1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam

173 38 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 873,52 KB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

Từ viết tắt tiếng Việt iv

Từ viết tắt tiếng Anh v

Danh mục bảng biểu vii

Danh mục hình vẽ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

4.1 Phương pháp nghiên cứu 4

4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 5

4.2.1 Nguồn tài liệu, thông tin 5

4.2.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp 5

4.2.3 Thu thập dữ liệu sơ cấp 6

4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 6

6 Kết cấu của đề tài 7

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8

1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 8

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 14

1.2 Khoảng trống nghiên cứu của đề tài 24

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤTKHẨU MẶT HÀNG GIÀY DA VIỆT NAM 25

1.1 Khái niệm và các nội hàm về phát triển thị trường xuất khẩu giày da 25

1.1.1 Khái niệm phát triển thị trường xuất khẩu giày da 25

1.1.2 Vai trò của phát triển thị trường xuất khẩu giày da 29

1.1.3 Phân loại thị trường xuất khẩu giày da 31

1.1.4 Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu giày da 33

1.2 Các tác nhân ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu giày da 45

1.2.1 Các tác nhân vĩ mô (PESTEL) 45

1.2.1.1 Tác nhân Chính trị, Thể chế và Pháp lý (Political, Institutional and Legal) 46

1.2.1.2 Tác nhân tố Kinh tế (Economy) 47

1.2.1.3 Tác nhân kĩ thuật và công nghệ (Technology) 50

1.2.1.4 Tác nhân Văn hóa, Xã hội và Môi trường (Social, Culture, Environment) 51

1.2.1.5 Trình độ phát triển và KHCN đặc thù của quốc gia (Country Specific) 52

`

Trang 2

1.2.2 Các tác nhân vi mô 52

1.2.2.1 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại 53

1.2.2.2 Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng 53

1.2.2.3 Các nhà cung ứng 53

1.2.2.4 Các nhà phân phối và nhập khẩu 53

1.2.2.5 Các loại sản phẩm thay thế 54

1.2.3 Các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp (Internal factors) 54

1.2.3.1 Các nguồn lực nội tại cơ bản 54

1.2.3.2 Các nguồn lực nội tại hỗ trợ 55

1.3 Kinh nghiệm phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da của một sốnước và bài học cho Việt Nam 55

1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 55

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 56

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Italia 57

1.3.1.3 Kinh nghiệm của Brazil 59

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 60

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1: 62

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨUMẶT HÀNG GIÀY DA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2017 63

2.1 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam 63

2.1.1 Tổng quan ngành da giày và mặt hàng giày da xuất khẩu 63

2.1.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giày da 68

2.1.2.1 Về quy mô kim ngạch 68

2.1.2.2 Về tốc độ tăng trưởng 69

2.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da 70

2.2 Thực trạng công tác phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da ViệtNam trên thế giới 73

2.2.1 Thực trạng công tác PTTTXK mặt hàng giày da của Nhà nước 73

2.2.1.1 Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước tác động trực tiếp tới PTTTXK nói chung và mặt hàng giày da xuất khẩu nói riêng 73

2.2.1.2 Xúc tiến đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do với các đối tác thương mại quan trọng và tiềm năng để mở rộng thị trường XK 76

2.2.1.3 Hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu, xúc tiến thương mại thông qua thương vụ Việt Nam tại nước ngoài 78

2.2.1.4 Hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng hệ thống pháp lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp để đáp ứng thị trường xuất khẩu 79

2.2.1.6 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi hóa thương mại 83

2.2.1.7 Các hoạt động khác nhằm hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu ngành da giày và mặt hàng giày da xuất khẩu 83

2.2.2 Thực trạng công tác PTTTXK mặt hàng giày da của Hiệp hội 84

2.2.2.1 Cầu nối tích cực và hữu hiệu giữa Nhà nước và doanh nghiệp 84

2.2.2.2 Hỗ trợ thông tin, tư vấn doanh nghiệp về thị trường XK 85

2.2.2.3 Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm, đào tạo 86

2.2.2.4 Hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu 86

2.2.2.5 Hỗ trợ xử lý tranh chấp trong thương mại quốc tế 87

2.2.3 Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da của doanh nghiệp 87

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 100

2.3.2.1 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế từ phía Nhà nước 101

2.3.2.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế từ phía Hiệp hội ngành hàng 103

`

Trang 3

2.3.2.3 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế từ phía doanh nghiệp 104

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2: 112

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DAVIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI 114

3.1 Bối cảnh mới và triển vọng phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày daViệt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 114

3.1.1 Bối cảnh mới 114

3.1.2 Dự báo về phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da của Việt Nam trong bối cảnh mới 115

3.1.2.1 Về thị trường xuất khẩu 116

3.1.1.2 Về mặt hàng xuất khẩu 119

3.1.1.3 Về phương thức xuất khẩu 120

3.2 Mục tiêu và triển vọng phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da củaViệt Nam trên thị trường thế giới 122

3.2.1 Mục tiêu đến năm 2025 122

3.2.2 Triển vọng phát triển thị trường xuất khẩu hàng da giày trong bối cảnh mới 123

3.3 Một số quan điểm về phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giàyda của Việt Nam 124

3.4 Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da củaViệt Nam 126

3.4.1 Định hướng từ phía Nhà nước nhằm phát triển thị trường hàng giày da Việt Nam trên thị trường thế giới 126

3.4.1.1 Tích cực hội nhập quốc tế để phát triển thị trường xuất khẩu 126

3.4.1.2 Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển ngành da giày và công nghiệp hỗ trợ để phát triển thị trường xuất khẩu 126

3.4.1.3 Định hướng phát triển thị trường thế giới đối với mặt hàng giày da Việt Nam 128

3.4.1.4 Hỗ trợ giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế 131

3.4.1.5 Xúc tiến thương mại để phát triển thị trường xuất khẩu 131

3.4.1.5 Hỗ trợ kỹ thuật để phát triển thị trường xuất khẩu 132

3.4.2 Định hướng của hiệp hội nhằm phát triển thị trường hàng giày da Việt Nam trên thị trường thế giới 132

3.4.2.1 Định hướng của Hiệp hội da giày Việt Nam trong hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu 133

3.4.2.2 Hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài và bảo trợ sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp 133

3.5 Các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da củaViệt Nam trong bối cảnh mới 134

3.5.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 134

3.5.1.1 Nhóm giải pháp về PTTTXK mặt hàng giày da 134

3.5.1.2 Nhóm giải pháp của Nhà nước về nâng cao năng lực sản xuất 136

3.5.2 Giải pháp từ phía Hiệp hội 140

3.5.3 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 142

3.5.3.1 Giải pháp nâng cao nhận thức về PTTTXK 142

3.5.3.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực phát triển thị trường XK 143

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3: 151

KẾT LUẬN 152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155

`

Trang 4

`

Trang 5

Từ viết tắt tiếng Việt

CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0

PTTTXK Phát triển thị trường xuất khẩu

Trang 6

Từ viết tắt tiếng Anh

Từ viết tắtNguyên nghĩa tiếng AnhNghĩa tiếng Việt

ASEAN-Australia-Newziland Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Úc-New Zealand

Hiệp định thương mại tự do ASEAN và Trung Quốc

Cộng đồng kinh tế ASEAN

Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông

Agreement Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ

Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á –Thái Bình Dương ASEM Asia-Europe Meeting Tiến trình Hợp tác Á-Âu

ASEAN Association of Southeast

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

cắt-may-đóng gói

GVC Global Value Chains Chuỗi giá trị toàn cầu

EVFTA European-Vietnam Free

Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FOB Free On Board Điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu

LEFASO Vietnam Leather, Footwear and Handbag Association

Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam

`

Trang 7

M&A Mergers & Acquisitions Sáp nhập và Thâu tóm

Manufacturer Nhà sản xuất thiết kế gốc

Economic Partnership Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực R&D Research & Development Nghiên cứu và phát triển

enterprises Doanh nghiệp nhỏ và vừa SOE State Owned Enterprise Doanh nghiệp nhà nước

TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật với thương mại

Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VKFTA Vietnam Korea Hiệp định thương mại tự do Việt

Nam-Hàn Quốc VN-EAEU FTA Vietnam-Eurasian

Economic Union Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Nga - Belarus - Amenia - Kazakhstan - Kyrgyzstan

VCFTA Vietnam-Chile Economic Union Free Trade

Trang 8

Danh mục bảng biểu

Bảng 1.1 Nghiên cứu, đánh giá thị trường xuất khẩu 32 Bảng 1.2 Mô hình chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu Ansoff 33 Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp làm da – giày theo chuyên ngành 59 Bảng 2.2

Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành da giày (so với cùng kỳ) 59 Bảng 2.3

Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu ngành da–giày 2013-2018 60 Bảng 2.5 Thị trường xuất khẩu da giày của Việt Nam theo châu lục 61 Bảng 2.6

TOP 20 thị trường xuất khẩu da-giày của Việt Nam 62 Bảng 2.7 Top 20 nước Sản xuất – Xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới 63 Bảng 2.8 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày mũ da (HS 6403) theo thị

trường

64 Bảng 2.9 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giày mũ da (HS 6403) so với

năm trước theo thị trường

66 Bảng 2.10 10 quốc gia xuất khẩu giày mũ da (HS 6403) lớn nhất thế giới 68 Bảng 2.11 Cơ cấu giá trị xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam phân theo thị

trường

69 Bảng 3.1 Dự báo kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường

các khu vực trên thế giới

Trang 9

Danh mục hình vẽ

Hình 1.1 Phân loại thị trường xuất khẩu theo 8 tiêu thức 29 Hình 1.2 Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế 34 Hình 1.3 Các tác nhân môi trường vĩ mô, vi mô và nội tại doanh nghiệp ảnh

hưởng tới khả năng phát triển thị trường xuất khẩu giày dép

Hình 2.1 Đánh giá thị trường xuất khẩu giày da của Việt Nam 86 Hình 2.2 Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp sản

xuất giày da Việt Nam dựa trên mô hình Ansoff

Trang 10

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo Hiệp hội Da – Giày, Túi xách Việt Nam, với lợi thế về giá công lao động rẻ và các chính sách thu hút đầu tư cởi mở, trong nhiều năm qua, ngành da giày đã phát triển mạnh mẽ Tính đến tháng 11 năm 2019, ngành da giày Việt Nam xuất khẩu khoảng 19,5 tỷ USD; trong đó giày dép là 16,5 tỷ USD và túi xách là 3,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kì năm 2018, chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, riêng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm giày da chiếm khoảng 22% đạt khoảng 3,6 tỷ USD với sản lượng 270,6 triệu đôi (tăng 7% so với năm 2018) Số liệu thống kê cho thấy, ngành da giày liên tục chiếm khoảng 8-10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm là khoảng 10% Dự kiến đến năm 2020, ngành da giày sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 25 tỷ USD

Từ năm 2014, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu da giày lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, về số lượng chiếm 4,6% và về trị giá chiếm 9,2% tổng xuất khẩu giày dép toàn cầu Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 100 nước trên thế giới Tại các thị trường chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, giày dép Việt Nam tiếp tục tăng thị phần và đứng vị trí thứ 2 sau Trung Quốc Toàn ngành hiện có trên 800 DN, sử dụng 1,5 triệu lao động Trong đó có khoảng 200 doanh nghiệp nước ngoài, sử dụng khoảng 50% lao động và chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu Khối DN FDI vẫn là thành phần chủ lực của xuất khẩu da giày Việt Nam, đạt 9,55 tỷ USD và tăng trưởng 20% so với năm trước.

