1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy môn ngữ văn nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học môn ngữ văn

59 479 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 7,61 MB

Nội dung

Trang 1

BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGCÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN

Họ và tên: Mai Thị HườngMôn giảng dạy: Ngữ văn

Trình độ chuyên môn: Cử nhânChức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Văn Lan

Nam Định, ngày 24 tháng 10 năm 2020

Trang 2

BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGCÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN

Tên biện pháp: Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học môn Ngữ văn

Họ và tên: Mai Thị HườngMôn giảng dạy: Ngữ văn

Trình độ chuyên môn: Cử nhânChức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Văn Lan

Nam Định, ngày 24 tháng 10 năm 2020

Trang 3

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3

1 Thực trạng công tác dạy học môn Ngữ văn và việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Ngữ văn tại trường THPT Trần Văn Lan 3

2.3.3 Kỹ thuật THINK – PAIR – SHARE 13

2.4 Đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động nhóm của học PHỤ LỤC 1 MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP

PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM PHỤ LỤC 4 MỘT SỐ SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG NHÓM CỦA HỌC SINH TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

Nâng cao hiệu quả giáo dục luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với ngành giáo dục Ngày 4-11-2013, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế Ngày 08-10-2014, Bộ GD và ĐT ban hành công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/ trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng Cuối năm 2014, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT, nhằm mục đích "tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh" Cuối năm 2018, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông Đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục thì đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học là một giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và nâng cao hiệu quả giáo dục.

Đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinhvề hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Đổi mới phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin, ), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phải đảm bảo nguyên tắc "học sinh được tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên".

Trang 5

Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn là chuyển những kết quả về đổi mới phương pháp dạy học cả chương trình Ngữ văn hiện hành từ "mặt bên ngoài" vào "mặt bên trong" để phát huy hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng mục tiêu hình thành và phát triển năng lực của học sinh Các lý thuyết hiện đại thường được nhắc đến: lý thuyết đa trí tuệ (Howard Gardner), lý thuyết hoạt động (Leonchiev), lý thuyết kiến tạo (đại diện là Piagiê, Vưgốtki), và quan điểm "lấy học sinh làm trung tâm" chính là cơ sở để xác định các nội dung đổi mới phương pháp dạy học.

Bên cạnh những phương pháp dạy học theo đặc trưng của bộ môn Ngữ văn như dạy học đọc hiểu, dạy học tích hợp thì việc phát huy các phương pháp dạy học tích cực cũng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Trong đó phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhiều nhất Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự tham gia tích cực của học sinh trong học tập Trong thảo luận nhóm, học sinh được tham gia trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng hiệu quả sẽ hình thành những năng lực cần thiết cho người học Tuy nhiên, hiện nay nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng khi vận dụng linh hoạt phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Ngữ văn khiến cho hoạt động này không đạt được hiệu quả như mong muốn, không tạo được hứng thú học tập cho người học, không hình thành và phát triển được các kĩ năng thiết yếu cho

người học Chính vì thế, người viết mạnh dạn lựa chọn biện pháp Nâng caohiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học môn Ngữ văn để góp phần nâng cao

chất lượng công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn.

Trang 6

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Thực trạng công tác dạy học môn Ngữ văn và việc sử dụng phương phápthảo luận nhóm trong dạy học Ngữ văn tại trường THPT Trần Văn Lan

1.1 Ưu điểm

- Công tác dạy học môn Ngữ văn tại trường THPT Trần Văn Lan luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, được tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Thời đại cách mạng công nghệ 4.0 giúp giáo viên và học sinh có điều kiện để tham khảo các tài liệu, sách báo có liên quan Thông qua internet, giáo viên có thể tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề và góp phần làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động; học sinh cũng có điều kiện trau dồi thêm kiến thức của mình ngoài những kiến thức trong sách giáo khoa và do giáo viên cung cấp.

- Đa phần giáo viên môn Ngữ văn của trường THPT Trần Văn Lan đều tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích hình thành và phát triển những năng lực, phẩm chất tốt đẹp cho người học Trong các phương pháp dạy học tích cực thì phương pháp thảo luận nhóm được giáo viên môn Ngữ văn sử dụng nhiều nhất Bởi lẽ phương pháp này huy động được tất cả học sinh tham gia vào hoạt động học tập, nâng cao tính tương tác giữa các thành viên, người học có cơ hội được trao đổi, thảo luận, lắng nghe, học hỏi kiến thức của nhau, người học được rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp, thuyết trình Trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh, các giáo viên môn Ngữ văn trường THPT Trần Văn Lan đã đa dạng hóa hình thức hoạt động nhóm, đã chú ý tới việc giao nhiệm vụ học tập cho học sinh chuẩn bị ở nhà, có những quy định về thời gian cho mỗi hoạt động nhóm, Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm vẫn còn nhiều hạn chế khiến hiệu quả hoạt động nhóm chưa đạt hiệu quả cao.

