1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG THỰC HÀNH BÀO CHẾ 2

24 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 455,32 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔKHOA DƯỢC ĐIỀU DƯỠNGBÀI GIẢNG THỰC HÀNH BÀO CHẾ 2( ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO: DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY)Biên soạn: Bộ môn Bào Chế Công Nghiệp DượcThành phố Cần Thơ, 2016Lưu hành nội bộMỤC LỤCNội quy phòng thực hành Bào ChếBài 1: Potio terpin hydrat…………………………………………………………4Bài 2: Hỗn dịch trị nấm tóc……………………………………………………….5Bài 3: Nhũ tương dầu Parafin……………………………………………………7Bài 4: Thuốc mỡ Dalibour………………………………………………………...9Bài 5: Gel Diclofenac……………………………………………………………..10Bài 6: Cao xoa……………………………………………………………………..11Bài 7: Thuốc bột trị đau dạ dày………………………………………………...13Bài 8: Thuốc bột trị ngứa………………………………………………………..15Bài 9: Thuốc đạn Paracetamol………………………………………………….16Bài 10: Thuốc trứng Natri borat………………………………………………..18Bài 11: Viên nén Paracetamol…………………………………………………..19Bài 12: Kiểm định viên nén……………………………………………………...20Bài 13: Viên nang Paracetamol…………………………………………………22NỘI QUY PHÕNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆMI. Những quy định chung:1. Những người không có nhiệm vụ không được vào phòng thí nghiệm.2. Không đem thức ăn, nuớc uống, thuốc hút vào phòng thí nghiệm.3. Không sử dụng trang thiết bị, hóa chất trong phòng thí nghệm khi chưa được hướngdẫn cụ thể.4. Khi rời phòng thí nghiệm phải tắt các thiết bị điện, khóa cửa cẩn thận.II. Quy định cho sinh viên (SV): Truớc khi đến phòng thí nghiệm, SV phải nắm vững nội dung bài thí nghiệm sắpthực hiện. SV phải nộp bài báo cáo thực hành vào đầu buổi học. SV phải có mặt đầy đủ các buổi thí nghiệm, nếu vắng mặt SV phải có kế hoạch đithực tập bù. Trong quá trình thực hành phải tuyệt đối giữ trật tự, chỉ trao đổi khi được phép củagiảng viên hướn dẫn (GVHD). Khi nhận các dụng cụ, thiết bị về nhóm, SV phải kiểm tra các dụng cụ, thiết bị thínghiệm, nếu có gì không rõ thì phải đứng lên hỏi GVHD. Trong quá trình thực hành, SV phải tuyệt đối tuân thủ các huớng dẫn của giáo viênvà làm hết sức cẩn thận để tránh hư hỏng cho thiết bị. Nếu xảy ra hư hỏng, SV phải cótrách nhiệm bồi thuờng. Đối với các hóa chất, SV phải hỏi trước GVHD mới được sử dụng. Sau khi thực hành xong, Lớp trưởng cử 4 6 bạn ở lại để vệ sinh phòng.BÀI 1: POTIO TERPIN HYDRATMỤC TIÊU HỌC TẬP:1. Điều chế đạt yêu câu một potio hỗn dịch bằng phương pháp phân tán cơ học.2. Trình bày vai trò, tính chất các chất có trong công thức.NỘI DUNG:1. CÔNG THỨCTerpin hydrat 2gNatri benzoate 2gGôm Arabic 1gSiro Codein 15gNước cất vđ 75ml2. THÔNG TIN CẦN BIẾT Phương pháp điều chế hỗn dịch. Phương pháp được áp dụng cho công thứcđang điều chế. Vai trò, tính chất các