Các hiệp định thương mại tự do quan trọng như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP), Việt Nam – Nhật Bản (VJFTA), Hàn Quốc (VKFTA), Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu (VN-EAEU)… đã được Việt Nam ký kết trong thời gian gần đây, dự báo mang lại nhiều lợi thế cho mặt hàng giày da Việt Nam bởi ưu đãi về thuế suất và nguồn gốc nguyên phụ liệu Với CPTPP, giày dép Việt Nam sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh so với các nước xuất khẩu giày dép lớn như Trung Quốc, Ấn Độ không phải là thành viên của Hiệp định CPTPP Thuận lợi này cũng sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận được các thương hiệu giày dép, túi xách lớn của thế giới Tuy nhiên, để có được cơ hội này, DN sản xuất và xuất khẩu giày da Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức, cạnh tranh với các DN đầu tư nước ngoài, các yêu cầu khắc nghiệt về chất lượng giao hàng và hàng rào kỹ thuật, rào cản về môi trường, khả năng làm chủ thị trường nội địa, tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu, nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo điều kiện thụ hưởng thuế suất ưu đãi trong các FTA “thế hệ mới” hoặc các quy định riêng của quốc gia nhập khẩu,

Trang 11

trong điều kiện năng lực cạnh tranh sản phẩm, năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và năng lực cung ứng xuất khẩu giày da Việt Nam nói chung còn thấp,tốc độ đổi mới và phát triển còn chậm

Hiện nay, xuất khẩu các sản phẩm giày da của Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do thị trường thế giới có nhiều biến động và nguồn nguyên liệu sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu Theo Hiệp hội Da - Giầy, túi xách Việt Nam (Lefaso, 2018), tỷ lệ nội địa hóa của ngành mới chỉ chiếm 40 - 45%, chủ yếu là đế giày và chỉ khâu giày, trong khi nguyên liệu quan trọng nhất là da thuộc và da nhân tạo vẫn phải nhập khẩu Ngành da giày vẫn chưa xử lý một cách rốt ráo các vấn đề về môi trường đặc biệt là xây dựng hệ thống xử lý da thuộc tập trung Công nghiệp hỗ trợ để giúp ngành da giày giảm phụ thuộc vào nhập khẩu cũng còn rất sơ khai, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành Chi phí đầu vào tăng nhiều trong thời gian gần đây như lương tối thiểu, chi phí nhân công, chi phí điện nước, logistics… trong khi giá bán thì không tăng Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới vẫn chưa hết, sức mua ở nhiều thị trường giảm như EU, biến động đồng nhân dân tệ, đồng EURO, Brexit, gần đây là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất và xuất khẩu của DN da giày trong nước

Đứng trước thực tế này, để tiếp tục củng cố và duy trì phát triển những thị trường truyền thống cũng như nắm bắt cơ hội và tìm đường xuất khẩu vào những thị trường mới mẻ và tiềm năng, các DN giày da rất cần những chỉ dẫn chuyên sâu và chuyên biệt cả về lý luận và thực tiễn tạo luận cứ khoa học hoạch định, triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng xuất khẩu, mở rộng quy mô thị trường xuất khẩu hiện hữu và phát triển thị trường xuất khẩumới đối với mặt hàng giày da Việt Nam phù hợp, khả thi, hiệu quả trong bối cảnh mới Ở cấp độ DN, để phát triển được thị trường xuất khẩu, ngoài việc trông chờ vào những chính sách ưu đãi từ phía Nhà nước hoặc các nước nhập khẩu, DN còn cần phải hiểu rõ những lợi thế, khó khăn của chính mình, đề xây dựng được những chiến lược và kế hoạch cho sản xuất và xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu thị trường và đạt được mục tiêu của DN Nhưng hiện nay chưa có một mô hình nào được xây dựng và áp dụng cho các DN giầy da Việt Nam khi muốn phát triển thị trường xuất khẩu ra thế

giới Nhìn nhận được sự cần thiết này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển thịtrường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam”.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hoá có luận giải chi tiết cơ sở lý luận và thực tiễn về “phát triển thị trường xuất khẩu” đối với mặt hàng giày da, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất

Trang 12

những giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da của Việt Nam trong bối cảnh mới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

(1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu giày da Việt Nam.

(2) Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển thị trường xuất khẩu giày da của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam.

(3) Phân tích những tác nhân ảnh hưởng tới phát triển thị trường xuất khẩu giày da Việt Nam.

(4) Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày da và thực tiễn phát triển thị trường xuất khẩu giày da của Việt Nam từ 2007 đến 2017, có cập nhật đến 2019.

(5) Dự báo xu hướng phát triển thị trường xuất khẩu giày da và đề xuất những giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu giày da của Việt Nam trong bối cảnh mới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “lý thuyết phát triển thị trường xuất khẩu giày da của quốc gia và thực tiễn phát triển thị trường xuất khẩu giày da của Việt Nam với 3 chủ thể tham gia là Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp”

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung:

- Ngành da giày bao gồm giày dép (mã HS 64), túi xách, ba lô (mã HS 42) và da thuộc; đề tài tập trung nghiên cứu mặt hàng “giày da” hay còn gọi là“giày mũ da” (mã HS 6403) Trong luận án, thuật ngữ doanh nghiệp “da giày”, “giày dép” hay “giày da” có ý nghĩa là doanh nghiệp sản xuất mặt hàng “da giày” (HS 64 + HS 42), “giày dép”(HS 64) hay “giày da” (HS 6403).

- Luận án nghiên cứu về PTTTXK giày da ở 3 cấp độ Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp, trong đó tập chủ vào chủ yếu vào chủ thể Doanh nghiệp Về khách thể, luận án chỉ tập trung nghiên cứu mặt hàng giày da (HS 6403) vì đây là mặt hàng chiến lược của ngành da giày, là mặt hàng sẽ mang lại giá trị gia tăng và dư địa phát triển lớn hơn so với giày vải (HS 6404) và giày thể thao (HS 6402) trong tương lai

Trang 13

- Các giải pháp PTTTXK giày dađược xây dựng dựa trên (1) cơ sở lý luận và thực tiễn PTTTXK giày da, (2) từ nguyên nhân của hạn chế trong thực trạng PTTTXK giày da, (3) Yêu cầu của bối cảnh mới và (4) Dựa trên quan điểm, định hướng PTTTXK của VN

Khung phân tích về PTTTXK giày da của 3 chủ thể:

Đối với Nhà nước, PTTTXK giày da bao gồm: hoàn thiện thể chế, pháp luật chính sách; thực thi chiến lược PTTTXK; đàm phán kí kết FTA; xúc tiến thương mại; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, xử lý tranh chấp thương mại, và đẩy mạnh tạo thuận lợi hóa thương mại

Đối với Hiệp hội, PTTTXK giày da bao gồm vai trò cầu nối tích cực của Hiệp hội giữa Nhà nước và Doanh nghiệp; hỗ trợ thông tin, tư vấn về thị trường XK; hỗ trợ xúc tiến thương mại; hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực XK, hỗ trợ xử lý tranh chấp thương mại.

Đối với Doanh nghiệp, PTTTXK giày da gồm 4 bước theo mô hình Ansoff:

(i) nghiên cứu, đánh giá thị trường xuất khẩu; (ii) lập chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, (iii) xây dựng và thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu (7P), và (iv) hoàn thiện chiến lược PTTTXK.

Phạm vi không gian: Việt Nam và 10 thị trường/khu vực thị trường xuất khẩu mặt

hàng giày da của Việt Nam trên thế giới, tập trung vào phát triển các thị trường trọng điểm, truyền thống (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc); các thị trường mới, tiềm năng (Châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ, Đông Âu, ASEAN) và thị trường ngách khác

Phạm vi thời gian: Trong giai đoạn 10 năm từ năm 2007 (khi Việt Nam bắt đầu

tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến năm 2017, có cập nhật đến 2019, và các giải pháp đề xuất tới năm 2025, định hướng tới năm 2030.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu theo cách tiếp cận của chuyên ngành Kinh doanh thương mại (MS: 62.34.01.21), phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác làm nền tảng và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như logic, phân tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh, dự báo khoa học, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu liên ngành… Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng.

4.1 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp luận này nhằm làm rõ bản chất của phát triển thị

Trang 14

trường xuất khẩu mặt hàng giày da, tức là làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố nội hàm và các yếu tố tác động PTTTXK giày da

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây: làm rõ cơ sở lý luận, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong PTTTXK, các cam kết và các yêu cầu đặt ra trong hiệp định thương mại tự do; kinh nghiệm quốc tế; thu thập thông tin và phân tích dữ liệu thứ cấp nhằm đánh giá thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017, có cập nhật đến 2019.

4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

4.2.1 Nguồn tài liệu, thông tin

Nguồn tài liệu, thông tin được sử dụng để tham khảo, nghiên cứu đề tài là tập hợp các tài liệu, văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước liên quan đến PTTTXK giày da; cùng các thông tin, dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các công trình nghiên cứu đã được công bố trong nước và ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài, bao gồm:

- Hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước liên quan đến PTTTXK giày da Việt Nam như: Luật, Nghị định, Thông tư, chỉ thị, các chiến lược, chính sách, quy hoạch tổng thể, đề án giải pháp phát triển PTTTXK Việt Nam.

- Các thông tin, tài liệu về lộ trình tham gia và cam kết thực thi các FTA của Việt Nam: EVFTA, CPTPP … có liên quan đến PTTTXK giày da Việt Nam.

- Các thông tin, dữ liệu thứ cấp về cơ sở lý luận khoa học và các vấn đề thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế trong phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da thu thập được từ các công trình nghiên cứu đã công bố trong nước và ngoài nước.

- Các thông tin, dữ liệu, số liệu về sản xuất, xuất nhập da giày, năng lực cạnh tranh xuất khẩu, tác động của xuất khẩu da giày đối với các vấn đề môi trường và xã hội.

- Nguồn thông tin lấy ý kiến chuyên gia về công tác phát triển thị trường xuất khẩu, các yếu tố nội hàm và các yếu tố tác động.

4.2.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp

- Liên hệ với các tổ chức, các Bộ/ngành, cơ quan quản lý Nhà nước nhằm nhận được sự hỗ trợ, tư vấn thông tin, tài liệu về lộ trình tham gia và cam kết thực thi các Hiệp định thương mại của Việt Nam liên quan đến xuất nhập khẩu mặt hàng da giày; cũng như các văn bản pháp luật, chủ trương, chính sách mới ban hành của Nhà nước liên quan đến phát triển xuất khẩu ngành da giày,

- Liên hệ với các Viện nghiên cứu, Trường đại học nhằm thu thập các thông tin, dữ liệu thứ cấp về cơ sở lý luận khoa học và các vấn đề thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế trong

Trang 15

phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da, thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, luận án, sách chuyên khảo, các chuyên đề, kỷ yếu hội thảo khoa học, các bài đăng trên báo, tạp chí khoa học chuyên ngành da giày…

- Thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu liên quan đến sản xuất, xuất nhập khẩu giày da qua các báo cáo của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), Hiệp hội Da - Giầy, Túi xách Việt Nam, tạp chí chuyên ngành…

- Thu thập thông tin, dữ liệu từ kết quả điều tra, khảo sát các doanh nghiệp ngành da giày; các nguồn thông tin đại chúng, sách báo, mạng Internet…

4.2.3 Thu thập dữ liệu sơ cấp

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến chủ đề

nghiên cứu Trong toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tham khảo, lấy ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học và nhà quản lý trong lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến đề tài nhằm chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện nội dung của đề tài

4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

4.3.1 Phương pháp định lượng

- Phương pháp so sánh, đối chứng: được sử dụng chủ yếu ở chương 2 để tiến hành

đánh giá thực trạng, so sánh quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu mặt hàng, phương thức xuất khẩu giữa các thị trường/khu vực thị trường XK giày da của Việt Nam với nhau và giữa các thời kỳ phát triển khác nhau

- Phương pháp dự báo: sử dụng chủ yếu ở chương 3 dựa trên các báo cáo và dự

báo của các tổ chức quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) và các báo cáo của Việt Nam từ đó dự báo về bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến PTTTXK mặt hàng giày da, và định hướng PTTTXK mặt hàng giày da Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2030

- Phương pháp phân tích SWOT: được sử dụng trong Chương 2 nhằm phân tích

những thành tựu (strengths), hạn chế (weakenesses) và nguyên nhân trong PTTTXK giày da, nhận định những cơ hội (opportunities) và thách thức (threats) hay các nguy cơ đe dọa đối với PTTTXK mặt hàng giày da của Việt Nam trong bối cảnh mới.

- Phương pháp phân tích định lượng: sử dụng trong Chương 2 khi đánh giá các thị

trường xuất khẩu của Việt Nam dựa trên kim ngạch xuất khẩu và độ mở thị trường

4.3.2 Phương pháp định tính

- Phương pháp tổng hợp, phân tích quy luật: nhằm thống kê, tổng hợp các thông

tin, số liệu thu thập được về thực trạng xuất khẩu giày da của Việt Nam phân tích các quy

Trang 16

luật kinh tế, làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da.

-Phương pháp phân tích định tính: Phân tích và xử lý thông tin, dữ liệu thu thập

được, thông qua phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng để làm rõ thực trạng PTTTXK giày da của Việt Nam

5 Những đóng góp mới của đề tài

5.1 Đóng góp về lý luận

- Góp phần xây dựng, bổ sung khung lý thuyết về phát triển thị trường xuất khẩu giày da của Việt Nam

- Xác định được những nhân tố (bên trong và bên ngoài) có ảnh hưởng tới phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da của Việt Nam.

- Xây dựng được chiến lược, phương thức phát triển thị trường xuất khẩu cho các DN ngành giầy da đối với 10 thị trường/khu vực thị trường trong bối cảnh mới.

5.2 Đóng góp về thực tiễn

- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong phát triển thị trường xuất khẩu giày da - Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày da và thực tiễn phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da của Việt Nam từ 2007 đến 2017, cập nhật đến 2019.

- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da VN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần danh mục chữ viết tắt, mở đầu, tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, kết luận, danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được kết cấu thành ba chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT

HÀNG GIÀY DA VIỆT NAM

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT

HÀNG GIÀY DA VIỆT NAM TỪ 2007-2017

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG

GIÀY DA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI

Trang 17

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu về lý luận, thực tiễn và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu

Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại, năm 2011 “Nghiên cứuphát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010-2020” do

Phạm Hồng Tú làm chủ nhiệm đã tập trung nghiên cứu và làm rõ khái niệm về thị trường và bán lẻ hàng tiêu dùng Trong kinh tế học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng, thị trường là tổng thể các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể ở địa điểm nào, thời gian nào Khái niệm thị trường hiện đại còn bao hàm cả thị trường thực và thị trường ảo Tác giả đã đề xuất những giải pháp phát triển thị trường gồm có (1) đa dạng hoá loại hình bán lẻ tiêu dùng, (2) phát triển kênh cung ứng hàng hoá bán lẻ và (3) các giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu thông hàng hoá bản lẻ trên thị trường nông thôn [50]

Luận án tiến sĩ của NCS Phạm Nguyên Minh, Viện Nghiên cứu Thương mại, năm

2010 về “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ViệtNam” đã xác định một khung phân tích về phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá bao

gồm 4 bước: (1) Nghiên cứu thị trường, (2) Lập chiến lược phát triển thị trường, (3) Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu và (4) Kiểm tra đánh giá thực hiện chiến lược phát triển thị trường Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường xuất khẩu hàng hoá gồm có chỉ tiêu tuyệt đối (gia tăng về số lượng thị trường, về giá trị kim ngạch tại mỗi thị trường và số lượng chủ thể tham gia xuất khẩu hàng hoá) và chỉ tiêu tương đối (tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu) Theo tác giả, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thị trường xuất khẩu gồm nhóm nhân tố trong nước (pháp luật, chính sách của Nhà nước, cơ chế quản lý của chính quyền địa phương, các yếu tố sản xuất và các yếu tố thuộc về doanh nghiệp) và nhóm nhân tố ngoài nước (thị hiếu tiêu dùng, hàng rào thuế quan và phi thuế quan) [37]

Luận án tiến sĩ của NCS Phoxay Sitthisonh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,

năm 2011 về “Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá của nước CHDCND Lào đếnnăm 2020” đã luận giải những khái niệm và nội hàm về kinh tế thị trường và phát triển thị

trường xuất khẩu hàng hoá Theo tác giả, trước thách thức mới về đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển thị trường xuất khẩu đối với từng quốc gia cần có sự chuyển dịch phù hợp với yêu cầu phát triển, nhằm tháo gỡ những vướng mắc và tạo đà cho bước phát triển bền vững Từ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào những năm trước, Phoxay chỉ ra bốn nguyên nhân chủ yếu dẫn

Trang 18

đến những bất cập trong phát triển thị trường xuất khẩu hiện nay của Lào, bao gồm: (1) Khả năng phân tích dự báo tình hình, diễn biến thị trường quốc tế của các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách còn hạn chế; (2) Khả năng thích ứng của các doanh nghiệp với bối cảnh mới của thị trường khu vực và thế giới còn yếu, xuất khẩu tăng trưởng nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài; (3) Hoạt động mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa khai thác hiệu quả thương mại vùng biên, xuất khẩu tại chỗ và các tuyến hành lang kinh tế; (4) Cơ sở hạ tầng logistics và sản xuất hàng hoá kém phát triển tạo rào cản đối với các hoạt động thương mại Từ kết quả nghiên cứu lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa cấp quốc gia, Phoxay đã khẳng định phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa là kết quả của các giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tầm vĩ mô, đồng thời là kết quả của sự chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu từ phía các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa Theo Phoxay, thị trường xuất khẩu hàng hoá được phân loại theo 6 tiêu thức, đó là: vị trí địa lý, dung lượng và sức mua thị trường, kim ngạch XNK và cán cân thương mại, mức độ mở cửa và bảo hộ thị trường, sức cạnh tranh của hàng hoá và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, và loại hình cạnh tranh trên thị trường Có hai phương thức phát triển thị trường chính đó là: phát triển theo chiều rộng (phát triển gia tăng số lượng, kim ngạch) và phát triển theo chiều sâu (thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường và cải tiến hàng hoá) Tác giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp mang tính bản lề, gồm có: (1) nhóm giải pháp hướng vào sự chuyển dịch thị trường cho từng khu vực trên thế giới như thị trường châu Á, thị trường châu Mỹ, thị trường Trung Đông, châu Phi và Tây Nam Á, (2) Nhóm giải pháp về cơ cấu mặt hàng và chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Lào từ xuất khẩu tài nguyên khoáng sản sang xuất khẩu mặt hàng có giá trị gia tăng cao và các sản phẩm chế biến, (3) Nhóm giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu sang ASEAN, đặc biệt các quốc gia có chung đường biên giới như Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, (4) Giải pháp đồng bộ phát triển dịch vụ logistics từ địa phương tới hệ thống quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững xuất khẩu hàng hoá của Lào [40]

Lê Quang Thắng năm 2015 đã lựa chọn chủ đề về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông để thực hiện luận án tiến sĩ kinh tế Trên cơ sở các lý thuyết thương mại quốc tế liên quan như lý thuyết trọng thương, lý thuyết lợi thế tuyệt đối (Adam Smith), lý thuyết lợi thế so sánh (David Ricardo), lý thuyết H-O (Heckcher-Ohlin), Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia (M Porter) và lý thuyết về mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế (Gravity Model), luận giải cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia Ở đây, những nhân tố tác động tới xuất khẩu khẩu hàng hóa của một quốc gia được chỉ ra gồm:

Trang 19

Một là, Các nhân tố từ phía nước xuất khẩu (Mức độ mở cửa hội nhập của nước

xuất khẩu và quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao với nước nhập khẩu; Chính sách kinh tế đối ngoại như chính sách thương mại quốc tế, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách thu hút vốn FDI; Trình độ phát triển kinh tế của nước xuất khẩu như sự tăng trưởng sản xuất trong nước, nhân tố nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ của nước xuất khẩu;

Nhân tố vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của nước xuất khẩu); Hai là, Các nhân tố từphía nước nhập khẩu (Nhân tố về chính trị-tôn giáo, Chính sách thương mại quốc tế của

nước nhập khẩu như hàng rào hành chính, rào cản kỹ thuật; Nhân tố văn hóa xã hội; Nhân tố điều kiệu tự nhiên-khí hậu của nước nhập khẩu; Nhân tố cạnh tranh; Nhân tố thuộc về

nhu cầu và khả năng thanh toán); Ba là, Các nhân tố quốc tế (Xu hướng toàn cầu hóa;

Tính ổn định - bất ổn định của kinh tế - chính trị thế giới; Các vấn đề mang tính toàn cầu như an ninh lương thực, biến đổi khí hậu) Qua việc phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông, đề tài đã rút ra được những nguyên nhân cơ bản dẫn đễn quy mô và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Đông còn nhỏ bé Đồng thời, luận giải được tính tất yếu của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này, trả lời được câu hỏi tại sao cần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông, cũng như kiểm chứng được những kết quả đã đạt được trong Chương trình hành động thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam –Trung Đông giai đoạn 2008 – 2015 ̋ của Chính phủ Việt Nam Một số gợi ý về chính sách được đưa ra nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Đông dựa trên quan điểm và triển vọng xuất khẩu vào thị trường này được chia thành 02 nhóm Nhóm một, là những gợi ý chính sách đối với Nhà nước gồm: Đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với một số nước thuộc khu vực Trung Đông; Tăng cường đàm phán và ký kết hiệp định thương mại tự do với các nước Trung Đông; Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Đông; Nhà nước có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang các quốc gia Trung Đông; Tăng cường công tác xúc tiến thương mại tại thị trường Trung Đông; Lựa chọn đối tác và mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường Trung Đông Nhóm hai, là các giải pháp cho DN Việt Nam gồm: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và thăm dò và khai thác thị trường Trung Đông Đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa; Cần có sự liên kết, phối hợp giữa các doanh nghiệp xuất khẩu hàng; hóa và doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu sang Trung Đông; Nâng cao chất lượng nguồn hàng xuất khẩu; Sử dụng có hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu; Chú trọng công tác đào tạo cán bộ phụ trách thị trường Trung Đông [48].

Trang 20

Nghiên cứu về lý luận, thực tiễn và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu giầy da

Đề tài khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Thương mại, năm 2010 về “Các giảipháp thúc đẩy xuất khẩu hàng giày da Việt Nam” do PGS TS Doãn Kế Bôn làm chủ

nhiệm, đã đi sâu phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng giày da Việt Nam vào thị trường các nước trên thế giới trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO Đây là một công trình khoa học khá công phu, đã trình bày chi tiết về thực trạng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng da giày của doanh nghiệp Việt Nam vào một số thị trường quan trọng như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản Đề tài đã chỉ ra một số yếu kém tồn tại nhiều năm cần khắc phục của ngành da giày Việt Nam như: tỷ lệ nội địa hóa thấp, công nghệ lạc hậu, hỗ trợ tài chính hạn chế, nguồn nhân lực chất lượng thấp… [17]

Nghiên cứu tiếp theo về xuất khẩu da giày sang thị trường EU của Đinh Công Hoàng năm 2013 Theo tác giả, khó khăn nhất đối với ngành da giày Việt Nam là chưa giải quyết được khâu nguyên phụ liệu trong nước khi nguồn vốn đầu tư cũng còn rất khó khăn Khó khăn tiếp theo là việc các DN Việt Nam chủ yếu là gia công quốc tế chứ hầu như các sản phẩm da giày đều ít mang thương hiệu Việt Nam Các DN đa phần đều có quy mô nhỏ và vừa, sức cạnh tranh yếu Những chính sách về chống bán phá giá và yêu cầu độ tinh xảo của sản phẩm ở thị trường EU cũng là một rào cản vô cùng khó khăn cho các DN xuất khẩu da giày Việt Nam Định hướng cho vấn đề này, các DN Việt Nam cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, từ tổ chức sản xuất đến chọn mặt hàng, đầu tư khoa học công nghệ, mở rộng xúc tiến thương mại, đào tạo công nhân lành nghề, đầu tư chiều sâu, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm… Các ngành chức năng và các DN sản xuất, xuất khẩu mặt hàng da giày cần chuyển hướng sản xuất theo yêu cầu nâng cao chất lượng và giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh trên thị trường khó tính như EU Một số giải pháp chủ yếu được đưa ra: (1) Bộ Công Thương cần chỉ đạo các DN da giày chuyển dần từ phương thức gia công sang phương thức mua bán (FOB) để tạo nên mức giá trị gia tăng cao, tạo điều kiện tích lũy tư bản, tái đầu tư, từ đó có sự phát triển nhanh và vững chắc; (2) Có sự liên kết ổn định giữa các DN; (3) Sớm hình thành khu công nghiệp thuộc da, các cụm công nghiệp nguyên phụ liệu; (4) DN cần phải nỗ lực nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trang thiết bị [28].

Luận án Tiến sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh Đào Thị Thu Giang (2008) “Các biệnpháp vượt rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩuhàng hóa của Việt Nam” đã tập trung làm rõ một số cơ sở lý luận chung về rào cản phi

thuế trong thương mại quốc tế Đặc biệt, tác giả đã nêu rõ thực trạng và tác động của các rào cản phi thuế của EU một cách khái quát nhất đối với mặt hàng giày dép của Việt Nam Cụ thể là các rào cản pháp lý như chống bán phá giá, quy định về đảm bảo sức khỏe

Trang 21

và độ an toàn của khách hàng và rào cản kỹ thuật như các quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy định về nhãn mác, quy định về bao bì, đánh số cỡ giày [23]

“Đánh giá năng lực xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam trong điều kiện hộinhập kinh tế quốc tế”(trường hợp của Liên minh Châu âu – EU, Mỹ…) là một nghiên cứu

của Lý Hoàng Thư (2008) Để đánh giá chi tiết về năng lực xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam, Lý Hoàng Thư đã sử dụng mô hình GEAR WTO/UNTAC/ITC) Mô hình

GEAR gồm 04 bánh răng: Bánh răng 1- Năng lực cạnh tranh của ngành (Phát triển nănglực của ngành, Đa dạng hóa năng lực ngành, Phát triển nguồn nhân lực); Bánh răng 2

-Những yếu tố nội bộ ngành (Hạ tầng cơ sở cho sự phát triển của ngành, Thúc đẩy thương

mại, Giảm chi phí kinh doanh); Bánh răng 3 - Những yếu tố bên ngoài (Khả năng xâm

nhập thị trường, Các ngành hỗ trợ trên thị trường, Xúc tiến thương mại ở tầm quốc gia);

Bánh răng 4 - Tăng trưởng và phát triển (Tạo giá trị kinh tế tăng thu nhập và tạo việc làm

của ngành, Phát triển các giá trị văn hóa – xã hội và môi trường, Đầu tư và phát triển vùng nguyên liệu) Ngành Da giày Việt Nam được coi là ngành có lợi thế hướng ra xuất khẩu và là ngành sử dụng nhiều lao động với chi phí nhân công thấp, số lượng lao động đang trong giai đoạn dân số vàng Tuy nhiên lợi thế về chi phí nhân công rẻ đã và đang giảm đi cùng với tiến trình hội nhập kết quả quốc tế, cùng với sự di chuyển tự do của các nguồn lực từ nơi này sang nơi khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác Việc xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng trong nước thấp sẽ bị giảm dần lợi thế trong tương lai, khi tiến bộ khoa học và ứng dụng công nghệ mới phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay Mặc dù DN trong ngành Da giày Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy phát triển sản xuất, song khả năng cạnh tranh tổng thể của DN còn yếu so với các nước trong khu vực Việc tìm các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu là hết sức cần thiết đối với từng DN nói riêng cũng như tổng thể ngành Da giày, nhằm đối phó một cách linh hoạt, kịp thời và đúng hướng trước những biến động của thị trường xuất khẩu da giày Để nâng cao hiệu quả tối đa trong việc vận dụng các giải pháp vào thực tiễn cần có sự “mềm dẻo”, tức là có sự lựa chọn phương án khả thi nhất để đạt mục tiêu để ra, dựa trên việc tác động tích cực đến những nhân tố quyết định như tăng nông sản lao động, năng lực quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học công nghệ, các dịch vụ và chi phí đầu vào… Từ việc giảm chi phí, tăng lợi nhuận, DN mới có thể tồn tại và phát triển vững bước trên đôi chân của mình DN tồn tài có nghĩa là ngành tồn tài và phát triển bền vững Do đó, nâng cao năng lực xuất khẩu của ngành sản xuất kinh doanh là một thực tế khách quan, nhằm hóa giải rủi ro, tận dụng cơ hội, chủ động trong sản xuất kinh doanh để chiến thắng trên thương trường.[49]

Hoàng Xuân Bình và Hoàng Đông Quang (2006) đã có bài nghiên cứu về thị trường xuất nhập khẩu và buôn bán giày tại Ba Lan của các thương hiệu giày Việt Nam.

