Dựa trên thực trạng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã của huyện Sóc Sơn đồng thời trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính xã, luận văn đã đưa ra một số[r]
Trang 1TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sóc Sơn là huyện ngoại thành, nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội Với cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, cùng sự xuất hiện của các trung tâm công nghiệp (Trung tâm công nghiệp Nội Bài), các cụm công nghiệp, các làng nghề được đầu tư phát triển, đã biến Sóc Sơn từ một huyện thuần nông, với nông nghiệp là chủ yếu, thì hiện nay cơ cấu kinh tế Sóc Sơn đã được chuyển dịch theo hướng tiến bộ: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp Trong tương lai, Sóc Sơn được quy hoạch là đô thị cửa ngõ phía Bắc Hà Nội , là
đô thi ̣ công nghiê ̣p , dịch vụ cảng hàng không Nội Bài gắn với bảo tồn khu vực núi Sóc Với sự phát triển đó lại đang đặt ra cho Sóc Sơn những khó khăn trong việc quản lý đất đai đòi hỏi đội ngũ cán bộ địa chính xã nói riêng và cả đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai nói chung của huyện có năng lực và trình độ chuyên môn nhất định đáp ứng yêu cầu công việc Trong khi đó, đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã của huyện lại đang thiếu cả về mặt số lượng và chất lượng Đây là đội ngũ nhìn chung đang được đánh giá không cao về đạo đức công vụ cũng như năng lực, trình độ chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có cả những kỹ năng cần thiết để thực thi công vụ của người cán bộ cấp xã
Đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã trên
địa bàn huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội" được thực hiện nhằm nghiên cứu thực
trạng chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã huyện Sóc Sơn để thấy được những mặt mạnh, những hạn chế và nguyên nhân làm hạn chế chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã Những kết quả thu được từ bài nghiên cứu tạo cơ sở cho tác giả đề xuất những giải pháp cho UBND huyện Sóc Sơn và UBND các xã thuộc huyện để có các biện pháp
cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính xã trên địa bàn huyện
Đề tài đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã dựa trên các tiêu chí: Đạo đức công vụ, Năng lực trình độ và Mức độ hoàn thành công việc Trên cơ sở những vấn đề chung về chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã, tác giả nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã bao gồm: Chất lượng
Trang 2đào tạo, bồi dưỡng; Cơ chế tuyển dụng; Cơ chế chính sách, chế độ tiền lương; Cơ chế quản lý, giám sát
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên phương pháp điều tra xã hội học thông qua các bảng hỏi để điều tra, thu thập thông tin đối với 59 cán bộ địa chính cấp xã hiện đang công tác và 90 công dân đã trực tiếp đến giao dịch tại bộ phận địa chính xã thuộc 03
xã Phú Cường, Thanh Xuân và Tân Dân Ngoài ra, để có cơ sở phân tích rõ hơn về chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã trên địa bàn huyện, tác giả cũng đã phỏng vấn sâu các Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch các xã về thực trạng chất lượng, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng, nguyên nhân làm hạn chế chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã Trên cơ sở đó, tác giả cũng phỏng vấn thêm lãnh đạo UBND các giải pháp để nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã của huyện Các mẫu bảng hỏi được thể hiện trong phần Phụ lục
Kết quả cho thấy đa số cán bộ địa chính xã của huyện còn khá trẻ, có trình độ tuyển dụng ban đầu khá cao 100% cán bộ địa chính tốt nghiệp Đại học các ngành phù hợp với vị trí tuyển dụng như: Quản lý đất đai, Địa chính, Quản lý đô thị, Kiến trúc , 100% cán bộ địa chính có các chứng chỉ Tiếng Anh và Tin học Văn phòng đạt trình độ B trở lên, 22% cán bộ địa chính đã được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị Chính vì vậy, đây chính là nền móng tốt để huyện Sóc Sơn xây dựng một đội ngũ cán bộ địa chính cấp
xã có chất lượng cao, có tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề nhanh chóng Kết quả điều tra cho thấy, trong một số nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ địa chính xã, tỷ lệ hoàn thành công việc khá cao như: các công việc liên quan tới giải quyết đơn thư và công tác dồn điền đổi thửa Tuy nhiên, bên cạnh đó theo kết quả điều tra, đội ngũ cán bộ địa chính
xã hiện nay đang được đánh giá không cao về đạo đức công vụ với thái độ phục vụ còn hách dịch chiếm 44.4% ý kiến điều tra công dân, mức độ hướng dẫn công dân chưa đầy
đủ chiếm 43.3% ý kiến và thời gian giải quyết công việc chậm chiếm tới 57.8% ý kiến
Để làm rõ hơn vấn đề, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả cũng đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng đạo đức công vụ, nguyên nhân làm suy thoái đạo đức của cán
bộ địa chính xã theo từng đơn vị xã điều tra Trong đó cho thấy, tại mỗi xã điều tra, cán