thành phần trong công thức3. ĐIỀU CHẾ Hòa tan Na Benzoat vào 10ml nước cất, khuấy cho tan hoàn toàn. Lọc. Tiệt trùng cối chày, nghiền mịn Terpin hydrat với gôm Arabic. Thêm từ từ siro Codein, nghiền trộn kỹ để được hỗn dịch đậm đặc, đồng nhất. Cho từ từ dung dịch Na Benzoat vào cối, khuấy đều. Thêm nước cất, bổ sung thể tích vừa đủ. Đóng chai, dán nhãn.4. CÔNG DỤNG LIỀU DÙNG:Trị ho, long đờm.Uống 1530mllần x 2 lầnngày5. BẢO QUẢNNơi khô mát, tránh ánh sang trực tiếp.BÀI 2. HỖN DỊCH TRỊ NẤM TÓCMỤC TIÊUĐiều chế đạt yêu cầu một hỗn dịch bằng phương pháp ngưng kết và phương pháp phântán cơ học.NỘI DUNG1. CÔNG THỨCChì acetate 0.5gAmoni clorid 0.5gCồn 7006mlLưu huỳnh kết tủa 1gTween 80 0.3gGlycerin 5gNước cất vđ 50ml2. THÔNG TIN CẦN BIẾT Tính chất và tác dụng dược lý của chì acetate và amoni clorid. Tính chất và vai trò của các thành phần trong công thức. Cấu trúc của dạng bào chế trên. Phương pháp điều chế.3. QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ Tiệt trùng cối chày. Đánh dấu thể tích chai. Hòa riêng từng chất chì acetate và amoni clorid, mỗi chất với khoảng 20ml nướccất và lọc riêng từng dung dịch. Phối hợp từ từ hai dung dịch với nhau vừa khuấy trộn để thu được hỗn dịch chìclorid. Nghiền mịn lưu huỳnh. Cho tiếp 0.3g Tween 80, nghiền kỹ để thu được khối nhãođồng nhất. Thêm từ từ hỗn dịch chì clorid vừa thu được, glycerin, cồn vào khuấy đều. Đóng chai. Bổ sung nước cất vừa đủ. Lắc đều. Dán nhãn. Nhãn có dòng chữ “ LẮC TRƯỚC KHI DÙNG”.4. CÔNG DỤNGTrị nấm tóc.5. BẢO QUẢNBảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng.BÀI 3. NHŨ TƯƠNG DẦU PARAFINMỤC TIÊU HỌC TẬP1. Nắm được các nguyên tắc tiến hành trong bào chế nhũ tương.2. Điều chế được một nhũ tương đạt yêu cầu.NỘI DUNG1. CÔNG THỨCDầu parafin 25mlGôm arabic 4gThạch trắng 0,5gNatri benzoat 0,1gGlycerin 3mlCồn vanillin 0,2mlNước cất vđ 50ml2. THÔNG TIN CẦN BIẾT Định nghĩa nhũ tương dầu thuốc. Tính chất và tác dụng dược lý của dầu parafin. Tính chất và vai trò của các thành phần trong công thức. Cấu trúc của dạng bào chế trên. Phương pháp điều chế.3. QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ Tiệt trùng cối, chày và dụng cụ. Ngâm thạch trương nở với nước. Đong dầu parafin. Nghiền gôm arabic cho mịn. Đun thạch đến sôi, cho tiếp natri benzoat vào hòa tan. Cho dầu parafin vào cối, đảo nhẹ để bám đều với gôm. Đổ dịch thạch nóng vào cối. Đánh mạnh một chiều đến khi được nhũ tương. Thêm nước cất, glycerin, cồn vanillin vào. Trộn đều. Đóng chai – dán nhãn. Nhãn phải có ghi “LẮC TRƯỚC KHI DÙNG”.4. CÔNG DỤNG:Tác dụng nhuận tràng và xổ5. BẢO QUẢN:Bảo quản nơi mát.BÀI 4: THUỐC MỠ DALIBOURMỤC TIÊU HỌC TẬP1. Lựa chọn đúng phương pháp điều chế.2. Điều chế được 10g thuốc mỡ Dalibour đạttiêu chuẩn.NỘI DUNG1. CÔNG THỨCĐồng sulfat 0,1gKẽm