Trang 22

Nhóm tác giả đã phân loại thị trường giày Ba Lan theo thị hiếu của khách hàng, gồm 3 loại: thị trường cấp thấp (thị trường sản phẩm không có thương hiệu); thị trường cấp trung bình (thị trường sản phẩm đại trà nhưng đã có thương hiệu riêng) và thị trường cấp cao (thị trường sản phẩm cao cấp có thương hiệu nổi tiếng) Các thị trường phân phối của từng phương thức: phương thức thấp (chợ và siêu thị, hệ thống các cửa hàng nhỏ multibrand); phương thức tầm trung (mang lưới các cửa hàng lớn chuyên bán giày như CCC, Ambra, Deichmann, Inblu, Avanti, Szuz Szop); phương thức cao cấp (mạng lưới các cửa hàng chuyên bán giày cao cấp; các cửa hàng chuyên bán quần áo thời trang) Các thương hiệu giày của Việt Nam nhìn chung không xuất hiện tại Ba Lan, mà các sản phẩm giày được sản xuất từ Việt Nam có mặt tại Ba Lan thường là các sản phẩm của các hãng có thương hiệu nổi tiếng hay của các công ty Ba Lan, EU đặt sản xuất tại Việt Nam (các xí nghiệp của Việt Nam sản xuất gia công giày cho các công ty này) Tại thị trường này, giày Việt Nam cũng bị cạnh tranh nhiều với giày nhập khẩu từ Trung Quốc, do: Trung Quốc có lợi thế về giày rẻ/chưa có thương hiệu; công ty của người Việt Nam tại Ba Lan chưa có ý thức xây dựng thương hiệu riêng; Xí nghiệp sản xuất giày Việt Nam chưa coi trọng thị trường Ba Lan và các nước Đông Âu Do vậy, nhóm tác giả đưa ra một số biện pháp hỗ trợ xuất khẩu giày Việt Nam vào thị trường Ba Lan như: Tập trung vào các chủng loại giày có chất lượng cao hơn; Xây dựng chiến lược quảng bá và xây dựng thương hiệu giày Việt dựa trên chất lượng và uy tín của sản phẩm; Đánh giá tầm quan trọng của thị trường Đông Âu, không chỉ là 1 thị trường tiêu thụ, mà còn là 1 thị trường trung chuyển vào các thị trường khác dựa trên chính sách về xuất nhập khẩu và chi phí ưu đãi; DN sản xuất và thương mại giày Việt Nam nên nhanh chóng mở các chi nhánh đại diện, phòng trưng bày sản phẩm và phân phối bán buôn; Liên kết với Việt kiều để xây dựng và khai thác các trung tâm phân phối giày lớn; Tham gia quảng bá thương hiệu giày Việt trên các tạp chí chung của người Việt tại châu Âu/truyền hình/hội thảo [16].

Một nghiên cứu khác cũng về xuất khẩu mặt hàng giày dép Việt Nam vào thị trường EU là của Bùi Việt Hưng năm 2008 Bùi Việt Hưng đã chỉ ra những đặc điểm của thị trường EU và yêu cầu đặt ra đối với mặt hàng giày dép Việt Nam như: (1) tập quán và thị hiếu tiêu dùng của EU (đặc điểm tiêu dùng khác nhau theo từng vùng, sự đa dạng về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên, đòi hỏi cao về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm); (2) chính sách thương mại chung (hạn ngạch – quota; Các rào cản kỹ thuật; Chống bán phá giá) DN da giày Việt Nam hầu hết là DN nhỏ và vừa, còn các DN lớn của Nhà nước thì lại đi vào giai đoạn thoái trào và các DN đã được cổ phần hoá hoàn

toàn hoặc chuyển đổi mô hình Nguyên nhân của hiện trạng này được chỉ ra là do: Thứnhất, các DN cổ phần, tư nhân hiện chủ yếu gia công cho đối tác nước ngoài, do vậy

thường thụ động trong khâu tìm kiếm thị trường, giá trị gia tăng trên mỗi một đơn vị sản

Trang 23

phẩm thấp, các DN hoạt động theo phương thức lấy công làm lãi; Thứ hai, yếu kém trong

khâu quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, bộ máy phòng ban còn cồng kềnh và cơ

chế cứng nhắc Bên cạnh đó, cũng do khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm da giày Việt Namhiện đang bị lãng quên, nguyên phụ liệu 80-85% là nhập khẩu và quản lý đào tạo nhânlựctay nghề cao chưa nhiều Đánh giá về khả năng cạnh tranh của sản phẩm da giày Việt

Nam có thể thấy nổi cộm ở các vấn đề như: Về chất lượng, mặt hàng da giày của Việt Nam chỉ ở mức độ trung bình so với các nước sản xuất mặt hàng này trên thế giới; Về giá, mặc dù mặt hàng da giày của Việt Nam có mức giá thấp nhưng lại vấp phải rào cản chống bán phá giá của EU và lợi thế về giá cũng không còn là giải pháp tối ưu cho các DN thâm nhập thị trường EU Như vậy, để thúc đẩy hơn nữa khả năng xuất khẩu mặt hàng da giày, Việt Nam cần triệt để tận dụng và phát huy những lợi thế so sánh vốn cón, hoàn thiện hệ thống pháp luật Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, gia tăng hàm lượng giá trị trên những sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến xây dựng mang thương hiệu Việt Nam [30].

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu về lý luận, thực tiễn và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu

Nghiên cứu của Ansoff “Chiến lược để đa dạng hoá” đăng tải trên Tạp chí Nghiên

cứu Kinh doanh Havard năm 1957 đã đưa ra nội dung phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá đối với doanh nghiệp Theo Ansoff, PTTTXK sẽ gồm 4 bước: (1) Nghiên cứu, thị trường xuất khẩu, (2) Lập chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, (3) Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu và (4) Kiểm tra, đánh giá và thực hiện, hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu Theo Ansoff, dựa trên 2 trục sản phẩm và

thị trường, doanh nghiệp sẽ có 4 chiến lược PTTTXK bao gồm thâm nhập thị trường(market penetration), mở rộng thị trường (market expansion), phát triển sản phẩm(product development) và đa dạng hóa (diversification) Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ sử

dụng chiến lược marketing xuất khẩu dựa trên marketing hỗn hợp 7P để cụ thể hoá chiến lược PTTTXK: Sản phẩm (product), Giá cả (price), Quảng bá (promotion), Địa điểm (place), Con người (people), Quy trình (process) và Máy móc thiết bị, Cơ sở vật chất (physical evidence) Đây sẽ là khung khổ phân tích tốt, có giá trị tham khảo cho doanh nghiệp trong PTTTXK mặt hàng giày da xuất khẩu [59]

Mark và cộng sự năm 2003 đã nghiên cứu về “Phát triển thị trường xuất khẩu: Kếhoạch và quá trình quan hệ của các nhà doanh nghiệp ở các nước khác nhau” Nghiêncứu đã thực hiện một thăm dò ban đầu để xác định xem những giá trị mang tính quốc giakhác nhau (national values), có hay không và mức độ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị

trường xuất khẩu thông qua các mối quan hệ B2B giữa các nhà doanh nghiệp ở các quốc

gia Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra cụ thể lòng tin của con người với bản

Trang 24

tính tự nhiên và vai trò của kế hoạch kinh doanh trong quá trình phát triển thị trường xuất

khẩu Để làm được điều này, đầu tiên 02 phương thức riêng biệt dựa trên sự nghiên cứu

về các giá trị truyền thống khác nhau được thiết lập cho cả 2 nội dung là lập kế hoạch vàphát triển quan hệ Khái niệm về giá trị quốc gia đã phát triển trong nghiên cứu trước đây

được nêu ra và sử dụng để phát triển các mệnh đề chính thức về việc giá trị quốc gia có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh và hình thành niềm tin như thế nào Tiếp theo đó, là việc tìm hiểu sự liên quan và khả năng ứng dụng của các cách tiếp cận khác nhau trong phát triển kinh doanh ở các quốc gia này Có 03 cuộc thảo luận chi tiết với 03 nhà DN đến từ các quốc gia khác nhau thông qua phương tiện phân tích ngôn ngữ Quá trình nghiên cứu thăm dò này giúp củng cố các mệnh đề được đề nghị là vì sao và làm thế nào mà giá trị quốc gia ảnh hưởng đến quá trình phát triển thị trường xuất khẩu thông qua sự phát triển của các luận điểm lý thuyết Cả việc lập kế hoạch và quá trình quan hệ đều quan trọng nhưng các mối quan hệ luôn đến trước (đối với cả 03 doanh nhân được khảo sát) Các cá nhân cũng được yêu cầu kiểm tra về các kiểu lòng tin khác nhau, và phần lớn đều

đồng tình đó là các định kiến về giá trị quốc gia (national values stereotypes) Những định

kiến nàysẽ dẫn đến các cách tiếp cận khác nhau về thời hạn, vai trò và bản chất của việc lập kế hoạch xuất khẩu [94]

Edward (1995) đã nghiên cứu về “Vị trí chiến lược cho phát triển thị trường xuấtkhẩu: vai trò của thái độ quản lý, chương trình phát triển xuất khẩu và đặc điểm DN”.Bài viết đã nghiên cứu một loạt các yếu tố chiến lược liên quan đến thái độ quản lý, đặcđiểm DN và các chương trình hỗ trợ phát triển xuất khẩu, những yếu tố quan trọng trong

việc xác định sự sẵn sàng và kết quả xuất khẩu Nghiên cứu này phân biệt giữa các DN xuất khẩu và DN không xuất khẩu ở Canada có quy mô và mức độ hoạt động xuất khẩu khác nhau Sử dụng nghiên cứu phân tích tách biệt (discriminant analysis), tác giả xác định các biến chiến lược có liên quan đến tình trạng xuất khẩu của DN Một mô hình phân tách (discriminant model) hoạt động tốt trên một nhóm các kỳ vọng ưu tiên trong các DN được phân loại 1 cách hiệu quả như các DN không xuất khẩu, các DN xuất khẩu nhỏ hoặc các DN xuất khẩu lớn; và xác định được các yếu tố chiến lược có ảnh hưởng tới việc phát triển DN định hướng xuất khẩu[73].

Hodgkinson (2002) đã nghiên cứu về nguồn lực thông tin của các SME ở niềm Nam xứ Wales mới đối với đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường xuất khẩu: từ mạng lưới bên trong tới bên ngoài Các phân tích cho thấy các SME có thể thiết lập các mối liên kết thông tin đầy đủ của mình vào nền kinh tế quốc tế Những kiến thức về mạng lưới quốc tế mà SME mang đến các khu vực sẽ tạo điều kiện học tập trong nội bộ DN Tuy nhiên, mối liên kết địa phương hoặc khu vực của các SME Nam xứ Wales là tương đối kém phát triển, như một nguồn tri thức mới cho hoạt động đổi mới sáng tạo Điều này trái

Trang 25

ngược với những nghiên cứu trước đây, trong đó lập luận rằng các nhà xuất khẩu nhỏ trong khu vực sử dụng mạng lưới địa phương như là một đầu vào quan trọng cho thành công của họ Nghiên cứu này xác định tăng cường trong việc sử dụng mạng lưới khu vực như là một phương tiện cải thiện hiệu suất SME trong vùng xa xôi hơn.Các phân tích cũng chỉ ra kết quả tác động hai chiều bởi sự đa dạng của các cơ sở khu vực xuất khẩu

SME khu vực Thứ nhất, nó hạn chế các mối quan hệ hợp tác giữa khách hàng-nhà cungcấp Thứ hai, nó có thể có lợi ở chỗ nó hạn chế sự cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu

trong khu vực Điều này tạo điều kiện cho phép chia sẻ thông tin về các cơ hội và cách thức thâm nhập thị trường nước ngoài, mà không ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của các công ty tư vấn Trong kết luận, nghiên cứu cho rằng các yêu cầu cơ bản để phát triển học tập khu vực được đưa ra nhưng đòi hỏi sự gia tăng cường độ tương tác giữa các SME địa phương để đạt được một mức độ cao hơn của sự hợp tác và chia sẻ kiến thức[78].