1.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

a Hạn chế

* Về phía học sinh:

Trang 7

Đa phần học sinh trường THPT Trần Văn Lan có học lực trung bình khá Nhiều học sinh còn lười học, mải chơi, ý thức học tập và rèn luyện chưa tốt Đối với các hoạt động học tập, các em còn ỷ lại, thụ động, chưa có ý thức chủ động trong việc tiếp nhân kiến thức Vì vậy, khi giáo viên tổ chức hoạt động nhóm còn nhiều hạn chế Cụ thể:

- Trong hoạt động nhóm chỉ có một số em tham gia (chủ yếu là học sinh khá giỏi), số còn lại không tham gia hoặc tham gia không tích cực.

- Các thành viên trong nhóm chưa mạnh dạn bày tỏ quan điểm của bản thân, nhiệm vụ học tập thường chỉ do một vài cá nhân chăm chỉ thực hiện.

- Nhóm hoạt động tự do, nhóm trưởng chưa biết điều hành hoặc còn rụt rè, nhút nhát.

- Việc báo cáo kết quả thường chỉ do một học sinh thường xuyên thực hiện không luân phiên thay đổi.

* Về phía giáo viên:

Đội ngũ giáo viên môn Ngữ văn trường THPT Trần Văn Lan luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và nâng cao hiệu quả giảng dạy Tuy nhiên, trong việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh cũng còn nhiều hạn chế.

- Việc dạy học theo nhóm còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự chú ý đến hiệu quả của hoạt động đến tất cả học sinh

- Giáo viên quy định thời lượng chưa phù hợp với dung lượng kiến thức và năng lực học sinh nên hiệu quả hoạt động nhóm chưa cao.

- Giáo viên ít quan tâm sâu sát đến hoạt động của nhóm, của cá nhân yếu kém trong nhóm.

- Giờ học còn lộn xộn, ồn ào.

- Việc đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm chưa hiệu quả nên chưa thúc đẩy được sự tiến bộ của người học.

b Nguyên nhân

Những hạn chế trên xuất phát từ nguyên nhân khách quan và chủ quan * Nguyên nhân khách quan:

- Do không gian lớp học còn hạn hẹp mà sĩ số học sinh đông nên việc tổ chức hoạt động lớn gặp nhiều khó khăn.

Trang 8

- Để thực hiện hoạt động nhóm cần thời gian cho mỗi cá nhân thực hiện và thời gian thảo luận để đưa ra ý kiến chung của nhóm nên tốn thời gian, đôi khi vượt quá thời gian quy định của một tiết học.

* Nguyên nhân chủ quan

+Học sinh chưa biết lắng nghe ý kiến của bạn và chưa tích cực chủ động suy nghĩ đưa ra ý kiến của riêng mình.

+ Học sinh còn ỷ lại, thụ động, chưa có ý thức tốt trong học tập và rèn luyện.

- Về phía giáo viên

+ Giáo viên giao nhiệm vụ học tập chưa cụ thể, rõ ràng, chưa phù hợp với đối tượng học sinh.

+Giáo viên chưa sử dụng linh hoạt, đa dạng các kĩ thuật dạy học trong phương pháp thảo luận nhóm để thay đổi trạng thái người học, duy trì sự tập trung cao độ trong học tập.

+ Giáo viên chưa đa dạng hóa các hình thức đánh giá kết quả các hoạt động nhóm để ghi nhận, khích lệ, thúc đẩy sự tiến bộ của người học.

+ Giáo viên chưa tạo được không khí lớp học sôi nổi, tạo cảm hứng học tập cho người học.

2 Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Ngữ văn

2.1 Tạo không khí lớp học

Để đạt hiệu quả cao trong giờ học, việc tạo không khí lớp học vui vẻ, hứng khởi là điều không thể thiếu Trong giờ học, dù giáo viên sử dụng phương pháp dạy học nào đi nữa mà không tạo được không khí lớp học thì hoạt động dạy học cũng sẽ không đạt được kết quả như mong đợi Bởi lẽ khi cảm xúc được khơi nguồn thì những kiến thức bài học sẽ được lưu giữ trong trí nhớ một cách tự nhiên Có nhiều cách để tạo không khi lớp học trong đó người viết giới thiệu hai cách như sau:

