Họ và tên SV: Trần Thị Cẩm Ly Lớp: Hán Nôm K52 BÀI TẬP: QuanniệmcủaTrangTửvềhaiphạmtrù“toạvong”và“tâm trai”. Bài làm: TrangTử 莊子, hay còn gọi là Trang Chu 莊周, là nhà triết học nổi tiếng thời Chiến Quốc. Ông sống cùng thời với Mạnh Tử, Huệ Thi…, đó là thời kỳ đỉnh cao của các tư tưởng Triết học Trung Hoa với Bách gia chư tử. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông phải kể đến Nam Hoa Chân Kinh. TrangTử kế tiếp truyền thống tư tưởng của Lão Tử, phát triển thành một hệ phái mà sau này người ta thường gọi một cách vắn tắt là Lão - Trang. Nhưng khác với Lão Tử chán ghét hiện thực xã hội đương thời, lại gần như đối lập với đạo Khổng mang bản thể trần tục, ưa thực tế, trọng thực nghiệm, tư tưởng học thuyết củaTrangTử xây dựng nên rất đặc biệt: ẩn dật mà khoáng đạt, trở về cuộc sống hòa hợp với tự nhiên, không tham dự việc tranh quyền đoạt lợi, xa lánh những hệ lụy cuộc đời và đặc biệt là tôn trọng chủ nghĩa nhân văn với những suy nghĩ tưởng tượng vô cùng phong phú, huyền diệu. Trong số đó, chúng ta có thể thấy có haiphạmtrù mà TrangTử hay nhắc đến, đó là “toạvong”và“Tâm trai”. Tâm trai là phương pháp tu dưỡng hỗ trợ, “toạvong” là khi “Tâmtrai” đã đạt đến một tầng bậc nhất định thì sẽ tự nhiên thể hiện ra. “Tâmtrai” là cảnh giới của việc tế tự càng thâm sâu. Một người thông qua việc tế tự để “trai”, từ từ, sẽ nảy sinh sự thay đổi về ý thức của bản thân. muốn “Tâmtrai” thì phải “vong ngã”, tức là quên mình, coi như ta không còn là ta, vứt bỏ những gì gọi là ước muốn, dục niệm, theo đuổi để đạt đến trạng thái “ta chôn ta”, như trong truyện Tề Vật luận : Nam Quách Tử Kỳ ngồi dựa ghế ngửa mặt hà hơi bơ phờ như người mất hồn. Nam Thành Tử Du đứng hầu trước mặt, thấy vậy hỏi : “Sao mà hình hài có thể trở thành được như cây khô,còn lòng thì có thể như tro lạnh. Nay người ngồi trên ghế có còn phải là người ngồi trên ghế trước đây nữa không?” Tử Kỳ đáp : Nay ta đã mất bản ngã rồi ngươi có biết chăng?. Lúc đó có thể nói là Nam Quách Tử Kỳ đã đi vào trạng thái “vong kỷ” (quên mình). Có lẽ chính là lúc hưởng thụ cái đẹp của thánh cảnh đại đạo. Trong sách củaTrangTử thường nói đến từ “vong”, tức là quên hết tất cả những ước muốn của thế tục mà cơ bản là “tọa vong”, nghĩa là buông lỏng cơ thể, truất bỏ sự hiểu biết khôn ngoan, rời tất cả hình tướng. Tri thức hoà nhập vào với đạã thông, cũng tức là quên mọi dục vọng, quên mọi điều phải trái, quên cả sống chết, giống như Nam Quách Tử Kỳ ở trạng thái như cây khô, như tro lạnh. “Vong ngã” hay “Vong kỷ” cũng chính là “toạ vong”: quên đi bản thân mình. Có như vậy con người mới thoát ra khỏi thực tại, hoà mình với thiên nhiên để cảm thụ được Đạo. TrangTử cho rằng con người ngay càng giới hạn mình trong khuôn phép, điều đó sẽ làm mất đi tự do cá nhân. Do đó, ông muốn phá bỏ những