Trang 3bộ địa chính lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng cần phải khắc phục, hạn chế Cụ thể: Thanh Xuân là xã mà công dân phản ánh cán bộ địa chính có thái độ hách dịch, cửa quyền cao nhất chiếm tới 70% ý kiến điều tra Đây cũng là xã có mức độ hướng dẫn không đầy đủ cao nhất trong 03 xã được điều tra cũng chiếm tới 70% ý kiến công dân Tại xã Phú Cường kết quả điều tra lại cho thấy tỷ lệ công dân đánh giá cán bộ địa chính hách dịch và tỷ lệ công dân đánh giá cán bộ địa chính tận tình, chu đáo lại gần ngang nhau 46.7% và 33.3% Trong khi đó, 73.3% công dân nhận thấy mình đã được hướng dẫn đầy đủ Còn lại với xã Tân Dân, các ý kiến thu về thể hiện cán bộ nơi đây có thời gian thực hiện các giao dịch cho công dân nhìn chung là Chậm chiếm 60% ý kiến thu về
Ngoài ra về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ địa chính
xã huyện Sóc Sơn vẫn đang còn nhiều vấn đề khi mà 47.4% cán bộ địa chính được đào tạo bằng các hình thức ngoài chính quy như: Liên thông, Vừa học vừa làm, Từ xa Đồng thời họ còn yếu cả về kỹ năng nghề nghiệp như kỹ năng viết báo cáo (54.3% cán bộ tự đánh giá là Kém), kỹ năng thuyết trình (59.2% cán bộ tự đánh giá là Kém) trong đó có cả kỹ năng phục vụ trực tiếp cho công việc chuyên môn như: kỹ năng đo đạc, thu thập dữ liệu từ bản đồ (30.5% là Kém) Đây là những kỹ năng rất cần thiết cho công việc của cán
bộ địa chính cấp xã Vì vậy dẫn tới mức độ hoàn thành một số công việc chưa cao như công tác cấp GCN QSDĐ, công tác xử lý vi phạm về đất đai và khai thác tài nguyên, khoáng sản
Nghiên cứu cho thấy đang còn tồn tại khá nhiều những vấn đề, những hạn chế, yếu kém liên quan tới công tác đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng cán bộ địa chính cấp xã cũng như việc thực hiện các chế độ, chính sách và quản lý, giám sát đội ngũ này Do đó,
đề tài cũng đã đưa ra những nguyên nhân chủ yếu thuộc 4 nhân tố: Chất lượng đào tạo,
Cơ chế tuyển dụng, Cơ chế chính sách và Quản lý giám sát trên thực tế của huyện Sóc Sơn có ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã của huyện
Dựa trên thực trạng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã của huyện Sóc Sơn đồng thời trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính xã, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính xã của huyện
Trang 4đó là các giải pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính cấp xã, các giải pháp cải thiện cơ chế tuyển dụng cán bộ địa chính cấp xã, các giải pháp cải thiện chế
độ tiền lương, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ này và một số giải pháp liên quan đến cơ chế quản lý, giám sát cán bộ địa chính cấp xã
Về mặt lý luận, nghiên cứu đã hệ thống hóa được những vấn đề chung về cán bộ địa chính cấp xã, về chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp cho lãnh đạo UBND các xã và UBND huyện Sóc Sơn thấy được những ưu điểm, những tồn tại của đội ngũ cán bộ địa chính xã, nguyên nhân làm hạn chế chất lượng đội ngũ này, từ đó đưa ra các khuyến nghị cần thiết
và phù hợp để tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã trong thời gian tới
Bên cạnh những kết quả đã đạt được và những nỗ lực của tác giả trong quá trình thực hiện luận văn, luận văn vẫn không tránh khỏi một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, luận văn đi vào đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã
nhưng chỉ dựa trên 3 tiêu chí: đạo đức công vụ, năng lực trình độ và mức độ hoàn thành công việc Trong khi đó, có thể còn có nhiều tiêu chí khác thể hiện chất lượng của đội ngũ này như: mức độ sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi của công việc, sự phối hợp giữa các nhóm trong việc thực thi nhệm vụ, sự tuân thủ kỷ luật văn hóa làm việc công sở hay yếu
tố thể lực của người cán bộ Ngoài ra, đối với các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã không chỉ dừng lại ở 4 nhân tố mà tác giả nêu trong luận văn Còn rất nhiều các nhân tố khác cũng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đội ngũ cán
bộ địa chính cấp xã như: tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước, sự phát triển của công nghệ thông tin, đường lối phát triển kinh tế, chính trị và quan điểm sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức của Đảng và Nhà nước, hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của nền giáo dục Do vậy, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã cần được nghiên cứu
Thứ hai, kết quả điều tra, thu thập thông tin không tránh khỏi những đánh giá
mang tính chất chủ quan và phụ thuộc nhiều vào trình độ hiểu biết của người được điều
Trang 5tra, đặc biệt là các công dân được hỏi Trong khi đó, Sóc Sơn là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng còn tồn tại nhiều xã nghèo, trình độ phát triển thấp, nhận thức của người dân còn hạn hẹp Chính vì vậy, trong một số kết quả thu được chênh lệch giữa các mức độ đánh giá là không nhiều dẫn tới khó kết luận về vấn đề đó
Thứ ba, chất lượng cán bộ địa chính cấp xã sẽ thay đổi theo yếu tố thời gian với sự
thay đổi về nhận thức của bản thân cán bộ làm công tác địa chính xã, sự thay đổi về chính sách pháp luật hoặc sự thay đổi về cách thức quản lý, giám sát của cấp trên Do đó, kết quả của nghiên cứu này chỉ áp dụng cho huyện Sóc Sơn trong một thời gian nhất định
Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực cũng như kiến thức còn hạn hẹp nên những nhận xét, đánh giá còn đôi chút mang tính chủ quan, có những nội dung chưa đi sâu vào mặt lý luận Những hạn chế trên cũng chính là những gợi mở để tác giả có định hướng khắc phục, mở rộng đề tài và phạm vi áp dụng cho những nghiên cứu tiếp theo