sulfat 0,1gNước cất 2 mlLanolin 4 gVaselin 12 g2. THÔNG TIN CẦN BIẾT Tính chất và vai trò các chất trong công thức (chú ý độ tan). Cấu trúc của chế phẩm. Phương pháp điều chế.3. ĐIỀU CHẾ Tiệt trùng cối chày. Trong cối, hòa tan đồng sulfat và kẽm sulfat với nước. Cho lanolin vào trong cối trộn đều. Thêm dần vaselin vào trong cối, trộn đều. Đóng chai – dán nhãn.4. TÍNH CHẤT CHẾ PHẨMThuốc mỡ mềm, mịn màng, đồng nhất, màu hơi xanh.5. CÔNG DỤNG, BẢO QUẢN Sát trùng nhẹ, làm khô chỗ vết tràm ngứa. Bảo quản trong lọ nút kín, nơi mát.Bài 5. GEL DICLOFENACMỤC TIÊU HỌC TẬPĐiều chế được 20g gel thuốc đạt yêu cầuNỘI DUNG1. CÔNG THỨCDiclofenac natri 1gCarbopol 940 1gPropylen glycol 10gEthanol 90o10mlTriethanolamin vđ pH = 7Nipagin M 0,2gNước cất 77,8g2. THÔNG TIN CẦN BIẾT Tính chất và tác dụng của diclofenac. Tính chất của carbopol. Cấu trúc và đặc điểm của thuốc mỡ.3. ĐIỀU CHẾ Phân tán carbopol vào propylenglycol. Thêm nước. Trộn đều, điều chỉnh pH của hỗnhợp bằng triethanolamin đến khoảng 7 để tạo gel (1). Hòa tan Nipagin và diclofenac natri trong ½ lượng ethanol (2). Cho từ từ (2) vào (1), khuấy nhẹ nhàng. Tráng ly bằng lượng ethanol còn lại thêmvàohỗn hợp. Tiếp tục khuấy nhẹ nhàng đến khi gel đồng nhất. Đóng lọ dán nhãn.4. TÍNH CHẤT CHẾ PHẨMGel đồng nhất, trong suốt, dễ bám thành lớp mỏng trên da.5. CÔNG DỤNG, BẢO QUẢN Giảm đau, chống viêm. Bảo quản kín, nơi mát.BÀI 6. CAO XOAMỤC TIÊU HỌC TẬPĐiều chế được thuốc mỡ đặc biệt là cao xoa có chứa tinh dầu bằng phương phápnóng.NỘI DUNG1. CÔNG THỨCMenthol 1gLong não 1gTinh dầu bạc hà 1gTinh dầu tràm 0,6 gTinh dầu hương nhu 0,2 gTinh dầu quế 0,2 gParafin rắn 1,8 gVaselin 1,5 gLanolin 0,2 gSáp ong 1,5 gHeliantin NH4OH 24 giọtĐiều chế 2 hộp cao xoa.2. THÔNG TIN CẦN BIẾT Tính chất, thành phần hóa học và công dụng của các hoạt chất trong công thức. Tính chất và vai trò của các tá dược trông công thức.3. ĐIỀU CHẾ Cân menthol, long não và các tinh dầu vào lọ có nắp. Trộn đều để thu được hỗn hợpeutecti. Cân trực tiếp các tinh dầu vào lọ, trộn đều, đậy kín (1). Cân chung các tá dược vào chén sứ, đun 110 – 120oC 510 phút để loại nước. Để hỗn hợp tá dược nguội khoảng 100oC, lọc qua gạc nhiều lớp vào lọ (1). Thêm 24 giọt heliantin NH4OH, trộn đều. Đun cách thủy hỗn hợp khoảng 10 phút,thỉnh thoảng khuấy. Để nguội hỗn hợp khoảng 60oC. Đổ 2 hộp cao.4. TÍNH CHẤT CHẾ PHẨMChế phẩm màu vàng đồng nhất, mịn màng, mùi thơm dịu, cảm giác nóng mátkéo dài. Ở 2oC, không cứng như sáp. Nhiệt độ chảy là 39 – 41oC.5. CÔNG DỤNG – CÁCH DÙNG Bôi xoa khi bị cảm cúm, nhức đầu, say tàu xe. Làm tan máu bầm ở những vết thươngtụ máu. Cách dùng: bôi ngoài da, nơi đau nhức, bị bầm. Không dùng cho trẻ em dưới 6 tháng. Cẩn thận khi dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.6. BẢO QUẢN Chứa trong hộp