giới hạn đó. Điều này làm ta liên tưởng đến phái Thiền học cũng chủ trương xoá bỏ các giới hạn, đưa con người thoát ra khỏi thực tại để chiêm nghiệm một cảm giác siêu việt, vượt xa cả trí tưởng tượng của con người. Khi “Toạvong” tức là con người cũng không làm gì, không nghĩ gì, như thế là đạt đến “vô kỷ, vô công và vô danh”. Như vậy, có “Toạvong” thì mới “tâmtrai” được. Vậy tâm trai để làm gì? Như đã nói ở trên, TrangTử không chủ trương cuộc sống tranh giành, bon chen, ông lấy chữ “Vô” làm chủ đạo cho phương pháp tu thân. Đã “Vô” thì sẽ “Phi”, đã “vô công” thì sẽ “phi danh lợi”, tức là không màng đến chuyện danh lợi. Ông cho rằng nên vất bỏ tất cả công danh lợi lộc, không bị ràng buộc vào đâu cả, không còn sự lo âu, nghĩ ngợi gì. Bởi TrangTử đã thấu triệt thực trạngcủa xã hội đương thời nêú chạy đuổi theo công danh lợi lộc chính là cội nguồn tai hoạ của tất cả con người. Thái độ nhân sinh chính đáng của con người là vứt bỏ hết mọi thứ công danh lợi lộc mà hành động một cách vô vi. Thái độ nhân sinh ấy thực ra là thái độ thẩm mỹ nên TrangTử chỉ ra : “Đại đạo vẫn lưu hành mà không hiển hiện tiếng tăm, đức hạnh vẫn quảng bá mà tên tuổi vẫn âm thầm nhìn cuộc sống bình thường đơn giản, gần giống như kẻ điên cuồng, tước bỏ vết tích, phủ nhận quyền thế, không chạy theo công danh lợi lộc”. Nghiã là không để nội tâm bị ngoại vật sai khiến, lúc đó mỗi cá thể sẽ đạt được sự thích thú của tâm linh tự do. Sau khi đã “toạvong”và“tâmtrai” thành công, thì thành quả cuối cùng sẽ là đưa con người thoát ra khỏi thực tế, hướng đến thiên nhiên khoáng đạt. Đó là một lý tưởng thẩm mỹ rất cao đẹp, tuyệt đối. Điều đó cũng cho thấy triết lý nhân sinh của học thuyết TrangTử trong việc đề cao tự do cá nhân, đề cao sự an nhàn hưởng lạc hơn là tranh giành mệt mỏi. Sống trong thời kỳ lịch sử có nhiều biến động dữ dội, TrangTử được coi là nhà tư tưởng lớn về đạo học trong triết học cổ Trung Quốc. Một người "thà chịu kéo lê cái đuôi trong bùn" để giữ nhân cách và bản lĩnh, tâm hồn thanh sạch của mình giữa vô vàn tạp loạn xã hội. Cuộc đời củaTrangTử gắn liền với giấc mơ bướm huyền thoại, gắn với vô số những trùng ngôn, ngụ ngôn sinh động, hấp dẫn. Các học giả khi nghiên cứu vềTrangTử đều cho rằng "khó có thể hiểu và trình bày đầy đủ, hệ thông triết học của ông". Trang Tử, nhìn từ góc độ triết học, tư tưởng học hay văn học đều thấy được sự phong phú nổi trội trong cách thức biểu hiện: một Đạo gia "phóng nhiệm", "tài tử", "ngông" và đầy sáng tạo. . tên SV: Trần Thị Cẩm Ly Lớp: Hán Nôm K52 BÀI TẬP: Quan niệm của Trang Tử về hai phạm trù “toạ vong và “tâm trai . Bài làm: Trang Tử 莊子, hay còn gọi là Trang. hai phạm trù mà Trang Tử hay nhắc đến, đó là “toạ vong và “Tâm trai . Tâm trai là phương pháp tu dưỡng hỗ trợ, “toạ vong là khi “Tâm trai đã đạt đến