Trang 9

- Giáo viên sử dụng thẻ tên Thẻ tên này được làm trong buổi đầu tiên của năm học mới Giáo viên phát cho học sinh một tờ giấy nhỏ, yêu cầu học sinh ghi tên của mình lên đó và trang trí theo sở thích của mình Tên trên thẻ có thể không phải là họ tên đầy đủ của học sinh mà có thể là nickname hay biệt danh thú vị của học trò Trên thẻ tên, học sinh có thể viết thêm những câu danh ngôn, slogan của bản thân mình Giáo viên sử dụng thẻ tên để gọi học sinh trả lời hoặc kiểm tra bài cũ Việc sử dụng thẻ tên vừa khiến cho không khí lớp vui vẻ khi giáo viên đọc những biệt danh hài hước của học trò lại vừa đặt học sinh vào tâm thế luôn sẵn sàng trong giờ học, học sinh không thể không tập trung vào bài giảng của giáo viên Thẻ tên cũng có thể được sử dụng để ghi chú quá trình học tập của bản thân học sinh ở mặt sau của thẻ tên Đây là một trong số những căn cứ để giáo viên đánh giá kết quả học tập và quá trình tiến bộ của người học

Ảnh: Thẻ tên của học sinh

- Giáo viên sử dụng âm nhạc trong giờ học Giáo viên có thể sử dụng các bản nhạc không lời để tạo không khí lớp học Ví dụ: khi học sinh thảo luận

Trang 10

nhóm về nội dung bài học, giáo viên có thể sử dụng bản nhạc không lời với tiết tấu nhẹ nhàng để kích thích tư duy người học Hoặc khi giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm ghép thì sử dụng bản nhạc có tiết tấu nhanh, dồn dập trong quá trình học sinh di chuyển về nhóm ghép, Việc sử dụng âm nhạc trong giờ học đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn được những bản nhạc phù hợp với nội dung hoạt động mà mình định tổ chức cho học sinh.

2.2 Giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp và có những quy định rõ ràng về thờigian, âm lượng

Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả, việc đầu tiên người giáo viên phải làm là giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các nhóm học sinh Việc giao nhiệm vụ cụ thể rõ ràng này sẽ giúp cho bản thân mỗi học sinh xác định được nội dung mà mình cần chuẩn bị hoặc nghiên cứu Từ đó học sinh sẽ chủ động trong quá trình tham gia thảo luận

Ví dụ: Khi dạy học bài Tác giả Nguyễn Đình Chiểu, giáo viên giao nhiệm

vụ học tập như sau:

- Nhóm 1: Tìm hiểu những nét cơ bản về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu - Nhóm 2: Tìm hiểu những đặc điểm nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trước khi thực dân Pháp xâm lược

- Nhóm 3: Tìm hiểu những đặc điểm nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu sau khi thực dân Pháp xâm lược

- Nhóm 4: Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Một trong số các nguyên nhân khiến cho hoạt động nhóm chưa hiệu quả đó là do giáo viên chưa quy định chặt chẽ về thời gian Đôi khi giáo viên cần tạo áp lực về thời gian thảo luận cho học sinh, buộc học sinh phải làm việc hết công suất Trong hoạt động này, giáo viên có thể sử dụng bộ công cụ https://www.online-stopwatch.com/ để quản lý thời gian hiệu quả hơn

Khi tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh, nhiều giáo viên e ngại việc thảo luận nhóm sẽ ảnh hưởng tới các lớp khác vì gây ồn ào, lộn xộn Đó là do giáo viên chưa quản lý được âm lượng của học sinh Trước khi hoạt động thảo luận nhóm diễn ra, giáo viên phải có quy định rõ ràng về mức âm lượng mà HS

Trang 11

phải tuân thủ Giáo viên có thể đưa ra các mức thang âm lượng cho người học như sau:

Đồng thời, giáo viên cũng phải quy định học sinh nào vi phạm thang âm lượng sẽ bị trừ điểm không chỉ của cá nhân học sinh vi phạm mà còn bị trừ điểm cả nhóm tham gia thảo luận cùng học sinh Hình thức trừ điểm này sẽ giúp cá nhân học sinh tự ý thức được về thang âm lượng mà mình sử dụng đồng thời cũng sẽ được các bạn cùng nhóm nhắc nhở khi có dấu hiệu vi phạm thang âm lượng.

2.3 Sử dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy học tích cực trong việc tổ chức hoạtđộng nhóm

Hoạt động nhóm đạt hiệu quả khi mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận, được lắng nghe và tôn trọng; mọi học sinh đều tích cực làm việc, cá nhân người học được rèn luyện kĩ năng cơ bản như hợp tác, lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, phản biện, thuyết trình, ghi chép, Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn luôn tìm tòi và đưa ra các kĩ thuật day học tích cực để thu hút, lôi cuốn học sinh tham gia thảo luận nhóm hiệu quả Trong phạm vi bài viết, người viết đưa ra một số kĩ thuật dạy học tích cực tạo hiệu quả hoạt

Mức 1: Âm lượng vừa đủ cho 2 người nghe (khi HS thảo luận theo nhóm cặp đôi)

Mức 2: Âm lượng vừa đủ cho 4 người nghe (khi HS thảo luận theo nhóm 4 HS)

Mức n: Âm lượng vừa đủ cho cả lớp nghe (khi HS tham gia trình bày trước lớp).