thiếc, kín, để nơi mát. Dán nhãn thành phẩm thuốc dùng ngoài.BÀI 7: THUỐC BỘT TRỊ ĐAU DẠ DÀYMỤC TIÊU HỌC TẬPVận dụng đúng nguyên tắc điều chế thuốc bột kép để điều chế được thuốc bột trịđau dạ dày đồng nhất.NỘI DUNG1. CÔNG THỨCCồn Datura 1gKaolin 1gMg hydrocarbonat 0,75gThan thảo mộc dược dụng 0,75gBismuth nitrat kiềm 1,5gTinh dầu bạc hà vđ2. THÔNG TIN CẦN BIẾT Tính chất và tác dụng dược lý của cồn Datura. Hoạt chất và nồng độ hoạt chất toàn phần trong cồn Datura. Tính chất và tác dụng dược lý của những chất còn lại trong công thức. Đặc điểm của công thức liên quan đến điều chế. Cảm quan của thành phẩm.3. ĐIỀU CHẾ Chuẩn bị cối, chày. Cân cồn Datura trong chén sứ, đun cách thủy đến bốc hơi cồn. Nghiền Mg hydrocarbonat, bismuth nitrat, kaolin, vét ra giấy. Cho 1 ít kaolin vàochénsứ để vét hết cao datura cho vào cối, thêm dần kaolin, trộn đều. Cho bismuth nitrat vào, trộn đều. Cho tiếp than thảo mộc và Mg hydrocarbonat vào, trộn đều. Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào đầu chày, trộn đến đồng nhất. Chia đều thành 02 gói.4. TÍNH CHẤT CHẾ PHẨMBột mịn, màu xàm, mùi bạc hà.5. CÔNG DỤNG – BẢO QUẢNĐiều trị viêm loét dạ dày.Gói trong giấy chống ẩm, bảo quản kín, nơi mát.BÀI 8: THUỐC BỘT TRỊ NGỨAMỤC TIÊU HỌC TẬP:1. Vận dụng nguyên tắc trộn bột để tiến hành điều chế thuốc bột trị ngứa theocông thức.2. Trình bày được vai trò, tính chất các thành phần trong công thức.3. Trình bày tương kỵ xảy ra trong công thức và cách khắc phục.NỘI DUNG:1. CÔNG THỨC:Menthol ....................................... 0,5 gLong não ...................................... 0,5 gBột Talc ........................................ 10 g2. THÔNG TIN CẦN BIẾT: Menthol và long não tạo hỗn hợp chảy lỏng ở nhiệt độ thường. Dùng lượng bộtTalc bao riêng từng chất để hạn chế sự tiếp xúc giữa chúng. Nên dùng cồn hay ete làm chất trung gian để nghiền long não nếu không sẽkhông mịn.3. ĐIỀU CHẾ:− Nghiền riêng Menthol sau đó trộn kỹ với ½ lượng bột Talc theo nguyên tắcđồng lượng− Nghiền mịn Long não với 2 giọt cồn, sau đó trộn với ½ lượng bột Talc còn lại.− Phối hợp hai hỗn hợp trên. Trộn đều.− Đóng gói, dán nhãn.4. CÔNG DỤNG, CÁCH DÙNGXoa ngoài, sát trùng làm dịu da khi mẩn ngứa.5. BẢO QUẢNGói trong giấy chống ẩm, bảo quản kín, nơi mát.BÀI 9. THUỐC ĐẠN PARACETAMOLMỤC TIÊU HỌC TẬP1. Xác định được hệ số thay thế của paracetamol đối với tá dược.2. Tính được lượng tá dược để điều chế thuốc đạn paracetamol với số lượng viênđạt yêu cầu.3. Điều chế được thuốc đạn paracetamol đạt yêu cầu về mặt cảm quan.NỘI DUNG1. CÔNG THỨCParacetamol 0,15gTá dược vđ 1 viên (xg trung bình)(Tá dược gồm: Glycerin 8.5%PEG 4000 85,3%PEG 6000 6,2%)2. THÔNG TIN CẦN BIẾT Tính chất của paracetamol, PEG. Hệ số thay thế của một chất so với tá dược. Cách xác định hệ số thay