Năm 1998, Zou và cộng sự đã nỗ lực để phát triển một thước đo kết quả xuất khẩu chung, gọi tắt là EXPERF, có thể được áp dụng cho nhiều quốc gia Thước đo này sử

dụng ba khía cạnh chính để đo lường kết quả xuất khẩu: tài chính, chiến lược và sự hàilòng Nghiên cứu các DN xuất khẩu của Mỹ và Nhật Bản đã ủng hộ thước đo EXPERF,

nhưng vẫn cần những thử nghiệm tiếp theo để phát triển một khuôn khổ lý thuyết thống nhất về kết quả xuất khẩu[111] Các nghiên cứu tiếp sau của Ogunmokum và cộng sự

(2004) đã khám phá các yếu tố khác nhau (động lực xuất khẩu, đặc điểm DN, chuyên mônmarketing, thái độ nhà quản lý, đặc điểm cá nhân của nhà quản lý, chiến lược marketing,các vấn đề cụ thể về xuất khẩu) được chỉ ra giữa các SME có kết quảxuất khẩu cao so với

các SME có kết quả xuất khẩu thấp Nhưng nghiên cứu này không kết hợp một phân tích toàn diện về các lực lượng bên ngoài có thể ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp[97] Leonidou (2004) đã bổ sung bằng việc phân tích các nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn 1960-2000 để chỉ ra các rào cản cản trở sự phát triển xuất khẩu của DN

nhỏ bao gồm các biến như rào cản nội bộ (các rào cản thông tin, các rào cản chức năng,

các rào cản marketing) và các rào cản bên ngoài (các rào cản về thủ tục và rào cản về môi trường) [89].

Phát triển dựa trên mô hình EXPERF, Joanne (2005) đã xây dựng một khung phân tích để so sánh kết quả xuất khẩu giữa các SME xuất khẩu trung tâm (SME Metropolitan exporters) và SME xuất khẩu vùng (SME regional exporters) Khung đưa ra giả thuyết rằng chiến lược marketing xuất khẩu được xác định bởi cả lực lượng bên trong và lực lượng bên ngoài[83] Xây dựng trên khái niệm này và thang đo C&Z của Cavusgil & Zou (1994), hoạt động xuất khẩu được Joanne xác định bởi các chiến lược marketing xuất

khẩu của công ty được thực hiện cùng với các đặc điểm bên trong của công ty (quy mô,sự cam kết, năng lực, kinh nghiệm) và môi trường bên ngoài của các thị trường xuất

Trang 26

khẩu (chính phủ, đối thủ cạnh tranh nước ngoài, mức độ phát triển công nghệ) Một sốyếu tố bên trong mới đưa Joanne đưa thêm vào thang đo EXPERF gồm những kỹ năng vềthủ tục (procedural skills), định hướng dài hạn với ngắn hạn (long-term versus short-termorientation), mục tiêu toàn cầu với khu vực (global versus regional focus), tiếp cận và hậucần thông tin (information access and logistic) Các đơn vị của nghiên cứu là 01 sản phẩm

và 01 thị trường, điều này khắc phục được những phát sinh trong việc đo lường kết quả xuất khẩu ở cấp độ DN [67] Kết quả xuất khẩu sẽ được đo lường bởi 03 khía cạnh của

các nhà xuất khẩu trung tâm và nhà xuất khẩu vùng, bao gồmkết quả tài chính, kết quảchiến lược và sự hài lòng với các liên doanh xuất khẩu [111] Việc đo lường sự hài lòng

trong kết quả xuất khẩu sẽ gói gọn được kết quả thực hiện với mục tiêu của DN, làm giảm sự phức tạp trong việc đo lường kết quả xuất khẩu (Lages & Lages, 2004; Lages & Montgomery, 2004) [87]

Nghiên cứu quan điểm của Úc về những tiền đề cho việc thực hiện marketing xuất khẩu, Craig và cộng sự (2004) đã xem xét một tập hợp toàn diện các yếu tố quyết định tiềm năng cho việc thực hiện marketing xuất khẩu, với đơn vị phân tích là DN xuất khẩu sản phẩm riêng biệt Dữ liệu được thu thập qua mail từ các DN xuất khẩu ở Queensland, Úc Mẫu nghiên cứu là các DN đến từ các ngành như nông nghiệp, khai khoáng, công nghiệp nhẹ, gia công kim loại, thiết bị điện tử, hóa chất và các ngành công nghiệp dịch

vụ Nghiên cứu giả thuyết rằng đặc điểm cụ thể của DN, đặc tính của sản phẩm, đặc điểmthị trường, định hướng marketing và chiến lược marketing xuất khẩu là 05 yếu tố quyết

định quan trọng tới hoạt động marketing xuất khẩu [64].

Thứ nhất, đặc điểm cụ thể của DN, gồm các năng lực và hạn chế, có ảnh hưởng sâu

sắc tới việc lựa chọn chiến lược marketing và khả năng thực hiện chiến lược đã lựa chọn (Aaker, 1988) Các nguồn lực của công ty cấu thành nên các nguồn cho lợi thế cạnh tranh bền vững (Day and Wensley, 1988) Trong marketing xuất khẩu, những nguồn lực này bao gồm lợi thế về quy mô và nguồn lực sẵn có cho phát triển xuất khẩu (Cavusgil và Zou, 1994) Sở hữu nguồn tài nguyên như vậy cho phép một đơn vị xuất khẩu để xác định “những đặc tính riêng có” – idiosyncracies – tại các thị trường xuất khẩu, phát triển các chiến lược marketing cần thiết và thực hiện chúng một cách hiệu quả, và vì thế sẽ tác động tích cực tới hoạt động marketing xuất khẩu (Styles, 1998).

Thứ hai, đặc tính của sản phẩm, cũng đã được xác định là có một ảnh hưởng đáng

kể đến kết quả marketing của một liên doanh cụ thể trong một thị trường quốc tế (Cavusgil và cộng sự, 1993) Thuộc tính sản phẩm ảnh hưởng đến vị trí lợi thế cạnh tranh của một DN (Day và Wensley, 1988), do đó ảnh hưởng đến kết quả marketing Các đặc tính này bao gồm văn hóa đặc trưng, thế mạnh của bằng sáng chế, tuổi tác, đơn vị giá trị, những yêu cầu độc đáo về bảo trì/dịch vụ (Cavusgil và Zou, 1994).

Trang 27

Thứ ba, đặc điểm thị trường, trong ý nghĩa rằng thị trường nước ngoài mang lại cả

các mối đe dọa và cơ hội cho DN xuất khẩu, ảnh hưởng đến kết quả marketing Một công ty phải có thế mạnh phù hợp với các cơ hội thị trường để phủ nhận các mối đe dọa và đảm bảo thực hiện marketing thành công Như vậy, kết quả marketing xuất khẩu có xu hướng được điều tiết bởi đặc điểm thị trường (Cavusgil và Zou, 1994) Một số đặc điểm thị trường chủ yếu có khả năng ảnh hưởng đến kết quả marketing xuất khẩu bao gồm: mức độ can thiệp của chính phủ (Beamish, 1993); sự quen thuộc khách hàng đến với sản phẩm/dịch vụ (Cavusgil và Zou, 1994); và sự sẵn có của các kênh phân phối và kênh thông tin thích hợp (Ganitsky và cộng sự, 1991).

Thứ tư, định hướng marketing, mức độ về định hướng marketing được coi là một

yếu tố quyết định đã được chứng minh đối với thành công trong hoạt động kinh doanh (Ahmed và Krohn, 1994) Định hướng marketing được định nghĩa là “mức độ mà các cá nhân nhận thức được về nhu cầu và mong muốn của khách hàng của họ, và làm thế nào để DN có thể đáp ứng tốt nhất những nhu cầu và mong muốn đó” (Ahmed và Krohn, 1994) Tập trung vào sự hài lòng của người tiêu dùng trước mắt và lâu dài là biểu hiện rõ ràng của một tổ chức mang đậm bản tính định hướng marketing Sự hài lòng của người tiêu dùng lớn hơn, thì lợi thế cạnh tranh cuối cùng sẽ vượt trên đối thủ cạnh tranh, và sự gia tăng lợi nhuận là kết quả có thể có của một tổ chức mà nhân viên đã được đào tạo kỹ lưỡng trong việc định hướng marketing (Ahmed và Krohn, 1994).

Thứ năm, chiến lược marketing xuất khẩu, Aaby và Slater (1989) cho thấy rằng kết

quả marketing của DN chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chiến lược kinh doanh của chính DN đó Sử dụng phân tích nhân tố, Cavusgil (1983) đã chứng minh rằng các biến về ra quyết định marketing có ảnh hưởng đến sự thành công của kết quả marketing xuất khẩu có thể là (1) chào hàng cơ bản, (2) liên kết hợp đồng với nhà phân phối/đại lý, (3) xúc tiến, và (4) giá Chiến lược marketing xuất khẩu là phương tiện để một DN xuất khẩu đáp ứng các lực lượng thị trường nhằm đạt được các mục tiêu của nó Chiến lược liên quan đến tất cả các khía cạnh của marketing hỗn hợp, bao gồm sản phẩm, giá, xúc tiến và phân phối Trong khi một trong những yếu tố quyết định quan trọng trong marketing quốc tế có ảnh hưởng đến chiến lược marketing là quyết định tiêu chuẩn hóa và quyết định thích nghi với các điều kiện của thị trường nước ngoài (Cavusgil và Zou, 1994; Douglas và Craig, 1989), ảnh hưởng quan trọng đến các nhà quản lý xuất khẩu của các liên doanh thị trường xuất khẩu Các quyết định chiến lược quan trọng khác bao gồm số lượng các nhà phân phối và số lượng khách hàng mà các liên doanh thị trường xuất khẩu đòi hỏi, mức độ chuẩn mà thị trường mục tiêu cần, mức độ của mục tiêu doanh số xuất khẩu đã thiết lập (Cavusgil và Zou, 1994) và sự hỗ trợ, đào tạo để được cung cấp cho các nhà phân phối liên doanh trong thị trường xuất khẩu (Julian và O ' Cass, 2002) Và trong nghiên cứu

Trang 28

này, Craig lựa chọn tiêu chuẩn liên tục thích ứng của Cavusgil và Zou (1994) để đánh giá Bảng hỏi ban đầu được kiểm định bằng việc khảo sát trước 10 nhà quản lý marketing của 10 DN xuất khẩu trong phạm vi mẫu lựa chọn, sau đó tiến hành chỉnh sửa (không nhiều) Bảng hỏi chính thức được gửi tới 1.132 DN và thu về được 293 phiếu phù hợp (tỷ lệ 25,8%) phù hợp với tỷ lệ phản hồi của điều tra qua mail Kết quả phân tích hồi quy cho

kết quả cuối cùng, chỉ có 3/5 yếu tố là chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm cụ thểcủa DN và đặc điểm thị trường có tính quyết định quan trọng của hoạt động marketing

xuất khẩu của các DN xuất khẩu tại Queensland, Úc.

Một nghiên cứu khác về những yếu tố tăng cường hoặc hạn chế việc mở rộng thị trường xuất khẩu ngành công nghiệp rượu Úc của Sidney và cộng sự (2001) Trong nghiên cứu của mình, Sidney phân các DN ngành rượu vào những giai đoạn khác nhau tùy theo sự phát triển về xuất khẩu của họ, gồm:

(1) Giai đoạn 1: Nhận thức Giai đoạn mà quá trình tiếp nhận trở thành nhận thức

nhưng các nhà quản lý vẫn chưa hứng thú với việc tìm kiếm thêm thông tin về xuất khẩu Các DN này vẫn là những DN định hướng thị trường nội địa

(2) Giai đoạn 2: Quan tâm tới xuất khẩu DN trong giai đoạn này có một đội ngũ

quản lý tập trung vào việc đổi mới sáng tạo cho xuất khẩu.

(3) Giai đoạn 3: Thử nghiệm xuất khẩu Dựa trên những nguồn thông tin sẵn có,

nhà quản lý rút ra kết luận về việc xuất khẩu Trong giai đoạn này, một số DN thực hiện “những thử nghiệm tinh thần” (hoặc những đánh giá tại bàn) về xuất khẩu, trong khi một số DN khác thì sẵn sàng cho việc xuất khẩu nhưng với một nguồn lực hạn chế Những kinh doanh trong giai đoạn này sẽ cung cấp cho nhà quản lý những thông tin cho việc chấp nhận hay từ chối những lựa chọn về xuất khẩu.