Trang 12

- Trên trang giấy ghi rõ họ và tên học sinh Đồng hồ hẹn hò này cũng đồng thời là phiếu học tập để học sinh ghi chép những nội dung đã trao đổi được với đối tác.

Ảnh: Phiếu hẹn hò của học sinh

Trang 13

Ảnh: Phiếu hẹn hò đồng thời là phiếu học tập, học sinh ghi chép nhữngthông tin cần thiết trong quá trình hẹn hò.

- HS được giao nhiệm vụ tìm hiểu các nội dung bài học b Thực hiện

- Bước 1: Tìm đối tác Học sinh có 1 phút 30 giây để tìm đối tác cho mình tại các khung giờ trên đồng hồ Số lượng đối tác được tìm phải nhiều hơn số lượng nhiệm vụ được giao để tạo tính bất ngờ trong các cuộc hẹn.

Ví dụ: Khi dạy học bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Ngữ văn 11), giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu 2 nội dung: Nội dung 1: Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội Nội dung 2: Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân Giáo viên phải yêu cầu học sinh tìm 3 đối tác.

- Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm đối tác vào 1 khung giờ nhất định học sinh có 10 giây để tìm đối tác hẹn hò.

- Bước 3: Trao đổi thông tin hẹn hò học sinh có khoảng thời gian phù hợp với nhiệm vụ được giao để trình bày trước đối tác Trong khi nghe đối tác trình bày, học sinh phải ghi chép vào trong Phiếu học tập của mình Có thể sử dụng

Trang 14

các cách ghi chú khác nhau Ví dụ: dấu tích đồng ý khi đồng tình quan điểm với đối tác, dấu hỏi khi chưa hiểu nội dung đối tác trình bày,

c Lưu ý

- Khi thực hiện kỹ thuật này, giáo viên phải quy định chặt chẽ về thời gian di chuyển tìm đối tác, thời gian trao đổi thông tin Đặc biệt việc học sinh quản lý âm lượng của mình khi di chuyển tìm đối tác Giáo viên có thể đưa ra quy định tìm đối tác: "Từ ánh mắt đến trái tim" Tức là học sinh chỉ được tìm nhau bằng ánh mắt chứ không được phát ra âm thanh Cặp nào phát ra âm thanh sẽ bị trừ điểm.

- Mỗi học sinh chỉ được hẹn với 1 đối tác tại 1 thời điểm.

Ngoài việc tạo đồng hồ hẹn hò thì giáo viên có thể thay đổi bằng các địa điểm hẹn hò Ví dụ địa điểm hành lang lớp học, ghế đá dưới gốc cây bàng, để tăng thêm phần thú vị trong giờ dạy.

2.3.2 Kỹ thuật "Mảnh ghép"

a Chuẩn bị

Giáo viên chia lớp thành các nhóm tùy thuộc vào số nội dung giáo viên dự định tiến hành cho học sinh thảo luận Số học sinh trong nhóm tương ứng với số nội dung thảo luận.

Ví dụ: Khi dạy bài Tác giả Nguyễn Đình Chiểu, giáo viên xây dựng nội

dung thảo luận gồm 4 nội dung:

Nội dung 1: Những nét cơ bản về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu.

Nội dung 2: Những đặc điểm nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trước khi thực dân Pháp xâm lược.

Nội dung 3: Những đặc điểm nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu sau khi thực dân Pháp xâm lược.

Nội dung 4: Những đặc điểm nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu Khi chia nhóm thảo luận, giáo viên chia thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 4 thành viên để khi thực hiện nhóm ghép thì mỗi nhóm ghép đều có một chuyên gia về nội dung nghiên cứu.

b Thực hiện

* Vòng 1: Chuyên gia

Trang 15

- Các nhóm thảo luận nhiệm vụ chung của mỗi nhóm để ai cũng có thể trở thành "chuyên gia" Mỗi chuyên gia mang một số thứ tự từ 1 đến hết số người trong nhóm.

Ví dụ:

* Vòng 2: Di chuyển – Nhóm ghép

- Trong vòng 30 giây, các chuyên gia cùng số thứ tự sẽ di chuyển ghép với nhau tạo thành một nhóm mới Ví dụ theo sơ đồ:

- Các chuyên gia trong nhóm ghép tiến hành trao đổi thông tin lần lượt với nhau trong một khoảng thời gian quy định Có quyền đặt câu hỏi cho chuyên gia nếu còn thắc mắc.

c Lưu ý

- Giáo viên quy định chặt chẽ về thời gian và việc quản lý âm lượng của học sinh.

- Số thành viên trong nhóm ghép bằng hoặc dư so với số nội dung thảo luận để khi thực hiện nhóm ghép thì mỗi nhóm ghép đều có một chuyên gia về nội dung nghiên cứu.

Trang 16

- Đối với những lớp lần đầu thực hiện kỹ thuật mảnh ghép thì giáo viên có thể sử dụng thẻ màu phát cho học sinh để học sinh dễ nhận biết nhóm ghép của mình Những học sinh có cùng thẻ màu thì về một nhóm.

- Kỹ thuật mảnh ghép phù hợp với những bài có hệ thống kiến thức độc lập như văn học sử, tiếng việt.

2.3.3 Kỹ thuật THINK – PAIR – SHARE

THINK – PAIR – SHARE là kỹ thuật dạy học do giáo sư Frank Lyman trường đại học Maryland giới thiệu năm 1981.

-Think: người học suy nghĩ độc lập về vấn đề được nêu ra từ đó tự hình thành nên ý tưởng của mình.

- Pair: người học được ghép đôi với nhau để thảo luận về những ý tưởng của mình.

- Share: Chia sẻ ý tưởng của mình với nhóm khác.

Kỹ thuật THINK – PAIR – SHARE có hiệu quả cao trong việc hoạt động nhóm Bởi lẽ, học sinh có thời gian suy nghĩ về câu trả lời, sau đó được chia sẻ với bạn Người học có cơ hội trình bày, cụ thể hóa ý tưởng của mình Nhờ đó việc nắm bắt, thấu hiểu và giải quyết vấn đề của người học được củng cố và trở nên tốt hơn Do học sinh được chia sẻ với bạn và tiếp thu được quan điểm khác từ bạn bè, họ sẽ sẵn sàng và ít e ngại hơn khi chia sẻ với một nhóm lớn hơn Như vậy, không chỉ học hiệu quả hơn mà kĩ năng năng giao tiếp của người học cũng được cải thiện Hơn nữa, khi chia sẻ ý tưởng thì người học chủ động hơn với việc học, biết tiếp thu, phản hồi ý tưởng từ bạn khác thay vì thụ động dựa vào lời giảng của giáo viên.

Kỹ thuật THINK – PAIR – SHARE được tiến hành trong giờ học như sau: - Bước 1: THINK (suy nghĩ cá nhân) – học sinh suy nghĩ cá nhân giải quyết nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra Thời gian tổ chức: tùy thuộc vào mục tiêu, độ khó, độ phức tạp của nhiệm vụ, có thể kéo dài từ 1', 2', 5',…hoặc làm việc trước ở nhà.

- Bước 2: PAIR (chia sẻ cặp đôi) – Giáo viên cho học sinh trao đổi theo cặp đôi chia sẻ thông tin Trong quá trình trao đổi, học sinh lần lượt trình bày hướng giải quyết của mình, người còn lại sử dụng kỹ năng ghi chú để ghi chép thông tin và đặt câu hỏi nếu còn thắc mắc.

Trang 17

+ Các cách để tạo cặp 2 học sinh: ngồi tại chỗ quay phải, quay trái;

Randome, lẩu băng chuyền (bàn trên bàn dưới quay xuống tạo thành cặp, ổ bi (đứng 2 hàng, từng cặp chia sẻ và di chuyển), chơi trò chơi hẹn hò (theo thời gian, hoặc theo địa điểm - Xem video…), một số trò chơi như Kết đoàn (Kết đoàn kết đoàn – Kết mấy kết mấy?) Đại bàng thấy (Đại bàng thấy Thấy gì thấy

gì?), (Tôi cần… )

+ Các cách để học sinh chia sẻ và thống nhất ý kiến hiệu quả:

Chia sẻ tự do: 2' chia sẻ ý kiến, 5' để chia sẻ và góp ý sản phẩm cho nhau Chia sẻ theo quy trình mà giáo viên hướng dẫn: quy định 1 bạn là A, 1 bạn là B (hoặc C), Bạn A vỗ vai bạn còn lại là B Hai bạn người tóc dài hơn là A/ Bạn nào ngón tay cái to hơn là A,

Các kĩ thuật làm việc của A và B: A có 1 phút chia sẻ (Bây giờ A sẽ chia sẻ trước, Vâng xin mời B chia sẻ,

Kinh nghiệm: yêu cầu hướng dẫn theo quy trình trước khi có kĩ năng rồi thì mới chia sẻ tự do.

+ Các cách để Takenote - ghi chú hiệu quả: Kĩ thuật ghi chú hiệu quả khi lắng nghe và cầm theo bút đỏ, ý nào có giống nhau thì đánh dấu, ý nào bạn có mình chưa có thì ghi nhanh, chỗ nào thắc mắc thì hỏi, kĩ thuật bổ sung.