thế của mộtchất so với tá dược bất kỳ. Trong trường hợp này nếu tính tá dược bằng cách thừa trừ sẽ dẫn đến hệ quả gì? Những trường hợp không cần tính tá dược theo hệ số thay thế.3. ĐIỀU CHẾ Làm sạch khuôn, tiệt trùng bằng cách lau khuôn bằng cồn 90o. Để khuôn vào tủ lạnh. Xác định hệ số thay thế. Tính lượng tá dược và hoạt chất cần thiết để điều chế 2 viên thuốc đạn. Viết lại công thức điều chế vừa đủ. Cân glycerin trong chén sứ, cho PEG 6000 và PEG 4000 vào, đun cách thủy ở 70oCthật kỹ cho đến khi tá dược tan hoàn toàn vào nhau. Cho paracetamol vào khuấy hòa tan. Đem ra khỏi bếp, tiếp tục khuấy cho đến khi hỗn hợp gần đông đặc, đổ khuôn. Để thuốc đông đặc từ từ ở nhiệt độ thường, cắt bỏ phần thuốc thừa. Để khuôn vào tủ lạnh cho thuốc đông đặc hoàn toàn. Lấy khuôn ra khỏi tủ lạnh, lấy thuốc ra khỏi khuôn. Đóng gói – dán nhãn.4. CÔNG DỤNGGiảm đau, hạ sốt5. CÁCH DÙNGĐặt hậu môn theo chỉ dẫn của bác sĩ6. BẢO QUẢN:Ngăn mát tủ lạnh (2 – 8°C).BÀI 10. THUỐC TRỨNG NATRI BORATMỤC TIÊUĐiều chế thuốc trứng kiểu dung dịch bằng phương pháp đun chảy đổ khuôn đạt yêucầu.NỘI DUNG1. Công thức (1 viên)Natri borat 0.03gNatri hydrocarbonat 0.01gGelatin 0.3gGlycerin 1.2gNước cất 0.66g2. Qui trình điều chế− Chuẩn bị khuôn, bôi trơn khuôn bằng dầu parafin. Để vào tủ lạnh.− Ngâm Gelatin trong nước lạnh cho trương nở hoàn toàn− Cho Natri borat vào Glycerin. Đun cách thủy cho tan hết− Hòa tan Natri hydrocarbonat vào hỗn hợp Glycerin Natriborat (1)− Đun cách thủy (1) đến khi không còn sủi bọt− Cho Gelatin đã trương nở vào hỗn hợp (1) đang nóng.− Đun cách thủy cho tan hết Gelatin. Lọc nếu cần− Để nguội 50oC đổ khuôn. Để vào tủ lạnh cho đến khi thuốc đông rắn lại.− Lấy thuốc ra khỏi khuôn, cắt bỏ phần thuốc thừa.− Đóng gói, dán nhãn.3. Công dụngSát trùng phụ khoa4. Cách dùngĐặt âm đạo theo chỉ dẫn của bác sĩ5. Bảo quảnBảo quản nơi mát (10 – 16°C).BÀI 11. VIÊN NÉN PARACETAMOLMỤC TIÊUBào chế được viên nén theo phương pháp xát hạt ướt.NỘI DUNG1. Công thứcParacetamol 300mgTinh bột 85mgLactose 15mgTalc 7mgMagnesi stearat 1mgHồ tinh bột 10% vđ2. Qui trình điều chế2.1. Chuẩn bị nguyên liệuCân hoạt chất và tá dược để điều chế 1000 viên nén Paracetamol 300mg theo côngthức điều chế 1 viên đã cho. Nghiền rây và kiểm soát độ mịn nguyên liệu .Chuẩn bị tádược dính.2.2. Trộn bột képTrộn đều paracetamol, tinh bột, lactose. Kiểm soát độ đồng đều của khối bột.2.3. Xát cốm ướtLàm ẩm khối bột với dung dịch hồ tinh bột 10%. Xát cốm qua rây 2mm.2.4. Làm khô cốm – sửa hạtSấy khô cốm ở 550C đến độ ẩm qui định. Sửa hạt qua rây 1mm.2.5. Thêm tá dược trơn bóngTrộn hạt đã sửa với hỗn hợp talc, magnesi stearat.2.6. Dập viênKiểm tra khối lượng, độ cứng viên2.7. Đóng chai, dán nhãn

Ngày đăng: 23/01/2021, 00:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w