(4) Giai đoạn 4: Chấp nhận (xuất khẩu được thiết lập) Những nhận thức về quản

lý hay những đánh giá thuận lợi về xuất khẩu sẽ dẫn đến việc DN quyết định tiến hành hoạt động xuất khẩu lâu dài Trong giai đoạn này, việc đánh giá sau khi chấp nhận có thể dẫn tới một cam kết tăng cường và mở rộng vào các thị trường quốc tế khác, cũng được coi là một phần mục tiêu của giai đoạn này Sidney gửi đi 853 phiếu điều tra, nhận về 302 phiếu, trong đó có 292 phiếu có giá trị Trong số này có 71 DN được phân loại vào giai đoạn 1 (nhận thức), 115 DN ở giai đoạn 2 (quan tâm tới xuất khẩu), 60 DN ở giai đoạn 3 (xuất khẩu thử) và 46 DN ở giai đoạn 4 (nhà xuất khẩu) Phân tích ANOVE sử dụng phần mềm SPSS được sử dụng để xác định đâu là những yếu tố thúc đẩy và đâu là những yếu tố hạn chế việc mở rộng thị trường của những DN trong mỗi giai đoạn phát triển.Trong

những yếu tố cụ thể của DN, những yếu tố giúp tăng cường khả năng cạnh tranh gồm chất

lượng đóng gói, kiểm soát chi phí bằng việc kinh doanh quá trình tổng thể, thiết lập tốt

Trang 29

việc bán ngay tại cửa hầm, thiết lập tốt mạng lưới phân phối, phát triển tốt kỹ năng marketing, nhà cung cấp nguyên liệu thô tin cậy, mở rộng dải sản phẩm rượu và thiết lập vị trí thống lĩnh trong ngành; những yếu tố không có tác động là sự độc đáo của rượu, giá của sản phẩm, những kỹ năng sản xuất sáng tạo, và quan hệ tốt với người lao động.

Những lợi thế về xuất khẩu được nhận thức gồm: xuất khẩu đáp ứng sự đa dạng của thị

trường, xuất khẩu cho phép khai thác sự cân bằng kinh tế, xuất khẩu tạo thêm lợi nhuận cho DN (những yếu tố có ảnh hưởng); xuất khẩu làm giảm sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nội địa, xuất khẩu cho phép tận dụng các năng lực thặng dư, xuất khẩu giúp vượt

quá các giới hạn của thị trường nội địa (những yếu tố không ảnh hưởng) Những yếu tốhạn chế hoạt động xuất khẩu gồm: sự giới hạn về lượng trữ hàng, thiếu nguồn lực tài

chính, rủi ro bán hàng quốc tế, rào cản pháp lý và quy định trong thị trường xuất khẩu, đòi hỏi giá thấp để giành được thị trường chính, thông tin thị trường sai lệch, thu hồi công nợ quốc tế, sự hỗ trợ hữu hạn của Chính phủ, khó lựa chọn nhà phân phối tin cậy, thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý về vấn đề xuất khẩu, các biện pháp kinh doanh quốc tế không quen thuộc, không ưu tiên các nỗ lực cho phát triển thị trường xuất khẩu (các yếu tố tác động); ứng biến với sự thay đổi, không có khả năng về thiết bị và cung cấp tại Úc

(các yếu tố không tác động) Những chi phí được cảm nhận là hạn chế hoạt động xuấtkhẩu gồm: tài thủy/tàu bay quốc tế, nhà quản lý có kỹ năng/kinh nghiệm xuất khẩu (yếu

tố có tác động); tuân thủ quy định xuất khẩu, năng lực tài chính cho nhà máy mới, chi phí Chính phủ trong nước, thủ tục và quy trình xuất khẩu, nhân công ở Úc, vận tải nội địa, nguyên liệu thô, tiện tích công cộng, tổ chức bảo hiểm xuất khẩu (yếu tố không tác động) Kim và cộng sự (2001) đã nghiên cứu về tầm quan trọng tương đối của các loại thông tin trong quá trình lựa chọn thị trường nước ngoài Được dẫn dẵn bởi lý thuyết ra quyết định cổ điển, bài viết này trình bày các kết quả của một nghiên cứu thực nghiệm được thiết kế để điều tra việc ra quyết định xuất khẩu Bài viết đặc biệt xem xét tầm quan trọng tương đối của thông tin thị trường nước ngoài được sử dụng bởi các nhà quản lý quốc tế khi lựa chọn các thị trường xuất khẩu Các tác giả xác định ba cấp độ của thông tin lựa chọn thị trường xuất khẩu (khía cạnh môi trường chính, khía cạnh xuất khẩu ở công ty con và các biến quyết định cụ thể) Kết quả chỉ ra rằng trong thực tế, những nhà quản lý xuất khẩu có kinh nghiệm xem xét nhiều phần thông tin quan trọng Đặc biệt,

thông tin liên quan đến thị trường tiềm năng (tức là khả năng người mua nước ngoài trả

tiền cho các sản phẩm nhập khẩu, và bản chất của cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu),

và môi trường pháp lý (tức là các hàng rào thuế quan và phi thuế quan) được đánh giá là

quan trọng nhất khi lựa chọn thị trường xuất khẩu Một yếu tố nữa mà tầm quan trọng của

nó đã được công nhận trong các nghiên cứu trước đây, đó là thông tin liên quan đến môitrường văn hóa được đánh giá là ít quan trọng nhất[85].

Trang 30

Cranmer (2008) nghiên cứu về rào cản xuất khẩu và kết quả hoạt động của các SME Sử dụng nghiên cứu nhân tố khám phá, bài viết đã xác định 4 nhân tố giải thích về

các rào cản mà SME phải đối mặt trong hoạt động xuất khẩu, gồm: rào cản riêng của DN,các rào cản về thể chế, các rào cản công nghiệp của thị trường nước ngoài, và sự thiếuhỗ trợ của chính phủ nước nhà Rào cản công nghiệp của thị trường nước ngoài và thiếu

sự hỗ trợ của chính phủ nước nhà được xem là yếu tố quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của các công ty xuất khẩu[69] Tsui-Yii (2011) cũng nghiên cứu về SME trong ngành điện, điện tử Đài Loan thành công trong việc mở rộng thị trường quốc tế Những SME này tìm cách mở rộng kinh doanh của họ vượt ra ngoài thị trường trong nước bằng cách sử dụng một chiến lược xuất khẩu, tạo ra một đóng góp về kinh tế xã hội đáng kể cho nền kinh tế trong nước và khu vực.Bài viết này nêu bật những khía cạnh quan

trọng như: các yếu tố tăng cường (lợi ích/lợi thế); các yếu tố ức chế (rào cản/chi phí); cácyếu tố quản lý (đặc điểm/cam kết); đóng một vai trò quan trọng trong việc quốc tế hóa các

SME của ngành công nghiệp điện tử Đài Loan[109] Ngoài ra, nghiên cứu của Thomas và

cộng sự (1994) đã chỉ ra rằng việc quản lý sử dụng những hỗ trợ về xuất khẩu của Chínhphủ (government export assistance) có thể đóng góp vào thành công của chiến lược phát

triển xuất khẩu[108] Cũng tương tự như thế, Anna (1995) tìm ra rằng những vấn đề xuất

khẩu quan trọng trong xuất khẩu được các công ty có kinh nghiệm chỉ ra là cường độcạnh tranh trong thị trường xuất khẩu và việc thiếu các chính sách xuất khẩu quốc gia

hiệu quả.

Thành tích hay kết quả xuất khẩu (export performance) được xem như là một kết

quả của tiêu chuẩn hóa (standardizing) hoặc chiến lược marketing thích ứng (adapting

marketing strategies) theo Aviv (1996) Một bài báo khác của Luis (2008) sử dụng lý

thuyết tổ chức học tập để kiểm tra tác động ngắn hạn của hoạt động xuất khẩu trong quákhứ- past export performance, và các lực lượng bên trong (quản lý) và lực lượng bênngoài (thị trường) tới khả năng thích ứng chiến lược marketing- marketing strategyadaptation và hoạt động xuất khẩu hiện tại- current export performance Kết quả từ mộtcuộc khảo sát hơn 500 nhà quản lý xuất khẩu cho thấy sự cải thiện kết quả giai đoạn hiệntại (về thành tích về kết quả, cường độ xuất khẩu, và sự hài lòng về kết quả trong nămhiện tại) bị ảnh hưởng bởi sự cam kết của công ty trong xuất khẩu Hơn nữa, các tác giả

thấy rằng trong khi sự hài lòng về kết quả hiện tại đáp ứng sự cải thiện kết quả trong năm sau, thì cả cường xuất khẩu và thành tích kết quả xuất khẩu đều tạo ra một tác động tiêu cực vào việc cải thiện kết quả giai đoạn hiện tại Quan trọng hơn, mức độ phát triển thị trường xuất khẩu tạo điều kiện cho việc thích ứng chiến lược tiếp thị trong ngắn hạn, cũng như cường độ xuất khẩu trong năm trước đó Tuy nhiên, sự hài lòng về kết quả năm trước ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ thích ứng phân phối [91].Paul và cộng sự (1999) cũng chỉ

Trang 31

ra rằng, kết quả xuất khẩu của các SME xuất khẩu thành công của Úc chịu sự tác động

của các yếu tố thuộc về tổ chức (organizational factors) Nghiên cứu cho thấy rằng, sau

khi điều chỉnh sự khác nhau về quy mô và ngành công nghiệp, các công ty tạo một cam kết hỗ trợ xuất khẩu thông qua việc thành lập một đơn vị xuất khẩu riêng biệt trong tổ chức của họ, coi xuất khẩu như là một phần của kinh doanh trong nước, được đo lường

bằng cả mức độ xuất khẩu tuyệt đối absolute export levels và cường độ xuất khẩu

-export intensity [99] Kết quả xuất khẩu cũng như chiến lược xuất khẩu còn liên quan tới

kiến thức xuất khẩu (Seringhaus, 1988), thể hiện qua trình độ kỹ năng xuất khẩu- level ofexport skill và hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu - export market researchactivity Nguồn lực tài chính – financing resources và các kỹ năng chuỗi cung ứng –

supply chain skills cũng là những yếu tố mà Li (2001) cho rằng có tác động tới lợi thế cạnh tranh xuất khẩu, từ đó ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu Một nghiên cứu nữa của Goitom (2008) về các SME trong ngành giày dép và dệt may của Eritrea, châu Phi đã kết luận rằng, chất lượng của các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu như các chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ được đánh giá là khá thấp so với mong muốn của DN.Các DN nhỏ của Eritrea tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu ít hơn các DN lớn hơn Điều này có thể được coi là một thất bại lớn của chính sách trong các nền kinh tế đang phát triển và kinh doanh xuất khẩu hiện đại với vai trò quan trọng thuộc về các công ty nhỏ.

Nghiên cứu về lý luận, thực tiễn và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu giày da

Bài nghiên cứu “Phân tích sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các nhà sảnxuất giày dép Việt Nam: họ đang ở đâu và họ nên tiến hành từ đâu?” (An Analysis of

Vietnamese Footwear Manufacturers’ Participation in the Global Value Chain Where They Are and Where They Should Proceed?) xuất bản bằng tiếng Anh năm 2016 của tác giả Hoàng Thị Phương Lan và Phạm Thị Thanh Hồng đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN đã xem xét hoạt động sản xuất giày dép dưới góc độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam Bài viết này phân tích khả năng cạnh tranh và khả năng nắm bắt giá trị gia tăng nhiều hơn nữa từ GVC Các tác giả cho thấy lợi thế so sánh lao động chi phí thấp của ngành giày dép là không còn là yếu tố bền vững Trong 3 quốc gia xuất giày dép hàng đầu thế giới, các nhà sản xuất giày dép Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc thu được nhiều giá trị hơn từ GVC Vì vậy, để duy trì sự tăng trưởng và thịnh vượng, các nhà sản xuất giày dép Việt Nam nên tìm kiếm những lợi thế so sánh khác trong hoạt động sản xuất Việt Nam cũng có thể tiếp thu những bài học kinh nghiệm từ thành công của các cường quốc xuất khẩu giày dép khác trên thế giới như Ý, Brazil và Ấn Độ trong việc xây dựng các cụm sản xuất da giày Những cụm công nghiệp này không chỉ tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho các nhà sản xuất giày dép mà còn giúp tiết kiệm chi

Trang 32

phí sản xuất vì có thể thu hẹp khoảng cách địa lý giữa nhà cung cấp đầu vào, lắp ráp, giao hàng [88].

Bài nghiên cứu “Xuất khẩu giày dép Việt Nam: hướng thương mại và yếu tố quyếtđịnh thâm nhập thị trường của doanh nghiệp” (Vietnamese foowear export: the direction

of trade and determinants of firms’ market penetration) xuất bản bằng tiếng Anh của hai tác giả Vũ Thị Hạnh và Đoàn Quang Hùng đăng trên tạp chí quốc tế Munich Personal RePEc Archive (MPRA) năm 2016 đã điều tra nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hướng thương mại bằng cách sử dụng bảng dữ liệu hỗn hợp (panel data) của các doanh nghiệp da giày Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 Đáng chú ý, kinh tế dựa trên quy mô cho thấy những tác động tích cực và quan trọng đối với các doanh nghiệp da giày tại thị trường EU và Hoa Kỳ Mặc dù các doanh nghiệp giày dép Việt Nam ít có khả năng xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực ASEAN, nhưng họ lại có xu hướng tập trung đa dạng hóa sản phẩm tại thị trường này Cả khối doanh nghiệp tư nhân và FDI ít có khả năng xuất khẩu sang EU hơn so với các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) Ngược lại, khối doanh nghiệp tư nhân lại vượt trội so với doanh nghiệp SOEs trên thị trường Hoa Kỳ[77].