+ Lưu ý biến thể nâng cao: Pair 1 lần hoặc pair nhiều lần Think n nội dung/nhiệm vụ-pair n lần

- Bước 3: SHARE (chia sẻ nhóm lớn) – Giáo viên cho học sinh trình bày trước nhóm lớn hơặc trước lớp về nội dung học sinh tìm hiểu, đã được bổ sung sau khi PAIR.

+ Các hình thức Share:

Share vào nhóm lớn hơn: 2 cặp ghép tạo thành nhóm 4 và chia sẻ vào nhóm 4, 2 nhóm 4 ghép vào thành nhóm 8, 2 nhóm 8 ghép vào thành 18,….

Chia sẻ cả lớp: bốc thăm các cặp thể hiện ý kiến cá nhân của mình trước cả lớp, giáo viên gọi 1-2 cặp rồi chốt.

Gọi 1 HS chia sẻ, điểm tính cho cả 2, gọi cả 2 học sinh chia sẻ (A nói của B và B nói của A, hoặc A nói 1 phần B nói 1 phần).

+ Các lưu ý cho học sinh: kĩ thuật take note, góp ý phản biện, bổ sung.

Trang 18

Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động cho tiết Tác giả Nguyễn Trãi (Ngữ văn 10),

giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật Think – Pair – Share như sau:

Hoạt động Think: Giáo viên cho học sinh nghiên cứu nội dung mục I Cuộc đời trong thời gian 03 phút Học sinh sử dụng takenote để ghi chép lại những nội dung cơ bản về cuộc đời Nguyễn Trãi.

Ảnh: Hoạt động Think (làm việc cá nhân)

Hoạt động Pair: Học sinh chia sẻ theo cặp Giáo viên có thể ghép cặp cho học sinh theo nhiều cách Có thể là cùng bàn, có thể sử dụng kết hợp kĩ thuật hẹn hò, Thời gian chia sẻ cặp của học sinh là 02 phút Trong quá trình chia sẻ, học sinh lắng nghe, ghi chép, bổ sung và phản hồi lượng thông tin mà đối phương chia sẻ Lưu ý: tìm cặp chia sẻ thông tin tuân theo quy định "từ ánh mắt đến trái tim" và quy định mức âm lượng đủ 2 người nghe.

Ảnh: Hoạt động Pair (chia sẻ theo cặp)

Trang 19

Hoạt động Share: Giáo viên sử dụng thẻ tên gọi bất kì một học sinh lên chia sẻ trước lớp về nội dung thông tin đã thu nhận được từ hoạt động Pair Sau khi học sinh chia sẻ, các học sinh dưới lớp có thể phỏng vấn, bổ sung, nhận xét về phần trình bày của bạn Giáo viên là người nhận xét cuối cùng và chốt kiến thức Thời gian cho học sinh chia sẻ trước lớp là 2 phút.

Ảnh: Hoạt động Share (chia sẻ trong nhóm 4 học sinh)

2.4 Đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động nhóm củahọc sinh

Đánh giá kết quả hoạt động dạy học là hoạt động thiết yếu sau khi tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh Tuy nhiên, trong một giờ học mà giáo viên chỉ sử dụng một hình thức kiểm tra đánh giá sẽ dễ gây nhàm chán cho học sinh Vì vậy, giáo viên cần thiết phải kết hợp các hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau trong giờ học vừa để kiểm tra hiệu quả hoạt động nhóm của học sinh vừa tạo hứng thú học tập cho học sinh.

a Người học đánh giá

Mỗi hoạt động nhóm đều có sản phẩm chung, học sinh có thể đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm của nhau dựa trên các tiêu chí cụ thể mà giáo viên đưa ra Ví dụ: Tiêu chí đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm trong bài "Tác giả Nguyễn Đình Chiểu" là sơ đồ tư duy về Tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

Trang 20

Sơ sài Đẹp, khoa học 3 sao

Hoặc đánh giá theo rubric định lượng:

Việc học sinh tự đánh giá kết quả học tập của nhau giúp các em củng cố kiến thức của bản thân, có cách nhìn khách quan, toàn diện về vấn đề

b Giáo viên đánh giá

Có nhiều cách để đánh giá kết quả thảo luận nhóm của học sinh nhằm kiểm tra lượng kiến thức học sinh tiếp nhận được trong quá trình thảo luận đồng thời phát triển được các kĩ năng cơ bản của học sinh.

* Kiểm tra đánh giá bằng hình thức thuyết trình cá nhân

Sau thảo luận nhóm, giáo viên dùng thẻ tên gọi bất kì một học sinh lên trình bày trước lớp về một nội dung bất kì mà học sinh đã thảo luận Tại hình thức kiểm tra đánh giá này, giáo viên quy định:

- Mức âm lượng của học sinh ở mức đủ cho cả lớp nghe.

Trang 21

- Nếu học sinh trình bày tốt sẽ cộng điểm cho cả nhóm Nếu học sinh trình bày chưa tốt sẽ trừ điểm cả nhóm.

Sau khi học sinh thuyết trình xong, các học sinh khác sẽ đặt câu hỏi cho học sinh trả lời Giáo viên là người chốt kiến thức sau các câu hỏi và trả lời của học sinh.

* Kiểm tra đánh giá bằng hình thức tổ chức trò chơi

Tổ chức trò chơi là một kĩ thuật dạy học nhằm mục đích chuyển tải mục tiêu của bài học và giúp học sinh nắm bắt nội dung bài học một cách dễ hiểu, dễ nhớ nhất Kiểm tra đánh giá bằng hình thức tổ chức trò chơi cũng tạo một không khí lớp học sôi nổi, hào hứng Có rất nhiều trò chơi giáo viên có thể lựa chọn phù hợp với nội dung bài học.

Ví dụ: Trò chơi "Đua xe" trong dạy học bài "Tác giả Nguyễn Trãi" (Ngữ

văn 10)

Trang 22

Trò chơi Lật mảnh ghép khi dạy học bài "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam

(Ngữ văn 11)

Trò chơi Dọn sạch đại dương trong bài "Chữ người tử tù" của Nguyễn

Tuân (Ngữ văn 11).

Trang 23

Tuy nhiên, đáp ứng mục đích, yêu cầu của bài học mà giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức trò chơi phù hợp Để từ trò chơi có thể rút ra được bài học nhận thức và hành động cho học sinh

Trang 24

3 Thực nghiệm sư phạm

Người viết đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trong tiết dạy "Văn tếnghĩa sĩ Cần Giuộc" - Nguyễn Đình Chiểu, Phần một: Tác giả tại lớp 11A1

trường THPT Trần Văn Lan năm học 2020 – 2021.

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

Học sinh tìm hiểu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu dựa trên 4 nội dung cơ bản như sau:

- Tìm hiểu những nét cơ bản về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu (gợi ý năm sinh – năm mất, quê hương, gia đình, cuộc đời, con người)

- Tìm hiểu những đặc điểm nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trước khi thực dân Pháp xâm lược (gợi ý: tác phẩm tiêu biểu, quan điểm sáng tác, nội dung thơ văn)

- Tìm hiểu những đặc điểm nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu sau khi thực dân Pháp xâm lược (gợi ý: tác phẩm tiêu biểu, quan điểm sáng tác, nội dung thơ văn)

- Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu - Sáng tạo sơ đồ tư duy trống theo gợi ý của GV.

Bước 2: Tổ chức hoạt động dạy học

* Hoạt động 1: HS hoạt đông theo nhóm 4 HS:

- Thời gian: 08 phút (2 phút/ 1 nội dung)

- Nhiệm vụ: dựa vào nội dung đã chuẩn bị ở nhà, mỗi học sinh sẽ trao đổi cả nhóm về 1 trong 4 nội dung đã được chuẩn bị ở nhà Lần lượt cho đến hết 4 học sinh = 4 nội dung Sau đó thống nhất ý kiến và hoàn thiện vào sơ đồ tư duy của nhóm.

- Quy định:

Trang 25

+ Học sinh bốc thăm nội dung sẽ trình bày trước nhóm (màu xanh: cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, màu vàng: sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trước khi thực dân Pháp xâm lược, màu hồng: sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu sau khi thực dân Pháp xâm lược, màu xanh lá cây: đặc điểm nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu).

+Thang âm lượng đủ cho 4 người nghe.

* Hoạt động 2: Học sinh đánh giá sản phẩm sơ đồ tư duy của các nhóm.

Sơ sài Đẹp nhưng chưa khoa học 2 sao

Sơ sài Chưa khoa học, chưa đẹp 0 sao + Thang âm lượng: đủ cho 4 người nghe

* Hoạt động 3: Kiểm tra hiệu quả hoạt động nhóm và chốt kiến thức

- Nội dung phần I Cuộc đời (7 phút)

Giaó viên yêu cầu 1 học sinh bất kì lên bảng trình bày về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu theo sơ đồ tư duy của nhóm mình.

+ Thời gian: 2 phút + Quy định:

Thang âm lượng đủ cho cả lớp nghe

Nếu trình bày tốt, cả nhóm được cộng điểm Nếu trình bày chưa tốt cả nhóm bị trừ điểm.

Học sinh lên bảng trình bày.

Học sinh khác nhận xét và đặt câu hỏi Gíao viên nhận xét và chốt kiến thức.

- Nội dung II Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu

Trang 26

Giáo viên đánh giá hiệu quả hoạt động của HS bằng cách tổ chức trò chơi W-A-B-D-E giữa 02 làng (15 phút)

Luật chơi:

+ Mỗi làng được cấp một quỹ điểm là 100 điểm.

+ Mỗi làng có cơ hội trả lời 8 câu hỏi liên quan đến sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu Làng nào trả lời sai thì làng khác có thể giành quyền trả lời thay Ở mỗi câu trả lời đúng, mỗi làng sẽ được nhận được một chữ cái tương ứng với cách tính điểm như sau:

+ Trong quá trình tổ chức trò chơi, học sinh phải theo dõi và ghi chép lại những kiến thức mới được bổ sung Sau tiết học giáo viên sẽ thu lại phiếu học tập và ghi chép của học sinh để chấm điểm.

Câu hỏi:

Câu 1: Sự kiện nào làm thay đổi quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?->Pháp xâm lược

Câu 2: Kể tên hai tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạntrước và sau khi thực dân Pháp xâm lược.

-> Lục Vân Tiên

-> Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

GV nhấn mạnh: Nguyễn Đình Chiểu là tác giả xuất sắc nhất của thể loại Văn tế.

Câu 3: Quan điểm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện trong haicâu thơ nào?

GV hỏi: Em hiểu hai câu thơ này như thế nào?

HS TL: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

GV nhấn mạnh nội dung hai câu thơ, từ đó khẳng định quan điểm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.

Trang 27

Câu 4: Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu trước khi thực dân Pháp xâmlược.

-> lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa.

Câu 5: Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu sau khi thực dân Pháp xâmlược.

->Lòng yêu nước thương dân

Câu 6: Sắc thái Nam Bộ độc đáo của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu biểu hiện ở

Hiểu được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu về tác giả văn học.3.Thái độ: Trân trọng tài năng của Nguyễn Đình Chiểu 4 Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL tự học, NL quản lí bản thân, NL sử dụng ngôn ngữ, NL giao tiếp.

- Phẩm chất:

+ Nghị lực vươn lên chiến thắng hoàn cảnh + Yêu gia đình, quê hương, đất nước;

+ Lòng nhân ái, trung thực, tự trọng, chí công vô tư; + Tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó;

Trang 28

+ Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, môi trường tự nhiên,

+ Có ý thức công dân, có lối sống lành mạnh;

+ Có tinh thần đấu tranh với những quan điểm sống thiếu lành mạnh, trái đạo lý

B THIẾT KẾ BÀI HỌCI Chuẩn bị của GV và HS: 1 Chuẩn bị của giáo viên:

a Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh tiếp nhận bài học.

- Phương pháp thảo luận nhóm thông qua các kĩ thuật chuyên gia, sơ đồ tư duy, thuyết trình, trò chơi.

b Phương tiện:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu CKT – KN - Thiết kế bài học.

2 Chuẩn bị của học sinh:

- Tra cứu và tham khảo những thông tin có liên quan đến bài học - Hoàn thiện phiếu học tập cá nhân.

II Tổ chức hoạt động dạy và học

GV: dẫn dắt vào bài: Các em ạ Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn xuất sắc nhất trong thể loại văn tế của Việt Nam Không chỉ văn tế mà các sáng tác thơ ca của ông luôn có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi nói về Nguyễn Đình Chiểu đã ví ông như "ngôi sao sáng trên bầu trời", "trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy" Vậy điều gì khiến tên tuổi nhà thơ mù xứ

Trang 29

Đồng Nai còn sống mãi với nhân dân như vậy? Hôm nay chúng ta sẽ cùng lí giải điều này qua bài Tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

GV chia lớp thành 2 khu vực, mỗi khu vực 5

1 Dựa vào phần nội dung đã chuẩn bị ở nhà, mỗi học sinh sẽ trao đổi thông tin với cả nhóm về 1 trong 4 nội dung đã được chuẩn bị ở nhà Lần lượt cho đến hết 4 HS = 4 nội dung

2 Thống nhất ý kiến trong nhóm và hoàn thiện trên sơ đồ tư duy trống.

- Quy định:

+ HS bốc thăm nội dung sẽ trình bày trước nhóm (màu xanh: cuộc đời NĐC, màu vàng: sự nghiệp thơ văn NĐC trước khi thực dân Pháp xâm lược, màu hồng: sự nghiệp thơ văn NĐC sau khi thực dân Pháp xâm lược, màu xanh lá cây: đặc điểm nghệ thuật thơ văn NĐC).

+ Thang âm lượng đủ cho 4 người nghe + Thời gian trao đổi của mỗi học sinh là 1phút, thời gian thống nhất ý kiến và hoàn thiên sơ đồ tư duy trống là 4 phút.

Hoạt động 2: HS đánh giá phần chuẩn bị sơ đồ

Ngày đăng: 17/01/2021, 10:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w