phối khác như giá giao dịch tương đối rẻ, tốc độ nhanh, có thể truyền được dữ liệu đến khắp nơi trên thế giới một cách nhanh nhất… Như vậy có thể coi kênh phân phối này là linh hồn của NHĐT. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, với tính chất bảo mật không cao, dịch vụ Internet-banking vẫn còn được cung cấp hạn chế và đòi hỏi quá trình xác nhận giao dịch phức tạp hơn. 2.7. Hoạtđộngngânhàngđiệntử qua trung tâm ngânhàngtựđộng (kiosk- banking) 8 Kiosk-banking là việc cung cấp các dịch vụ ngânhàngđiệntử tại các trạm do ngânhàng lập ra, là sự phát triển của dịch vụ ngânhàng hướng tới việc phục vụ khách hàng với chất lượng cao nhất và thuận tiện nhất. Kiosk được thiết kế như một phòng nhỏ hay như một buồng điện thoại công cộng có chứa các phương tiện 8 Nguyễn Quỳnh Chi, Khoá luận tốt nghiệp “Dịch vụ ngânhàngđiệntử tại Việt Nam - Thực trạng và triển vọng”, 2006, Tr.30 để cung ứng và sử dụng dịch vụ NHĐT. Thực chất, Kiosk-banking có thể được coi như một chi nhánh ngânhàng ngoại trừ điểm khác biệt là tất cả các dịch vụ được cung cấp tại chi nhánh này đều hoàn toàn tự động. Với các máy móc, thiết bị tựđộng đó, khách hàngcó thể được hưởng nhiều tiện ích hơn khi sử dụng hệ thống thanh toán tựđộng ATM. Đơn giản nhất là kiosk với một máy tính có nối mạng Internet tốc độ cao để cung cấp dịch vụ Internet-banking. Nhưng thông thường thì kiosk được tích hợp nhiều dịch vụ E- banking khác nhau: ATM-banking, telephone-banking, internet-banking để làm tăng tính tiện lợi cho khách hàng. Khi khách hàng cần thực hiện giao dịch hoặc yêu cầu dịch vụ, họ chỉ cần truy cập, cung cấp số chứng nhận cá nhân và mật khẩu để sử dụng dịch vụ của hệ thống ngânhàng phục vụ mình. Và để đảm bảo an toàn cho các khách hàng, tại mỗi Kiosk có hệ thống giám sát an ninh trung tâm và các nhân viên an ninh túc trực hàng ngày. 3. Thách thức đối với hoạtđộngngânhàngđiệntử 9 3.1. Vốn đầu tư lớn Xây dựng và phát triển NHĐT đòi hỏi nguồn vốn rất lớn để đầu tư vào công nghệ và nhân lực. Đó là chi phí đầu tư vào cơsở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang bị máy móc thiết bị cung cấp dịch vụ, xây dựng, phát triển phần mềm; đặc biệt là khoản chi phí không nhỏ cho hoạtđộng tuyên truyền, quảng cáo nâng cao nhận thức của khách hàng và dẫn đến chấp nhận một kênh cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngânhàng hiện đại. Các ngânhàng còn phải đào tạo nguồn nhân lực nhằm tăng cường khả năng vận hành và quản lý nghiệp vụ ngânhàngđiện tử. Nếu việc đào tạo đội ngũ nhân lực đi chậm hơn quá trình hiện đại hoá ngânhàng thì khả năng hấp thụ công nghệ 9 Th.S. Đỗ Văn Hữu, “Thúc đẩy phát triển Ngânhàngđiệntử ở Việt Nam”, http://www.centralbank.vn/vn/CdeCNTT/tinCdeCntt.jsp?tin=219, ngày 24/06/2005 [...]... mật của khách hàng sẽ khiến ngânhàng phải chịu rủiro uy tín và rủiro pháp lý III KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀQUẢNTRỊRỦIROTRONGHOẠTĐỘNGNGÂNHÀNGĐIỆNTỬ 1 Kinh nghiệm của Malaysia về quản trịrủirotronghoạtđộng ngân hàngđiện tử1 8 Tính về thời gian, Malaysia đã phát triển hoạtđộngngânhàngđiệntử được hơn 20 năm với kênh phân phối đầu tiên qua hệ thống máy giao dịch tựđộng ATM vào... kiến từ trước 10 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Việt Nam, vi wikipedia.org , ngày 1/10/2007 2 Các loại rủirotronghoạtđộngngânhàngđiệntử Theo “Nguyên tắc quản lý rủirotronghoạtđộngngânhàngđiệntử của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 31/7/2006 thì Rủi rotronghoạtđộng ngân hàngđiệntử là khả năng xảy ra tổn thất khi thực hiện