Bài tạp chí “Phân tích thực nghiệm về hiện trạng xuất khẩu và khả năng cạnhtranh quốc tế của các sản phẩm giày dép Trung Quốc” của tác giả Chunyu Zhang đăng

trên Tạp chí Leather and Footwear Journal năm 2018 đã nghiên cứu hiện trạng xuất khẩu giày dép của Trung Quốc nhìn từ như quy mô, sản lượng xuất khẩu và các đối tác thương mại, từ đó so sánh và đo lường khả năng cạnh tranh xuất khẩu giày dép giữa Trung Quốc với các nước xuất khẩu lớn khác trên thế giới Bằng cách sử dụng dữ liệu về thị phần quốc tế, chỉ số cạnh tranh thương mại, chỉ số lợi thế cạnh tranh và so sánh và xuất khẩu sản phẩm đơn giá, kết quả nghiên cứu cho thấy thị phần quốc tế của ngành giày dép Trung Quốc có lợi thế tuyệt đối, nhưng sự tăng trưởng tỷ lệ của chỉ số năng lực cạnh tranh quốc tế có xu hướng giảm sút Khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành giày dép Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức nhất định Chìa khóa để cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành giày dép Trung Quốc nằm ở việc tối ưu hóa cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, phát triển đa dạng thị trường, chú ý đến chứng nhận chất lượng và xuất khẩu theo các yêu cầu bảo vệ môi trường[68].

Tác giả Claudio Dordi (2010) (Cố vấn Trưởng Dự án MUTRAP III, IV), trong một nghiên cứu về “những trở ngại để tiếp cận và xuất khẩu vào thị trường EU” đã chỉ ra những rào cản kỹ thuật mà hàng hóa Việt Nam gặp phải tại thị trường EU như: chống bán phá giá (đối với giày mũ da Việt Nam), nguồn gốc hàng hóa, hay các tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng khác… Tác giả Claudio còn phân tích tác động về thương mại trước và sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày mũ da Việt Nam [71].

Trang 33

Trong một nghiên cứu so sánh về ngành công nghiệp da giày của Hàn Quốc và Đài Loan, Brian (1990) đã nghiên cứu về các yếu tố chi phí giao dịch, quy mô DN và chính sách công nghiệp Nghiên cứu dẫn chứng rằng, mức độ phân chia của các đơn hàng lớn dựa nhiều vào hợp đồng thầu phụ, và vai trò lớn hơn của các nhà sản xuất nhỏ và các nhà xuất khẩu ở Đài Loan có liên quan đến Hàn Quốc Những khác biệt này được giả thuyết để phản ánh, những quyết định công/tư hiệu quả hợp lý về tổ chức khi đối mặt với điều kiện kinh tế khác nhau ở giai đoạn đầu của sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, và có liên quan đến các chi phí cao hơn trong các giao dịch thị trường tại Hàn Quốc so với Đài Loan Các giả thuyết về chi phí giao dịch được chứng minh là có khả năng giải thích tốt hơn các giả thuyết khác về sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm và trong chế độ chính sách đối với những DN có quy mô khác nhau [63].

1.2 Khoảng trống nghiên cứu của đề tài

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển thị trường xuất khẩu nói chung và phát triển thị trường xuất khẩu giày da ở trên thế giới và tại Việt Nam, có thể rút ra một số kết luận sau:

- Thứ nhất, hiện còn có ít nghiên cứu về phát triển thị trường xuất khẩu, đặc biệt là phát triển thị trường xuất khẩu giày da (HS6403) trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

- Thứ hai, đa số các nghiên cứu hiện có về phát triển thị trường xuất khẩu giay da đều ở cấp độ ngành công nghiệp, còn ít nghiên cứu ở cả 3 cấp độ Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp.

- Thứ ba, những nghiên cứu của Việt Nam về phát triển thị trường xuất khẩu giày da đa phần là mới chỉ tập trung vào xuất khẩu sang thị trường EU – thị trường lớn nhất của xuất khẩu giày da Việt Nam theo thống kê của Tổng cục Hải quan mà chưa khát quát bức tranh chung về thị trường/khu vực thị trường XK giày da trên thế giới.

- Cuối cùng, những nghiên cứu hiện có về các DN sản xuất giày da Việt Nam chưa xây dựng được khung phân tíchvà giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu của các 3 chủ thể chính là Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp

- Do vậy, khoảng trống nghiên cứu dành cho đề tài là nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết về phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da ở 3 cấp độ Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp; xác định nội hàm và các tác nhân tác động tới việc phát triển thị trường xuất khẩu giày da; và phân tích thực trạng, đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân để đề xuất giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu giày da Việt Nam trong bối cảnh mới.

Trang 34

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨUMẶT HÀNG GIÀY DA VIỆT NAM

1.1 Khái niệm và các nội hàm về phát triển thị trường xuất khẩu giày da1.1.1 Khái niệm phát triển thị trường xuất khẩu giày da

(i) Khái niệm về “phát triển”

Khái niệm “Phát triển” theo định nghĩa của từ điển Oxford (2018) có nghĩa là

“khởi tạo cái mới hoặc biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng lên, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” (“develop is to cause something to grow or change into a more advanced, larger or stronger form”) [98] Nội hàm “Phát triển” trong kinh tế học còn thường được gắn với các khái niệm như “kinh tế phát triển”, “phát triển bền vững”, theo đó đặt trọng tâm phát triển trên cả ba chiều cạnh là kinh tế, xã hội và môi trường…

(ii) Khái niệm về “thị trường” và “thị trường xuất khẩu”

Nói đến “thị trường” là người ta hình dung ra đó là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh “Thị trường” là một phạm trù của kinh tế hàng hoá Cho đến nay, thuật ngữ “thị trường” và “thị trường xuất khẩu” đã được rất nhiều các nhà kinh tế nghiên cứu song vẫn chưa có một khái niệm nào mang tính phổ quát, thống nhất và trọn vẹn Trong mỗi thời kì phát triển, dựa trên các quan điểm và góc nhìn khác nhau, khái niệm “thị trường” và “thị trường xuất khẩu” lại được các học giả định nghĩa theo những cách khác nhau.

Trong kinh tế-chính trị học, đặc biệt theo Karl Marx (1967), “hàng hoá là là một vật phẩm có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của con người và nó được sản xuất ra không phải là để cho người sản xuất tiêu dùng mà là để bán” và “thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hoá Đó là những mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu với cơ cấu cung cầu của từng loại hàng hóa cụ thể” Như vậy, thị trường là nơi mà người mua và người bán tự tìm kiếm đến với nhau qua trao đổi, thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết[94].

Trong kinh tế học hiện đại, “thị trường” được định nghĩa là nơi trao đổi hàng hoá và dịch vụ, quyết định giá cả của hàng hoá và dịch vụ đó bởi người mua (người có nhu cầu) và người bán (người cung cấp), dựa trên quy luật về cung và cầu (Marketing, 2018) Theo P.A Samuelson và W.D Nordhaus (2009), “thị trường là một quá trình mà trong đó người mua và bán trao đổi hàng hoá, tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá”[104].

Trang 35

Hiểu theo nghĩa rộng, thị trường là tổng thể các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể ở địa điểm nào, thời gian nào Khái niệm thị trường hiện đại còn bao gồm cả thị trường thực và thị trường ảo, tuy nhiên dù là loại hình thị trường nào thì bản chất thị trường vẫn là giải quyết các mối quan hệ giữa người mua và người bán thông qua việc xác định mức giá của hàng hoá và dịch vụ [51]

Như vậy thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và các dịch vụ Khái niệm này đã “lột tả” được bản chất của thị trường trong thời kỳ phát triển ban đầu, song khái niệm này mới chỉ đứng trên khía cạnh của các nhà phân tích kinh tế bàn về thị trường chưa giúp cho doanh nghiệp xác định được mục tiêu của mình đối với “phát triển thị trường”.

Theo McCathy (1960), “thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp” là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp, đó là những khách hàng nước ngoài đang mua hoặc sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp ấy Khái niệm này không những nói lên được bản chất của thị trường mà còn giúp cho doanh nghiệp xác định được mục tiêu, phương hướng kinh doanh của mình: đó là hướng tới khách hàng, mục tiêu tìm mọi cách thoả mãn nhu cầu của khách hàng để đạt được lợi nhuận tối đa[92].

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), “hàng hoá xuất khẩu” là những sản phẩm hàng hoá hữu hình được sản xuất hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất, gia công hoặc các khu chế xuất với mục đích để tiêu thụ tại “thị trường nước ngoài” hay “thị trường xuất khẩu” và đi qua hải quan (làm thủ tục thông quan) Hàng tạm nhập tái xuất cũng được coi là hàng hoá xuất khẩu Hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá khác biệt so với hàng hoá tiêu dùng ở trong nước Hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ở nước nhập khẩu Chất lượng của hàng hoá cũng phải đáp ứng được các thông số về tiêu dùng, kỹ thuật, môi trường và đạt được tính cạnh tranh cao ở nước nhập khẩu.

Trên cơ sở các khái niệm trên, theo tác giả, “thị trường xuất khẩu của doanh

nghiệp” là tập hợp những thị trường nước ngoài trọng điểm và tiềm năng của doanhnghiệp, tức là những thị trường nước ngoài đang mua hoặc sẽ mua sản phẩm của doanhnghiệp ấy Qua khái niệm này doanh nghiệp không chỉ xác định được mục tiêu của doanh

nghiệp là hướng tới khách hàng với nhu cầu đặc trưng của họ mà còn xác định rõ nhu cầu, cơ cấu nhu cầu đó mang đặc tính cơ bản của thị trường quốc tế, bị chi phối bởi các yếu tố như tập quán văn hoá, ngôn ngữ lối sống, điều kiện tự nhiên của các nước đó

(iii) Khái niệm về “phát triển thị trường xuất khẩu”

Từ những khái niệm trên, có thể hiểu “phát triển thị trường xuất khẩu” là “biến đổihoặc khởi tạo mới các thị trường xuất khẩu (truyền thống và tiềm năng) đối với hàng hoá

Trang 36

hoặc dịch vụ của một quốc gia theo chiều hướng tăng lên, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng,thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” “Phát triển thị trường xuất khẩu” là hoạt động có

mục đích làm cho hàng hóa, dịch vụ được sản xuất bởi doanh nghiệp của một quốc gia có thể được tiêu dùng tại một thị trường xuất khẩu nhất định, ở một mức giá nhất định.

Tại Việt Nam, khái niệm “phát triển thị trường xuất khẩu” còn được sử dụng trong các văn kiện phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược, chính sách phát triển thương mại của

đất nước Đáng chú ý nhất, trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020

của Chính phủ năm 2011 đã đề cập đến những định hướng lớn để phát triển thị trường XNK, theo đó, phát triển thị trường XNK là các hoạt động đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, củng cố và mở rộng thị phần hàng hoá Việt Nam tại các thị trường truyền thống; tạo ra bước đột phá mở rộng thị trường XK mới có tiềm năng; phát huy vị thế trong các tổ chức quốc tế và hoạt động ngoại giao kinh tế để mở rộng thị trường XK; phát triển xúc tiến thương mại tại các thị trường lớn và tiềm năng, tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới, tận dụng tốt các cơ hội mở cửa với các thị trường quốc gia đã ký FTA; tổ chức và phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam tại thị trường nước ngoài, định hướng cơ cấu thị trường XK đến năm 2020: châu Á chiếm tỷ trọng 46%, châu Âu: 20%, châu Mỹ: 25%, châu Đại Dương: 4%, và châu Phi: 5% [12].

Đề án tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính

phủ đề cập đến nội dung “phát triển thị trường ngoài nước”, có nội hàm giống như “phát triển thị trường xuất khẩu”, đó là thúc đẩy, đẩy nhanh xuất khẩu; xây dựng và củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững; đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh lệ thuộc vào một thị trường nhập khẩu; chủ động điều chỉnh tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, kiểm soát hợp lý nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu lớn… [19]

Trong Chiến lược Phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn2017-2020, định hướng đến năm 2030 của Chính Phủ năm 2017 đã đề cập đến mục tiêu

tổng quát về phát triển các thị trường xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm, và phát triển các thị trường mới, tiềm năng; tăng cường liên kết gắn sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị… Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu bao gồm chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả nhu cầu nhập khẩu gạo thông dụng của các thị trường trọng điểm, truyền thống, đồng thời chú trọng phát triển các thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng, giá trị cao…[21]

Trang 37

Như vậy có thể thấy, trong các chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu nói chung, với sản phẩm giày dép và mặt hàng giày da nói riêng có đề cập đến các nội dung cơ bản của phát triển thị trường xuất khẩu, đó là việc củng cố các thị trường trọng điểm, truyền thống (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc) và khai phá các thị trường mới mẻ, tiềm năng (châu Phi, Trung Đông, Mỹ La-tinh…), tìm kiếm các thị trường ngách, phát huy vị thế ngoại giao để mở rộng thị trường XK, phát triển xúc tiến thương mại, tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp, tận dụng tốt các FTAs, và phát triển hệ thống phân phối hàng hóa, tăng cường liên kết gắn sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị toàn cầu…

Tổng hợp từ những định nghĩa nêu trên, theo tác giả, “phát triển thị trường xuất khẩu giày da” sẽ bao hàm hai tầng nghĩa như sau:

Về nghĩa tổng quát, phát triển thị trường xuất khẩu giày da trên cơ sở làm sâu sắc

hơn các thị trường XK giày da truyền thống, trọng điểm và mở rộng các thị trường XK giày da mới và tiềm năng:

1 Làm phong phú, sâu sắc, khai thác tốt hơn nữa các thị trường trọng điểm, truyền thống

2 Tìm tòi, mở rộng các thị trường mới, tiềm năng và các thị trường ngách

Về nghĩa cụ thể, “phát triển thị trường xuất khẩu giày da” bao hàm các ý nghĩa:

1 Phát triển các mặt hàng giày da mới, mẫu mã mới, đáp ứng thị trường tiêu dùng ngày càng cao, đa dạng và phong phú hơn.

2 Nâng cao chất lượng sản phẩm giày da tốt hơn nữa.

3 Phát triển đa dạng về giá cả phân khúc giày da, phù hợp với nhu cầu của các loại thị trường khác nhau.

4 Đáp ứng bảo đảm vệ sinh, an toàn, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng…

5 Phát triển kênh phân phối, tiêu thụ mặt hàng giày da tiện lợi cho người tiêu dùng (mua bán hàng hóa, thương mại điện tử, quảng cáo, marketing, PR…).

6 Nâng cao chất lượng máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại, năng suất cao, mẫu mã giày da hiện đại đẹp mắt, chất lượng cao, bảo vệ môi trường.

7 Phát triển tốt các hình thức thanh toán, sử dụng đồng tiền thanh toán, các hình thức buôn bán, vận tải hàng hóa qua các kênh xúc tiến thương mại như hội trợ, triển lãm quốc tế, qua đại sứ quán, đại diện thương mại, qua tuyên truyền truyền thông, qua các kênh ngoại giao, các chuyến trao đổi cấp cao, qua ký kết các FTAs…

Trang 38

8 Phát triển các phương thức xuất khẩu mới từ xuất khẩu gián tiếp, xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác, liên doanh hợp tác, mua lại và sáp nhập các kênh phân phối tại thị trường xuất khẩu, xuất khẩu tại chỗ…

1.1.2 Vai trò của phát triển thị trường xuất khẩu giày da

Ngành da giày nói chung và mặt hàng giày da nói riêng là ngành công nghiệp nhẹ quan trọngcủa đất nướcvì vậy PTTTXK giày da có ý nghĩa chiến lược, đóng góp vào sự tăng trưởng của quốc gia, nguồn thu ngoại tệ và công ăn việc làm cho người lao động.

Đối với Nhà nước:

Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa nói chung, mặt hàng giày da nói riêng là phương thức hữu hiệu để phát triển lợi thế so sánh của một quốc gia Những quốc gia có lợi thế so sánh so với các quốc gia khác trong một số ngành hàng nhất định cần tận dụng lợi thế so sánh này bằng cách xuất khẩu hàng hóa có lợi thế so sánh của quốc gia mình Lợi nhuận mang lại được sử dụng để nhập khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có lợi thế so sánh yếu hơn các quốc gia khác Kết quả từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa có lợi thế so sánh giữa các quốc gia có lợi thế so sánh khác nhau là tất cả các quốc gia tham gia đều được hưởng lợi từ hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển thị trường [57], [101].

Thông qua phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa, Nhà nước định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển, qua đó gia tăng sản lượng công nghiệp nội địa, gia tăng việc làm trong nước, nâng cao thu nhập cho người lao động nói riêng, thu nhập bình quân đầu người nói chung và mở rộng năng lực sản xuất của quốc gia Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa còn có vai trò là một công cụ thực hiện chính sách ngoại thương, góp phần vào việc thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia Đối với Nhà nước, công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa là một phần của chính sách ngoại thương, thông qua phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa, Nhà nước cố gắng cân bằng cán cân thương mại hoặc gia tăng thặng dư thương mại, qua đó góp phần cải thiện hệ thống tài khoản quốc gia, gia tăng dự trữ ngoại hối, củng cố năng lực hệ thống tài chính quốc gia Từ góc độ đối ngoại, phát triển thị trường xuất khẩu còn là bước đi đầu tiên cho việc mở rộng giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, là cơ sở cho phát triển quan hệ toàn diện giữa các quốc gia.

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:

Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá nói chung, mặt hàng giày da nói riêng chính là tổng hợp các cách thức, biện pháp của doanh nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu đưa khối lượng sản phẩm kinh doanh đạt mức tối đa, mở rộng quy mô kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Trang 39

Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường là cuộc đua không có đích cuối cùng mà các doanh nghiệp là các “vận động viên” Vì vậy, phát triển thị trường vừa là mục tiêu, vừa là phương thức quan trọng để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Có mở rộng và phát triển thị trường, doanh nghiệp mới có thể duy trì được mối quan hệ thường xuyên gắn bó với khách hàng, củng cố, và tạo dựng uy tín của doanh nghiệp trước người tiêu dùng, để từ đó tăng thêm khách hàng, đồng thời mới có cơ may đầu tư phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên Trên cơ sở các mục tiêu đề ra đó, doanh nghiệp phải cố gắng đạt được để tồn tại, phát triển một cách bền vững, ổn định trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu giày da, việc phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu còn có ý nghĩa quan trọng hơn nữa Bởi, quá trình mở rộng thị trường xuất khẩu không những mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích như trên mà còn giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng nguồn thu ngoại tệ, và góp phần quảng bá hình ảnh đất nước trên trường quốc tế Đặc biệt kinh doanh trên thị trường quốc tế có nhiều biến động khó dự đoán, việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá giúp cho doanh nghiệp giảm được rủi ro trong kinh doanh do phải phụ thuộc vào 1 thị trường Doanh nghiệp thâm nhập thị trường thế giới, tìm kiếm và tạo lập thị trường ổn định, từ đó có điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển kinh tế đất nước.

Trong nhiều trường hợp như nhu cầu nội địa ít hoặc cạnh tranh trong nước quá gay gắt dẫn đến việc kinh doanh trong thị trường nội địa khó khăn thì việc đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường quốc tế là một hướng kinh doanh mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp giày da Phát triển thị trường xuất khẩu sẽ đem lại cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng khai thác lợi thế so sánh do sản xuất trong nước mang lại, giúp doanh nghiệp tăng thị phần, tăng doanh số bán, tăng khả năng thu lợi nhuận, từ đó tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp bền vững, ổn định trong tương lai.

Đối với người tiêu dùng:

Thị trường xuất khẩu phát triển sẽ giúp cho kinh tế-xã hội phát triển, đời sống nhân dân nâng cao tạo điều kiện cho sức mua lớn Mặt khác mở rộng thị trường xuất khẩu cho phép người tiêu dùng tại quốc gia nhập khẩu được tiêu dùng nhiều chủng loại hàng hóa với số lượng nhiều hơn, chất lượng tốt hơn đa dạng và phong phú, chi phí tiêu dùng trên một đơn vị sản phẩm thấp hơn giá trị nhận được khi chưa có thị trường xuất nhập khẩu

Đối với người lao động:

Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa nói chung và giày da nói riêng có ý nghĩa lớn đối với việc tạo thêm công việc làm cho người lao động tại quốc gia sản xuất, xuất

Trang 40

khẩu Sự thành công của công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa cho phép doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu gia tăng sản lượng và do đó duy trì hoặc tạo thêm việc làm cho người lao động, giúp người lao động có việc làm ổn định hơn Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài đạt được mức lợi nhuận lớn hơn so với thị trường trong nước, do đó có điều kiện trả lương cho người lao động cao hơn so với sản xuất phục vụ thị trường trong nước Do đó, phát triển thị trường xuất khẩu còn có ý nghĩa nâng cao thu nhập cho người lao động mà không phải gia tăng thời gian và tần suất lao động Trong phạm vi một doanh nghiệp, phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa giúp người lao động nâng cao tay nghề khi phải đáp ứng các yêu cầu đa dạng từ nhiều thị trường khác nhau, qua đó đưa rèn luyện khả năng thích ứng trước các yêu cầu đơn hàng đa dạng hơn Trong phạm vi ngành hàng, phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa sẽ giúp đào tạo mở rộng kỹ năng, chuyên môn hóa sâu nguồn nhân lực, cho phép mở rộng năng lực đáp ứng đơn hàng của nguồn nhân lực, qua đó đa dạng hóa năng lực tiếp nhận đơn hàng của ngành.

1.1.3 Phân loại thị trường xuất khẩugiày da

Hình 1.1 Phân loại thị trường xuất khẩu giày da theo 8 tiêu thức

(Nguồn: tác giả tổng hợp và bổ sung dựa trên nghiên cứu của Minh (2012) [37])

Ngày đăng: 23/01/2021, 11:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo Pháp luật, 2018. Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, “anh” là ai?, https://baophapluat.vn/kinh-te/thuong-vu-viet-nam-o-nuoc-ngoai-anh-la-ai-409412.html, xem 21/7/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, “anh” là ai
2. Bộ Công nghiệp (2007), “Nghiên cứu dự báo những tác động cơ bản ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu của ngành da giầy và một số giải pháp trong công tác thị trường cho các DN da giầy khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu dự báo những tác động cơ bản ảnh hưởngtới thị trường xuất khẩu của ngành da giầy và một số giải pháp trong công tác thịtrường cho các DN da giầy khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới”
Tác giả: Bộ Công nghiệp
Năm: 2007
3. Bộ Công Thương, 2019, Báo cáo xuất nhập khẩu 2018, Nhà xuất bản Công Thương, năm 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo xuất nhập khẩu 2018
Nhà XB: Nhà xuất bản CôngThương
4. Bộ Công Thương, 2018, Báo cáo xuất nhập khẩu 2017, Nhà xuất bản Công Thương, năm 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo xuất nhập khẩu 2017
Nhà XB: Nhà xuất bản CôngThương
5. Bộ Công Thương, 2017, Báo cáo xuất nhập khẩu 2016, Nhà xuất bản Công Thương, năm 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo xuất nhập khẩu 2016
Nhà XB: Nhà xuất bản CôngThương
7. Bộ Công Thương (2018), “Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn trước Quốc hội về các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước”, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (MOIT), http://moit.gov.vn/CmsView-EcoIT-portlet/html/print_cms.jsp?articleId=13266, xem 12/6/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn trước Quốchội về các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước”
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2018
8. Bộ Công Thương (2010), “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da – Giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, Bộ Công Thương (2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da – Giầy ViệtNam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2010
9. Bộ Công Thương (2010), Xuất nhập khẩu Việt Nam sau hội nhập WTO, NXB Bộ Công Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất nhập khẩu Việt Nam sau hội nhập WTO
Tác giả: Bộ Công Thương
Nhà XB: NXB BộCông Thương
Năm: 2010
10. Chinhphu.vn (2012), “Chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đến năm 2020”, Chính phủ Việt Nam, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTA)đến năm 2020”
Tác giả: Chinhphu.vn
Năm: 2012
11. Bộ Công Thương (2013), “Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đến năm 2020”, Bộ Công Thương, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đếnnăm 2020”
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2013
12. Chinhphu.vn (2013), “Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kì 2011-2020 tầm nhìn 2030”, Chính phủ Việt Nam, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kì 2011-2020 tầmnhìn 2030”
Tác giả: Chinhphu.vn
Năm: 2013
13. Bộ Công Thương (2014), “Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, Bộ Công Thương, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm2025, tầm nhìn đến năm 2035”
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2014
14. Bộ Công Thương (2014), Quy hoạch Phát triển Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Bộ Công Thương, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch Phát triển Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đếnnăm 2020, tầm nhìn 2030
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2014
17. Doãn Kế Bôn (2010), “Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng giầy da Việt Nam”Đề tài khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Thương mại, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng giầy da Việt Nam”
Tác giả: Doãn Kế Bôn
Năm: 2010
18. Chu Văn Cấp và Nguyễn Đức Hà (2013), “Xuất khẩu hàng hóa bền vững: Giải pháp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững”, Tạp chí Xuất khẩu và Phát triển bền vững Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xuất khẩu hàng hóa bền vững: Giảipháp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững”
Tác giả: Chu Văn Cấp và Nguyễn Đức Hà
Năm: 2013
19. Chính phủ (2014), “Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Chính phủ Việt Nam, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm2030”
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2014
20. Chính phủ (2016). Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ Việt Nam,2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2016
21. Chính phủ (2017), “Chiến lược Phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030”, Chính Phủ Việt Nam, năm 2017 22. Chính phủ (2018), “Nghị định số 28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý Ngoại thương”, Chính phủ Việt Nam, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chiến lược Phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Namgiai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030”, "Chính Phủ Việt Nam, năm 201722. Chính phủ (2018), "“Nghị định số 28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lýNgoại thương”
Tác giả: Chính phủ (2017), “Chiến lược Phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030”, Chính Phủ Việt Nam, năm 2017 22. Chính phủ
Năm: 2018
25. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2019. http://trungtamwto.vn/, xem tháng 12/2019 Link
79. Italian Footwear Manufacturers' Association, 2018.https://www.assocalzaturifici.it/ancimain/doc.html?id=19305&lang=en, xem 12/6/2019 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w