các hoạtđộngngânhàngđiện tử. ” Với tốc độ thay... theo đó là hoạtđộng NHĐT thì khó đưa ra danh sách đầy đủ tất cả các loại rủiro Tuy nhiên, vềcơ bản, các rủiro này không nằm ngoài những rủiro truyền thống của hoạtđộngngânhàng Do vậy, có thể chia các rủi rotronghoạtđộng NHĐT thành các nhóm như đối với rủiro truyền thống theo cách phân loại của Uỷ ban Basel Trong đó, rủiro chiến lược, rủirohoạt động, rủiro pháp lý và rủiro uy tín là... ngânhàng rất khó kiểm soát được rủiro 3 Quản trịrủirotronghoạtđộng ngân hàngđiệntử 3.1 Quảntrịrủiro chiến lược 3.1.1 Phân tích chi phí / lợi nhuận Hội đồngquảntrị và ban lãnh đạo cần đánh giá tác động của hoạtđộngngânhàngđiệntử dự kiến triển khai đối với mức độ rủiro và chiến lược của ngân hàng, thực hiện phân tích chi phí/lợi ích để chắc chắn rằng đã ý thức được đầy đủ và hợp lý về. .. toán, rủiro lãi suất và rủiro thị trường cũng có thể phát sinh từhoạtđộngngânhàngđiệntử Tuy nhiên, hậu quả của những rủiro này đối với ngânhàngcó thể không giống với các rủirohoạt động, rủiro uy tín và rủiro pháp lý Điều này đặc biệt đúng khi so sánh các ngânhàng tham gia đa dạng hoá hoạt 15 Th.S Lê Văn Hinh, “Nhận diệnrủiro đối với nghiệp vụ ngânhàngđiệntử và tiền điệntử , http://www.icb.com.vn/?id=075296&page=5&sheet=1&c=94&m=94... với hoạtđộngngânhàngđiệntử cũng phải thống nhất với phương pháp quảntrịrủiro nói chung của toàn ngânhàng Cần đánh giá lại các chính sách và quy trình quảntrịrủiro hiện tại của ngânhàng để đảm bảo là chúng đủ khả năng đối phó với những loại hình rủiro mới phát sinh do hoạtđộngngânhàngđiệntử đang hoặc dự kiến sẽ được thực hiện Các biện pháp giám sát quảntrị bổ sung mà Hội đồngquản trị. .. là mức kỳ vọng 1.2 Khái niệm quản trịrủiroQuảntrịrủiro là quá trình nhận dạng, đo lường, đối phó và kiểm soát rủi ro, nhằm ngăn ngừa, hạn chế những tổn thất do rủiro gây ra Quảntrịruiro là một hoạtđộng cần thiết không chỉ tronghoạtđộng kinh doanh mà còn trong tất cả các lĩnh vực đời sống hằng ngày Quảntrịrủiro hiệu quả sẽ giữ các hoạtđộng ổn định, chủ động hơn và tránh được nhiều thiệt... hệ thống quảntrịrủi ro, kiểm soát và các biện pháp phòng ngừa Các tổ chức tín dụng cần phân tích, xem xét các mô hình NHĐT đã và đang phát triển của một số nước trên thế giới để xây dựng hệ thống quảntrị NHĐT của mình, đảm bảo phát triển an toàn và hiệu quả II / QUẢNTRỊRỦIROTRONGHOẠTĐỘNGNGÂNHÀNGĐIỆNTỬ 1 Khái niệm vềrủiro và quảntrịrủiro 1.1 Khái niệm vềrủi ro1 0 Rủiro là khả năng... nhằm tác động lên các sản phẩm hoặc hệ thống của ngânhàngRủirohoạtđộng còn có thể phát sinh do nhầm lẫn của khách hàng, do các hệ thống ngânhàngđiệntử bị thiết kế hoặc triển khai không hoàn chỉnh Rất nhiều tác động của các rủiro này ảnh hưởng tới cả hoạtđộngngânhàngđiệntử lẫn hoạtđộng tiền điệntử 2.2.2 Nguyên nhân gây ra rủirohoạt động: Từ khâu kiểm soát tiếp cận hệ thống máy chủ... tác quảntrị phải đánh giá chiến lược, phân tích rủiro và lưu ý vấn đề an ninh trước khi thực hiện các ứng dụng ngânhàngđiệntử mới Do đó, quảntrị và phòng ngừa rủiro cũng là một vấn đề lớn đặt ra tronghoạtđộng của NHĐT Gắn liền với quá trình phát triển các hoạtđộng của NHĐT là quá trình đổi mới phương pháp quản lý, quảntrịngân hàng, hệ thống bộ máy tổ chức và cơ cấu hoạt động, hệ thống quản . CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ I / TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1. Khái niệm về ngân hàng điện tử Cùng với. 1/10/2007 2. Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử Theo “Nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt